Hiển thị các bài đăng có nhãn quan hệ quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quan hệ quốc tế. Hiển thị tất cả bài đăng

TBT Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc!

 Nhiều tờ báo TQ đưa tin TBT Nguyễn Phú Trọng - Việt Nam nhận lời mời của ông Tập Cận Bình đã sang thăm và làm việc tại TQ. Họ gọi đó là “Ngoại giao vĩ đại” và cho rằng một trong các nội dung làm việc giữa 2 lãnh đạo là vấn đề trao đổi kinh nghiệm xây dựng đảng. Ví như tờ The Paper ấn bản tiếng Trung. Viết ngắn gọn ngay trên tiêu đề bài báo của họ như vậy.


TBT Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm TQ ngay sau bế mạc ĐH CPC lần thứ XX, chuyến thăm thể hiện tình hữu nghị truyền thống giữa 2 đảng, 2 nước.

Theo Tân Hoa Xã, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đến TQ nhiều lần, đó là các năm 1992, 1997, 2001, 2003 và 2007, 2011, 2015 và 2017. Sau khi nhậm chức TBT ĐCSVN vào năm 2011, Bác Trọng đã đi thăm TQ vào dịp tháng 10 cùng năm, dịp khác là tháng 4 năm 2015 và tháng 1 năm 2017. TTXVN hôm 29/10 cũng dẫn bài phân tích nói rằng, là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm TQ ngay sau Đại hội XX phản ánh đầy đủ tính đặc thù và tầm quan trọng của mối quan hệ giữa 2 nước.

Cách đây 5 năm, sau khi kết thúc ĐH CPC lần thứ XIX, ông Tập Cận Bình, với tư cách là nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và nhà nước TQ cũng đã chọn Việt Nam là nơi đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Bài viết của TTXVN cũng dẫn lời ông Xu Liping, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: “Chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng có thể nói là một chuyến “trở lại” của TBT Việt Nam, tương tự như ông Tập Cận Bình đã thể hiện năm 2017. Đó là tình hữu nghị truyền thống của quan hệ Trung - Việt”.

Dù có những bất đồng và mâu thuẫn, quan hệ giữa 2 đảng, 2 nhà nước vẫn được duy trì và củng cố, các sự kiện chính trị quan trọng được tham vấn, trao đổi.

 

TTXVN ngày 27/9 nêu rõ, mối quan hệ 2 đảng, hai nhà nước đã được tiếp xúc và duy trì ở cấp cao, thiết lập các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa các ban ngành trung ương các bên. Mặc dù việc trao đổi giữa hai bên đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đợt đại dịch nhưng hai bên vẫn duy trì các kênh liên lạc thường xuyên với hình thức linh hoạt và đạt kết quả tốt. Lãnh đạo 2 đảng, 2 nước đã thường xuyên điện đàm và hội đàm trực tuyến trao đổi.

Trả lời phỏng vấn của TTXVN, ông Xu Liping cho biết quan hệ giữa 2 đảng, 2 nước được nâng lên trong thời kỳ đại dịch thay vì giảm đi, đã có sự hợp tác tốt đẹp về vắc xin, vật tư phòng chống dịch, công nghệ chẩn đoán, điều trị và các mặt khác.

Về kinh tế và thương mại, tờ "Nikkei Asia" ngày 25/10 đưa tin, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong chiều hướng tăng dần qua từng năm. Thương mại giữa hai nước đã vượt 133 tỷ USD vào năm 2020, cao hơn 3 lần so với năm 2012 - theo số liệu của LHQ. Năm 2021, trong bối cảnh trì trệ và suy giảm kinh tế toàn cầu vì đại dịch, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đạt con số ấn tượng 165,9 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm 2020. Còn trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo TTXVN chỉ rõ, về đầu tư, tính đến ngày 20/8/2022, TQ đứng thứ 6 trong số 139 quốc gia và khu vực đầu tư vào Việt Nam, với 3.453 dự án đang có hiệu lực và tổng vốn đăng ký 22,43 tỷ đô la. Trong 8 tháng đầu năm nay, trong số 94 quốc gia và khu vực đầu tư vào Việt Nam, Trung Quốc đứng thứ 4 với 143 dự án đầu tư và số vốn đăng ký 1,4 tỷ USD.

Tờ The Paper của TQ viết: "Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á và là một quốc gia đích của nguồn vốn đầu tư quan trọng. Việc mở cửa hợp tác và tăng cường năng lực cảng biển của Việt nam sẽ tiếp tục được củng cố trong thời gian gần."

Như TTXVN viết, hiện nay, hai bên đã thiết lập các cơ chế hợp tác, trao đổi như lý luận chính trị-kinh tế-xã hội, đào tạo cán bộ, phối hợp với các cấp ủy địa phương, định hướng dư luận xã hội. Hai bên cũng thường xuyên phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo lý luận giữa 2 đảng để trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn trong công tác xây dựng đảng và quản lý nhà nước. Cho đến nay, hai bên đã tổ chức 16 cuộc hội thảo lý luận như vậy giữa 2 đảng. Một nhà nghiên cứu tại ĐH Phúc Đán cho rằng: "Do cả 2 đảng đang phải đối mặt với những thách thức thực sự, đặc biệt là sức ép từ hoạt động 'diễn biến hòa bình' và sự xâm nhập chính trị của phương Tây, 2 bên đã thảo luận về cách thức duy trì ổn định an ninh và trật tự xã hội của hệ thống XHCN trong tình hình mới…. trong đó các nhà lãnh đạo của 2 đảng cần trao đổi kinh nghiệm về cách thức đấu tranh chống tham nhũng, củng cố nền tảng lãnh đạo và xây dựng đảng, v.v. Cùng nhau tìm hiểu lý luận, thực tiễn phong phú và phát triển trong công cuộc xây dựng CNXH”.

