Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Chân Quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thích Chân Quang. Hiển thị tất cả bài đăng

Bác Hồ khẳng định có Đời sống sau khi chết - một vấn đề thuộc phạm trù Tâm linh

          Đời sống sau khi chết là có thật và chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật này trong Di chúc để lại cho quốc dân đồng bào (*)
          […] Cao cả hơn đời sống vật chất và đời sống tinh thần là đời sống tâm linh. Tâm linh là gì? Tâm linh là những vấn đề vượt ngoài các nguyên tắc vật lý cho nên khoa học chưa thể giải thích được. Ví dụ: vấn đề luân hồi, nhân quả - nghiệp báo, các cõi siêu hình như địa ngục, ngạ quỷ, cõi trời… Tâm linh cũng bao gồm cả những năng lực kỳ lạ nằm ngoài những năng lực vật lý như: khả năng ngoại cảm, tiên tri, đọc được ý nghĩ … Tâm linh là cái ta không nhìn thấy, khoa học cũng chưa thấy do đó ta dễ hiểu sai và trở thành mê tín. Nưng tâm linh là điều có thật. Một lúc nào đó, trên toàn thế giới này, các nhà khoa học và các nhà tôn giáo phải ngồi lại để lập ra một khoa học tâm linh chuẩn xác. Khi tâm linh trở thành một ngành khoa học, sẽ không ai có quyền lợi dụng tâm linh để gây ra sự mê tín.

          Nhưng vì sao chúng ta tin rằng tâm linh là điều có thật? Ta có thể căn cứ vào những điều sau đây:

          Thứ nhất, tất cả chúng ta có ai nghĩ rằng cái chết sẽ chấm dứt tất cả không? Sau cái chết sẽ là gì, ta sẽ đi đâu? Thường thì không ai biết phải trả lời thế nào, nhưng chắc rằng ai cũng nghĩ mình vẫn còn tồn tại, chỉ là dưới một hình thức nào đó mà thôi. Truyền thống thờ phụng, cúng giỗ ông bà tổ tiên, những người đã mất là một minh chứng. Không ai nghĩ chết là hết cả. Vậy việc cho rằng mình chết không phải là hết, vẫn còn một đời sống tồn tại phía sau đó là do niềm tin vì có người nói như thế hay do ta tự cảm nhận? Bằng trực quan, con người tự cảm nhận rằng cái thân này rồi sẽ hoại diệt, nhưng “cái trớn” hay còn gọi là cái quán tính của cuộc sống nội tâm vẫn tiếp tục kéo dài sau đó. Thân xác ta có thể rã tan, nhưng thần thức, suy nghĩ, nội tâm, nghiệp nhân ta đã gieo không theo cái thân mà hết, nó còn trôi đi thêm một thời gian nữa. Thân hoại tàn, chết đi nhưng tâm sẽ tiếp tục tồn tại, gọi là cuộc sống sau khi chết.

          Một trong những người có trực quan mạnh, dám nói khẳng định điều này, khẳng định về đời sống sau khi chết, là ai? Một người rất nổi tiếng, rất anh hùng của dân tộc ta. Là ai ạ? Là Bác Hồ. Bác Hồ viết trong Di chúc: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột…”. Như vậy Bác Hồ đã nói chắc như đinh đóng cột rằng sự sống của Bác không phải chấm dứt hoàn toàn khi chết, vì Bác còn phải đi gặp các cụ Mác, Lênin để bàn với các cụ xem các cụ có sai đúng điểm nào để Bác Hồ còn sửa lại, bổ sung giùm,. Khi Bác Hồ lãnh đạo một dân tộc Á Đông như Việt Nam chiến đấu và xây dựng kiến thiết, Bác đã khám phá ra rất nhiều nguyên lý, chủ thuyết mà ta hay gọi một cách khiêm tốn là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Và, những điều Bác khám phá ra đó, có những điều tiến bộ hơn cả Mác và Lênin… Nên bây giờ Đảng ta mới có phương châm “Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chứ nếu chủ nghĩa Mác – Lênin đã đủ là chân lý rồi thì ta đâu cần thêm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa. Nhưng chính vì Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đủ nên Đảng ta phải thêm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thật sự có nhiều điều Bác Hồ khai phá, tìm ra hay và độc đáo hơn Mác và Lênin. Trong những điều đó có một điều mà Bác Hồ đã nói thẳng trong Di chúc: “Tôi sẽ đi gặp các cụ Mác và Lênin”  nghĩa là bằng trực quan của mình, Bác Hồ đã khẳng định con người không phải chết là hết, mà vẫn còn tồn tại trong cuộc sống sau khi chết… Và cuộc sống sau khi chết đó là một vấn đề thuộc về Tâm linh […]


          (*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:30:22s: https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=30m22s


          Tương ứng với trích đoạn từ trang 43, 44 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Nếu chỉ có đời sống vật chất, thì con người bằng ngang với các loài thú khác (*)

Nếu chỉ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận các giống loài khác (*)

[…] Con người có 3 điều trong cuộc sống này:
- Thứ nhất là đời sống vật chất.
- Thứ hai là đời sống tinh thần.
- Thứ ba là đời sống tâm linh.

Đời sống vật chất: Ta cần ăn, mặc, ở, cần không khí để hít thở, đó là nhu cầu cơ bản về vật chất. Rồi sau này khi cuộc sống ngày càng phát triển thì ta cần thêm nhiều thứ khác, thêm giày dép, thêm điện thoại, thêm xe hơi… Tất cả đều là vật chất phục vụ cho đời sống.

Đời sống tinh thần: Đó là kiến thức, quan điểm sống, đạo đức sống, những hiểu biết, những tương quan, tình thân ái giữa người và người …


Đời sống tinh thần rất quan trọng. Sở dĩ ta được làm người là do có một đời sống tinh thần phong phú. Bởi nếu chủ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận của các giống loài khác. Ví như trong cuộc sống, người nào chỉ quan tâm đến nhu cầu hưởng thụ vật chất là ăn, uống, mặc, ở thì con người đó vẫn còn tương đương với loài thú, mặc dù có tiến bộ hơn một chút là tiện nghi cao cấp hơn mà thôi. Ta xây nhà thì thú chỉ đào hang, làm tổ; ta ăn thức ăn được nấu chín, còn thú thì ăn sống; ta biết dệt vải may đồ để mặc, thú thì không mặc áo quần.

Loài người muốn vượt lên trên khỏi loài thú, mang đến một nền văn minh giá trị cao trong vũ trụ này thì con người cần có một đời sống tinh thần phong phú. Tinh thần bao gồm kiến thức và tình cảm.

Kiến thức có thể được định nghĩa nôm na là sự hiểu biết về một vấn đề, một hiện tượng nào đó (gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, kỹ năng…) có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Con người tuy nhỏ bé nhưng đã dần khám được cả vũ trụ bao la rộng lớn. Chúng ta biết ngôi sao này cách ngôi sao kia bao nhiêu nghìn năm ánh sáng, ngôi sao này quay quanh ngôi sao kia với vận tốc bao nhiêu vòng… Chỉ cần phân tích ánh sáng phát ra từ một hành tinh mà chúng ta biết được hành tinh đó có những loại vật chất gì. Đó là kiến thức, chính kiến thức cao siêu đó khiến con người cực kỳ có giá trị dù rằng nếu xét trên kích thước, con người không bằng hạt bụi trong vũ trụ bao la.

Còn tình cảm là sự rung động, là thái độ của con người trong mối tương quan đối với những sự vật, hiện tượng, với người khác và với chính bản thân. Trong sự tương quan với nhau, con người biết yêu thương, tử tế, tôn ti trật tự. Đối với cha mẹ biết hiếu kính, nuôi dưỡng, thờ phụng; đối với con cái biết yêu thương, răn dạy nghiêm khắc cho con nên người; đối với thầy giáo thì một lòng ân nghĩa không quên; đối với những người lãnh đạo có công với đất nước thì một lòng cũng trung thành, kính trọng; đối với những người lớn tuổi, đi trước thì dù cho ta có quyền cao chức trọng, ta vẫn luôn trân trọng, lễ phép. Tức là sự tương quan giữa người và người trong nền văn hoá, nhất là văn hoá của dân tộc Việt Nam ta thật sâu sắc, nền nã, đằm thắm, không thể thay thế.

Tuy nhiên, một số người Việt Nam có tư tưởng thần tượng văn hoá phương Tây, bởi vì đời sống vật chất và khoa học ở nhiều nước phương Tây quá phát triển. Nếu chỉ dừng lại ở việc yêu mến và chắt lọc những điều hay để học hỏi thì việc này không có gì phải bàn cãi. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ luôn cho rằng bên Tây phương cái gì cũng tốt, cái gì Tây phương làm đều là đúng. Họ tiếp cận với nền văn hoá nước ngoài chủ yếu là một chiều, thông qua sách báo, tranh ảnh, internet… Họ thấy xã hội phương Tây không có những văn hoá như Việt Nam nên vội vàng kết luận rằng văn hoá của Việt Nam là lạc hậu, là lỗi thờ. Họ cho rằng cách sống tự do, đề cao cái tôi và chú trọng tới sự hưởng thụ mới là văn minh tiến bộ. Họ không biết rằng, chính vì lối sống đó mà tinh thần người phương Tây đầy bất an, rất dễ bị stress, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi, không tự cân bằng được cuộc sống, các bệnh lý về tâm thần kinh xảy ra thường xuyên hơn.

Điều đó cho thấy mặc dù dư dả về vật chất nhưng phương Tây vẫn cần phải học phương Đông nhiều về chiều sâu trong cách đối xử giữa người với người. Tiếc rằng những tình cảm tốt đẹp hợp đạo lý của tổ tiên chúng ta chưa được quy định thành những công thức cụ thể cho các thế hệ con cháu ngày nay hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn, kế thừa và phát huy. Nên rất nhiều người đã mải mê đi du học nước ngoài mà quên mang theo những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để giới thiệu với bạn bè thế giới. Họ chưa ý thức được rằng còn rất nhiều điều quý giá tồn tại lâu đời ở đất nước Việt Nam này xứng đáng để thế giới phải hướng về học tập.

