Một chiếc lá thu bay!

 



Đại Tây Lương Khánh 大西良慶 (1875-1983), là nhà sư lớn của Nhật Bản, khi Bác hồ mất, ông điếu bài:

救國眞人昇碧空
迷途民衆哭悲衷
古今稀見老英傑
一葉飜風秋色濛
Cứu quốc chân nhân thăng bích không
Mê đồ dân chúng khốc bi trung
Cổ kim hy kiến lão anh kiệt
Nhất diệp phiên phong thu sắc mông.
Người chân thành giúp nước lên trời xanh
Cõi đời dân chúng khóc trong rầu
Xưa nay ít gặp già tài ba phúc hậu
Một lá lật bay trong giấc mơ màu thu.
.....
.
.
Số phận bài thơ ở Việt nam long đong. Viện Hán Nôm không có vị nào dám đứng tên dịch. Mãi sau, một đồng chí Trần Duy Vôn dịch, năm 1973 đăng báo Thống Nhất:
Trời xanh đón người cứu nước về
Đau lòng chúng sinh trên đường mê
Xưa nay hiếm bậc lão anh kiệt
Chiếc lá thu bay trời ủ ê.
....
Sau đó, đồng chí dịch giả Duy Vôn được toàn thể hệ thống chính trị bú liếm như thần thánh hiền nho. Chẳng ai dám đăng lại, đăng bài thơ mà không có trước tác Duy Vôn thì trái ý đảng, có thì thối. Mình đọc bài thớ trên báo văn Nghệ 198x, bình cũng lác đác tầm thường.

Sự thật đây là bài cổ phong rất bỉ súc, không thể dịch thơ hoàn chỉnh được. Do đó, nếu dịch thơ thì chỉ chau chuốt vần, ghép vào làm phụ bài giải nghĩa và bình luận nguyên bản, như phong cách Tản Đà và Ngô Tất Tố. Bản dịch Duy Vôn thì thôi, đừng có đọc thối mồm như Bí Thơ.

Cái khó của văn bỉ súc là nó nhiều lớp. Lớp chữ, các từ tiếng Hán có nghĩa rất khác các từ phổ thông, một chữ Hán phải thay thế bẳng một mớ từ phổ thông, không còn là khổ thơ nữa. Đến lớp điển, thì một chữ một ngữ thay cả câu chuyện. Rồi thơ tứ tuyệt lồng nghép nhiều mặt trong một ý tứ.

Ví dụ, 4 câu này dẫn nhập từ đạo sang tình, từ tu sang Phật. "Chân Nhân" là từ của đạo Giáo, rồi được dùng cho các dòng tu đạo nói chung. Chân và chất là hai chữ chỉ những cái cốt lõi của sự vật và hiện tượng, bên trong những màu sắc quần áo giả dối. "Cứu nước chân nhân", là người "chân" cứu nước, chỉ cứu nước vì nước, không cứu nước vì danh lợi hay vì say sưa u mê. "Mê đồ" đã là của Phật. Theo đạo Phật, thì ranh giới giữa cõi xác thịt phàm trần và cõi hồn ma là một con sông, có đò ngang, bến bên xác thịt là Mê, bến bên hồn ma là Giác. Câu 2 mô tả xác rắn mất đầu, đàn con lạc mẹ, chân nhân đi rồi, còn lại xyz nhân chăng?

Cổ kim hy kiến lão anh kiệt. Nhất diệp phiên phong thu sắc mông.

Nếu về văn chữ, thì kiệt 傑 nghĩa là đỉnh cao thái cực tài giỏi, loại tài không đọ được, thứ tài không kiện cáo cãi cọ được... Có hai loại kiệt ngược nhau, là quái kiệt và anh kiệt. Quái là hình của quỷ, thứ tài tranh cướp của người khác. Còn Anh là vẻ đẹp óng ánh, thứ tài làm dân chúng hạnh phúc sung sướng ngưỡng mộ noi theo. Phiên 飜 là lật, một chiếc lá bị gió quay lật trong giấc mơ có mầu mùa thu.

Chữ 濛 thường dùng âm Mộng, nhưng có âm Mông = đúng bằng trắc. Nhưng không chỉ có thế, nếu chỉ thế đã không phải văn bỉ súc.
Hai câu này có một mặt nghĩa như đọc ngược tiểu sử Bác qua thơ văn của Bác. Tận Văn của Bác có trích "cổ lai hy". Ngược lại 194x, thơ của bác có "nhân diện thu phong". Nhắc lại, như là tình riêng nhớ đến cuộc đời người chết.

Nhưng lại là chuyện quốc gia đại sự ở đó. Lúc đó là cao trào kháng chiến chống Mỹ, Nhật Bản là đệ tử Mỹ. Nhà sư Lương Khánh đã tỏ ý với chính phủ Nhật Bản, mong ngày Việt Nam toàn thắng, Nhật sẽ mời Bác Hồ sang chơi, để nhà sư được gặp Bác. Đến đây, câu chuyện ít thấy đã không xảy ra.

Giấc mộng mầu mùa thu, Bác đau ốm mấy năm, cách mạng nước ta bước vào giai đoạn thối nát. Đảng ta dã tâm tru diệt các tinh hoa đặc công 1968, rồi tinh hoa khoa học 1972. Đến nay, chúng ta vẫn phải gánh vác trách nhiệm đánh diệt lũ giun sán chó má đó. Chân nhân đi rồi, Mê đồ ở lại, một chiếc lá thu rụng, gió lật quay trong mầu huy hoàng của cơn mơ... , cũng chỉ đơn giản là nhà thơ tiễn Người đi.

Một chiếc lá lật bay trong giấc mơ màu thu!

HP;

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...