Một lần nữa về chiến tranh!

Nhân loại một lần nữa bên bờ vực Thế chiến. Cách lý giải nguyên nhân từ góc độ ý thức hệ hay chủ nghĩa Marx đã không còn có thể. Nhưng có một khoa học khác được áp dụng, đó là Địa chính trị.

Đại tá Lê Thế Mẫu là người am hiểu khoa học này, không phải tự nhiên mà ông thường xuyên được mời đến các Hội thảo, các buổi phỏng vấn. Nhưng cũng đáng tiếc là có mỗi ông, gần như đơn độc.

Geopolitics – Геополитика, khoa học địa chính trị phương Tây ra đời cũng gần như cùng thời chủ nghĩa Marx. Nó nghiên cứu các mô hình địa lý-chính trị chung, tránh đề cập riêng biệt, tách rời và thái cực hóa động cơ thuần túy chính trị hay ý thức hệ cũng như các quyết định luận thiên về địa lý hay kinh tế. Địa chính trị nghiên cứu các chu kỳ và cấu trúc chính trị thế giới, sự biến đổi của trật tự thế giới, mã và vectơ phát triển của các quốc gia, nguyên nhân và sự trỗi dậy cũng như sụp đổ của các cường quốc. Qua đó, có thể đưa ra vector phát triển của các sự kiện, nói cách khác là dự báo, dự đoán các xu hướng.

Có thể nói rằng, theo các khái niệm này, địa chính trị như không gian mà trên đó các quốc gia ra đời, sống và chết, nó quyết định số phận của mọi dân tộc và đặc điểm của quốc gia đó. Chính không gian địa chính trị quyết định sự ra đời của các nền văn minh với mục tiêu, nhiệm vụ và lợi ích của chúng.

Ngày nay, thuật ngữ này thường được nghe thấy từ nhiều chính trị gia thuộc các khuynh hướng khác nhau.  Tuy nhiên, có một chính khách, một chính trị gia đặc biệt, nhà sáng lập đảng LDPD ở Nga. Đó là ông Vladimir Zhirinovsky. Những dự đoán địa chính trị của ông hiện nay đang trở thành sự thật với độ chính xác đáng kinh sợ. Có thể các bạn không biết, TT Nga V. Putin quản lý hành chính LB Nga theo các vùng, mà không phải các tỉnh. Có 8 vùng tất cả, và tất cả điều này đều thực hiện theo gợi ý của ông Zhirinovsky.

Giới theo chủ nghĩa Marx, thậm chí cả giới theo chủ nghĩa Lenin, đáng tiếc, chưa bao giờ đưa ra được một dự báo nào đạt được độ chính xác như vậy trong toàn bộ lịch sử hơn một trăm năm của họ.

Chủ nghĩa Marx coi địa chính trị là khoa học tư sản và thường phớt lờ nó. Nhưng giới chủ nghĩa Marx người Nga lại luôn ủng hộ một nền văn minh duy nhất – văn minh phương Tây châu Âu. Nghịch lý này quả là kỳ lạ. Trong khi Nga bị coi thường là quốc gia lạc hậu, và tất cả các vấn đề của nó được nhìn nhận theo cách quản lý lỗi thời so với phương Tây. Và cũng trong sự ngu ngốc bỏ qua những phát triển lý thuyết của mình trong lĩnh vực xây dựng một tương lai tươi đẹp. Họ nói rằng quyền lực cổ đại kiểm soát những người cổ đại. Và tất cả điều này được kết nối với lợi ích giai cấp. Đây là trục chính của lịch sử thế giới. Do đó, việc tiêu diệt những kẻ áp bức và giải phóng lao động là con đường thực sự đi tới hòa bình thế giới và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới trong thì tương lai. 

Đương nhiên, theo chủ nghĩa Marx-Lenin, chỉ có giai cấp và đấu tranh giai cấp cho nên không cần quốc gia và cũng không cần toàn vẹn lãnh thổ. Cũng chắc chắn “dân tộc Nga vĩ đại” là điều ghê tởm. Lập luận về "nền văn minh nga" chỉ là một cách áp bức các dân tộc khác và chính người Nga!

Nhưng ở đây, theo quan điểm địa chính trị, cũng như thấy được rõ ràng qua các sự kiện đúng như ông Ttg Nga Pyotr Stolypin nói: “Dân chúng, không có ý thức dân tộc, là cái chuồng phân, nơi nảy nòi ra thứ dân khác”.