Thế hệ trẻ của Việt Nam cũng vậy. Có thể một lúc nào đó, chúng ta đã từng xao lãng với những giá trị truyền thống vì sớm được tiếp cận dễ dàng với rất nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhưng giờ đã đến lúc nhìn lại, dân tộc ta có Đạo Phật đồng hành bao nhiêu năm nay, giáo lý của Đạo Phật đã in sâu vào từng nếp sống, từng cách nghĩ, từng việc làm của cha ông chúng ta và cả thế giới này đang hướng về Đạo Phật để tìm hiểu và kính ngưỡng. Vì vậy, xin hãy trở về với cội nguồn văn hoá tâm linh của dân tộc. Để rồi kiến thức ấy, tình cảm ấy hợp thành một đời sống tinh thần ngày càng phong phú, khiến cho con người vượt lên, bỏ xa hẳn loài thú.

Trong đời sống tinh thần có một yếu tố rất quan trọng là đạo đức. Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người xung quanh được chuyển hoá, an vui và được nhiều lợi ích.

Người có đạo đức thường biết phân biệt giữa đúng sai, phải trái mà lựa chọn cách cư xử cho đàng hoàng, thích hợp.

Trên thế giới, xã hội nào cũng có luật pháp nhưng nếu trong đó con người sống thiếu đạo đức thì xã hội sẽ hỗn loạn dù cho pháp luật có cứng rắn đến đâu đi chăng nữa. Vì sao? Vì con người tạo ra luật pháp được thì con người cũng có cách để lách khỏi luật pháp đó. Thiếu đạo đức, một quan chức vẫn có thể tham nhũng, một người dân vẫn có thể hối lộ để đạt được mục đích của mình một cách không chính đáng. Cho nên, chỉ khi có đạo đức thì người làm quan sẽ thanh liêm, thượng tôn pháp luật, lo cho dân cho nước, còn người dân thì vừa biết lo bổn phận đối với gia đình mình, vừa biết lo cống hiến phụng sự cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.

Đạo đức cá nhân được xây dựng từ sự tự giác của mỗi người, không phải từ sự bắt buộc, cưỡng bách của luật pháp và quyền lực. Vậy làm sao để người ta có được đạo đức một cách tự nguyện? Chính luật Nhân Quả đã làm được điều kì diệu này. Khi tin chắc vào luật Nhân Quả, hiểu biết về đường đi của luật Nhân Quả, biết rằng gieo nhân nào gặt quả đó thì người ta biết chọn nhân để gieo, không dại khờ gì gieo nhân xấu xa ác độc để rồi phải chịu đau khổ. Con người sẽ sống biết kiềm chế lại trước những việc xấu ác, tích cực làm những việc thiện lành tốt đẹp để có được những quả lành. 

Nói như vậy không có nghĩa là ai tin nhân quả cũng là người tốt. Vì sao vậy? Bởi vì khi có chuyện bất như ý xảy ra, tham sân si trong lòng sẽ nổi lên khiến tâm trí con người trở nên mịt mờ, mất đi sự sáng suốt và rồi người ta vẫn làm điều sai trái, độc ác như thường. Cho nên, bên cạnh việc tin hiểu nhân quả, chúng ta còn cần phải đến chùa tu tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để diệt đi cái tham sân si vốn luôn có sẵn trong lòng mình […].

(*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:23:17:  https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=23m17s 

Tương ứng với trích đoạn từ trang 33 đến trang 43 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam...

Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam và thật sự đã trở thành một Đạo, một tôn giáo của người Việt Nam … (*)

[…] Sau khi Đức Phật nhập diệt, giáo lý của Người để lại truyền bá đi khắp nơi, tràn về phương Đông và về nước ta từ rất sớm. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thời Hùng Vương thứ XVIII và người Phật tử đầu tiên chính là Chử Đồng Tử – chồng của công chúa Tiên Dung. Đã có một thời gian, nhiều nhà sư của Việt Nam sang Trung Hoa để dạy đạo, như Ngài Khương Tăng Hội. Ngài là một vị tăng nổi tiếng của Việt Nam. Chính vua của nước Ngô là Tôn Quyền đã phải mời Ngài sang giảng đạo. Rồi sau này có một thời gian Đạo Phật ở Việt Nam bị suy, các vị tăng ở Trung Hoa lại sang Việt Nam giảng đạo khiến nhiều người lầm tưởng Đạo Phật đến Việt Nam sau Trung Hoa, sự thật không phải như vậy.

Trước khi Đạo Phật về Việt Nam, nhân dân ta không có những tín ngưỡng rõ rệt. Khi đó ta chỉ thờ Quốc tổ của mình là Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ và các đời vua Hùng mà thôi. Đến khi Đạo Phật vào Việt Nam mang theo đạo lý Nhân quả Nghiệp báo, rất phù hợp với lương tâm và cách sống của người dân Việt nên Đạo Phật được nhân dân dễ dàng tiếp nhận. Trải qua bao nhiêu nghìn năm đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, Đạo Phật trở thành tôn giáo của dân tộc, không còn là Đạo của Ấn Độ nữa. Người dân thương yêu mái chùa, thường đến chùa lễ Phật, nghe tiếng kinh thiêng, tiếng chuông ngân nga thong thả lúc hôm sớm, chiều khuya… Cứ như vậy mà trở thành một nếp sống cao đẹp của cả dân tộc từ bao đời nay. Rồi dần dần đạo lý nhân quả, từ bi thấm sâu vào từng người dân, từng xóm làng và vào cả dân tộc, kết hợp với lòng yêu nước và tín ngưỡng thờ quốc tổ, thờ Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ đã tạo thành một nền tâm linh thiêng liêng rất thiêng, rất đặc biệt của dân tộc ta.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều chiến thắng oanh liệt đã đi vào lịch sử, để lại những dấu chấm hỏi mãi chưa ai có thể trả lời tường tận: “Sức mạnh của dân tộc nhỏ bé ấy từ đâu ra”. Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông” là một trong những sự kiện lịch sử không thể nào quên. Lúc đó, vó ngựa quân Mông Cổ giẫm lên hết cả thế giới này, dường như chỉ biển cả mới ngăn được bước chân của họ. Ngay như Trung Hoa rộng lớn và hùng mạnh cũng bị Mông Cổ chiếm sạch, lập nên triều đại nhà Nguyên. Vậy mà cả ba lần dẫn quân sang đánh chiếm Việt Nam, Mông Cổ đều phải ê chề trở về trong thất bại.

Đầu thế kỷ XIII (13), Trần Thủ Độ âm thầm cài đặt thế lực cho riêng mình để cướp ngôi nhà Lý. Ông đưa người cháu ruột là Trần Cảnh vào cung vua và gả cho Lý Chiêu Hoàng (vị vua thứ 9 của triều Lý), lúc bấy giờ cả hai vị vua còn rất nhỏ. Sau đó, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng, và quyền lực từ đó chuyển giao cho nhà Trần. Việc này cả nước đều biết. Chúng ta cũng hiểu tâm tình của người Việt Nam là trung quân ái quốc, nên khi nhà Trần soán ngôi nhà Lý thì chắc chắn không được lòng dân thương mến. Đó là quy luật bình thường vào thời phong kiến xưa.

Nhưng, một điều bất ngờ đã xảy ra.

Khi Trần Cảnh đến tuổi trưởng thành và được Trần Thủ Độ đưa lên làm vua, hiệu là Trần Thái Tông thì trong đêm tối Ngài đã trốn khỏi kinh thành Thăng Long, chạy lên núi Yên Tử để xuất gia tu hành. Việc đó tất nhiên không qua được tai mắt của Trần Thủ Độ. Vua trốn đi trước, Trần Thủ Độ nhanh chóng kéo quân đuổi theo sau. Vua Trần Thái Tông lên đến Yên Tử, lập tức đến gặp Quốc sư Phù Vân đảnh lễ xin xuất gia. Cùng lúc đó, Trần Thủ Độ và quân lý cũng ầm ầm kéo tới.

Vua Trần Thái Tông nói với Trần Thủ Độ:
- Ta còn nhỏ dại, không đủ sức để gánh vác việc nước và triều đình này, tâm nguyện ta một lòng mến Phật, ta chỉ muốn đi tu.
Trần Thủ Độ trả lời với thái độ cương quyết:
- Bây giờ cả giang sơn gấm vóc này đặt lên vai bệ hạ, bệ hạ không thể đi đâu được, nếu bệ hạ ở đây thì đây là kinh đô, thần ra lệnh đóng quân ở đây và xây dựng triều định tại đây ngay.
Quốc sư Phù Vân bèn chắp tay nói với vua Trần Thái Tông rằng:
- Làm vua tức là sống theo lòng dân, lấy tâm của dân làm tâm của mình, bây giờ triều thần đã quyết như vậy thì bệ hạ không thể cưỡng được. Xin bệ hạ hãy quay về gánh vác chuyện non sông đất nước, nhưng cũng đừng xao lãng việc tu hành

Trước lời khuyên của quốc sư Phù Vân, vua Trần Thái Tông đành phải theo Trần Thủ Độ trở lại kinh thành.

Tin đồn về việc trong đêm vua bỏ ngai vàng đi tu ngay sau đó đã lan ra khắp cả nước. Dân ta vốn kính mộ Đạo Phật, khi nghe tin có ông vua không màng ngôi báu mà bỏ đi tu thì ngay lập tức sự ác cảm đối với nhà Trần tan biến, người dân chuyển sang yêu mến nhà Trần như đã từng yêu mến nhà Lý. Chính nhờ lòng dân yêu mến, nhà Trần đã giúp cho dân tộc ta có đủ sức mạnh đoàn kết để ba lần chiến thắng vang dội quân Nguyên Mông hung bạo. Sức mạnh của Đạo Phật là ở chỗ đó. Nhờ một vị vua tin yêu Đạo Phật mà ông được toàn dân yêu mến, và vì được toàn dân yêu mến nên ong có được sức mạnh đoàn kết của toàn dân, tạo nên chiến thắng lẫy lừng mà cả thế giới này không có được.

Cho đến thế kỷ XX (20), trước sự xâm lược của những siêu cường quốc làm bá chủ thế giới là thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng. Đất nước, con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh chiến đấu thật phi thường, thông minh tài giỏi đến lạ lùng.

