Hiển thị các bài đăng có nhãn bài Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bài Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

CÁCH ĐỂ BULGARY CHẾT – MỘNG EU, BÀI NGA VÀ TỰ TỬ


Nhà cách mạng, nhiếp ảnh gia kiêm leo núi 36 tuổi có cái tên lãng mạn Plamen Goranov đã đổ xăng vào người và châm lửa tự thiêu ở quảng trường trước tòa thị chính thành phố Varna để phản đối đói nghèo, tham nhũng, bất công và sự thờ ơ của chính quyền. Anh ta đã từ lâu đau khổ và chẳng còn muốn sống khi đất nước mình chết, cả Bulgaria rên rỉ, khóc lóc và cầu nguyện cho anh ta trong nhà thờ. "Plamen đã đi rồi!" — các tờ báo viết sau khi anh ta chết.

Cái chết của anh ta không phải là cá biệt, 5 người khác cũng tự thiêu trong 1 mùa đông đau khổ. Trong số họ có Ventsislav Vasilev 53 tuổi, bố của 5 đứa trẻ bị mất việc và chẳng còn gì để trả hóa đơn nước 219 euro của căn hộ.


- Điều này chưa bao giờ xảy trong lịch sử Bulgaria! Tôi nhắc lại chưa bao giờ! - Nhà báo Bulgaria Valery Naidyonov giãi bày với giọng cay đắng - Chúng tôi là đất nước Ki-tô giáo không quen với cực đoan và bạo lực. Dân chúng tự thiêu – là cái gì đó không mong muốn và sốc. Nhìn chung, Tự tử vì chính trị là không chấp nhận được với Ki-tô giáo. Không nghi ngờ gì, những vụ tự tử này – có lý do chính trị. Nếu muốn tự vẫn, có nhiều cách ít đau đớn hơn. Khi tự thiêu, họ không chết ngay, đó là 2 tuần hấp hối và đau đớn khủng khiếp với những vết bỏng.

Cái gì đã xảy ra với Bulgaria, 1 đất nước tươi đẹp màu mỡ? Cái gì đã xảy ra với người Bulgaria, một dân tộc chịu đựng và dễ tính nhất ở châu Âu?

Ông lão thân thiện Dobri Dobrev
Liệu Chúa trời có quên Bulgaria? Không, ít nhất và với ông lão 99 tuổi Dobri Dobrev kỳ cục làm nghề khâu dép da vẫn đứng trên lối vào nhà thờ Alexander Nevsky ở Sofia. Tôi bỏ vào cái ca của lão mấy đồng xu bố thí, lão cầu phúc cho tôi, nhưng ngay khi tôi vừa chạm vào máy ảnh, lão xua tay nổi giận. Dobri Dobrev thực sự là ông thánh ở Bulgaria. Năm 2009, cả nước bị sốc với cái tin lão già có bộ râu xám nhiều tuổi như Đức thượng phụ, đã hàng chục năm tích cóp của bố thí ở lối vào ngôi đền thiêng nổi tiếng ở Sofia - là kẻ quyên tặng hào phóng.

Dobri sống ở làng Bailovo với lương hưu 80 euro, ăn rau và bánh mỳ đã tặng cho đền 18.000(!) euro khi mà cháu lão đã rút sạch cả tiền của lão trong ngân hàng. Ngôi đền Alexander Nevsky được dựng để tưởng nhớ binh lính Nga tử trận vì giải phóng Bulgaria khỏi ách cái trị Ottoman. Thử hình dung, từ 1912 đến lúc đó chẳng ai giàu có tặng cho đền 1 lần nhiều tiền như lão già những năm 90 hàng ngày vẫn đi bộ từ làng đến Sofia. Tổng cộng, ông lão đã tặng cho nhà thờ Bugaria 36000(!) euro tiền tích cóp. 

Cô bạn gái Svetla người Bulgaria của tôi cũng để ít tiền vào cái ca cho lão, còn đôi mắt thì ngấn lệ, cô nói: “Chừng nào chúng tôi còn những người như thế này, Bulgaria vẫn còn sống!" Cả 2 đi uống ly cà phê Thổ đậm đến tức ngực. Mỗi cái ly gắn 1 câu bói làm cho những người ngồi sau cái bàn nhỏ cười và bối rối khi đọc lời “ma thuật”. Nhìn chung, niềm tin vào phép màu giải cứu vẫn phổ biến ở người Bulgaria. Ngay cả khi các nhà kinh tế học nổi tiếng ở Sofia trước câu hỏi "Cái gì sẽ cứu Bulgaria?" chỉ còn biết giơ tay lên trời thảng thốt: "Chỉ còn Chúa!" 

Ông lão Dobri Dobrev nổi tiếng cả nước. Trong 100 năm chẳng có kẻ giàu nào quyên tặng nhiều tiền bằng ông lão nghèo. Còn dân Bulgaria thì chỉ còn biết trông chờ Chúa cứu.
 
Khi tủ lạnh rỗng thắng TV
Svetla thở dài – Tháng giêng chúng tôi rất chật vật. Người ta nhận hóa đơn điện cao gấp đôi lương hưu. Vì thế người nghỉ hưu thậm chí có nhịn ăn, họ cũng chẳng thể trả tiền điện. Khi họ bị cái đói và lạnh đe dọa thực sự (rất nhiều căn hộ sưởi bằng điện), hàng chục nghìn người đổ ra đường, "cuộc cách mạng điện bắt đầu”. Một chính khách địa phương dí dỏm thế này: Cái tủ lạnh trống rỗng đã thắng TV. Chẳng thể làm dân chúng no bụng bằng những phát biểu dạng: "Giá trị dân chủ EU". Nhưng mùa xuân đã đến, thế là TV 1 lần nữa lại thắng.

