Sự công bằng của Luật nhân quả là tuyệt đối - Nhân quả công bằng (P4)


Ta thấy sự công bằng trong một trường hợp này: Có một tên cướp sau khi điều tra nghiên cứu gia đình đó thấy gia đình đó giấu một số của. Thế là hắn lợi dụng lúc nhà sơ hở đột nhập vào trói người trong nhà lại và dí dao vào cổ cắt xẻ từng miếng thịt, cắt chảy máu luôn. Sau khi thấy người nhà máu chảy quá nhiều đau đớn không chịu nổi thì nói ra chỗ chôn vàng đào lên thì thấy đúng sự thật rồi tên trộm cắt cổ người đó cho chết và trốn mất. Luật pháp không tìm thấy, thì khi công an điều tra thì anh ta bị tình nghi nhưng anh ta đã dùng một số tiền chặn đứng nhân viên điều tra, mua chuộc luôn thế là tình nghi của anh bị bẻ sang hướng khác và mất. 

Rồi vụ án đó cho đến ngày anh ta chết cũng không tìm ra thủ phạm, luật pháp thế gian không xử được. Nghĩa là sự công bằng của thế gian mà con người thiết lập lên không đủ sức để giải quyết hết để xử lý hết tất cả mọi điều thiện ác trên cuộc đời này.

Nhưng Luật Nhân Quả thì không tha, tay tội phạm đó trốn được cái sự công bằng của luật pháp nhưng không trốn được sự công bằng của Luật Nhân Quả. Thế là tên tội phạm đó bắt đầu bị bệnh tật đau đớn, nổi lên cục ung thư lên đau, đau đúng vào những chỗ mà anh ta đã cắt xẻo người nạn nhân đó để tra của. Tức là ngày trước anh ta cắt cái đùi một vết, thì lúc đó ung thư nổi lên đau đúng chỗ đó, lở lói không lành. Rồi anh ta cắt nơi nhường nách của anh kia thì bây giờ tay anh ta nách bị tê bại không nhúc nhích cái tay được, cái tay như bị cắt cái gân ở đó đau đớn vô cùng, cục bướu nổi ngay chỗ đó.



 Cái đau đó kéo dài nhiều năm và nằm ngủ không bao giờ yên luôn luôn gặp thấy ác mộng, luôn luôn nằm thấy cảnh bị đuổi bị giết bị đốt bị đâm thê thảm. Trong bóng đêm chạy la hét không ai cứu, vợ con nằm bên cạnh như vậy, anh giật toát mồ hôi mà họ không biết chuyện gì và cứ đau và thấy ác mộng và tới lúc nào đó sẽ chết. Vậy là xong Quả báo chưa, chưa xong. Chết xong rồi, chết xuống địa ngục bị đọa tiếp.

Là chúng ta biết trong cõi vô hình có một chốn mà Phật gọi là chốn địa ngục, chốn đó để trừng phạt những người tội lỗi mà luật pháp thế gian đã bỏ xót để xử. Xuống đó chịu tiếp, chịu đốt chịu đâm chịu chém chịu đày đọa thê thảm. Mình sẽ ngạc nhiên hỏi: Tại sao chỉ giết một người mà Quả báo cuối đời đã thê thảm rồi mà chết còn xuống địa ngục, vì sao vậy? Vì lý do là như thế này: chúng ta thấy một hành động làm ra không chỉ gây cho một cá nhân người đó, không chỉ gây cho cá nhân ông đó bị cắt xẻo bao nhiêu miếng, ông bị cắt cổ chết là xong chuyện. 

Vì thế này: cho đến vợ con ông đi về mới phát hiện ra cha mình đã chết, chồng mình đã chết và tài sản đã mất hết thì chuyện gì xảy ra đối với vợ con còn lại? Nỗi đau khổ không thể tưởng đâu, nỗi đau khổ trong tim vì người thân mình chết thì không có giá nào mà đền bù được, ở đây có lẽ chúng ta đã từng chịu sự đau khổ khi người thân trong gia đình bị chết. Và nỗi đau khổ tột cùng khi bị oan ức và chết lại chết thảm, sự đau đớn không thể tưởng tượng được.



Cho nên riêng cái đau khổ của người vợ người con là chịu không biết bao nhiêu đời cho hết, đồng thời là của cải tài sản mất hết con bỏ học, con cái phải đi lao động phổ thông, cuộc đời xuống dốc. Còn người vợ là từ đó phải vất vả bươn trải để mà duy trì sự sống của gia đình kéo dài trong bao nhiêu năm rồi cũng tàn tạ vì bệnh hoạn rồi chết sớm luôn. Con cái bơ vơ mồ côi rồi nếu mà những đứa con giữ được đạo đức thì còn đỡ, khi mà không cha không mẹ không nhà cửa lớn lên thành cướp luôn. Tức là hậu quả của việc giết một người để lấy của nó sinh ra vô số hậu quả xấu cho cuộc đời này cho nên tên cướp đó khi giết một người, tới khi bị ung thư mà chết vẫn chưa trả hết phải xuống địa ngục trả tiếp. 