Phải chăng Việt Nam đã có điều gì đó rất quý giá, quý giá hơn rất nhiều sức mạnh cơ bắp và sức mạnh của khoa học kỹ thuật? Đó chỉ có thể là nguồn tâm linh cao quý của dân tộc, trong đó có Đạo Phật. Từ bao đời nay, giáo lý Đạo Phật đã làm đẹp thêm truyền thống văn hoá giàu bản sắc, đã đồng hành với dân tộc, thấm vào máu của mỗi người dân tinh thần trung quân ái quốc, biết sống có đạo lý, uống nước nhớ nguồn, tin sâu nhân quả, … tạo thành sức mạnh bền bỉ và vô cùng to lớn cho dân tộc chúng ta.

Đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mái chùa không những là điểm tựa tâm linh mà còn là nơi nuôi giấu chiến sĩ, cán bộ và cơ sở cách mạng. Khi hoà bình lập lại, chúng tôi được gặp rất nhiều người cán bộ từng được ở trong chùa. Họ gánh vác công việc nhà nước nhưng đồng thời vẫn ăn chay, vẫn ngồi thiền nghiêm túc.

Một lần chúng tôi về thăm một ngôi chùa ở huyện Long Đất (Đồng Nai). Ông Chủ tịch huyện tên là Sáu Sơn thường tới lui qua chùa thăm viếng. Hỏi ra thì ông kể, trong cách mạng ông cũng là người ở trong chùa. Từ nơi chùa, ông chỉ huy chiến đấu cả một lực lượng du kích rất lớn. Ông tin Phật, niệm Phật Quan Âm và những cuộc chiến đấu của ông thường là chiến thắng. Sau khi đất nước hoà bình thống nhất, ông giữ chức Chủ tịch huyện, công việc bận rộn là thế nhưng đêm nào ông cũng ngồi thiền. Ông kể cho chúng tôi nghe về công phu thiền định của ông, về việc ông đã nhập được những tầng bậc thiền định như thế nào, các cảnh giới ông đạt được ra sao… Sau này ông mất rất an lành.

Trải qua mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử, chúng ta thấy rõ ràng Đạo Phật luôn đồng hành và đem lại nguồn sức mạnh âm thầm, bền bỉ cho dân tộc này. Sức mạnh tâm linh đó biến thành sức mạnh chiến đấu, sức mạnh bảo vệ và xây dựng đất nước. Ta hiểu điều này và các thế lực ngoại bang cũng đã kịp hiểu điều này. Vì vậy trong diễn biến hoà bình, để chống phá đất nước ta, họ luôn cố tìm cách thay thế Đạo Phật bằng một tôn giáo khác. Đây là dã tâm muốn bứng đi cội gốc văn hoá tâm linh của dân tộc ta. Nếu ngày nào đó Đạo Phật biến mất, ta sẽ lại trở thành nô lệ cho ngoại bang. Cho nên việc chúng ta tu tập theo Đạo Phật, bảo vệ và giữ gìn Phật Pháp cũng chính là ta đang bảo vệ đất nước mình. Chính cái tâm linh thẳm sâu thiêng liêng trong lòng mỗi người dân đã hợp thành một sức mạnh kỳ lạ, lớn lao để bảo vệ và phát triển đất nước.

Trích đoạn gõ lại từ bài giảng Đừng đi một mình của Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:11:34 https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=11m35s

Tương ứng với trích đoạn từ trang 23 đến trang 33 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Bản chất thật sự của tình thương yêu - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

Tâm từ, hay thường được gọi chung là từ bi, là tình thương không điều kiện, không đòi hỏi phải được đáp trả trở lại.

Thật sự thì chữ bi có nghĩa là thương xót khi thấy chúng sinh đau khổ. Chỉ khi nào có thương yêu ai, ta mới thấy xót xa khi người đó đau khổ. Bi là dấu hiệu chứng minh có sự hiện hữu của từ nên chúng ta hay ghép chung thành từ bi. Nhưng nếu cẩn thận thì ta chỉ dùng chữ từ cho đúng bài bản chữ nghĩa.

Vì tâm từ là tình thương không điều kiện nên cũng không hạn cuộc nơi một số ít người mà luông có khuynh hướng trải rộng vô tận. Để hiểu rõ hơn về tâm từ, ta nên so sánh với tâm luyến ái của thế gian.

Tâm luyến ái cũng là tình thương yêu của chúng sinh này với chúng sinh kia, nhưng bắt buộc phải có một trong những điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, do duyên nghiệp ân nghĩa đời trước tạo thành. Chúng ta thương người nào vì trong kiếp trước ta có nợ có duyên với người đó. Ví dụ như giữa cha mẹ và con cái với nhau cũng là duyên nợ qua lại mới tạo thành. Trong đó, cha mẹ mắc nợ người con nào nhiều sẽ cảm thấy thương yêu người con đó hơn. Trong số những bạn bè huynh đệ mà ta gặp gỡ trong cuộc đời cũng vậy, không phải ai ta cũng có thiện cảm đều như nhau mà là người thì ta thương nhiều, người thì ta thương ít. Đó là vì duyên giữa mọi người với chúng ta không đồng.
Ân nghĩa đời trước sẽ tạo thành tình thương yêu đời này rất rõ rệt. Ví dụ như ta chịu ơn ai nhiều từ kiếp trước vì người đó đã ưu ái ta, giúp đỡ ta nhiều. Đời này gặp lại, tự nhiên ta thấy thương mến người đó một cách không giải thích được và cứ muốn giúp đỡ ân cần. Người kia thì thấy bình thản vì họ thi ân chứ không chịu ơn. Chúng ta chịu ơn thì cứ bị một tình cảm thúc đẩy trong tâm để phải muốn làm cho người đó vui. Cho nên ta thấy rằng tình cảm thế gian chỉ là hư ảo, chỉ là trung gian làm chất xúc tác để chúng sinh trả nợ lẫn nhau chứ không có thật. Tình thương yêu thế gian rất mong manh, nợ trả hết rồi thì thương yêu cũng hết. Khi thương nhau, ta cứ tưởng tình thương đó sẽ bền vững lâu dài, nhưng rồi “ thế rồi cuộc đời là, những cuộc tình chia xa, đi lạc vào những phía không đường về…”

Tình thương yêu nam nữ là đại biểu mãnh liệt nhất cho loại tình thương thế gian này. Tình yêu nam nữ là mãnh liệt nhất nên cũng ích kỷ nhất. Trước hết khi yêu, ai cũng nghĩ rằng tình yêu đem lại cho ta hạnh phúc vì cảm xúc của tình yêu rất cháy bỏng. Xưa nay không biết bao nhiêu thơ, văn, nhạc, tranh, tượng ca ngợi tình yêu. Tình yêu nam nữ và sáng tác nghệ thuật gần như bất khả phân ly vì những cảm xúc tình yêu giúp nghệ sĩ cảm hứng để sáng tác. Nhưng đến khi tình yêu tan vỡ thì người ta mới biết đó là đau khổ nhất. Vì sao, bởi vì bản chất của tình yêu là ích kỷ nhất nên nó cũng gây ra đau khổ nhất.

Triết gia Schopenhauer nói: “Chỉ có những triết gia mới có thể sống hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng tiếc rằng một triết gia thật sự thì không chịu lấy vợ.”

Cuộc sống gia đình rất phức tạp, vợ chồng đòi hỏi sự săn sóc ân cần từng li từng tí. Yêu cầu của tình yêu rất cao nên hầu hết không ai đáp ứng được đầy đủ. Chỉ có những người rất thông minh và rất đạo đức mới đáp ứng nỗi. Người vừa thông minh vừa đạo đức đó, Schopenhauer gọi là triết gia.

Người ta gặp nhau rồi có tình cảm với nhau, rồi thích nhau gì đó chứ không thật là có tình yêu. Tình yêu thật sự rất mạnh và đòi hỏi sự ứng xử khéo léo để được bền vững lâu dài, để kềm chế sự ích kỷ của mình lại. Sự ích kỷ trong tình yêu rất dữ dội mà bộc lộ rõ nhất là sự ghen tuông. Khi ghen tuông, người ta có thể đánh, giết, tạt acid… đủ màn ác độc. Vì ích kỷ nên người ta cũng đòi hỏi lẫn nhau, trói buộc lẫn nhau, ghen tuông với nhau, hành hạ lẫn nhau.

Để sống êm ấm hạnh phúc trong gia đình phải là những triết gia thông minh và đạo đức. Nhưng như Schopenhauer nói, triết gia thì không chịu lấy vợ. Đa phần người ta sống không hạnh phúc trong hôn nhân. Trong một cuộc thăm dò ý kiến, nhiều cụ già đã lắc đầu ngao ngán về cuộc sống hôn nhân đã qua của mình. Tình yêu quả thật là một cái gì hư ảo mong manh!.

So sánh Đạo đức và Pháp luật - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

a) Ở mức độ cạn:

Ở mức độ cạn thì Đạo đức cao hơn Giới luật. Vì sao?

Bởi vì Đạo đức là cái tốt ở trong tâm, trong khi Giới luật chỉ là sự ngăn cấm bên ngoài. Giới luật ngăn cấm những sai lầm ở hành vi và lời nói, như cấm giết hại, cấm trọm cắp, cấm nói dối vân vân… còn Đạo đức giữ gìn tâm ta thoát khỏi sự độc ác, sự tham lam, sự gian trá…

Có những trường hợp hành vi bên ngoài là phạm giới nhưng nội tâm bên trong là có đạo đức. Một người sư đệ đã lấy đôi dép đẹp của người sư huynh, mà không hỏi xin phép, để đem cho một người nghèo, vì biết rằng người sư huynh của mình tâm rất tốt. Hành vi lấy không hỏi xin là vi phạm giới luật, nhưng động cơ là giúp người nghèo, và cũng biết chắc sư huynh mình sẽ hoan hỷ, nên được xem là phù hợp với đạo đức.

Một câu chuyện nổi tiếng trong Góp nhặt cát đá ,” có hai sư huynh sư đệ cùng đi trên một con đường sình lầy. Có lẽ hai vị quần áo cũng lam lũ nên để như vậy mà lội sình luôn. Đến một đoạn, chợt hai vị thấy một cô gái mặc kimono có vẻ quý tộc đứng loay hoay bên đường không dám băng qua vì sợ lấm y phục. Lúc đó trên đường cũng không có ai khác có thể giúp cô gái. Người sư đệ bước lại bảo:

- Này cô bé, để ta giúp cho.