Trung Quốc cũng chỉ thực sự đổi mới vào năm 1991, nhưng “đã làm rất tốt và có nhiều kinh nghiệm để giới thiệu với Việt Nam, cũng như là Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi từ Trung Quốc” – nhà nghiên cứu Hoàng Hợp nói với The Paper.

 

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch trong 2 năm, nhưng Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt trong phát triển kinh tế. Điều này không tránh khỏi một số đồn thổi từ truyền thông phương Tây rằng “Made in Vietnam đang vươn ra toàn cầu” và “có tiềm năng cạnh tranh thay thế Trung Quốc” hoặc chuyển giao sản xuất từ Trung Quốc đến Việt nam và Việt Nam đóng vai trò thay thế thế vị trị "công xưởng thế giới" của Trung Quốc. Họ thổi phồng tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù một số tiếng nói ở Việt Nam coi đó là "rủi ro an ninh", nhưng Việt Nam vẫn chủ trương giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan là quan điểm chủ đạo. Ông Hoàng Hợp cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài rằng TBT Nguyễn Phú Trọng dự kiến ​​sẽ bày tỏ quan điểm của mình về "giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan đến vấn đề Biển Đông" trong chuyến thăm.

Ông He Jiajie của ĐH Phục Đán nhấn mạnh, sự tương tác giữa lãnh đạo 2 đảng đóng vai trò “bánh lái” nhiều hơn, chủ yếu là “vạch ra phương hướng chung cho sự phát triển trong tương lai của quan hệ song phương”, đồng thời một lần nữa cũng làm rõ tính “cộng đồng chung vận mệnh” có ý nghĩa chiến lược giữa hai nước.

Khái niệm “cộng đồng chung vận mệnh” là của ông Tập Cận Bình đưa ra gần đây, chỉ các nước trong khu vực có mối liên kết địa chính trị, kinh tế , lợi ích và cùng chung những thách thức trước tình hình thế giới đang thay đổi và nhiều biến động.

Theo TTXVN, chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm nhất quán của Việt Nam: coi mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại và mong thúc đẩy mối quan hệ lâu dài, bền vững giữa 2 nước, phù hợp với tinh thần nhất trí của 2 đảng và lãnh đạo cấp cao 2 nước. Phát triển ổn định, ngày càng hiệu quả và thực chất, đồng thời nêu rõ “sự quan tâm, lập trường và lợi ích hợp pháp” của Việt Nam.

Nhưng cũng cần thừa nhận, như ông Ge Hongliang, giám đốc Viện nghiên cứu An ninh hàng hải TQ nói: "Có một số vấn đề cũ giữa Trung Quốc và Việt Nam chưa được giải quyết, và một số vấn đề mới đã xuất hiện. Các vấn đề cũ như quan điểm lịch sử và vấn đề Biển Đông vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Việt hiện nay. Các vấn đề mới, chẳng hạn như mở cửa và giao lưu quốc tế trong thời đại dịch cũng đang ảnh hưởng đến quan hệ Trung-Việt”. Tuy nhiên, ông Ge Hongliang tin rằng, chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ cho phép thảo luận hầu hết các vấn đề và Việt Nam cũng sẽ đặt ra nhiều yêu cầu hơn về các chủ đề như phát triển công nghiệp và mở cửa biên giới.

Ông Tập Cận Bình, trong chuyến thăm Việt Nam năm 2017 đã chỉ ra nội hàm phong phú của "Tinh thần 4 tốt": Một là, Trung Quốc và Việt Nam nên là những người đồng chí tốt, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau; Hai là, Trung Quốc và Việt Nam nên là đối tác tốt để hợp tác cùng có lợi; Ba là, Trung Quốc và Việt Nam nên là láng giềng tốt gần gũi trong một ngày không xa; Bốn là, Trung Quốc và Việt Nam nên là những người bạn tốt, những người thường xuyên đến với nhau.

Ông He Jiajie tin rằng nếu tinh thần "láng giềng tốt, bạn tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt" được đưa vào thực tế, Trung Quốc và Việt Nam nên tiến hành các cuộc thảo luận sâu rộng về cách quản lý hợp lý sự khác biệt và thiết lập một phương thức tương tác được thể chế hóa. Điều đó có lợi cho sự tin cậy lẫn nhau để tránh sự leo thang xung đột trên biển đã lan rộng, để tránh lập luận gọi là "cảnh giác với Trung Quốc" của Mỹ khi can thiệp vào việc ra quyết định của Việt Nam.

Ông He Jiajie nói với The Paper: "Hiện nay, sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng gay gắt, còn sự cân bằng và phòng ngừa rủi ro giữa Trung Quốc và Mỹ từ phía Việt Nam ngày càng trở nên khó khăn hơn. Các nhà lãnh đạo nhân cơ hội gặp gỡ này cũng là một sự xác nhận chiến lược, làm rõ vị trí và nền tảng của quan hệ song phương, củng cố sự tin cậy lẫn nhau tạo để tạo ra động lực cho sự phát triển của quan hệ song phương trong giai đoạn tiếp theo.

Ông Hoàng Hợp nhấn mạnh, bất chấp những khác biệt, Trung Quốc và Việt Nam đang thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và duy trì hợp tác trong các vấn đề như thương mại và sáng kiến ​​"Vành đai, Con đường".

"Sự ổn định và hòa bình mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, vì vậy hy vọng rằng quan hệ Trung Quốc-Việt Nam sẽ tiếp tục giúp đảm bảo ổn định và hòa bình cho cả 2 nước và tất cả mọi người" - ông Hoàng Hợp nói.



 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...