Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo đức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo đức. Hiển thị tất cả bài đăng

Hai nhánh rẽ của nền văn minh nhân loại - TT. Thích Chân Quang

Thời Thổ Tả xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả một bài nói chuyện rất hay về lịch sử văn minh nhân loại của người cháu nội Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thượng Toạ Thích Chân Quang:


Nếu chỉ có đời sống vật chất, thì con người bằng ngang với các loài thú khác (*)

Nếu chỉ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận các giống loài khác (*)

[…] Con người có 3 điều trong cuộc sống này:
- Thứ nhất là đời sống vật chất.
- Thứ hai là đời sống tinh thần.
- Thứ ba là đời sống tâm linh.

Đời sống vật chất: Ta cần ăn, mặc, ở, cần không khí để hít thở, đó là nhu cầu cơ bản về vật chất. Rồi sau này khi cuộc sống ngày càng phát triển thì ta cần thêm nhiều thứ khác, thêm giày dép, thêm điện thoại, thêm xe hơi… Tất cả đều là vật chất phục vụ cho đời sống.

Đời sống tinh thần: Đó là kiến thức, quan điểm sống, đạo đức sống, những hiểu biết, những tương quan, tình thân ái giữa người và người …


Đời sống tinh thần rất quan trọng. Sở dĩ ta được làm người là do có một đời sống tinh thần phong phú. Bởi nếu chủ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận của các giống loài khác. Ví như trong cuộc sống, người nào chỉ quan tâm đến nhu cầu hưởng thụ vật chất là ăn, uống, mặc, ở thì con người đó vẫn còn tương đương với loài thú, mặc dù có tiến bộ hơn một chút là tiện nghi cao cấp hơn mà thôi. Ta xây nhà thì thú chỉ đào hang, làm tổ; ta ăn thức ăn được nấu chín, còn thú thì ăn sống; ta biết dệt vải may đồ để mặc, thú thì không mặc áo quần.

Loài người muốn vượt lên trên khỏi loài thú, mang đến một nền văn minh giá trị cao trong vũ trụ này thì con người cần có một đời sống tinh thần phong phú. Tinh thần bao gồm kiến thức và tình cảm.

Kiến thức có thể được định nghĩa nôm na là sự hiểu biết về một vấn đề, một hiện tượng nào đó (gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, kỹ năng…) có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Con người tuy nhỏ bé nhưng đã dần khám được cả vũ trụ bao la rộng lớn. Chúng ta biết ngôi sao này cách ngôi sao kia bao nhiêu nghìn năm ánh sáng, ngôi sao này quay quanh ngôi sao kia với vận tốc bao nhiêu vòng… Chỉ cần phân tích ánh sáng phát ra từ một hành tinh mà chúng ta biết được hành tinh đó có những loại vật chất gì. Đó là kiến thức, chính kiến thức cao siêu đó khiến con người cực kỳ có giá trị dù rằng nếu xét trên kích thước, con người không bằng hạt bụi trong vũ trụ bao la.

Còn tình cảm là sự rung động, là thái độ của con người trong mối tương quan đối với những sự vật, hiện tượng, với người khác và với chính bản thân. Trong sự tương quan với nhau, con người biết yêu thương, tử tế, tôn ti trật tự. Đối với cha mẹ biết hiếu kính, nuôi dưỡng, thờ phụng; đối với con cái biết yêu thương, răn dạy nghiêm khắc cho con nên người; đối với thầy giáo thì một lòng ân nghĩa không quên; đối với những người lãnh đạo có công với đất nước thì một lòng cũng trung thành, kính trọng; đối với những người lớn tuổi, đi trước thì dù cho ta có quyền cao chức trọng, ta vẫn luôn trân trọng, lễ phép. Tức là sự tương quan giữa người và người trong nền văn hoá, nhất là văn hoá của dân tộc Việt Nam ta thật sâu sắc, nền nã, đằm thắm, không thể thay thế.