Tương tự, nếu các bạn không ủng hộ tinh hoa đất nước mình, các bạn sẽ làm thằng hầu cho những kẻ ngoại quốc khác.

Hiểu điều này, và với mục đích phá hủy Nga, Trotsky đã điên cuồng kêu gọi tiêu diệt không thương tiếc bất kỳ ai mang kinh nghiệm lịch sử: chủ đất, nhà tư bản, quan chức, linh mục, và thậm chí cả những người lao động trí óc - kỹ sư và các chuyên gia khác. Hắn ta lập luận rằng, không làm điều này thì họ sẽ lại nắm giữ quyền lực. Rốt cuộc, đó là lý do sâu sa của các cuộc đàn áp chính trị vô độ trong những năm 1918-1930 ở Liên Xô.

Nhưng ở đây có câu hỏi: Nếu không có địa chính trị, hay cụ thể hơn không có quốc gia, không có chủ quyền lãnh thổ thì Chủ nghĩa Marx rốt cuộc có phải là một lý thuyết khoa học hay không, hay là một cách để giai cấp vô sản ly khai với nhà nước?

Loại bỏ các khẩu hiệu tốt đẹp về chế độ nào đó trong tương lai, thì có thể thấy ở mọi cuộc Cách mạng đều có một kết cục: các đối thủ cạnh tranh địa chính trị bị loại bỏ bằng chính đôi tay của họ với sự giúp đỡ ủng hộ của "giai cấp vô sản" ngu ngốc, bị lừa gạt bằng trí tưởng tượng được hưởng thụ no đủ sung sướng.

Trong khoa học địa chính trị, đời sống của "nền văn minh nhà nước" có thể so sánh với một sinh vật sống. Nó càng có tổ chức phức tạp thì càng ở vị trí cao trong các bước phát triển và tiến hóa. Đơn giản hóa các quá trình phức tạp xảy ra trong đó chỉ dẫn đến cái chết.

Ví dụ, chia một đất nước thành 2 giai cấp tư sản và vô sản một cách đơn giản rồi cho rằng 2 giai cấp phải chiến đấu với nhau trong mâu thuẫn đối kháng chỉ tất yếu dẫn đến sụp đổ nhà nước. Phải rất lâu trên đống tro tàn của mọi cuộc cách mạng, mầm sống lành mạnh mới hồi sinh. Stalin mất 20 năm, Putin mất 20 năm.

Đó cũng là lý do để I. Stalin nói Mao cần phải đọc Marx, còn chúng ta (người Nga) phải từ bỏ Marx.

Nhưng ở một chiều khác, sự phức tạp nảy sinh dẫn đến mất kiểm soát trong địa chính trị cũng dẫn đến phá hủy nhà nước. Nhà địa chính trị nổi tiếng người Nga của thế kỷ trước, ông Konstantin Leontiev (1831-1891) thậm chí báo trước về "sự phức tạp đang nở rộ" của đế chế Nga, cũng như có thể thấy điều này trong tiểu thuyết "Chiến tranh và Hòa bình" và "Anna Karenina" của Lev Tolstoy, cũng như các tác phẩm như “Tội ác và hình phạt”, “Lũ người quỷ ám” hay như “Anh em nhà Karamazov” của Dostoevsky.

Tại sao, ai đó có thể hỏi, các cuộc cách mạng lại diễn ra? Ưm, cũng như mọi sinh vật sống, không có gì miễn nhiễm với cái chết. Thậm chí chu kỳ sống của một doanh nghiệp còn được đưa ra giảng dạy ở Bộ môn “Quản trị doanh nghiệp” trong trường ĐH.

Nhưng ngay cả các nhà khoa học Liên Xô vô cùng am hiểu chủ nghĩa Marx và lý thuyết đấu tranh giai cấp cũng sai, tận ngày nay, họ vẫn loay hoay giải thích tại sao khổng lồ đến mức không thể sụp đổ như Liên Xô lại chết? Nhưng lại khó có điều tương tự đối với ngay cả một giáo phái nhỏ tà đạo bệnh hoạn.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận công lao rất lớn của của Liên Xô trong cuộc đấu tranh vì hòa bình trên thế giới. Giống như sự nhiệt tình và chủ nghĩa công bằng mà người dân Nga đã thể hiện, họ trong một giai đoạn lịch sử là "những người xây dựng thế giới mới".