Nhà kinh tế Dimitr Sjbev nói: Chúng tôi có khẩu hiệu "Hãy nắm lấy màu xanh!" Để sưởi ấm, chúng tôi “nắm lấy màu xanh” và sống qua mùa hè. Mọi người có vườn rau, có kinh tế gia đình hay ít nhất có họ hàng ở quê. Nhưng đến mùa thu, "màu xanh" kết thúc và bắt đầu mùa sưởi, biểu tình lại bắt đầu 1 lần nữa.

- Xã hội chúng tôi bị cầm tù trong hoang tưởng và thần chú, đánh mất thói quen nhìn nhận có phê phán các hiện tượng. Bởi thế nên chúng tôi không lạ khi dân chúng bỗng nhiên đổ ra đường – phóng viên truyền hình Yvo Christoff nói – Hơn nữa khi tất cả thấy chính phủ từ chức trong tháng giêng, làm người phản đối chẳng còn đối tượng. Đó là động thái gian manh. Có thể tức giận và hét lên, nhưng chống ai? Kỳ bầu cử tới được ấn định nhưng không lập ra được cấu trúc năng lượng và đảng phái mới. Giới chính trị gia đã cài cái cạm bẫy nhân tạo bất thường, họ bỏ lại dân chúng mấy tháng tự suy nghĩ. Ngay khi nếm món chiến thuật chính trị này, quần chúng phản đối bị phá vỡ thành các nhóm nhỏ, 1 tập hợp những kẻ chỉ biết la hét giả tạo và cầm đầu giả tạo, chúng nổi lên để dẫn dắt người ta đi đâu đó. Dân chúng đánh mất can đảm và mệt mỏi.

Một lối thoát – bỏ chạy khỏi đất nước
- Như thế chúng ta rất nhanh chóng chán nản, tôi nhận xét.
- Chỉ cơn thịnh nộ mới thấy được vấn đề. Dân chúng đổ ra biểu tình không phải là công dân, dù họ có giá trị rõ rệt - như những khách hàng nổi giận. Họ vung tay, la hét và rồi mệt mỏi. Người Bulgaria chúng tôi nhìn chung là những người đối đầu và bắt chước nhiệt thành, nhưng không có người dẫn dắt nên bị động. Chúng tôi mê mệt bắt chước và đi theo những kẻ có quyền lực từng bước. Hồi 1989 khi CCCP vẫn còn, ở Bulgaria có 1 triệu đảng viên CS khi dân số khoảng 9 triệu. Bây giờ EU đưa ra hình ảnh thiên đường, dù không có khủng hoảng thì quan hệ với họ cũng đã bị nghiêng ngả mạnh vài lần. Bulgaria vui lòng làm thành viên EU chỉ vì 1 lý do – chúng tôi có thể vượt biên.

Dân Bul đề nghị 1 lối thoát, như câu chuyện tiếu lâm: "Bulgaria có 2 khả năng khôi phục khỏi khủng hoảng – cổng 1 và cổng 2 ở sân bay". Giới trẻ có tài và bướng bỉnh gói ghém tất cả đồ đạc ra đi, bỏ lại người già chết ở nông thôn. Đất nước này, nơi có tỷ lệ thất nghiệp đến 60% (theo số liệu chính thức) trở thành hoang mạc.

Trong 2 thập kỷ, 2 triệu dân đã ra đi, Bulgaria còn lại 7 triệu, dân số tụt giảm còn hơn cả 2 cuộc thế chiến. Nhưng chưa hết, khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng vấn đề nhân khẩu học. Đến năm 2060 sẽ chỉ còn 5 triệu (trong đó có 1,5 triệu Di gan). Bulgaria, 1 dân tộc đồng nhất, với văn hóa Chính thống giáo đang chết.

- Năm ngoái có 62 nghìn trẻ được sinh ra, Yvo Christoff nói, đó là tỷ lệ sinh thấp nhất từ 1945. Bulgaria đang tan chảy nhanh hơn tất cả các nước châu Âu, hậu quả tồi tệ hơn cả Estonia. Trong 1300 năm lịch sử của mình, đất nước chúng tôi chưa bao giờ gần đến tan rã như thế.

Thôn quê chỉ còn người già, thanh niên đã bỏ đi 
sang EU tìm cuộc sống tốt hơn.

"Chúng tôi đã đợi khi nào người ta cứu”
- Thực sự bây giờ đã tồi tệ hơn dưới thời Ottoman? Tôi hỏi.
- Tồi hơn. Khủng hoảng dân số và kinh tế trùng hợp với suy đồi đạo đức. Xã hội giờ hư hỏng nặng nề hơn dưới thởi Ottoman, khi tất cả dân chúng đoàn kết bởi lý tưởng chiến đấu giành tự do.

- Anh muốn gì ở chúng tôi? Bulgaria là dân tộc cam chịu – mắt nhà chính luận nổi tiếng lóe lên sự mỉa mai – Chúng tôi có 500 năm bị Ottoman cai trị. Chúng tôi đã chịu đựng. Rồi Nga đến và giải phóng chúng tôi. Sau đó chúng tôi đánh đu với người Đức, nhưng họ là đồng minh tồi. Hồng quân lại giải phóng chúng tôi khỏi họ. Liên Xô đến và thập kỷ 90 chính chúng tôi tự giải phóng mình. Bây giờ 300 nghìn người Nga đến mua nhà ở đây. Chúng tôi rất vui, người Nga ở đây sẽ là người tử tế, là 1 trong số những người mà chúng tôi hiểu và quí mến. Tương lai nào cho chúng tôi? Anh nghĩ thế nào về điều này? Ngày chờ đợi đã đến chiều tà, điều này không tồi. Chúng tôi, người Bul quen ngồi đây và đợi, khi nào Nga đến cứu chúng tôi.

Họ đến chỗ cùng quẫn như thế nào
Đầu thập kỷ 90, khi đế chế CCCP sụp đổ và Đông Âu tan thành từng mảnh, quá trình này được giới tư bản theo dõi chăm chú và vui mừng lạnh lùng. Viễn cảnh mi mở ra trước độc quyền. Đầu tiên, khủng hoảng tài chính đã dừng lại sau cả 20 năm. Thứ hai, bức màn sắt rách toạc mở ra con đường cho tài phiệt quốc tế và toàn cầu hóa thống trị dưới món nước lèo "thị trường tự do" (như sự nhất trí của Washington năm 1989). 