Tuy nhiên, một số người Việt Nam có tư tưởng thần tượng văn hoá phương Tây, bởi vì đời sống vật chất và khoa học ở nhiều nước phương Tây quá phát triển. Nếu chỉ dừng lại ở việc yêu mến và chắt lọc những điều hay để học hỏi thì việc này không có gì phải bàn cãi. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ luôn cho rằng bên Tây phương cái gì cũng tốt, cái gì Tây phương làm đều là đúng. Họ tiếp cận với nền văn hoá nước ngoài chủ yếu là một chiều, thông qua sách báo, tranh ảnh, internet… Họ thấy xã hội phương Tây không có những văn hoá như Việt Nam nên vội vàng kết luận rằng văn hoá của Việt Nam là lạc hậu, là lỗi thờ. Họ cho rằng cách sống tự do, đề cao cái tôi và chú trọng tới sự hưởng thụ mới là văn minh tiến bộ. Họ không biết rằng, chính vì lối sống đó mà tinh thần người phương Tây đầy bất an, rất dễ bị stress, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi, không tự cân bằng được cuộc sống, các bệnh lý về tâm thần kinh xảy ra thường xuyên hơn.

Điều đó cho thấy mặc dù dư dả về vật chất nhưng phương Tây vẫn cần phải học phương Đông nhiều về chiều sâu trong cách đối xử giữa người với người. Tiếc rằng những tình cảm tốt đẹp hợp đạo lý của tổ tiên chúng ta chưa được quy định thành những công thức cụ thể cho các thế hệ con cháu ngày nay hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn, kế thừa và phát huy. Nên rất nhiều người đã mải mê đi du học nước ngoài mà quên mang theo những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để giới thiệu với bạn bè thế giới. Họ chưa ý thức được rằng còn rất nhiều điều quý giá tồn tại lâu đời ở đất nước Việt Nam này xứng đáng để thế giới phải hướng về học tập.

Thế hệ trẻ của Việt Nam cũng vậy. Có thể một lúc nào đó, chúng ta đã từng xao lãng với những giá trị truyền thống vì sớm được tiếp cận dễ dàng với rất nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhưng giờ đã đến lúc nhìn lại, dân tộc ta có Đạo Phật đồng hành bao nhiêu năm nay, giáo lý của Đạo Phật đã in sâu vào từng nếp sống, từng cách nghĩ, từng việc làm của cha ông chúng ta và cả thế giới này đang hướng về Đạo Phật để tìm hiểu và kính ngưỡng. Vì vậy, xin hãy trở về với cội nguồn văn hoá tâm linh của dân tộc. Để rồi kiến thức ấy, tình cảm ấy hợp thành một đời sống tinh thần ngày càng phong phú, khiến cho con người vượt lên, bỏ xa hẳn loài thú.

Trong đời sống tinh thần có một yếu tố rất quan trọng là đạo đức. Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người xung quanh được chuyển hoá, an vui và được nhiều lợi ích.

Người có đạo đức thường biết phân biệt giữa đúng sai, phải trái mà lựa chọn cách cư xử cho đàng hoàng, thích hợp.

Trên thế giới, xã hội nào cũng có luật pháp nhưng nếu trong đó con người sống thiếu đạo đức thì xã hội sẽ hỗn loạn dù cho pháp luật có cứng rắn đến đâu đi chăng nữa. Vì sao? Vì con người tạo ra luật pháp được thì con người cũng có cách để lách khỏi luật pháp đó. Thiếu đạo đức, một quan chức vẫn có thể tham nhũng, một người dân vẫn có thể hối lộ để đạt được mục đích của mình một cách không chính đáng. Cho nên, chỉ khi có đạo đức thì người làm quan sẽ thanh liêm, thượng tôn pháp luật, lo cho dân cho nước, còn người dân thì vừa biết lo bổn phận đối với gia đình mình, vừa biết lo cống hiến phụng sự cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.

Đạo đức cá nhân được xây dựng từ sự tự giác của mỗi người, không phải từ sự bắt buộc, cưỡng bách của luật pháp và quyền lực. Vậy làm sao để người ta có được đạo đức một cách tự nguyện? Chính luật Nhân Quả đã làm được điều kì diệu này. Khi tin chắc vào luật Nhân Quả, hiểu biết về đường đi của luật Nhân Quả, biết rằng gieo nhân nào gặt quả đó thì người ta biết chọn nhân để gieo, không dại khờ gì gieo nhân xấu xa ác độc để rồi phải chịu đau khổ. Con người sẽ sống biết kiềm chế lại trước những việc xấu ác, tích cực làm những việc thiện lành tốt đẹp để có được những quả lành. 

