So sánh Đạo đức và Pháp luật - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

a) Ở mức độ cạn:

Ở mức độ cạn thì Đạo đức cao hơn Giới luật. Vì sao?

Bởi vì Đạo đức là cái tốt ở trong tâm, trong khi Giới luật chỉ là sự ngăn cấm bên ngoài. Giới luật ngăn cấm những sai lầm ở hành vi và lời nói, như cấm giết hại, cấm trọm cắp, cấm nói dối vân vân… còn Đạo đức giữ gìn tâm ta thoát khỏi sự độc ác, sự tham lam, sự gian trá…

Có những trường hợp hành vi bên ngoài là phạm giới nhưng nội tâm bên trong là có đạo đức. Một người sư đệ đã lấy đôi dép đẹp của người sư huynh, mà không hỏi xin phép, để đem cho một người nghèo, vì biết rằng người sư huynh của mình tâm rất tốt. Hành vi lấy không hỏi xin là vi phạm giới luật, nhưng động cơ là giúp người nghèo, và cũng biết chắc sư huynh mình sẽ hoan hỷ, nên được xem là phù hợp với đạo đức.

Một câu chuyện nổi tiếng trong Góp nhặt cát đá ,” có hai sư huynh sư đệ cùng đi trên một con đường sình lầy. Có lẽ hai vị quần áo cũng lam lũ nên để như vậy mà lội sình luôn. Đến một đoạn, chợt hai vị thấy một cô gái mặc kimono có vẻ quý tộc đứng loay hoay bên đường không dám băng qua vì sợ lấm y phục. Lúc đó trên đường cũng không có ai khác có thể giúp cô gái. Người sư đệ bước lại bảo:

- Này cô bé, để ta giúp cho.

Rồi ông bế cao cô gái lên, đưa qua bên kia lề đường, đặt xuống, sau đó tiếp tục đi với sư huynh mình. Thế là người sư huynh làm mặt ngầu, lầm lì không thèm nói chuyện nữa. Sư đệ có hỏi gì cũng không thèm đáp. Đến một khá lâu cũng gần về đến chùa, sư huynh mới trách:

- Chúng ta là tu sĩ không được phép đụng chạm đến phụ nữ, tại sao sư đệ làm như thế?

- Ha ha, em đã bỏ cô ta lại đó rồi, sư huynh còn mang tới đây sao !”

Nghe câu chuyện trên ta thấy người sư đệ đã khá tự tại, dù chạm người nữ mà tâm không dính. Xét về giới luật thì đã phạm, nhưng xét về Đạo đức thì không sao vì đó là việc làm vị tha giúp người với tâm vô nhiễm. Chúng ta vẫn khâm phục người sư đệ mỗi khi nghe kể câu chuyện trên. (Tuy nhiên dù có khâm phục, tu sĩ cũng không nên bắt chướt đi ngoài đường kiếm phụ nữ để bồng qua đường.)

b) Ở mức độ sâu thì:

Ở mức độ sâu thì Giới luật cao hơn Đạo đức. Vì sao?

Bởi vì trong Giới luật có một giới quan trọng là giới dâm. Hay còn gọi là ái dục, nói theo ngôn ngữ của Đạo đức. Ái dục là bản năng tự nhiên của con người, mà hễ cái gì là bản năng thì rất mạnh. Giữ giới dâm tức là chống lại bản năng của mình. Ái dục là lòng thương yêu có khuynh hướng tính giao với người khác phái- bây giờ phải thay đổi định nghĩa để mở rộng qua các trường hợp luyến ái cùng giới tính.

Ái dục là bản năng tự nhiên, cho nên hết thế hệ này đến thế khác con người cứ phải lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái. Cha mẹ thấy con mình lớn rồi mà không có bồ là bắt đầu lo, sợ con mình ế.