Các ông chủ tập đoàn đa quốc gia xoa tay hân hoan và đợi – trước mũi họ là cả 1 lãnh thổ to lớn không được bảo vệ trước khẩu hiệu ngu ngốc khờ khạo về tự do cho dân chúng. Kế hoạch của giới đầu sỏ tối giản như bọn xâm lăng Attila – chiếm, chinh phạt, làm nhục, phá hoại, hút cạn sinh lực, biến dân chúng thành nô lệ vĩnh viễn. Phải, kế hoạch là rất đơn giản, nhưng biện pháp thì tinh vi hơn.

Khi đó chúng tôi đang bận với chiến lược của mình – Xô Viết sụp đổ, số phận của các nước Đông Âu chỉ làm chúng tôi có chút băn khoăn. Đúng, có Ba Lan nhìn nhận Liên Xô tan vỡ với sự vui mừng như được giải cứu khỏi cai trị của người Nga đáng ghét. Nhưng nhiều nước, như người anh em Bulgaria đang tồn tại nhờ vào sự trao đổi đã cả thể kỷ: khoai tây lấy dầu mỏ. Rồi bỗng nhiên mất người dẫn dắt và hỗ trợ.

- Bulgaria ăn bám vào CCCP, nhà xã hội học Andrey Raychev nói – Chúng tôi sống nhờ chi phí của các anh. Chỉ cần vỗ tay đúng lúc ở Quốc hội và hôn Brezhnev. Bất cứ hàng hóa dở tệ nào chúng tôi sản xuất các anh cũng mua. 86% sản lượng công nghiệp là dành cho Nga, còn chúng tôi thì nhận dầu mỏ miễn phí. Thậm chí có chuyện tiếu lâm: nói rằng, Bulgaria có cái thuộc địa to nhất trên thế giới là Liên Xô, vì họ hút nguồn tài nguyên miễn phí và đẩy hàng hóa của mình vào thị trường Nga mênh mông.

Đồng minh tin cậy nhất của CCCP
- Liên Xô có lý do để giúp Bulgaria – nhà xã hội học Kjncho Stoychev nói – nguyên nhân lịch sử (trong thế kỷ 19, 2000 người Nga đã chết để giải phóng đất nước này khỏi Ottoman), Bulgaria là đồng minh tin cậy duy nhất của CCCP. Tin cậy đến mức chẳng cần có căn cứ quân sự nào ở đây. Thời kỳ XHCN đã biến Bulgaria thành 1 nước công nghiệp hùng mạnh cùng với phát triển quân sự và thậm chí công nghiệp kỹ thuật cao. Chúng tôi là nước duy nhất trong khối SEV chế tạo máy tính! Khả năng công nghiệp của 1 nước nhỏ như vậy thậm chí có thể gọi là siêu công nghiệp hóa. Giờ hãy hình dung: Gorbachev đã chọn cách khác, còn Bulgaria bị bỏ lại đơn độc. Thị trường Xô Viết bị vỡ và đóng cửa hoàn toàn đối với chúng tôi. Bulgaria sụp đổ, tất cả các nhà máy ngừng hoạt động cùng 1 lúc.

- Tôi nhớ phiên họp lịch sử cuối cùng của khối SEV năm 1990 ở Sofia – nhà báo Valery Naidyonov kể - Đại diện LX do Nikolay Ryzhkov đứng đầu. Ông ta bình thản tuyên bố trao đổi hàng hóa bằng đồng rub giữa các nước khối SEV chấm dứt. Đô la là đồng tiền dự trữ, còn giá cả của mọi hàng hóa phải không được thấp hơn thế giới. Mọi người trong phòng họp chết điếng. Đại diện Czech thảng thốt hỏi: "Thế trong trường hợp chúng tôi ra khỏi SEV?”, Ryzhkov trả lời: "Nếu muốn ra, Vâng xin mời!!" Ông ta nói như thể tống khứ họ đi! Sau khi giải tán khối Đông Âu vài năm, Bulgaria nằm trong hoang tàn.

Ôi, thế giới mới tuyệt đẹp!
Đầu những năm 90, các chuyên gia, cố vấn Mỹ đến các nước CIS, Đông Âu và Nga. Đó là những kẻ được đào tạo tuyệt vời và hoàn hảo, tràn đầy nghị lực và đang độ thành thạo. Còn quan điểm tất cả chỉ như một – chủ thuyết tự do cánh hữu. Nghĩa là tự do kinh tế - một trong những thuyết vô nhân tính nhất, nó hoàn toàn chối bỏ nhà nước, xã hội, cũng như sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Về bản chất đó là thứ kinh tế theo chủ nghĩa Darwin - cạnh tranh sinh tồn hoang dã, chọn lọc tự nhiên để kẻ mạnh sống sót, kẻ yếu biến mất. Nhà nước từ chối chu cấp tài chính cho y tế và giáo dục, còn lương hưu chỉ từ quỹ tư nhân. Nếu bạn không trì hoãn mình đến tuổi già, thì hãy tự trách mình. Nếu nghèo hay ốm đau, hãy đến cửa các hội từ thiện mà khóc lóc. Còn con cái của bạn là vấn đề của bạn, đừng trông chờ vào nhà nước.

Hàng loạt nước Tây Âu có chính sách xã hội tự do mạnh lúc đó và gần như không đề cập đến quản lý nhà nước (và vẫn đang xung đột với các liên đoàn lao động), còn các cựu XHCN ngu dốt chưa thuần hóa là 1 phần của họ. Họ không chỉ vỗ tay và nhìn, mà còn trả tiền cho tư vấn. Các chính khách địa phương khúm núm trước họ và mê mẩn với câu thần chú "cải tổ thị trường”. 