Rồi ông bế cao cô gái lên, đưa qua bên kia lề đường, đặt xuống, sau đó tiếp tục đi với sư huynh mình. Thế là người sư huynh làm mặt ngầu, lầm lì không thèm nói chuyện nữa. Sư đệ có hỏi gì cũng không thèm đáp. Đến một khá lâu cũng gần về đến chùa, sư huynh mới trách:

- Chúng ta là tu sĩ không được phép đụng chạm đến phụ nữ, tại sao sư đệ làm như thế?

- Ha ha, em đã bỏ cô ta lại đó rồi, sư huynh còn mang tới đây sao !”

Nghe câu chuyện trên ta thấy người sư đệ đã khá tự tại, dù chạm người nữ mà tâm không dính. Xét về giới luật thì đã phạm, nhưng xét về Đạo đức thì không sao vì đó là việc làm vị tha giúp người với tâm vô nhiễm. Chúng ta vẫn khâm phục người sư đệ mỗi khi nghe kể câu chuyện trên. (Tuy nhiên dù có khâm phục, tu sĩ cũng không nên bắt chướt đi ngoài đường kiếm phụ nữ để bồng qua đường.)

Vì sao không nên gộp Tết Ta vào Tết Tây và Ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam (*)


[…] Người ta đặt ngày 1-6 là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi, để các cơ quan, đoàn thể và gia đình nhắc nhau biết chăm sóc, dạy dỗ thiếu nhi. Vì có những nơi mà thiếu nhi sống mà không có tuổi thơ, không được học hành, chẳng được yêu thương, phải lao động vất vả. Nên có ngày Thiếu Nhi để nhắc nhở mọi người quan tâm thiếu nhi, vì thiếu nhi là tương lai của nhân loại. Rồi lại có ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3 bởi vì phụ nữ vốn chân yếu tay mềm, đa phần là vậy, phụ nữ yếu sức hơn đàn ông nên dễ bị bắt nạt, ức hiếp, ngược đãi bằng luật rừng, và ở những xứ đàn ông dâm dục nhiều thì phụ nữ dễ bị cưỡng hiếp. Vì vậy nên thế giới lập ra ngày Phụ Nữ để vinh danh giá trị người phụ nữ và để nhắc người đàn ông phải biết bảo vệ, yêu thương những người phụ nữ bên cạnh mình. Rồi có ngày 1-5 là ngày Quốc Tế Lao Động, bởi vì thân phận người lao động cực khổ quá. Số phận của họ, cuộc đời của họ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là quyết định bởi người chủ. Vì để nhắc cho thế giới biết thân phận cũng như sự đóng góp của người lao động nên người ta lập ra ngày Quốc Tế Lao Động 1-5.


 Vậy, đố chư tôn đức, đố quý Phật tử, người ta lập ra ngày Tết để làm gì? Ngày Tết ở đâu ra? Ngày Tết được cho là ngày bắt đầu của một năm mới. Tại sao ngày bắt đầu của một năm mới lại quan trọng đến như vậy? Chúng ta có 2 ngày bắt đầu năm mới khác nhau. Một ngày của dương lịch. Một ngày của âm lịch. Cùng là ngày 1-1, nhưng hai ngày đó thường chênh lệch nhau khoảng từ 1 tháng đến gần 2 tháng. Vậy, ngày đầu năm của dương lịch với ngày đầu năm của âm lịch, ngày nào mới thật sự đúng là ngày đầu năm? Những người yêu văn hoá phương Tây thì cho rằng ngày 1-1 của dương lịch mới là ngày đầu năm. Sự thật điều đó là sai. Sự thật là, xét theo thời tiết, thì ngày 1-1 của dương lịch vẫn còn nằm trong mùa đông. Chỉ có ngày 1-1 của âm lịch mới chính xác nằm trong mùa xuân. Vì vậy, người Đông Phương làm lịch chọn ngày 1-1 làm ngày đầu năm đúng vào thời điểm bắt đầu của mùa xuân, đã văn minh hơn người Tây Phương. Chúng ta xem dự báo thời tiết vào mùa xuân sẽ thấy đến tháng 2 của dương lịch mới bắt đầu mùa xuân, tức là tháng Giêng của âm lịch. Cho nên, để từ giã mùa đông lạnh lẽo, u ám, buồn bã, bước vào thời điểm nắng ấm bắt đầu ửng lên, tuyết dần dần tan, mầm chồi bắt đầu vươn dậy, những nụ hoa từ từ hé mở thì chính xác chỉ là ngày đầu năm của âm lịch.

Nên vì vậy, ta cố gắng duy trì ngày Tết truyền thống theo âm lịch này vì nó vừa hợp với lòng người biết yêu quý bản sắc văn hoá dân tộc, vừa chính xác phù hợp với sự chuyển dịch luân phiên giao mùa của thời tiết. Có một số người cứ kêu “thôi ăn Tết theo dương lịch cho giống với thế giới”. Tại sao, mắc gì phải giống với thế giới, trong khi âm lịch của Đông Phương mới chính xác hơn, chứ không phải là dương lịch? Nên đúng ra là Mỹ, Pháp, Âu Châu … phải ăn Tết theo lịch Việt Nam mới là đúng. Chứ mình không cần ăn Tết theo họ. Nên hôm nay chúng ta ở đây để chúng ta đón giao thừa, cùng với cả nước, chuẩn bị ngày mai bước vào những ngày Tết đầu năm, thì ta là những người văn minh hơn một nửa bên kia bán cầu của thế giới. [tiếng Phật tử vỗ tay vang dội].

Sự mất quân bình giữa tiện nghi vật chất và các giá trị đạo đức, tinh thần của loài người

Thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với những thế kỷ trước, nhất là so với thời đại của Phật, bởi bự tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật.

Khoa học kỹ thuật đã làm biến đổi những tiện nghi trong cuộc sống và do đó làm thay đổi cả lối sống của con người. Ví dụ như ngày xưa muốn nói chuyện với nhau, người ta phải đi qua một quảng đường dài để gặp mặt. Vì mặt đối mặt nên phát sinh văn hóa lễ nghi giao tiếp. Ngày nay người ta chỉ cần nhấc phone lên là nói chuyện được, rất dễ dàng, và lễ nghi giao tiếp bị xem thường dần.

Rồi những dụng cụ máy móc kỳ diệu ra đời như xe hơi, tivi, computer, máy may, máy dệt, máy in… làm cho đời sống của con người được cải thiện tốt đẹp rất nhiều. Hàng hóa tinh xảo hơn càng lúc càng xuất hiện làm thu hút sự tiêu thụ mua sắm của con người. Người ta cứ phải thay đổi xe, đổi máy để có được máy mới với tính năng cao hơn, mạnh hơn, đẹp hơn… Thậm chí vải vóc quần áo cũng phong phú đa dạng dồi dào đến nỗi ai cũng sắm sửa dư thừa.

Sự thành tựu của Khoa học kỹ thuật quá thuyết phục đối với thế giới nên nhiều người phát sinh tâm lý thực dụng, coi trọng vật chất, của cải, kỹ thuật khoa học vật lý hơn là những giá trị tâm linh Đạo đức của thánh hiền từ ngàn xưa. Họ cho rằng tâm linh đạo đức là cái gì huyền hoặc mơ hồ không thực tế, không làm cho con người an sung mặc sướng như Khoa học Kỹ thuật đã làm được. Vì thế họ xa rời dần những giá trị tinh thần để thiên về vật chất. Cũng vì thế, thế giới đang bị mất quân bình giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa khuynh hướng hưởng thụ và khuynh hướng đạo đức.

Khi giá trị đạo đức tinh thần kém đi tức là con người đang đi dần vào tội lỗi và đau khổ mà không biết. Đó là lý do tại sao tuổi trẻ bây giờ dễ nỗi loạn, kiêu ngạo và bướng bỉnh vì họ tiếp xúc rất sớm với Kỹ thuật hơn thế hệ cha ông của họ. Ngày xưa cha ông của họ còn thời gian để tiếp cận với truyền thống coi trọng đạo đức tinh thần. Bây giờ mọi cái đang thay đổi theo chiều hướng xấu hơn về đạo đức.

Người xuất gia may mắn được sống trong môi trường coi trọng giá trị đạo đức tinh thần rất cao, khác hẳn với môi trường của tuổi trẻ bên ngoài rất là phức tạp. Mỗi ngày báo chí đều đăng tải những tin tức về tội phạm ma túy, cướp giựt, cờ bạc… mà những tên tuổi hình ảnh đều còn rất trẻ, thậm chí rất nhiều trẻ vị thành niên.

Hãy nhìn sự cuồng nhiệt quá đáng như điên dại khi người ta theo dõi bóng đá để hiểu sự mất thăng bằng trong tâm hồn con người ngày nay như thế nào. Chính vì tình trạng mất quân bình giữa đời sống tinh thần đạo đức và vật chất hưởng thụ mà người đệ tử Phật phải ý thức nhiều hơn về lý tưởng tu dưỡng Đạo đức để xây dựng lại một thế giới tràn đầy tình thương yêu và Đạo đức.

Con người sống trên đời cần rất nhiều thứ như tiền bạc, tình yêu, địa vị, gia đình, con cái, tiện nghi, vân vân… Nhưng trong tất cả những cái đó, con người rất cần Đạo đức làm nền tảng, làm cốt lõi, làm linh hồn. Thiếu Đạo đức, con người sẽ làm đổ vỡ tất cả. Ví dụ một người kỹ sư thiếu đạo đức sẽ tạo nên một công trình kém chất lượng; một luật sư kém đạo đức sẽ lách qua kẻ hở pháp luật để bênh vực kẻ có tội; một bác sĩ kém đạo đức sẽ kéo dài bệnh để ăn tiền; một viên chức kém đạo đức sẽ lợi dụng chức quyền để làm khổ dân… 

Vì vậy, trong bất cứ lãnh vực nào, nghề nghiệp nào, con người vẫn luôn luôn cần đạo đức để làm đúng với trách nhiệm của mình. Người đệ tử Phật hoàn toàn có ưu thế để đóng góp vấn đề Đạo đức cho xã hội vì Đạo đức là một thuộc tính nỗi bật của Phật Giáo. Người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia, phải hết lòng tu dưỡng để đóng góp và đóng góp rất nhiều cho xã hội về nhu cầu Đạo đức vốn đang thiếu trầm trọng này.