Ngay cả đức Phật của chúng ta cũng phải thị hiện có gia đình rồi mới đi tu. Nhờ vậy mà người sau bớt mặc cảm về ái dục để có thể tiến tu giải thoát. Chúng ta cũng thấy có rất nhiều người cư sĩ tại gia sống đời sống vợ chồng bình thường, nhưng rất hiền lành đạo đức. Họ không làm điều gì trái với đạo lý, chỉ là có yêu thương vợ chồng con cái. Đó là trường hợp có đạo đức nhưng không vượt qua được ái dục.

Vì vậy chúng ta nói, đối với vấn đề ái dục thì Giới luật cao hơn Đạo đức, vì thắng được bản năng ái dục là một khả năng lớn, rất khó làm.

Trường hợp một tu sĩ không phạm giới, cũng đừng nghĩ là mình đã thắng được bản năng ái dục. Đó chỉ là vì mình còn phước làm Tăng, được giữ trong hoàn cảnh tốt. Chứ nếu lúc nào đó rớt vào môi trường dễ dãi, ta sẽ thấy được sự yếu đuối của mình. Lúc đó mà vững lòng thì mới gọi là vượt qua được lần một. Lần một thôi chứ chưa bảo đảm lần hai lần ba…

Vậy chúng ta sẽ giữ giới ái dục bằng cái gì?

Dĩ nhiên là bằng ý chí. Chúng ta dùng ý chí để giữ tâm mình không ham thích, không đắm nhiễm, không vướng bận. Nhưng để có một ý chí sắt đá như thế thì lại đòi hỏi chúng ta phải có công đức rất lớn. Ý chí phát sinh từ công đức thì rất bền, có vẻ nhẹ nhàng, và không làm tăng trưởng kiêu mạn. Còn ai không biết chỉ ráng cố sức khởi ý chí cho mạnh thì kiêu mạn nóng nảy sẽ phát sinh. Rất nguy hiểm vì ý chí là con dao hai lưỡi. Ý chí và bản ngã là anh em sinh đôi, cái này khởi thì cái kia cũng khởi theo.

Ở giai đoạn cao hơn thì tu sĩ dùng sức thiền định để giữ tâm trong sạch. Tuy nhiên kết quả thiền định cũng bắt nguồn từ công đức sâu xa khác. Nhiều người cho rằng cứ giữ gìn Chánh niệm thanh tịnh thì tâm tự tại vô nhiễm, tự nhiên không bị nhiễm ô ái dục. Họ nói đúng, nhưng không chắc ăn. Vì khi dùng Chánh niệm để giữ tâm vô nhiễm, ta không tốn sức nhiều, giống như không cần đến ý chí vậy. Lâu ngày Ý chí bị cùn lụt mà không hay biết. Đến khi gặp thử thách nặng thì không có Ý chí để dùng nữa, rất là nguy hiểm. Vì vậy cứ phải dùng đến quyết tâm giữ giới, dùng đến Ý chí giữ giới, mà Ý chí đó lại do công đức tạo thành, nên sẽ rất nhẹ nhàng thanh thản.

Công đức rất là quan trọng mà người tu phải biết gây tạo suốt đời. Nhờ có công đức nên khi chúng ta tinh tấn trông bên ngoài thấy vẫn nhẹ nhàng như mây như gió, dù bên trong rất quyết liệt mạnh mẽ. Ai không có đủ công đức mà ráng sức sẽ bị nặng nề bực bội, người ngoài sẽ thấy khó chịu khi đến gần. Chúng ta sẽ nói thêm ở những bài sau.

Trước giờ chúng ta nghe nói ba môn vô lậu học là giới định tuệ. Chúng ta có cảm giác rằng giới ở giai đoạn thấp. Nhưng thật ra giới đã ở giai đoạn khá cao.

Muốn giữ Giới phải có Ý chí; muốn có Ý chí phải có công đức; muốn có công đức phải có Đạo đức.

Có Đạo đức ta mới ham thích làm những điều công đức; có Công đức ta mới phát khởi được Ý chí một cách tự nhiên; có Ý chí rồi ta mới giữ được Giới. Vì vậy Giới luật vẫn ở một giai đoạn cao trong tiến trình tu tập.

Nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...