- Mọi sách vở viết bởi cái gọi là các nhà kinh tế tự do bắt đầu bằng tu từ "quyền tự do", và đó cũng là tu từ kết thúc cuốn sách – nhà báo Valery Naidyonov nói – Đó là câu thần chú của họ. Vấn đề quan trọng là tự do khỏi chính quyền và bất cứ sự kiểm soát nào. Họ đòi nhà nước tối giản và tốt hơn là không có nhà nước. Thậm chí không cần đọc cả nội dung dầy cộp của họ. Mọi ngữ nghĩa có thể rút thành 1 câu: 1 loại thuế cho cùng giàu nghèo và tư nhân hóa toàn bộ tài sản nhà nước. Sau khi CCCP đổ vỡ, nhà kinh tế cấp tiến cánh hữu nổi tiếng toàn thế giới Ryszard Rahn của Viện Cato Mỹ đến Bulgaria. Phương pháp tân tự do, thứ thậm chí chưa bao giờ áp dụng ở Mỹ và phương Tây được đem ra thử nghiệm. Chúng tôi, người Bulgaria trở thành chuột bạch trong phòng thí nghiệm tự do hóa không tưởng.

Cắt-bán đi bệ hạ của tôi!
Các chuyên gia tân tự do ngoại quốc là những kẻ rắc thính của IMF. Do nhu cầu, đói kém và nhầm lẫn đầu thập kỷ 90, IMF nhìn chung đã đến như trận blitzkrieg! và thực thi sứ mệnh "giải phóng" nhà nước khỏi tài sản công, nói cách khác là cắt giảm vốn.

Bulgaria lại rất muốn làm cậu học trò gương mẫu của lớp học "thị trường tự do", thứ như được kể là, "tất cả sẽ tự điều chính nếu không bị can thiệp", và Bulgaria mù quáng ủy thác cho các vị tân lãnh đạo như cố vấn Mỹ Ryszard Rahn (sự ngoan ngoãn được đổi bằng xoa đầu hứa hẹn cho vào EU). Hơn nữa, họ có đủ lý do đa cảm ngu ngốc để đặt mình lên đầu vua Simeon II (không phải vị vua nhiệt thành của Bulgaria, có tên Đức Saksen-Koburg-Gotsky), kẻ làm thủ tướng từ 2001 đến 2005. Ông ta lập tức ra luật bồi thường, trả lại cho mình cung điện Vran ở Sofia và nhiều đất đai rộng lớn. Nhưng mọi báo chí đều ca ngợi Simeon II là "nhà quản trị hiệu quả" và "nhà tài chính già dặn", tư nhân hóa qui mô lớn Bulgaria được thực hiện.

- Năm 1997, IMF thân thiện tuyên cáo: chúng tôi sẽ cứu nếu các vị thực hiện chương trình của chúng tôi – nhà kinh tế Dimitr Sjbev nói – với 1 điều kiện: bán hết! Khối tài sản nhà nước khổng lồ trị giá hàng tỷ đô la đã đi đến chỗ phá sản và được bán lấy chút ít tiền, đôi khi chỉ 1 đô la! Nhưng tôi có thể nói với ai điều này? Các anh thì ở Nga, tất cả các anh bỏ qua điều đó. Chỉ vì Nga lớn, cũng đang bán tống bán tháo! Nhưng Bulgaria nhỏ, mọi thứ ở đây kết thúc rất nhanh chóng, chúng tôi thức dậy trong thế giới phi lý. Ví dụ, Bulgaria có nước, có đường ống và khách hàng. Và người Anh có hợp đồng bán nước của chúng tôi qua đường ống của chúng tôi cho chúng tôi! Ví dụ, đó là cái gì thế, có lẽ cũng chẳng có ở Anh quốc.

Chúng tôi thậm chí không thể tìm ra ai thực sự sở hữu cái gì?! Những kẻ này là ai? Các công ty quốc tế này, đôi khi ở nước ngoài, đăng ký tại những nơi quỉ quái của thế giới. Ví dụ, bán cả mỏ vàng lớn nhất Chelopech với giá chỉ $2 triệu cho 1 công ty đăng ký ở Canada, còn Bulgaria có 2% lố bịch từ khai thác vàng. Còn 1 điều nữa là chúng tôi không thể biết bao nhiêu vàng được khai thác tại mỏ và từ cái gì mà có 2%. Hơn 23 năm kể từ khi Bulgaria tái cơ cấu, 1 nước có nền sản xuất tuyệt vời và đất đai nông nghiệp tốt nhất trong khu vực đã trở thành nước nghèo nhất ở châu Âu.

Mỏ cho Bỉ, nước cho Pháp
- Dưới thời "vua" Simeon II, mạng lưới điện bán cho Czech, Áo và Đức, Pháp tiếp quản cấp thoát nước, còn như nghe nói, mỏ đồng cho Bỉ - một thủ lĩnh đảng dân tộc là Dzhambazki cho biết – Đó là điều kiện bí mật để Bulgaria vào EU - Tất cả các phe phái cũ tranh nhau để được bán với giá cao hơn theo sự đồng ý của họ, nhờ sự phản bội ở cấp cao nhất Bulgaria mà không qua đấu giá.

- Đầu thập kỷ 90, Bulgaria sống như bà quả phụ vui vẻ sau cái chết của ông chồng giàu có – nhà báo Valery Naidyonov nói – Bà ta bán nhà, bán đất, tất cả tài sản và trong 5 năm sau sống vui sướng hơn trước. Còn sau đó bà già khờ khạo trắng tay và sống dựa vào của bố thí ở cổng nhà thờ. Giữa thập kỷ 90, Bulgaria có GDP tăng đáng kể (là nhờ mua và bán). Đó là chúng tôi bán tài sản quốc gia và nó phản ánh qua GDP như thu nhập của chúng tôi (không phải tăng trưởng kinh tế). Tất cả vui vẻ: Ặc! Đầu tư nước ngoài tuyệt thật!