Và cái thứ hai xã hội cần nữa là sư bình an nội tâm. Hiện nay con người ta sống rất là căng thẳng vì phải đấu tranh với sinh kế rất mệt mỏi. Ngay cả các trò giải trí cũng làm người ta căng thẳng nữa. Người nào lo sinh kế tìm miếng ăn miếng mặc đã khổ rồi; những người chơi game điện tử cũng căng thẳng không kém vì các trò bắn giết ì xèo trong đó; những vũ trường thuốc lắc gào thét nhảy múa điên dại, những trận bóng đá reo hò inh ỏi thâu đêm… đều là biểu hiện của một thế giới bất an căng thẳng. Nếu xuất hiện thêm vài màn khủng bố nổ bom, vài cuộc tấn công giết chóc thì sự căng thẳng còn ghê gớm không biết đến dường nào.

Chính vì con người sống rất căng thẳng nên sự bình an nội tâm là một nhu cầu rất lớn bên cạnh nhu cầu về Đạo đức. Ai cũng biết người tu theo Đạo Phật là tìm đến mục tiêu giác ngộ giải thoát, nhưng đó là mục tiêu của cá nhân mình, của riêng nội bộ đạo Phật. Ai là Phật tử thuần thành thì rất quý trọng tu sĩ vì nghĩ rằng những vị tu sĩ đang tinh tấn đi trên con đường giải thoát và có thể hướng dẩn họ cùng đi. Nhưng những người không theo đạo Phật thì không quan tâm đến lý tưởng giải thoát đó. Cộng đồng xã hội trước hết chỉ quan tâm xem đạo Phật thật sự đã đóng góp gì cho con người, cho thế giới. Đạo Phật thật sự có thể đóng góp rất nhiều về hai lãnh vực mà thế giới đang rất cần, đó là Đạo đức và sự Bình an của nội tâm.

Nguồn

Đạo Đức là gì? - Cháu ruột Bác Hồ, Thượng Toạ Thích Chân Quang

Đạo Đức là gì?

- Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.
Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.

Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.

Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.

Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nỗi bật của mình.

Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng tâm lý đạo đức ở những bài sau.

Nguồn:

Vì sao Bác Hồ thành lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27-7 tại một nhà thờ Phật

[…] Giờ Thầy nói thêm điều này. Hôm rồi, Thầy đi ra ngoài Thái Nguyên. Theo lời mời của quý Phật tử, Thầy có đến Đền 27-7 là ngôi đền mà tại đây ngày xưa, Bác Hồ thành lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ. Nên trong ngôi đền cũng có một bàn thờ Bác Hồ. Khi đến nơi Thầy thấy khung cảnh đẹp lắm nhưng điều bất ngờ nhất là bên cạnh bàn thờ Bác Hồ có một gian nhà thờ Phật rất là nghiêm trang. Thầy mới hỏi Phật tử: “Gian nhà thờ Phật này có từ bao giờ”. Phật tử nói là trước đó cả trăm năm. Tức là có trước khi Bác Hồ thành lập ngày 27-7. Lúc đó mọi người dân mới tụ họp lại ngồi xuống trước mặt Thầy đông lắm. 

Thầy mới nói: “Bác Hồ không làm cái gì mà vô tình. Bác Hồ làm gì cũng có chủ ý. Tại sao Bác Hồ không đến nhà thờ lập ngày 27-7? Tại sao không đến một khu đất trống để lập ngày 27-7? Mà đến đúng nơi một căn nhà có thờ Phật để lập ngày 27-7? Ý Bác Hồ muốn cái gì?”. Lúc đó Thầy hỏi và bây giờ Thầy hỏi lại, ai trả lời câu này cho Thầy: Vì sao Bác Hồ đến đúng nơi một ngôi nhà có thờ Phật để lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ? Ý Bác Hồ muốn rằng, nói không thành lời, chỉ gửi gắm lại cho nhân dân, LÀ PHẢI ĐƯA HƯƠNG LINH CỦA CÁC ANH EM LIỆT SĨ VỀ NƯƠNG TỰA VỚI PHẬT. Thầy nói vậy có sai không ạ? [Phật tử vỗ tay] Sau khi Thầy nói điều này ra thì mọi người ngỡ ngàng vỗ tay, mừng quá. Thầy mới nói tiếp: “Dựa trên tinh thần hôm nay ta giải mã được điều này – được cái thâm ý của Bác Hồ này, ta mạnh dạn kiến nghị lên trung ương nhà nước rằng: từ đây bất cứ nơi nào có nghĩa trang liệt sĩ, nhà nước phải xây một nhà thờ Phật, để cho anh em liệt sĩ được về nương tựa với tâm linh của Đạo Phật” [Phật tử vỗ tay].

Ý thức của con người có hoàn toàn lệ thuộc vào dữ kiện từ thế giới vật chất bên ngoài? (*)

[…] Cái tuyệt đối còn được hiểu là những nguyên tắc, nguyên lý không thay đổi. Hồi nãy chúng ta nói cái tuyệt đối là cái gì lớn lao vĩ đại, vượt ra ngoài sự so sánh với tất cả mọi điều. Nhưng bây giờ, có một ý nghĩa của sự tuyệt đối đơn giản hơn, gần gũi với đời thường hơn, là, những cái gì là những nguyên tắc, nguyên lý không thay đổi, cũng gọi là tuyệt đối. Ví dụ như hai cộng với hai là bốn, điều đó là một chân lý tuyệt đối. Mình ở trái đất thì hai cộng hai là bốn, đi lên Hoả Tinh thì hai cộng hai cũng là bốn. Mình có lui lại một triệu năm trước thì hai cộng hai vẫn là bốn. Mình đi tới một triệu năm sau thì hai cộng hai vẫn là bốn. Tính chân lý ổn định của toán học cũng là tuyệt đối. Trong thực tế thì chúng ta không đạt được cái chính xác hoàn toàn. Ví dụ chúng ta đem hai lon gạo cộng với hai lon gạo thì nhiều khi lại không được bốn lon gạo, vì mỗi lon khi ta đong không hoàn toàn giống nhau. Lon này ít hơn lon kia năm hột, nhiều hơn lon nọ mười hột. Nhưng trên lý thuyết thì hai cộng với hai luôn luôn là bốn. Ba nhân năm luôn luôn là mười lăm. […]

Lá thư bí mật gửi nhân dân Nghệ An và khát vọng giành lại linh hồn cho người Việt Nam của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (*)

[…] Đúng ra, Chơn Quang phải cảm ơn Thầy rất nhiều. Vì Thầy đã về đây mở mang lại nguồn Đạo Pháp cho quê hương Thanh Chương. Quý Phật tử có biết là, bố Bác Hồ, sau này lưu lạc vào trong miền Nam, có viết thư ra Nghệ An. Thư đó bị giặc Pháp giữ lại. Nhưng sau này, nhà nước ta mới tìm vào những cái hồ sơ lưu trữ và viết điều này lại trong cuốn sách “Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc” ở trang 133, sách viết như thế này: “Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc từ trong Cao Lãnh – Đồng Tháp, viết thư về Nghệ An kêu gọi nhân dân Nghệ An theo Đạo Phật nhưng thư đó đã không đến được đây [tức Nghệ An]”. Bị Phòng nhì Pháp giữ lại. Tiếc rằng bức thư đó không đến được Nghệ An. Chứ nếu bức thư đó đến được Nghệ An thì có lẽ là nền Phật Pháp của Nghệ An ta ngày hôm nay cực kì hưng thịnh, chứ không phải tiêu điều như thế này. Xin trân trọng giới thiệu, Thượng Toạ Quảng Bảo – cũng là người con của Thanh Chương, về dựng ngôi chùa ở Ngưu Tử này, để khơi lại giềng mối Phật Pháp cho quê hương Thanh Chương. Nhìn cảnh chùa thế này ta hiểu được Thượng Toạ vô cùng vất vả. Vì vậy tất cả nhân dân bà con Phật tử ta ở Thanh Chương phải hết sức yêu kính, ủng hộ Thầy. Và cũng xin trân trọng giới thiệu, người ngồi đây gốc tổ cũng ở Thanh Chương. Dù sinh ở trong miền Nam nhưng máu chảy trong người là máu của Thanh Chương, ông cố là người Thanh Chương (**). Nên về đây là về quê hương của mình, rất là xúc động. Nhìn ngôi chùa quê tàn tạ thế này, được Thượng Toạ Quảng Bảo với Thượng Toạ Minh Hiếu về đây trông côi, bắt đầu dựng lại ngôi chùa đầu tiên, trong lòng như muốn khóc, thấy thương hai Thầy quá.

Mà, tại sao, Phật Pháp đối với ta quý đến như vậy? Tại sao bố của Bác Hồ là Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu năm lưu lạc lại viết thư về Nghệ An bảo dân ta phải theo Đạo Phật? Có điều gì ở trong Đạo Phật vậy? Vì có những điều thế này …


Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc 
- vị quan, nhà nho, thiền sư, chí sĩ yêu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Luật nhân quả liên quan qua nhiều kiếp sống - Nhân quả công bằng (P5)



Điều chúng ta muốn nói với nhau nữa là: Luật Nhân Quả liên quan với nhau qua nhiều kiếp sống, vì sao vậy? 

Vì có nhiều Quả báo không đủ điều kiện để xuất hiện trong một kiếp nhãn tiền mà phải kéo dài qua nhiều kiếp khác. Như nãy chúng ta nói chuyện, chúng ta mưu hại làm cho người khác bị mồ côi mà kiếp này mình đâu có mồ côi. Thành thử kiếp này mình đâu có trả Quả báo mồ côi, thì phải qua kiếp khác mới trả Quả báo mồ côi đó. Hoặc là kiếp này mình hay lừa đảo làm người khác thật vọng, nhưng mà bây giờ mình thành công quá chẳng ai lừa đảo mình được thì kiếp sau phải bị lừa đảo trở lại.