Nói như vậy không có nghĩa là ai tin nhân quả cũng là người tốt. Vì sao vậy? Bởi vì khi có chuyện bất như ý xảy ra, tham sân si trong lòng sẽ nổi lên khiến tâm trí con người trở nên mịt mờ, mất đi sự sáng suốt và rồi người ta vẫn làm điều sai trái, độc ác như thường. Cho nên, bên cạnh việc tin hiểu nhân quả, chúng ta còn cần phải đến chùa tu tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để diệt đi cái tham sân si vốn luôn có sẵn trong lòng mình […].

(*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:23:17:  https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=23m17s 

Tương ứng với trích đoạn từ trang 33 đến trang 43 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Bản chất thật sự của tình thương yêu - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

Tâm từ, hay thường được gọi chung là từ bi, là tình thương không điều kiện, không đòi hỏi phải được đáp trả trở lại.

Thật sự thì chữ bi có nghĩa là thương xót khi thấy chúng sinh đau khổ. Chỉ khi nào có thương yêu ai, ta mới thấy xót xa khi người đó đau khổ. Bi là dấu hiệu chứng minh có sự hiện hữu của từ nên chúng ta hay ghép chung thành từ bi. Nhưng nếu cẩn thận thì ta chỉ dùng chữ từ cho đúng bài bản chữ nghĩa.

Vì tâm từ là tình thương không điều kiện nên cũng không hạn cuộc nơi một số ít người mà luông có khuynh hướng trải rộng vô tận. Để hiểu rõ hơn về tâm từ, ta nên so sánh với tâm luyến ái của thế gian.

Tâm luyến ái cũng là tình thương yêu của chúng sinh này với chúng sinh kia, nhưng bắt buộc phải có một trong những điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, do duyên nghiệp ân nghĩa đời trước tạo thành. Chúng ta thương người nào vì trong kiếp trước ta có nợ có duyên với người đó. Ví dụ như giữa cha mẹ và con cái với nhau cũng là duyên nợ qua lại mới tạo thành. Trong đó, cha mẹ mắc nợ người con nào nhiều sẽ cảm thấy thương yêu người con đó hơn. Trong số những bạn bè huynh đệ mà ta gặp gỡ trong cuộc đời cũng vậy, không phải ai ta cũng có thiện cảm đều như nhau mà là người thì ta thương nhiều, người thì ta thương ít. Đó là vì duyên giữa mọi người với chúng ta không đồng.
Ân nghĩa đời trước sẽ tạo thành tình thương yêu đời này rất rõ rệt. Ví dụ như ta chịu ơn ai nhiều từ kiếp trước vì người đó đã ưu ái ta, giúp đỡ ta nhiều. Đời này gặp lại, tự nhiên ta thấy thương mến người đó một cách không giải thích được và cứ muốn giúp đỡ ân cần. Người kia thì thấy bình thản vì họ thi ân chứ không chịu ơn. Chúng ta chịu ơn thì cứ bị một tình cảm thúc đẩy trong tâm để phải muốn làm cho người đó vui. Cho nên ta thấy rằng tình cảm thế gian chỉ là hư ảo, chỉ là trung gian làm chất xúc tác để chúng sinh trả nợ lẫn nhau chứ không có thật. Tình thương yêu thế gian rất mong manh, nợ trả hết rồi thì thương yêu cũng hết. Khi thương nhau, ta cứ tưởng tình thương đó sẽ bền vững lâu dài, nhưng rồi “ thế rồi cuộc đời là, những cuộc tình chia xa, đi lạc vào những phía không đường về…”

Tình thương yêu nam nữ là đại biểu mãnh liệt nhất cho loại tình thương thế gian này. Tình yêu nam nữ là mãnh liệt nhất nên cũng ích kỷ nhất. Trước hết khi yêu, ai cũng nghĩ rằng tình yêu đem lại cho ta hạnh phúc vì cảm xúc của tình yêu rất cháy bỏng. Xưa nay không biết bao nhiêu thơ, văn, nhạc, tranh, tượng ca ngợi tình yêu. Tình yêu nam nữ và sáng tác nghệ thuật gần như bất khả phân ly vì những cảm xúc tình yêu giúp nghệ sĩ cảm hứng để sáng tác. Nhưng đến khi tình yêu tan vỡ thì người ta mới biết đó là đau khổ nhất. Vì sao, bởi vì bản chất của tình yêu là ích kỷ nhất nên nó cũng gây ra đau khổ nhất.