Tôi nhiều lần cố gắng giải thích: mọi người, chúng ta đang không làm lụng ra đồng tiền, chúng ta chỉ đơn giản là ném tài sản của chúng ta vào gió. Nhưng bây giờ người ta thích khoe rằng Bulgaria có nợ công thấp. Điều này đúng, nhưng nợ tư đối với các nhà băng nước ngoài đã lên đến 40 tỷ euro, mà lại không tính vào nợ! Chính quyền đã hủy hoại khoa học kinh tế quốc gia và làm biến mất các tổ chức quan trọng. Còn tất cả các nghiên cứu là đặt hàng của chính phủ và phí tổn của người nộp thuế, được thực hiện bởi các tổ chức NGO thân phương tây. Các anh ở Nga, đến thời Putin các luật lệ cũng được viết bởi cố vấn Washington. Khi đó tôi làm việc ở Moskva và vẫn nhớ rõ thời kỳ này. Đến bây giờ, các anh tuyên bố NGO là tay sai nước ngoài và có lẽ đã làm điều đúng đắn.

Đến năm 2013 Bulgaria đã mất 60% chỗ làm, trở thành hoang mạc và biến thành thuộc địa dưới sự cai quản chính trị của EU. Nước cộng hòa có cà chua tốt nhất thế giới thậm chí đã ngừng sản xuất cà chua!

Tang lễ mang vị cay đắng
Món salad nổi tiếng trong cửa hiệu hiện nay gồm cà chua “nhựa” của Thổ (hay Jordan), ớt từ Hà Lan và Macedonia, hành từ TQ và pho mát cừu từ Pháp. Thị trường địa phương chẳng còn cà chua Bul nữa, mà tràn ngập hàng Hà Lan. 80% rau quả là nhập khẩu.

- Các chính trị gia của chúng tôi được trọng vọng khi họ đến cắt băng khai trương mạng lưới cửa hàng ngoại, dạng "Bill", "Subway" hay "Karfur" – lãnh đạo phong trào quốc gia Krassimir Karakachanov nhăn nhở - Họ đung đưa cái gì đó khi phát biểu chào mừng về đầu tư, và chỗ làm ở đó. Nhưng độc quyền ngoại quốc không quan hệ với các nhà sản xuất địa phương. Phó mát cừu Đan Mạch rẻ hơn của Bulgaria. Tôi chẳng có gì để chống nhập khẩu pho mát cừu hay vang Pháp, nhưng trong cửa hàng Pháp, ví dụ, ngược lại cũng phải có vang Bul và pho mát Bul. Các cửa hàng nhỏ và mạng lưới lớn đã cướp bóc đất nước này đến 2 lần. Một, họ bòn rút tiền của người Bulgaria nghèo, và tiền này chảy sang phương tây, nơi chúng đi vào nền kinh tế khác. Hai, họ giết chết nông nghiệp địa phương, mà cùng với nó là công nghiệp phân bón và chế biến.

- Một con bò Pháp được trợ cấp bao nhiêu? 1000 euro mỗi năm – nhà báo Valery Naidyonov thở dài – Còn bò Bulgaria thì không. Tương tự, dù nhân công giá thấp, nhưng thiếu trợ cấp chúng tôi không thể cạnh tranh.

- Nhưng các anh có sản phẩm chất lượng tốt. Cà chua trồng ở vùng nắng ấm của Bulgaria chất lượng hơn loại tốt nhất của Hà Lan cả trăm lần – Tôi an ủi và tự nhiên hỏi: Liệu có buộc mạng lưới các cửa hàng phải mở cửa thị phần, cho 40–50% sản phẩm của Bulgaria?

- Anh nói cái gì? Không thể về mặt luật! Chúng tôi sẽ ngay lập tức bị trừng phạt từ EU và WTO. Tôi luôn muốn khóc khi đến thành phố của Bul Samokov, đó là trung tâm khoai tây của đất nước. Anh chưa được nếm loại khoai tốt nhất đâu! Bây giờ người ta mở siêu thị "Bill" ở đó, trên các quầy là… khoai tây Pháp! Không có hàng địa phương.

Đã chôn vùi ớt với khoai của Bulgaria, EU đang mưu sát sản phẩm thiêng liêng – rượu raki (đồ uống có cồn bất hợp pháp trong khu vực tư nhân), nhưng rồi họ im lặng. Rõ ràng là lạm dụng cảm xúc thậm chí nhút nhát của người Bulgaria đã không thành. Raki là sự cứu rỗi cho các linh hồn! Được nấu khắp Bulgaria. "Làng không rượu như không có nhà thờ" – một vị trí tuệ nổi tiếng nói.

Lừa dối Kozloduy
Bulgaria không chỉ bị trói đôi tay, cô “bạn gái” Xô Viết đã bị dồn đến chân tường, đã bị tước bỏ độc lập năng lượng. Trước khi vào EU, Bulgaria từng xuất khẩu điện sang Thổ, Hy lạp, Macedonia, Albania và thậm chí Italy – đó là nhờ nhà máy điện hạt nhân Kozloduy xây dựng bởi Liên Xô. Còn EU thì đã đặt ra điều kiện khắt khe: Bulgaria phải đóng cửa 4/6 tổ máy và cuối cùng dừng hẳn nhà máy Kozloduy.

Một hướng mà EU dự kiến là thay thế 16% nhu cầu truyền thống bằng "năng lượng xanh", điện gió và mặt trời.

- Bulgaria không phải là Sahara để làm trạm điện mặt trời, cũng không phải ở đảo biển Bắc để có gió thổi liên tục – cựu bộ trưởng năng lượng Rumen Ovcharov nói – do đó cần loại năng lượng cơ bản. Giá 1 mW "năng lượng xanh" vượt quá giá 1 mW điện nhà máy Kozloduy đến 10 lần, nhưng chúng tôi bị cấm bù giá.

Nhưng “năng lượng xanh” chưa là cái gì. Toàn bộ nền kinh tế Bulgaria đã bị cài mìn bằng các hợp đồng nô dịch dài hạn.