Nhưng không thể bỏ qua lợi ích của nền văn minh Nga và thực tế coi nhẹ địa chính trị, coi nặng "đấu tranh giai cấp" gây ra sự sụp đổ của Liên minh? Giống như cuộc chiến hiện tại với Ukraine?

Vì thế, có nhu cầu nhìn lại các nhà tư tưởng-địa chính trị Nga. Và trước hết N. N. Danilevsky, người được coi là hình thành nên lý thuyết về Nền văn minh Nga, đã xuất bản tác phẩm "Nga và Châu Âu" vào những năm 60 của thế kỷ 19! Ông là một trong những người đầu tiên bày tỏ ý tưởng rằng nền văn minh có đời sống riêng của nó. Đáng tiếc, kKhám phá của ông về quy mô thế giới - cộng đồng văn hóa và lịch sử, đã không được chú ý. Bây giờ mọi người đều nghĩ rằng nền văn minh này được phát minh bởi nhà khoa học người Anh Toynbee. Năm 1915, ông gia nhập bộ phận tình báo của Bộ Ngoại giao Anh. Và vào năm 1943, ông trở thành người đứng đầu "bộ phận nghiên cứu" về Trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

Đại diện nổi bật thứ hai của Nga là K. N. Leontiev hóa ra cũng không được đánh giá cao. Có các nhà tư tưởng Nga khác theo hướng này ở thế kỷ 19, đó là nhiều năm trước khi thuật ngữ "địa chính trị" ra đời ở phương Tây. 

Một tu viện ở Tula, "các bài đọc Khomyakov toàn Nga" được tổ chức tại khu đất của nhà triết học tôn giáo Khomyakov. Những gì ông viết về phản ứng của xã hội phương Tây đối với Chiến tranh Krym thì bây giờ đây có thể in lại mà không cần chỉnh sửa và vẫn không hề sai lệch. Ngay cả với tình hình Ukraine lúc này. 

Tất cả họ, các nhà tư tưởng-địa chính trị Nga xuất sắc thế kỷ 19 đã bị phương Tây gán nhãn Russophobia. Thuật ngữ “yêu nước thối” có từ đây. Thậm chí sau này, nhà cách mạng cộng sản, Chủ tịch Dân ủy giáo dục Liên Xô Lunacharsky và cấp phó Pokrovsky ông ta tuyên bố: “Yêu nước là tình cảm của động vật, nó thậm chí có ở con mèo!”

Đằng sau một hệ thống tín điều cộng sản như vậy luôn có một sự thao túng chủ ý với một sự lựa chọn nhầm lẫn. Đó là lý do tại sao không có nhà tiên tri nào ở sắc dân di cư mấy ngàn năm không lập nổi quốc! Đó cũng là lý do sâu xa nhất tại sao Liên Xô sụp đổ.

 







Ai hưởng lợi từ cuộc xung đột quân sự ở Sudan?

 Sáng 15/4/2023, cư dân thủ đô Khartoum của Sudan bị đánh thức bởi tiếng súng hạng nặng và súng máy. Tại thủ đô, và sau đó là các thành phố khác, giao tranh bắt đầu giữa Quân đội chính quy và Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).

Quân đội chính quy trực thuộc chính phủ quân sự do Tướng Abdel Fattah al-Burkhan đứng đầu, và Lực lượng Phản ứng nhanh trực thuộc Tướng Mohammed Hamdan Dagalo, biệt danh Hamedti và là cấp phó trên danh nghĩa của Tướng Abdel Fattah al-Burkhan.

***

Cuộc giao tranh bắt đầu ở trung tâm Khartoum - khu vực có dinh tổng thống và trụ sở quân đội. Lực lượng phản ứng nhanh cho biết họ đã kiểm soát sân bay thủ đô, dinh tổng thống và sân bay Meroe ở tỉnh phía bắc đất nước.

Cả hai lực lượng từng cùng nhau lật đổ nhà độc tài Omar al-Bashir, kẻ đã cai trị đất nước này 30 năm, trong cuộc đảo chính quân sự năm 2021.

Sau đó hai tướng là đồng minh lập một chính phủ chuyển tiếp, nhưng vào tháng 10 năm 2021, một cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra và loại bỏ chính phủ chuyển tiếp. Trong cuộc đảo chính sau, cả hai vẫn là đồng minh cho đến cuộc giao tranh vừa mới đây.