Hoặc là mình đã giúp cho không biết bao nhiêu người được sáng mắt, hoặc người tàn tật có xe lăn để lăn đi mà kiếp này mình đâu có què tay què chân gì đâu mà ai cho xe lăn. Nhưng mà kiếp sau, thì bây giờ thầy hỏi quý Phật tử trước nhé, nếu bây giờ kiếp này mình thấy người tàn tật đi không được mình mới đi mua xe lăn tặng cho họ thì Nhân Quả là sao? Có phải kiếp sau mình sẽ được tàn tật để người ta cho xe lăn nữa không? Đi xe ô tô, có thể có thật chứ không phải là không, bởi vì sao? 

Bởi vì người ta không di chuyển được mà mình lại giúp người ta di chuyển dễ dàng, đó, cái tính chất đó thôi chứ không phải mình bị đập què chân để được cho xe trở lại. Tức là người khó di chuyển mà mình giúp người ta đi lại dễ dàng thì qua kiếp sau bỗng nhiên đôi chân mình rất là mạnh, rất là vững đi lại dễ dàng mà dễ có xe. Ví dụ như trong thời người ta chạy xe Dream thì mình có xe Dream, đến thời xã hội có xe ôtô thì mình có xe ôtô, mà coi chừng tới thời mà người ta đi máy bay mình có máy bay luôn. 

Đạo đức XHCN: Tinh thần phụng sự "Mình vì mọi người"

The Ones who serve (Người phụng sự) 
- Venerable Thích Chân Quang



Ngã ba đường và sự chọn lựa nghiệt ngã của nền Sinh học và Y học hiện đại

Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng? (*)

[...] Bây giờ chúng ta nói về cái bệnh tật một chút, khi cơ thể chúng ta không hoạt động bình thường, có trục trặc thì gọi là bệnh. Loài người chúng ta cũng như tất cả chúng sinh đều phải đối diện với cái bệnh từ hồi tạo thiên lập địa, đó là nói xa xưa. Còn nói với cá nhân mình thì từ hồi mình mới lọt lòng mẹ thì cũng đã phải có nhiều, chịu nhiều bệnh tật. Cho nên cha mẹ nuôi con cực là hồi nhỏ, con cái thường hay bệnh là cứ phải chăm sóc vất vả. Hiếm có đứa trẻ nào mà thủa nhỏ ít bệnh lắm, hiếm có, Phước đặc biệt lắm, chứ đa phần là hồi nhỏ chúng ta bị bệnh. 

Như chúng tôi vậy, cái ký ức mờ nhạt về tuổi thơ mình cũng nhớ mình bị bệnh rất là nhiều, quý phật tử có thấy vậy không? Khi mình nuôi con, con còn nhỏ bị bệnh tật phải bồng tới bác sĩ nhiều phải không? Nên chúng ta đối diện với bệnh tật từ hồi khai thiên lập địa, từ hồi mới lập ra trái đất này, cũng như trong kiếp này khi mà mình mới lọt lòng mẹ. Và do mà cứ phải đối phó với bệnh tật nên quốc gia nào cũng hình thành dần dần một hệ thống y học của mình, thì có ba hệ thống y học chính trên thế giới. 

Hệ thống y học lớn nhất là Tây y hiện nay, là các bệnh viện theo y học hiện đại với các máy móc, thiết bị, với các lý thuyết mà người ta mổ xẻ phân tích thực tế, là ngành y học hiện đại. Cái nền y học lớn thứ hai là nền y học Đông y mà thực ra là xuất phát từ Trung Quốc, tức là dựa vào hệ thống âm dương ngũ hành, hệ thống huyệt mạch kinh lạc trên cơ thể, và những thuốc lấy từ thiên nhiên, từ thảo mộc, và có một ít động vật. Và hệ thống y học thứ ba là hệ thống của các dân tộc ít người thiểu số của các bộ tộc rải rác trên khắp thế giới. 

Nghĩa là trên khắp thế giới này người ta có nhiều phương thuốc đặc biệt mà bây giờ Liên hiệp quốc cũng kêu gọi là phải đi tìm hiểu, bởi vì hiểu quả lạ lùng lắm. Ví dụ như là như ngày nay người ta đi tìm thuốc ngừa thai, nhưng người ta phát hiện là uống thuốc ngừa thai nhiều có thể sinh ung thư vú. Còn người dân tộc họ có thuốc gì từ cây đó, uống vào rồi là nghỉ, mà khi nào muốn tái sản xuất lại thì có một loại thuốc nào đó uống vào là tái sản xuất lại, hay như vậy. Hoặc là Việt Nam mình có đồng bào người Chơ ro, nghĩa là khi mà người phụ nữ muốn nghỉ sinh sản, họ lấy cây nhang họ đốt vài vị trí trên rốn, trên bụng là người phụ nữ nghỉ luôn, hay như vậy. 

Thì mấy cái đó họ giấu, họ không bao giờ cho người Kinh biết, nhưng đó cũng là cái văn minh của nhân loại. Vì họ giấu nghề cho nên không có phát triển được, chứ nếu mà tìm hiểu có khi chúng ta phát hiện ra một lý thuyết mới về y học. Giống như là bên Trung Hoa vậy, ngành Đông y mà Việt Nam mình cũng kế thừa suất sắc, và hệ thống lý thuyết về âm dương ngũ hành thì cũng lạ, hơi trừu tượng nhưng mà rất hiệu quả, rõ ràng là đã chữa được rất nhiều bệnh mà đôi khi Tây y bó tay.

Nên ở đây là chúng ta có ba hệ thống y học như vậy, và bây giờ chúng ta nói về những nguyên nhân bệnh để phòng và trị bệnh. Có mấy cái nguyên nhân thế này, dĩ nhiên là đạo Phật chúng ta nói nguyên nhân bệnh là do đâu, do cái gì? Do Nghiệp, hễ đạo Phật mình thì nói do Nghiệp. Nhưng bây giờ khoan nói tới Nghiệp vì phức tạp lắm, giờ mình nói theo Tây y chút xíu.

Theo y học hiện đại nguyên nhân của bệnh là do vi trùng trước, là một yếu tố. 

Là nếu mình bị viêm, bị lở bị loét, thì thế nào cũng tìm ra con vi trùng, ráng tìm ra con vi trùng để kết tội, để đổ thừa tại con vi trùng. Nhưng mà sự thật coi chừng con vi trùng nó tới sau khi mình bệnh, ở đây nó dễ có sự hiểu lầm lắm. Ví dụ như thấy người đó có bệnh lao, họ tìm trong phổi người đó thấy có con vi trùng, mình kết luận sao? Con vi trùng gây bệnh lao, kết luận hơi ngây thơ, nhiều khi tôi thấy cũng hơi đơn giản.

Có khi nào bệnh lao có rồi, con vi trùng nó mới đến không, nó mới có môi trường để sinh sản không, có khi nào mình nghĩ ngược lại không? Giống như vậy, giống như khi mà người ta bị loét bao tử, thì chữa mãi không được, bây giờ người ta sinh huyết mới phát hiện rằng trong ổ loét đó có con vi khuẩn. Họ mới kết luận rằng tại con vi khuẩn này nó mới tạo thành vết loét của bao tử, nhưng có bao giờ chúng ta đặt vấn đề ngược lại: tại vì có vết loét nên con vi khuẩn đó đến sống được, phải không?

Cho nên nhiều khi chúng ta phải lật ngược vấn đề lại, cho nên ai nói gì thì phải khoan tin ngay, giống như Đức Phật dạy vậy, Đức Phật nhận định mọi chuyện trên đời này phải xét lại hết. Cũng giống như vậy là ông bà mình cứ thấy mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây và kết luận rằng mặt trời quay quanh trái đất. Mắt mình thấy rõ ràng, nhưng mà sau này các nhà khoa học họ thấy ngược là trái đất lại quay quanh mặt trời, nó ngược đời là như vậy. 

Cho nên có những cái không thực, như thấy mình bệnh, tìm thấy con vi trùng thì kết tội con vi trùng này gây bệnh. Nhưng coi chừng ngược lại, mình bệnh mới lây con vi trùng [...] 

(*) Trích đoạn, lược ghi từ bài giảng "Sức khoẻ và bệnh tật" (Thời điểm: 00:32:43) của Thượng Toạ Thích Chân Quang, viện chủ Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và chùa Viên Quang (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc: https://youtu.be/hiBr8jh7u6I?t=32m43s.

Lời bàn: "Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng", cách đây gần hai thế kỷ và cho đến tận ngày hôm nay, các nhà khoa học đứng trước câu hỏi này, vẫn dạt ra làm hai phía: Một phía kết tội vi trùng là nguyên nhân của bệnh tật (1), là nguyên nhân của sự hoại tử (2), có những vi trùng khác nhau cho những bệnh khác nhau (3)...từ đó mở ra những ngành công nghiệp tiền tỉ như công nghiệp vắc-xin, công nghiệp hoá dược. Người dẫn đường của phía này từng đoạt giải Nobel Sinh lý và y học: Louis Pasteur. Phía còn lại thì cho rằng vi trùng không phải nguyên nhân của bệnh tật (1), không phải là nguyên nhân của sự hoại tử (2), tất cả những vi trùng mang tính bệnh đều cùng một loại (3) ...từ đó mở ra những liệu pháp điều trị thiên nhiên, tự nhiên, ít tốn kém, với niềm tin rằng "cơ thể là một tiểu vũ trụ có khả năng tự chữa lành" và "nhiệm vụ của thầy thuốc và người bệnh là vận hành khả năng tự chữa lành đó". Người dẫn đường phía thứ hai là nhà sinh vật học Pháp Pierre Jacques Antoine Béchamp. Những nhà khoa học đứng về phía thứ hai gồm có: Hippocrates, Florence Nightingale (một Phật tử, người tiên phong vĩ đại của ngành điều dưỡng), Cash Asher, bác sĩ - nhà vật lý học người Mỹ Royal Raymond Rife, bác sĩ Gaston Naessens, Gunther Enderlein (giáo sư động vật học và vi sinh học tại ĐH Berlin)... Tất cả những thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và lập luận của phía thứ hai đều được tổng hợp đầy đủ, súc tích trong quyển sách Tiêm chủng: Sự thật đằng sau sự huyền bí, ở chương 5 "Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng": 


Sách "Tiêm chủng: Sự thật đằng sau Sự huyền bí": 

Con người thương yêu bằng trái tim hay thương yêu bằng não bộ? (*) - Cháu nội Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Chúng ta nên nhớ điều này, trái tim là một chiếc đồng hồ đo cảm xúc. Khi nhịp tim chúng ta đập đều tức là tinh thần mình an ổn, sức khoẻ mình tốt. Còn khi bỗng nhiên tim đập tăng nhịp lên, báo hiệu tinh thần mình căng thẳng do sức khoẻ kém, tăng xông tăng, nội tiết tố tuyến giáp tăng hoặc do chúng ta gặp chuyện khiến mình vui mừng, sợ hãi. Ví dụ như mình gặp người nào đó, mình chợt thấy tim mình đập nhanh lên một chút là mình biết mình đang có cảm xúc, vì người đó nhìn giống người bạn xưa của mình. Đến khi nhìn kĩ lại thì mình mới biết người đó không phải người bạn xưa của mình, nên nhịp tim trở lại bình thường.Nhịp tim nhanh là một dấu hiệu của cảm xúc. Do tình thương yêu tạo ra cảm xúc, cảm xúc lại ghi dấu ở trái tim nên người ta có cảm giác thương bằng trái tim, thương ai thì tim mình quặng lên, khiến người ta thường hiểu lầm nên cho rằng thương bằng trái tim, chứ thật ra theo khoa học hiện đại thì con người thương yêu nhau bằng bộ não.