- Năm 2001, chính phủ của ông Ttg Ivan Kostov rất mong mỏi thể hiện định hướng phương tây hóa và vinh dự được bắt tay TT Mỹ - cựu bộ trưởng năng lượng Rumen Ovcharov mỉa mai nói – Và mọi thứ đã xảy ra như chuyện cổ tích. Kostov đã đến Mỹ và được phó TT Dick Cheney tiếp. Bỗng cánh cửa mở ra và George Bush đi vào. Các HĐ chưa từng có được ký sau cuộc gặp bất ngờ: Hai nhà máy nhiệt điện đã sang tên cho những công ty Mỹ không rõ, Maritsa-Vostok 1 và Maritsa East 3.

"Chúng tôi – vật tế thần của tan rã nhà nước"
- Thỏa thuận là khó khăn và quỷ quyệt. Nhà nước đã cam kết chuộc lại tất cả các nhà máy điện từ người Mỹ (!) trong vòng 15 năm với cái giá trên trời và vô điều kiện. Thậm chí người Mỹ đã lợi thế hơn khi đối đầu với các đối thủ năng lượng – dự án điện hạt nhân NPP Belene xây dựng từ thời LX không thể hoàn thành bằng bất cứ cách nào. Thự tế, các lò phản ứng đã sẵn sàng hoạt động, còn phía Nga Atomstroyexport đã hơn 1 lần dành cho Bulgaria các khoản thanh toán linh hoạt và dễ chịu – chỉ để hoàn thành nhà máy. Nhưng bất chấp thực tế cả số tiền lớn Bulgaria và Nga đã bỏ ra, Quốc hội Bulgaria vẫn quyết đóng cửa Belene và dìm toàn bộ ngành công nghiệp công nghệ cao trong cái chết kéo dài. Sau tất cả, cùng với việc đóng cửa Kozloduy và Belene, đội ngũ kỹ thuật hạt nhân chết theo. Ngay cả khi Atomstroyexport giận dữ và đe dọa kiện 1 tỷ euro, Quốc hội Bulgaria cũng không chịu thay đổi ý định.

- Chúng tôi đã từ chối hoàn thành dự án Belene chỉ vì áp lực của người Mỹ - nhà xã hội học Andrey Raychev khẳng định – Đó là 1 quyết định thuần túy địa chính trị liên quan đến quan hệ giữa Nga và Mỹ. Tất cả sách lược của Mỹ có thể gói gọn trong mẩu tiếu lâm: đến xem bọn trẻ hàng xóm làm cái gì và yêu cầu điều đó phải dừng lại. Cùng 1 logic như thế với người Mỹ: họ xem Nga làm cái gì và yêu cầu không được làm nữa. Mỹ tuyệt đối chẳng thèm đếm xỉa gì đến Bulgaria, điều chủ yếu đối với họ - là chặn bất cứ dự án nào của Nga. Còn Bulgaria – chỉ là nạn nhân của sự tan rã nhà nước. Số phận Belene là cùng chung với dự án Nga khác – tuyến đường ống gas Bourgas – Alexandroupoli, cũng như dự án South Stream. 

Tại sao Nga thua ở Balkans? 
- Theo 1 thăm dò xã hội, 70% dân Bulgarria là Russophobia (hội chứng ghét Nga), cùng với việc Nga thua trong cuộc đấu truyền thông và chính trị ở Bulgaria. Đó là nghịch lý! – nhà báo Yvo Christoff giải thích – Tại sao Nga nhường phần thắng cho phương tây? Đó là vì tư tưởng ngự trị trên truyền thông qua cái gọi là “think tank” địa phương (những bộ não được tin cậy, nhà máy ý tưởng) được cấp tiền từ Mỹ (và hiếm khi từ EU). Tất cả các tổ chức này viện dẫn lẫn nhau và cùng chung cái tên "dân chủ" – được nuôi để nghiên cứu dân chủ hay các chiến lược tự do hóa.

Chúng không bao giờ nói xấu định hướng Mỹ. Một mặt, đó là ngây thơ (mọi thứ rõ ràng là đến từ tiền của Mỹ), còn mặt khác, đó là 1 công nghệ đã được phát triển và có hiệu quả. Còn nếu Nga tuyên bố lợi ích của mình qua tổ chức nào đấy, thì bị coi là tự tuyên bố Russophobia. Có gì khác biệt? Ngay cả khi Nga và Bulgaria cùng chung lợi ích, thì xác định lợi ích này cũng bị coi là mất uy tín. Còn Mỹ đã chiếm đoạt cánh đồng dân chủ và gặt hái trên đó (họ sẽ, họ nói, không đấu tranh cho bản thân mà vì lợi ích chung).

Ví dụ, Bulgaria tham gia vào đường ống South Stream thì họ chẳng có gì để mất ngoài các khoản tiền lời và phần bánh được chia. Nhưng toàn bộ lợi ích của dự án lại được vẽ vời trên truyền thông như thể "dự án Nga ở Balkans" cho dù nó bao gồm nhiều nước EU khác như Đức, Pháp, Ý… Như thế, triển khai rất chậm chạp và vướng mắc. Hay nhà máy điện hạt nhân Belene, dân chúng bị biến thành nạn nhân của các mưu đồ thao túng chính trị, khi thậm chí là họ được nghe trên truyền thông rằng điện của nhà máy Belene sẽ rất đắt đỏ. Họ - là những động vật không còn não trong hình hài người.



- Và vì thế đất nước phải trả giá trên trời cho năng lượng từ các nhà máy của Mỹ? Tôi kêu lên.

- Đúng thế, dân chúng bị cầm tù trong chứng cuồng Russophobia. Mọi số học đã bị xóa bỏ và viết đè lên đó hàng chữ viết hoa "ĐỘC LẬP NĂNG LƯỢNG VỚI NGA". Đó là chuyện con ma ghê rợn của EU dành cho trẻ con. Còn giới bề trên Bulgaria bị tây hóa thì ăn bám vào nỗi sợ hãi phi lý đó.