Các lực lượng phản ứng nhanh được thành lập trên cơ sở các nhóm vũ trang ủng hộ chính phủ của các bộ lạc du mục người Ả Rập "Janjaweed" (nghĩa là quỷ trên lưng ngựa), lực lượng này từng trấn áp những người ly khai da đen ở Nam Sudan và các tỉnh Kordofan, Darfur. Nam Sudan và các tỉnh ly khai Kordofan, Darfur đã bị lực lượng dân quân Janjaweed dẹp loạn. Các chiến binh của bộ tộc du mục Ả Rập nổi tiếng thiện chiến.

Năm 2013, Lực lượng phản ứng nhanh (RRF) được thành lập từ lực lượng dân quân Janjaweed. Vào ngày 25 tháng 7 năm 2019, khoảng một nghìn chiến binh RRF đã đến Libya để hỗ trợ quân đội của Nguyên soái Haftar trong cuộc tấn công vào Tripoli.

Vào ngày 15 tháng 4 năm 2023, chất xúc tác cho sự leo thang rất có thể là sự xuất hiện của Lực lượng Không quân Ai Cập tại căn cứ ở Meroe và tin đồn về việc al-Burkhan có ý định chuyển giao sân bay cho Ai Cập để sử dụng lâu dài. Sân bay Meroe đã được lực lượng Hamedti sử dụng trong nhiều năm để vận chuyển vàng và vũ khí, đồng thời là một phần quan trọng trong cơ sở kinh tế của RRF – như tin tức của kênh điện tín Rybar viết. 

Truyền thông phương Tây cũng cho rằng Hamedti kiểm soát một phần mỏ vàng của Sudan. 

Tướng Hamedti sinh năm 1975 trong một bộ tộc Ả Rập nuôi lạc đà. Năm 16 tuổi, Hamedti thôi học để bắt đầu công việc cung cấp lạc đà cho Libya và Ai Cập. Trong cuộc nổi dậy của phe ly khai ở Darfur, Hamedti đã thu hút được các đoàn lữ hành trong vùng gia nhập lực lượng dân quân và cũng thuê các chiến binh cho lực lượng dân quân Janjaweed thân chính phủ.

Tướng Mohammed Hamdan Dagalo, biệt danh Hamedti

Tuy nhiên, thành phần xuất thân và học vấn thấp đã ngăn cản người chăn lạc đà trở thành nhà lãnh đạo có vị trí vững vàng ở Sudan. Giới nhà giàu ở đây không thèm che giấu sự khinh miệt Hamedti.

Nhưng như ông Roland Marshal của Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (Sciences Po), một chuyên gia về Sudan chỉ ra rằng “Tướng Hamdan có những cơ hội tuyệt vời và đã tham gia chính trị để chuyển đổi Sudan sang chính phủ dân sự”.

Tướng Hamedti là người ủng hộ lâu năm và trung thành cho việc phát triển hợp tác với Nga. Truyền thông phương Tây không tiếc công sức và phương tiện để chỉ trích điều này. Cầm đầu chiến dịch nhằm vào Tướng Hamedti là tổ chức NGO Global Witness do Soros tài trợ và được QH Mỹ đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2003 nhờ công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa xung đột và kim cương ở các nước châu Phi. Tuy nhiên, Global Witness theo dõi cẩn trọng tất cả các giao dịch tài chính của công ty khai thác vàng hỗ trợ Lực lượng phản ứng nhanh nhưng không tìm thấy bất kỳ điều gì mờ ám hay vi phạm nào ở đó. 

Phần lớn nguồn tài trợ của Global Witness đến từ “Viện Xã hội Mở” của George Soros, cũng như từ các chính phủ Na Uy và Anh. CIA cũng giám sát tất cả các mối liên hệ tài chính của Tướng Hamedti, đặc biệt là trong giao dịch vàng. 

Giới thân phương Tây không thích việc Al Gunade - một tập đoàn công nghiệp thuộc sở hữu của gia đình và là một trong những công ty khai thác vàng lớn nhất Sudan của Tướng Hamedti, đặc biệt là khi họ làm ăn với các nước như Trung Quốc, Malaysia và Nga. 

***

Nếu cơ sở kinh tế của Tướng Hamedti và các cộng sự RSF là vàng, thì Tướng al-Burkhan có nguồn thu tài chính từ việc kinh doanh ma túy. Trong những năm gần đây, Sudan đã trở thành trung tâm sản xuất loại ma túy nguy hiểm nhất châu Phi, có tên là Captagon và được gọi là "thuốc thánh chiến". Điều này đã được công bố tại phiên họp thường kỳ của Tổ chức Hợp tác Cảnh sát Đông Phi.