Triết gia Schopenhauer nói: “Chỉ có những triết gia mới có thể sống hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng tiếc rằng một triết gia thật sự thì không chịu lấy vợ.”

Cuộc sống gia đình rất phức tạp, vợ chồng đòi hỏi sự săn sóc ân cần từng li từng tí. Yêu cầu của tình yêu rất cao nên hầu hết không ai đáp ứng được đầy đủ. Chỉ có những người rất thông minh và rất đạo đức mới đáp ứng nỗi. Người vừa thông minh vừa đạo đức đó, Schopenhauer gọi là triết gia.

Người ta gặp nhau rồi có tình cảm với nhau, rồi thích nhau gì đó chứ không thật là có tình yêu. Tình yêu thật sự rất mạnh và đòi hỏi sự ứng xử khéo léo để được bền vững lâu dài, để kềm chế sự ích kỷ của mình lại. Sự ích kỷ trong tình yêu rất dữ dội mà bộc lộ rõ nhất là sự ghen tuông. Khi ghen tuông, người ta có thể đánh, giết, tạt acid… đủ màn ác độc. Vì ích kỷ nên người ta cũng đòi hỏi lẫn nhau, trói buộc lẫn nhau, ghen tuông với nhau, hành hạ lẫn nhau.

Để sống êm ấm hạnh phúc trong gia đình phải là những triết gia thông minh và đạo đức. Nhưng như Schopenhauer nói, triết gia thì không chịu lấy vợ. Đa phần người ta sống không hạnh phúc trong hôn nhân. Trong một cuộc thăm dò ý kiến, nhiều cụ già đã lắc đầu ngao ngán về cuộc sống hôn nhân đã qua của mình. Tình yêu quả thật là một cái gì hư ảo mong manh!.

So sánh Đạo đức và Pháp luật - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

a) Ở mức độ cạn:

Ở mức độ cạn thì Đạo đức cao hơn Giới luật. Vì sao?

Bởi vì Đạo đức là cái tốt ở trong tâm, trong khi Giới luật chỉ là sự ngăn cấm bên ngoài. Giới luật ngăn cấm những sai lầm ở hành vi và lời nói, như cấm giết hại, cấm trọm cắp, cấm nói dối vân vân… còn Đạo đức giữ gìn tâm ta thoát khỏi sự độc ác, sự tham lam, sự gian trá…

Có những trường hợp hành vi bên ngoài là phạm giới nhưng nội tâm bên trong là có đạo đức. Một người sư đệ đã lấy đôi dép đẹp của người sư huynh, mà không hỏi xin phép, để đem cho một người nghèo, vì biết rằng người sư huynh của mình tâm rất tốt. Hành vi lấy không hỏi xin là vi phạm giới luật, nhưng động cơ là giúp người nghèo, và cũng biết chắc sư huynh mình sẽ hoan hỷ, nên được xem là phù hợp với đạo đức.

Một câu chuyện nổi tiếng trong Góp nhặt cát đá ,” có hai sư huynh sư đệ cùng đi trên một con đường sình lầy. Có lẽ hai vị quần áo cũng lam lũ nên để như vậy mà lội sình luôn. Đến một đoạn, chợt hai vị thấy một cô gái mặc kimono có vẻ quý tộc đứng loay hoay bên đường không dám băng qua vì sợ lấm y phục. Lúc đó trên đường cũng không có ai khác có thể giúp cô gái. Người sư đệ bước lại bảo:

- Này cô bé, để ta giúp cho.