Bulgaria ngày nay ra sao? Họ là con tốt thí trên bàn cờ, với vai trò tạm thời – chặn tất cả những gì liên quan đến Nga. Chúng tôi phải phục dịch lợi ích của kẻ khác, chúng tôi đầu độc mối quan hệ với Nga và chúng tôi đánh mất tiền trung chuyển dầu khí. Còn ông bạn Mỹ của chúng tôi thì vỗ vai nói: "Cừ lắm, chú nhóc! Đã có dân chủ rồi!" 

Một nhà văn châm biếm Bulgaria đã mô tả rất chính xác về dân chủ: "Đó không phải là quyền cho dân chúng. Đó là quyền của những tên độc tài!"

Bài của «Русская Весна»

Thêm:
NGHỀ BƯNG BÔ THỜI NAY! - P1
http://3t333.blogspot.com/2014/08/nghe-bung-bo-thoi-hung-thinh-p1.html

NGHỀ BƯNG BÔ THỜI NAY! - P2
http://3t333.blogspot.com/2014/08/nghe-bung-bo-thoi-hung-thinh-p2.html

Paul Krugman – giải Nobel cho một con lợn!
http://3t333.blogspot.com/2015/03/paul-krugman-giai-nobel-cho-mot-con-lon.html

Lừa đảo là lẽ sống của “nhà kinh tế!”
http://3t333.blogspot.com/2015/02/lua-ao-la-le-song-cua-nha-kinh-te.html

Dù thành nhà kinh tế nhưng gâu! gâu!…
http://3t333.blogspot.com/2015/02/du-thanh-nha-kinh-te-nhung-chi-gau-gau.html


Tại sao phương Tây ưa thích Russophobia?

Hay chút lịch sử tại sao họ căm ghét Nga!


Russophobia: bài, chống, ghét, căm, ám ảnh Nga - có từ lâu đời

Khi Napoleon tấn công Nga năm 1812, ông ta cho các mục sư, giáo sĩ, các viên thư lại trong đội quân theo chân vẽ các tờ rơi, áp phích, tranh biếm họa quảng bá nước Pháp văn minh, tự do dân chủ và bình quyền, còn Nga thô lỗ, vụng về và áp bức – để thu phục lòng dân trong các vùng chiếm đóng.

Còn khi bị Sa Hoàng phản công và giải phóng 1 loạt các nước châu Âu, đội quân này lại vẽ ra hình ảnh khác: con gấu Nga hoang dã, con quỉ dữ hung tợn, giết chóc tàn bạo – để dọa nạt dân chúng và kích động chống Nga.

Nhưng hồi đó chưa có hình ảnh gấu Nga hoang dã, họ thường lấy các hình ảnh con quái vật bạch tuộc, hay tên cướp biển hung dữ.

Tuy nhiên, Napoleon không phải là kẻ đầu tiên phát tán ý tưởng tuyên truyền bài Nga, chống Nga (hay còn gọi là Russophobia), mà thực sự ý tưởng này đã có từ rất lâu ở châu Âu và liên quan đến chiến tranh hay các cuộc xung đột với Nga. Ông ta chỉ vận dụng nó rất hiệu quả để chống Nga.



Nhà văn, nhà chính trị học Gi Mettan, tác giả cuốn sách “Russia - West: The Millennium War" (Nga-phương Tây: cuộc chiến tranh ngàn năm; Россия - Западтысячелетняя война) cho biết rằng châu Âu "biến Nga thành kẻ thù bằng hình ảnh giả tạo, để tạo ra sự đồng thuận giả tạo châu Âu". 

Ông Mettan đã quan tâm nghiên cứu lịch sử mối quan hệ giữa Nga và phương Tây trong 15 năm"Tôi thường thấy bực mình khi báo chí phương Tây nói về Nga và đưa tin về các sự kiện, liên quan đến mối quan hệ Nga và phương Tây. Còn khi cuộc khủng hoảng Ukraina nổ ra hồi tháng 2 năm 2014, các nhà báo đồng nghiệp của tôi đưa tin về sự kiện này với thiên hướng bài Nga có hệ thống, và tôi rất căm phẫn điều này. Chính điều này đã thúc giục tôi viết cuốn sách này.”

Ông Mettan tin chắc, những nhận định bài Nga là thường xuyên thấy phương Tây, EU và Mỹ. trong khi đó China, Japan và các quốc gia khác trên thế giới lại không có Russophobia. "Tôi cho rằng, đây là – 1 biến tướng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Tôi thấy, sự khác biệt không giải thích được điều này. Các nguyên cớ cho sự dối trá nằm thành kiến và báo chí, xuất hiện sau khi phân chia giữa Chính thống giáo và Thiên chúa giáo. Vì thế mà cuốn sách của tôi được gọi là "Cuộc chiến tranh ngàn năm". đây phương Tây, người ta cho rằng ly giáo đã xảy ra là do hành động của phương Đông, nhưng điều này hoàn toàn không đúng – đây là xuyên tạc lịch sử. Cùng với lý do này, là đứt gãy xuất hiện giữa các thiên kiến: đầu tiên là về thế giới Chính thống giáo, thế giới Hy Lạp, và sau đó, về Nga khi Constantinople sụp đ và Nga đã quyết định chấp nhận di sản Constantinople".

Cái gốc Russophobia ở châu Âu

Theo ông Mettan, câu chuyện này trải qua sự thù địch kiên định với những bức tranh Nga thế kỷ 18, khi Nga trở thành cường quốc châu Âu, Russophobia này chỉ được đẩy mạnh khi mở rộng thuộc địa châu Âu bắt đầu trong thế kỷ 18, để đương đầu với sự tồn tại quyền lực Nga. Chính khi đó ở Tây Âu xuất hiện kiểu Russophobia hiện đại, mà sau WW-2 ra đời ở Mỹ.