Tướng Hamedti đang rất nỗ lực để chống lại việc kinh doanh ma túy trong khi Tướng al-Burkhan bỏ qua chủ đề này trong im lặng. 

Al-Burkhan đã từ lâu tìm đến các nhà bảo trợ từ Israel và Mỹ. Đầu năm 2021, Phó Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Châu Phi (AFRICOM), Tướng Andrew Yang, tuyên bố về một “khởi đầu mới” với thủ đô Khartoum, hứa hẹn Lầu Năm Góc sẽ giúp đỡ xây dựng lại lực lượng vũ trang Sudan trên cơ sở chuyên nghiệp mới, và người đứng đầu Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ USAID, Samantha Power, ghi nhận tiềm năng kinh tế cao của Sudan để phát triển quan hệ đối tác với Mỹ. 

Lựa chọn giữa Hamedti và al-Burkhan, Mỹ và Israel đặt cược vào al-Burkhan - tờ The New Arab viết, dẫn lời một quan chức cấp cao của Israel.

Vào ngày 2 tháng 2 năm 2023, “Ngoại trưởng Eli Cohen đã có chuyến thăm lịch sử tới Khartoum, thủ đô của Sudan, trong đó có gặp Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Chuyển tiếp Sudan, Tướng Abdel-Fattah al-Burkhan. Chuyến thăm cũng có sự phối hợp của Mỹ và các bên đã hoàn thiện văn bản Thỏa thuận hòa bình” - Bộ Ngoại giao Israel cho biết trên trang web chính thức họ.

Nhận biết nguy cơ, ngày 25 tháng 2 năm 2022, Tưởng Hamedti đã đến thăm Mátxcơva, nơi ông đã gặp các quan chức cấp cao của Nga, bao gồm cả Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev. Cơ quan nhà nước SUNA của Sudan sau đó lưu ý rằng các bên đã đồng ý "khởi động" các thỏa thuận kinh tế, ngoại giao và an ninh trước đó.

Trước đó, vào tháng 9 năm 2022, Đại sứ Mỹ tại Sudan John Godfrey đã cảnh báo về hậu quả nếu Khartoum cho phép Nga thiết lập căn cứ quân sự bên bờ Biển Đỏ trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Al-Tayyar của Sudan. Ông này tuyên bố rằng một quyết định như vậy sẽ không chỉ cô lập Sudan khỏi cộng đồng quốc tế mà còn gây tổn hại đến lợi ích của nước này.

Còn vào ngày 12 tháng 2 năm 2023, người ta biết rằng Mátxcơva và Khartoum đã đồng ý thành lập một căn cứ quân sự của Nga ở Cảng Sudan trên Biển Đỏ. Thỏa thuận quy định việc triển khai một căn cứ ở Port Sudan, nơi có thể đồn trú 300 thủy thủ Nga và 4 tàu chiến.

Cách tốt nhất để làm suy yếu sức mạnh kinh tế và quân sự của Tướng Hamedti thân Nga là phá hủy hậu cần các công ty của ông ta. Nhà phương Đông học Nga Igor Dimitriev viết: “Bây giờ ở Sudan, chiến sự đang diễn ra xung quanh các sân bay, nơi cung cấp vũ khí và xuất khẩu vàng. Hamedti hiểu mình đang chiến đấu vì điều gì. Ông ấy và các đối tác Nga của mình sẽ thấy mình bị phong tỏa. Rốt cuộc, trong CAR, máy bay bay qua Sudan”.

Việc kiểm soát các cảng Biển Đỏ cũng rất quan trọng từ quan điểm hậu cần. Không phải ngẫu nhiên mà Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt đối với PMC Wagner vào ngày 26 tháng 2, ngay sau khi đạt được thỏa thuận giữa Sudan và Nga về căn cứ quân sự. Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cho biết: “Các hoạt động của Tập đoàn Wagner gây ra mối đe dọa đối với người dân ở các quốc gia nơi họ hoạt động và đối với Liên minh Châu Âu. Họ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế vì họ hành động bên ngoài bất kỳ quy tắc pháp lý nào”.

Xung đột quân sự hiện nay làm mất ổn định tình hình ở Sudan và đình chỉ vô thời hạn các kế hoạch của Nga xây dựng căn cứ quân sự trên bờ Biển Đỏ. Có thể giả định rằng nếu al-Burkhan thắng, Nga sẽ bị yêu cầu ra đi. 



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...