Rồi ông bế cao cô gái lên, đưa qua bên kia lề đường, đặt xuống, sau đó tiếp tục đi với sư huynh mình. Thế là người sư huynh làm mặt ngầu, lầm lì không thèm nói chuyện nữa. Sư đệ có hỏi gì cũng không thèm đáp. Đến một khá lâu cũng gần về đến chùa, sư huynh mới trách:

- Chúng ta là tu sĩ không được phép đụng chạm đến phụ nữ, tại sao sư đệ làm như thế?

- Ha ha, em đã bỏ cô ta lại đó rồi, sư huynh còn mang tới đây sao !”

Nghe câu chuyện trên ta thấy người sư đệ đã khá tự tại, dù chạm người nữ mà tâm không dính. Xét về giới luật thì đã phạm, nhưng xét về Đạo đức thì không sao vì đó là việc làm vị tha giúp người với tâm vô nhiễm. Chúng ta vẫn khâm phục người sư đệ mỗi khi nghe kể câu chuyện trên. (Tuy nhiên dù có khâm phục, tu sĩ cũng không nên bắt chướt đi ngoài đường kiếm phụ nữ để bồng qua đường.)

Vì sao không nên gộp Tết Ta vào Tết Tây và Ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam (*)


[…] Người ta đặt ngày 1-6 là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi, để các cơ quan, đoàn thể và gia đình nhắc nhau biết chăm sóc, dạy dỗ thiếu nhi. Vì có những nơi mà thiếu nhi sống mà không có tuổi thơ, không được học hành, chẳng được yêu thương, phải lao động vất vả. Nên có ngày Thiếu Nhi để nhắc nhở mọi người quan tâm thiếu nhi, vì thiếu nhi là tương lai của nhân loại. Rồi lại có ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3 bởi vì phụ nữ vốn chân yếu tay mềm, đa phần là vậy, phụ nữ yếu sức hơn đàn ông nên dễ bị bắt nạt, ức hiếp, ngược đãi bằng luật rừng, và ở những xứ đàn ông dâm dục nhiều thì phụ nữ dễ bị cưỡng hiếp. Vì vậy nên thế giới lập ra ngày Phụ Nữ để vinh danh giá trị người phụ nữ và để nhắc người đàn ông phải biết bảo vệ, yêu thương những người phụ nữ bên cạnh mình. Rồi có ngày 1-5 là ngày Quốc Tế Lao Động, bởi vì thân phận người lao động cực khổ quá. Số phận của họ, cuộc đời của họ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là quyết định bởi người chủ. Vì để nhắc cho thế giới biết thân phận cũng như sự đóng góp của người lao động nên người ta lập ra ngày Quốc Tế Lao Động 1-5.


 Vậy, đố chư tôn đức, đố quý Phật tử, người ta lập ra ngày Tết để làm gì? Ngày Tết ở đâu ra? Ngày Tết được cho là ngày bắt đầu của một năm mới. Tại sao ngày bắt đầu của một năm mới lại quan trọng đến như vậy? Chúng ta có 2 ngày bắt đầu năm mới khác nhau. Một ngày của dương lịch. Một ngày của âm lịch. Cùng là ngày 1-1, nhưng hai ngày đó thường chênh lệch nhau khoảng từ 1 tháng đến gần 2 tháng. Vậy, ngày đầu năm của dương lịch với ngày đầu năm của âm lịch, ngày nào mới thật sự đúng là ngày đầu năm? Những người yêu văn hoá phương Tây thì cho rằng ngày 1-1 của dương lịch mới là ngày đầu năm. Sự thật điều đó là sai. Sự thật là, xét theo thời tiết, thì ngày 1-1 của dương lịch vẫn còn nằm trong mùa đông. Chỉ có ngày 1-1 của âm lịch mới chính xác nằm trong mùa xuân. Vì vậy, người Đông Phương làm lịch chọn ngày 1-1 làm ngày đầu năm đúng vào thời điểm bắt đầu của mùa xuân, đã văn minh hơn người Tây Phương. Chúng ta xem dự báo thời tiết vào mùa xuân sẽ thấy đến tháng 2 của dương lịch mới bắt đầu mùa xuân, tức là tháng Giêng của âm lịch. Cho nên, để từ giã mùa đông lạnh lẽo, u ám, buồn bã, bước vào thời điểm nắng ấm bắt đầu ửng lên, tuyết dần dần tan, mầm chồi bắt đầu vươn dậy, những nụ hoa từ từ hé mở thì chính xác chỉ là ngày đầu năm của âm lịch.