Tuy nhiên, có một lần Thầy ngồi thiền, vì đang nghiên cứu về Năm Ấm nên Thầy hướng tâm về cảm thọ (cảm xúc) và trái tim thì Thầy chợt có cảm giác TRÁI TIM CŨNG CÓ MỘT CÁI BIẾT CỦA NÓ, chứ không phải nó chỉ là một khối thịt vô tri. Hình như hôm đó Thầy có nói với Liễu Nghiêm lúc Liễu Nghiêm còn sống. Thầy nói với Liễu Nghiêm là trong trái tim có những tề bào thần kinh như não bộ, tức là NÓ BIẾT SUY LUẬN, NÓ CÓ CÁI BIẾT CỦA RIÊNG NÓ và CÁI BIẾT NÀY TƯƠNG ĐỐI ĐỘC LẬP VỚI NÃO BỘ. Có thể xem nó là một loại não bộ thứ hai. Mấy năm sau, Thầy có đọc trên một tạp chí khoa học, dường như là Kiến thức ngày nay hay Khoa học phổ thông, Thầy không nhớ rõ, có đoạn: "Các nhà khoa học đã phát hiện những tế bào thần kinh như của não bộ tại tim". Vậy là cái thấy của Thầy trong thiền định đã đúng. Cho nên việc người xưa nói thương nhau bằng trái tim, cũng có phần đúng chứ không phải là sai như trước giờ mình nghĩ, không phải con người chỉ thương yêu bằng những suy nghĩ của não bộ, tâm hồn. Sự thật là TRÁI TIM CÓ SUY NGHĨ, CÓ CÁI BIẾT, CÓ CÁI NHẬN ĐỊNH, CÓ CÁI THƯƠNG YÊU RIÊNG CỦA NÓ. Thôi, để lúc khác mình nói nhiều hơn...

(*) Trích đoạn, lược ghi từ bài giảng "Xuân bất tận" của Thượng Toạ Thích Chân Quang, viện chủ Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

https://youtu.be/pRu1Y0K9dQg?t=44m57s (Thời điểm 00:44:57 - 00:48:58)

Lời người lược ghi: Cái thấy trong Thiền định của Thượng Toạ, nếu mở rộng hơn, tổng quát hơn thành cấp độ cơ thể, thì hoàn toàn trùng khớp với những khẳng định của bác sĩ Deepak Chopra "Chúng ta không chỉ nghĩ bằng cơ thể mà chúng ta có một cơ thể đang suy nghĩ", "Cái biết hay Trí thông minh có trong mỗi tế bào của cơ thể", "Hệ miễn dịch thực sự là hệ thần kinh tuần hoàn", "Tế bào miễn dịch là một tế bào có suy nghĩ, một thực thể nhỏ xíu có ý thức", "Trong thực tế, không có sự khác biệt giữa một tế bào miễn dịch và tế bào thần kinh" - Nguồn các trích dẫn lấy từ quyển sách "Tiêm chuẩn: Sự thật đằng sau sự huyền bí" của tác giả Walene James được dịch bởi anh Hoang Son Truong. Thật thú vị khi cái thấy của một người hoạt động trong lĩnh vực tâm linh lại đồng quan điểm với một người làm khoa học. Quả thật chân lý chỉ là một, thế kỷ nào đó ở tương lai, tâm linh và vật chất sẽ tìm lại nhau, để đưa loài người chắp cánh bay đến một nền văn minh mới - một nền văn minh tâm linh, sau những thế kỷ vô minh, tăm tối mà loài người đã lạc lòng đi theo chủ nghĩa vật chất (Materialism).

CHỦ NGHĨA TỰ DO LÀ LẦM LỖI, LÀ MÊ TÍN CỦA LOÀI NGƯỜI - Cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Thượng Toạ Thích Chân Quang

CHỦ NGHĨA TỰ DO LÀ LẦM LỖI, LÀ MÊ TÍN CỦA LOÀI NGƯỜI - Cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Thượng Toạ Thích Chân Quang, trích từ bài giảng "Xuân bất tận", sau đây là phần trích lược nội dung: https://youtu.be/pRu1Y0K9dQg?t=52m15s (Thời điểm: 00:52:15).

[...] Những đứa trẻ hiếu động luôn thích đông đúc, náo nhiệt. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ đều thích rủ rê, lôi kéo nhau chung vui. Và đó chính là mầm mống cho những lầm lỗi của tuổi trẻ mà thoát ngoài sự kiểm soát của cha mẹ, gia đình. Đối với trẻ, gia đình chỉ có cha và mẹ, vài người anh chị, nên không vui không đã bằng tụ tập một đám bè bạn năm bảy đứa, mưới mấy hai chục đứa chơi vui. Nên vì vậy, những đứa trẻ không được giáo dục kĩ, không biết tự kiềm chế, vẫn thích ra ngoài chơi với bạn bè hơn là ở nhà hưởng sự hạnh phúc êm đềm, ấm cúng của gia đình. Tâm lý này khiến trẻ dễ bị kích động, lôi kéo vào tội lỗi.

Đây là chỗ mà các nhà khoa học chưa đặt vấn đề dù nó rất quan trọng để nghiên cứu, lát nữa Thầy sẽ tiếp tục kết tội sự hạn chế của kiến thức khoa học ngày nay làm cho thế giới băng hoại, không biết ngày nào họ mới tỉnh ra điều này. 

[...] Sự hiếu động, hoạt động cần cho trẻ phát triển cơ thể. Cây mà không có gió thổi cây cũng sẽ chậm lớn. Gió thổi làm cây lung lay làm cây phát triển. Thiên nhiên tạo ra sự tương quan lẫn nhau giữa mọi sinh thể có mặt trong vũ trụ, hành tinh. Nếu cây đứng yên một chỗ thì cây sẽ chậm phát triển vì những vi mạch li ti dẫn nước và chất dinh dưỡng từ rễ lên không được hanh thông, dễ bị nghẹt. Khi gió thổi lung lay, vi mạch được thông, nước và dưỡng chất được đưa lên cành lá, cây sẽ phát triển tốt. [...] Khi trẻ đến tuổi dậy thì, chương trình của ADN quy định sự hiếu động thì ta phải đưa vào não trẻ sự giáo dục tự kiềm chế, để cân bằng lại tâm hồn cho trẻ. Nếu ta không làm được điều này, thì xu hướng hiếu động sẽ thắng thế, trẻ dễ rơi vào tội lỗi và bộ não của trẻ khi đến tuổi 40, 50 trở nên lú lẩn rất nhanh.

Cho nên việc giáo dục tính điềm đạm, tự kiềm chế, tính kỷ luật của trẻ khi trẻ vừa bước vào tuổi dậy thì là rất quan trọng nhưng mà các nhà giáo dục học, các nhà xã hội học, các nhà khoa học chưa thấy điều này. Thế giới chưa thấy điều này. Nên vẫn tiếp tục xô đẩy lớp trẻ đi vào những trò vui cuồng nhiệt và nguy hiểm.

[...] Những niềm vui đến từ đạo đức, lòng vị tha, việc làm từ thiện thì bình an và không làm phát sinh nhàm chán.Những niềm vui từ sự hiếu động khi kéo dài sẽ tạo nên cảm giác mệt mỏi, nhàm chán. Và người ta lại đi tìm cảm giác khác, mạnh hơn, vui hơn, chỗ tột cùng của cảm giác phấn khích đó là ma tuý và tính dục. [...] 

[...] Sở dĩ thế giới này bất an, đau khổ và loạn lạc vì loài người chủ trương tự do quá đáng, cho đó là chân lý. Loài người lật đổ chế độ quân chủ, đặt ra chế độ gọi là tự do, dân chủ. Trong chế độ mới đó con người được quyền tự do rộng rãi, muốn làm gì đó thì làm. ĐÂY LÀ SAI LẦM CỦA THẾ KỶ, CỦA THIÊN NIÊN KỶ. Cái quan niệm con người ta sống phải được tự do, muốn làm gì đó thì làm là MỘT TỘI LỖI LỚN CỦA NHÂN LOẠI. Mà sau này, có thể 5-6 thế kỷ sau, con cháu của chúng ta mới quay lại phê bình quan điểm mà ngày nay loài người đang tôn thờ. Ngày hôm nay ai đứng lên nói con người sống hãy đi tìm sự kỷ luật nề nếp, đừng đi tìm tự do, sẽ bị lên án kịch liệt. Nhưng chắc chắn sau này khi loài người ở nền văn minh cao hơn quay đầu nhìn lại sẽ thấy thế kỷ 19, 20, 21 với những quan niệm tự do chủ nghĩa này là những thế kỷ của lầm lỗi của sai lầm đi mãi từ sai lầm này đến sai lầm kia, con người ở thời đại thế kỷ 19, 20, 21 thật kém văn minh.