"Hiện nay, Russophobia đã hoàn toàn có nguồn gốc Mỹ, kể từ 1945, Mỹ đã nắm lấy ‘cây gậy tiếp sức Russophobia’. Russophobia Pháp nổi lên thế kỷ 18, cùng với Napoleon. Russophobia  Anh hiện hình suốt thế kỷ 19 – khi diễn ra cạnh tranh châu Á, đế quốc Anh muốn giữ nó đ làm vai chống Nga. Muộn hơn, cuối thế kỷ 19, khi ở Đức bắt đầu phát triển tư tưởng ​​Lebensraum, hay mở rộng không gian Đức sang phía Đông, Russophobia Đức xuất hiện. Nhưng sau cùng, năm 1945 phát xít bị đánh bại, Mỹ đã xoay ra chống Nga cũng như Anh đã làm sau thắng lợi hoàn toàn trước Napoleon năm 1815."

Như thế nghĩa là tuyên truyền bài NgaRussophobia đã không thay đổi từ thời xa xưa, ngày Napoleon cầm đầu nước Pháp và hơn 10 chư hầu tiến quân đánh Nga 1812. Đó là Nga chuyên quyền bạo ngược, và kẻ cầm đầu độc tài chuyên chế, chỉ muốn nô dịch nhân dân Nga và láng giềng. Putin là chế đ chuyên quyền trộm cắp, tham nhũng, gián điệp, sợ đồng tính. Stalin và Hitler đều là xâm lược, đe dọa diệt chủng dân lành vô tội yêu hòa bình châu Âu.

Nghị sự Russophobia còn có công dụng đ phương Tây bào chữa cho sự nô dịch của họ chống các nước láng giềng Nga, đ họ có lý do mở rộng NATO. Họ sẽ không kể, chính Nga là nước bị xâm lăng nhiều nhất châu Âu: Hiệp sĩ huynh đ dòng Teutonic thánh MariaJesusalem (Teutonic Knights) năm 1240, Ba Lan 1612 và 1919, Thụy Điển 1712, Pháp 1812, Anh 1853, Đức 1914 và 1941, Thổ và Ottoman liên miên vài thế kỷNhưng cũng chính Nga, trong vòng 3 thế kỷ gần đây, đã ít nhất 3 lần giải phóng châu Âu và trao trả độc lập tự do cho nhiều quốc gia: đánh bại Napoleon, đánh bại Ottoman, Hitler

Xung đột Ukraine, Russophobia lại được dùng làm nguyên cớ che đậy sự thật cướp bóc đất nước, chống lưng cho tân phát xít trỗi dậy của những kẻ tài phiệt đầu sỏ được phương Tây o bế. Tất cả là lỗi tại Nga.

Ở Mỹ, Russophobia vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Đầu tiên, nó có liên quan đến cuộc chiến chống CNCS, tuy nhiên, cho dù CNCS có không còn và Liên Xô đã giải tán năm 1991, Russophobia này 1 lần nữa lại bùng lên cuối 1990 – đầu 2000. Nó chứng tỏ 2 khía cạnh: về ý tưởng, nó là xương sống của cái gọi là "cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền", và về mặt địa chính trị - là vì người Mỹ hoàn toàn không chấp nhận các quốc gia thách thức địa vị bá quyền của họ.

Khi ông Bush coi Nga và 1 số quốc gia là "trục ma quỉ", ông Obama mô tả Nga như một mối đe dọa có thể "so sánh với virus Ebola và Nhà nước Hồi giáo",  cũng là đã viện đến ý tưởng Russophobia - bài Nga cổ đại.


Đồng nhất Âu giả tạo

Nhà văn, chủ tịch Câu lạc bộ báo chí Thụy Sĩ Guy Mettan tin là EU, không giống Nga, không có “định hình đồng nhất”.

Ông Mettan nhấn mạnh: "Điều này có nghĩa EU là 1 cấu trúc phức tạp, đòi hỏi nhiều công tác hệ trọng, có rất lắm vấn đ, thường xảy ra các bước đi theo chiều hướng thụt lùi – đặc biệt là hiện này, cũng như gần 15 năm qua khi các nước đông Âu gia nhập vào EU. Nhưng đồng thời EU lại không có đặc điểm riêng của mình. Khi EU mở rộng về phía Đông, bao gồm các thành viên mới, Ba Lan, Romania và các nước Baltic, có nghĩa là những nước một thời từng gắn kết với Nga Xô Viết, mong muốn tạo ra sự đồng nhất của mình với EU. Nhưng đ tạo ra điều đó lại không hề dễ dàng, thậm chí rất khó khăn vậy thì hãy tạo ra đồng nhất này 1 cách dễ dàng nhất là nghĩ ra kẻ thù, đối thủ cho mình. Đó là điều tôi viết trong sách.

Đối với các thành viên EU mới, Nga đóng vai kẻ thù tư tưởng, 1 hình nhân như thật, 1 bóng ma để giúp họ gắn kết với EU. Vả lại, với nhãn hiệu Nga như kẻ thù địch với các quốc gia EU, mà dĩ nhiên không hề tồn tại, các nước này có được sự ủng hộ từ phía các hãng dầu mỏ và lobby vũ khí Mỹ.  Trong sách tôi đã chứng tỏ rằng Nga, trên thực tế, đã bị biến thành kẻ thù bằng hình ảnh giả tạo để tạo ra sự đồng thuận châu Âu giả tạo như vậy."


Ông Mettan lấy làm ngạc nhiên khi giới báo chí lại đón nhận cuốn sách rất nhiệt tình – các nhà phê bình nhìn chung có nhận xét tốt về nó, các ý kiến của khán giả cũng rất tích cực.

"Tôi hài lòng. Nói thành thực là tôi cũng có 1 số lo ngại, nhưng hóa ra là bằng thừa, bởi như tôi thấy, khán giả đã mệt mỏi với giọng điệu hoàn toàn định kiến, mà theo nó hầu hết truyền thông phương Tây đưa tin về các sự kiện liên quan đến Nga, họ muốn tìm những nhìn nhận khác.” Ông Mettan kết luận.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...