Rồi tới khi trả xong ở địa ngục không bao nhiêu trăm năm rồi tái sinh lên làm người trả tiếp, trả tiếp vẫn chưa hết. Trả tiếp là sao? Là làm một người chết cha chết mẹ sớm, vì lúc trước mình đã gây cho người khác bị chết cha chết mẹ sớm. Nên bây giờ lên trả là bị chết cha chết mẹ sớm rồi lại thất học rồi lại phải vất vả bươn trải lăn lộn trên cuộc đời này. Nên chúng ta thấy một việc tội mà luật pháp của thế gian xử đơn giản, nhiều khi lôi tên cướp đó ra tử hình một lần là xong, hoặc là giam hai mươi năm là xong. Nhưng mà Luật Nhân Quả tính từng chút từng chút một, những hậu quả mà người đó gây ra đau khổ cho cuộc đời này sẽ thanh toán sẽ xử không còn sót một điều gì. 

Thì cũng vậy, ngược lại trong đời mình có lần mình thấy người này đàng hoàng không phải gian tham, cũng có trình độ mà chưa có công ăn việc làm, mà mình lại quen biết, mình đi giới thiệu hộ, mình nói là: 

- Tôi có đứa này quen là hàng xóm thôi không thân quen gì nhưng mà tôi thấy thằng bé này ngoan có trình độ nhưng không có việc làm, nếu làm được việc gì đó thì tốt mà anh thì tôi biết anh cần người nên anh nể tôi anh nhận nó cho tôi. 

Thì một lời mình nói ân cần như vậy thì người ta nhận chú đó vào làm việc, chú đó làm việc như vậy thì chú đó đâu chỉ lo được một mình mà còn lo được cho cả gia đình. Công việc khấm khá thì có khi nuôi được cả nhà, tức là em được ăn học, cha mẹ được yên tâm, cái quan trọng là không lo mỗi đêm, cái đó không giá gì làm được. Ví dụ người trong nhà mình không có việc làm, ăn nồi cơm ngày nay mà ngày mai không biết có gạo để bỏ vào nồi hay không. Cái bất an mà cứ ám ảnh đè nặng trong tâm hồn, cái đó mới khủng khiếp.



Còn khi người ta có việc làm rồi thì không có lo cái đó nữa, cái mà không phải ăn ngày nay mà lo ngày mai không biết lấy gì bỏ vào trong nồi nấu, nhẹ cái đó đi cái hạnh phúc cái an vui đó không có đồng tiền nào đền được hết. Cái đó mới là lớn, cái đó mới là vô giá. Thì cũng vậy, Quả báo đến với chúng ta cũng không đơn giản là mình cứ xin được việc làm cho một người thì không phải mai mốt mình trúng được số năm mười triệu, không hết đâu. Cái niềm vui cái may mắn nó kéo dài hết một đời luôn rồi sau này con cháu mình hưởng tiếp.

Con cháu mình sau này lớn lên đụng đâu cũng dễ có việc làm và tuổi già mình được yên vui được hạnh phúc khi thấy con cháu mình yên ổn thành đạt. Đâu có ngờ rằng chỉ nhờ cái công đức mình xin việc làm cho người, cái hệ quả kéo rất là dài rất là lớn. Nên chúng ta thấy cái công bằng của Nhân Quả khi xét xử mọi Nghiệp của người là tính từng li từng tý một. Nên chúng ta hiểu được Nhân Quả công bằng như thế chúng ta mới biết sợ là chúng ta kiềm chế mình trong từng ý nghĩ từng lời nói từng việc làm. 

Nên nếu mà chúng ta không hiểu hết được Luật Nhân Quả chúng ta sống hời hợt lắm, mình muốn làm khổ ai mình làm, mình vui mình muốn giúp ai thì mình giúp. Nó bất ổn, người ta chơi với mình hôm nay thấy mình tốt, hôm sau thấy mình ba trợn không biết đường đâu mà chơi. Còn người mà biết Nhân Quả lúc nào mình cũng giữ chừng mực kiềm chế luôn ổn định nên mình đã là người tốt rồi thì tốt mãi, người ta đến với mình người ta kết bạn kết tình thân người ta yên tâm cả một đời. Thì cái yên tâm đó cũng là một cái hạnh phúc cũng là cái Phước rất lớn của mình. Khi mình làm cho người thân chung quanh mình tin được nhân cách của mình, tin được nơi tâm hồn của mình, thì cái Phước của mình cũng rất là lớn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...