Vì sao vậy? VÌ TỰ DO CHỈ CÓ Ý NGHĨA, CHỈ CÓ GIÁ TRỊ, CHỈ ĐEM LẠI HẠNH PHÚC KHI MÀ CON NGƯỜI ĐỦ ĐẠO ĐỨC ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG CÁI TỰ DO ĐÓ. Còn khi con người CHƯA ĐỦ ĐẠO ĐỨC ĐỂ TỰ KIỀM CHẾ LẤY MÌNH, THÌ TỰ DO LÀ PHÁ HOẠI, LÀ ĐỔ VỠ, LÀ NGUY HIỂM. Vậy mà người ta khắp nơi vẫn kêu gào phải tự do, phải tự do!

Vì sao vậy? Vì các nhà khoa học, xã hội học chưa biết rõ hết về não bộ, về tinh thần, tâm hồn, tâm linh của con người. Nên không thấy hết sự nguy hiểm của chủ nghĩa tự do, của những trò vui cuồng nhiệt sẽ dẫn đến tội lỗi như thế nào. Không thấy được sự cần thiết của đời sống điềm đạm mang đến niềm an vui, hạnh phúc, và nó an toàn cho con người như thế nào.

Chính vì chưa biết hết về con người, về não bộ của con người, nên cứ đòi cho con người tự do. Chính các nhà khoa học cũng thú nhận họ chưa biết gì nhiều về não bộ. Chưa biết gì nhiều về não bộ tức là chưa biết gì nhiều về con người. Chưa biết gì nhiều về con người mà dám quyết định vội vã cho con người được tự do đầy đủ, quá trớn. Nên rõ ràng là họ đã có những kết luận, hành động dựa trên sự chưa biết rõ. Nói theo Đạo Phật, đó là vô minh. Còn nói cho đúng hơn thì đó là mê tín, mê tín là "tin theo và hành động theo một điều mà mình chưa biết rõ gì về nó hết". 

Sự công bằng của Luật nhân quả là tuyệt đối - Nhân quả công bằng (P4)


Ta thấy sự công bằng trong một trường hợp này: Có một tên cướp sau khi điều tra nghiên cứu gia đình đó thấy gia đình đó giấu một số của. Thế là hắn lợi dụng lúc nhà sơ hở đột nhập vào trói người trong nhà lại và dí dao vào cổ cắt xẻ từng miếng thịt, cắt chảy máu luôn. Sau khi thấy người nhà máu chảy quá nhiều đau đớn không chịu nổi thì nói ra chỗ chôn vàng đào lên thì thấy đúng sự thật rồi tên trộm cắt cổ người đó cho chết và trốn mất. Luật pháp không tìm thấy, thì khi công an điều tra thì anh ta bị tình nghi nhưng anh ta đã dùng một số tiền chặn đứng nhân viên điều tra, mua chuộc luôn thế là tình nghi của anh bị bẻ sang hướng khác và mất. 

Rồi vụ án đó cho đến ngày anh ta chết cũng không tìm ra thủ phạm, luật pháp thế gian không xử được. Nghĩa là sự công bằng của thế gian mà con người thiết lập lên không đủ sức để giải quyết hết để xử lý hết tất cả mọi điều thiện ác trên cuộc đời này.

Hạnh phúc là gì? - Cháu nội cụ Nguyễn Sinh Sắc, TT. Thích Chân Quang


Chúng ta sống là để đi tìm hạnh phúc. Vì sống mà không có hy vọng, không có hạnh phúc là một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng hạnh phúc vốn rất mong manh và không dễ dàng tìm được. Chúng ta phải luôn luôn hy vọng rằng, mình sẽ tìm thấy hạnh phúc trên cuộc đời này. Hy vọng như vậy để chúng ta cố gắng sống, cố gắng vượt qua những khó khăn gian khổ, vượt qua những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Chừng nào con người không còn hy vọng, chừng đó họ sẽ bị cuộc đời làm cho ngã gục.

Khi còn nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, chúng ta hy vọng lớn lên sẽ thành đạt, có cuộc sống giàu sang, danh vọng….Càng lớn lên, con người càng hy vọng điều đó. Hôm nay còn khó khăn, người ta hy vọng vài năm nữa rồi cuộc sống sẽ khá hơn, sung sướng hơn. Đến khi gần đất xa trời, không còn hy vọng được nữa, họ lại hy vọng vào kiếp sau. Vì niềm hy vọng về cuộc sống hạnh phúc phía trước mà chúng ta vượt qua tất cả. Nghĩa là chúng ta sống để đi tìm hạnh phúc. Đó là mục đích, là khát vọng lớn lao, mãnh liệt của con người. Ngay cả những người bất hạnh, sống lang thang lê lết bên lề đường xin ăn, họ vẫn yêu vô cùng sự sống và hy vọng vào ngày mai tươi sáng vẫn không lụi tắt trong lòng họ. Nếu đã hoàn toàn tuyệt vọng, họ sẽ không kéo dài cuộc sống của mình trong khổ đau như vậy.

Là đệ tử Phật, chúng ta phải có một quan điểm rõ ràng về hạnh phúc. Chúng ta thừa nhận sống để đi tìm hạnh phúc. Nhưng với người tu hành, hạnh phúc là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hạnh phúc cho chính mình, hay sẽ dành cuộc đời này đi tìm hạnh phúc cho người khác? Đặt lại câu hỏi đó một lần nữa, chúng ta suy nghĩ cho thấu đáo để sống một cuộc đời đúng nghĩa.

Rõ ràng, người đệ tử Phật phải sống cuộc sống vị tha, sống là để đi tìm hạnh phúc cho người khác chứ không phải cho bản thân mình. Có thể trước đây, cuộc sống của chúng ta còn nhiều đau khổ, còn những nỗi bất an và chúng ta cũng đã từng hy vọng một ngày nào đó, mình được sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng bây giờ, chúng ta không còn hy vọng điều đó nữa. Với người tu hành chúng ta, hạnh phúc lớn nhất là đem lại được hạnh phúc cho người khác.

Như vậy, điều quan trọng là để đem lại hạnh phúc cho người khác, chúng ta phải làm gì ? Trước hết, chúng ta phải hiểu điều này, hạnh phúc là do tâm vị tha chứ không phải do phước. Nói như vậy có vẻ hơi mâu thuẫn, nhưng nghĩ một cách sâu sắc, điều đó hoàn toàn đúng. Chẳng hạn, có những người trước kia hay bố thí, làm phước nên họ được nhiều phước và đời này họ có được cuộc sống giàu sang. Nhưng giàu sang không hẳn là hạnh phúc. Chúng ta đã đọc được điều này rất nhiều trong những cuốn sách viết về Nhân Quả. Có tiền nhiều và có hạnh phúc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhiều người sống trên đống vàng nhưng vô cùng đau khổ. Họ chỉ hơn những người nghèo là có cuộc sống vật chất thoải mái, còn hạnh phúc vẫn thuộc về lĩnh vực của tâm.

Một người nghèo về vật chất nhưng sống một đời vị tha vẫn an vui, hạnh phúc, và họ cũng tạo được phước cho đời sau. Như vậy, người có phước do tâm vị tha, đời này sẽ an vui. Còn người có phước do tâm cầu phước ở đời trước, đời này có thể giàu sang nhưng lại sống bất an. Vì tâm cầu phước là tâm vị kỷ. Chúng ta cần phân biệt được điều đó. Hạnh phúc thật sự vẫn là do tâm vị tha đem lại. Có thể chúng ta chưa làm được điều gì lớn lao, chỉ cần sống vị tha thôi, chúng ta đã thấy mình rất hạnh phúc vì đi đúng nguyên lý Tứ Diệu Đế của Phật.

Vì vậy, chúng ta đừng mất thì giờ tự ám thị mình là người hạnh phúc, luôn mang vẻ mặt an lạc, thoả mãn. Vì hạnh phúc không phải do ám thị mà có, hạnh phúc là do đời sống vị tha đem lại. Nhiều khi chúng ta được dạy, là đệ tử Phật, phải tự tại an vui, đi đứng đoan trang, lúc nào cũng nở nụ cười trên môi, gương mặt phải thanh thản…Thực ra, đó là lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ về mình. Chúng ta đừng bận tâm về điều đó, đừng tự ám thị mình là người hạnh phúc. Hãy bận tâm đăm chiêu đi tìm hạnh phúc cho phúc cho mọi người. Có thể lúc nào chúng ta cũng tất bật, vội vã nhưng vì tâm mãi lo cho người khác nên không bao giờ đau khổ đến được với tâm mình. Hai chữ tự tại có vẻ thanh thoát, nhưng nếu chỉ đi tìm cái đó cho mình, chúng ta vẫn bị vị kỷ chi phối. Mà vị kỷ có mặt thì sẽ kéo theo những đau khổ, bất an.

Với cuộc sống vị tha, hạnh phúc dần dần tràn ngập mà chúng ta không ngờ được. Suốt cuộc đời lo cho người khác, đến một lúc nào đó tự nhiên chúng ta thấy cuộc đời mình tràn ngập niềm vui. Nhưng đừng bao giờ dừng lại đó để hưởng thụ, hãy tiếp tục bận tâm lo cho mọi người. Nếu tự mãn với hạnh phúc mà mình đang có nghĩa là chúng ta bắt đầu lui bước. Nếu chỉ biết hưởng thụ hạnh phúc, niềm vui dù niềm vui đó do đời sống vị tha lúc trước tạo nên, là chúng ta bắt đầu rơi trở lại lối sống vị kỷ. Như vậy, chúng ta sẽ không đi tới được đời sống vị tha vô lượng, vô biên. Đây là điểm rất khó, rất tinh tế trong tâm mà chúng ta phải tỉnh táo để thoát ra. Sở dĩ một vị Phật thành được Phật quả là do các công hạnh của Ngài vô hạn, vô biên. Ngài làm phước mãi, sống vị tha mãi, không bao giờ dừng lại để hưởng niềm vui .

Người tu theo hạnh Bồ Tát Ba La Mật vô lượng vô biên không bao giờ biết dừng lại để hưởng thụ. Chúng ta cũng vậy, nếu sống đời sống vị tha thì tâm mình tự nhiên xuất hiện niềm vui nhưng đừng bao giờ dừng lại để hưởng niềm vui trong tâm đó, hãy cứ tiếp tục bận tâm để lo cho người khác.

Nguồn


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...