Nên vì vậy, ta cố gắng duy trì ngày Tết truyền thống theo âm lịch này vì nó vừa hợp với lòng người biết yêu quý bản sắc văn hoá dân tộc, vừa chính xác phù hợp với sự chuyển dịch luân phiên giao mùa của thời tiết. Có một số người cứ kêu “thôi ăn Tết theo dương lịch cho giống với thế giới”. Tại sao, mắc gì phải giống với thế giới, trong khi âm lịch của Đông Phương mới chính xác hơn, chứ không phải là dương lịch? Nên đúng ra là Mỹ, Pháp, Âu Châu … phải ăn Tết theo lịch Việt Nam mới là đúng. Chứ mình không cần ăn Tết theo họ. Nên hôm nay chúng ta ở đây để chúng ta đón giao thừa, cùng với cả nước, chuẩn bị ngày mai bước vào những ngày Tết đầu năm, thì ta là những người văn minh hơn một nửa bên kia bán cầu của thế giới. [tiếng Phật tử vỗ tay vang dội].

Tâm thư gửi bộ trưởng Trương Minh Tuấn

          Kính gửi bác Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT).


          Kính thưa bác.      
Con là một đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, năm nay con 20 tuổi.
Hôm nay, con tình cờ xem được một số trang của hai quyển truyện xuất bản tại Việt Nam là “Game Of Thrones - Trò chơi vương quyền” và “A Chivalry of the Failed Knight - Sử thi về một hiệp sĩ lưu ban”. Con xin phép dẫn lại một số trích đoạn ạ và hình ảnh ạ:
 “ … “Có thích không” cô thì thào hỏi khi hướng dẫn cậu cho dương vật vào bên trong cô. Chỗ đó của cô ướt sũng, và cô không còn là trinh nữ nữa, điều đó rất rõ, nhưng Jon không quan tâm. Lời thề của cậu, sự trong sạch của cậu, tất cả không còn quan trọng nữa, quan trọng bây giờ là hơi nóng của cô, là cái miệng đang ngấu nghiến, là ngón tay đang vê đầu vú cậu …” (Trò chơi vương quyền)

 “        … “Wow! Dữ dội! Công chúa thoát y!”
          “Ý tưởng tuyệt vời! Đại ca Bisho muôn năm!”
          “Cởi mau, cởi mau! Há há há!”
          Phải phơi bày da thịt trước quân cục súc, cảm giác nhục nhã nhuộm đỏ gò má Stella. Cô cởi bỏ từng lớp, từng lớp y phục trên người.” (Sử thi về một hiệp sĩ lưu ban)


Kính thưa bác.
Con nghĩ rằng những nội dung như trên là văn hoá phẩm đồi truỵ. Văn hoá phẩm đồi truỵ kích động lối sống tự do tình dục: quan hệ tình dục nhiều, trước hôn nhân, ngoài hôn nhân, khiến người con gái không giữ được trinh trắng trước cuộc hôn nhân chính thức, người con trai thì sống thử vô trách nhiệm (được phát bao cao su miễn phí mà). Sự dễ dãi với tình dục lúc tuổi trẻ của người con trai, con gái cùng đối tượng khác khiến lòng kính trọng lẫn nhau giữa hai người khi thành vợ thành chồng không bao giờ là trọn vẹn, sẽ luôn sứt mẻ, âm ỉ nghi kị về lòng chung thuỷ, ghen tuông và xem thường. Lòng “tương kính như tân”, tức “kính trọng lẫn nhau như ngày đầu” của hai vợ chồng là nền tảng của gia đình bền vững. Gia đình bền vững là nền tảng của văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc. Mà văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc là cội nguồn quyết định sự tồn vong, thịnh suy của đất nước.
Kính thưa bác.
Khoản 1 điều 60 của Hiến pháp ghi rõ “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Điều 253 Bộ Luật hình sự quy định “Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Xuất bản văn hoá phẩm đồi truỵ nhằm kích động lối sống tự do tình dục chẳng những là hành vi vi phạm khoản 1 điều 60 của Hiến pháp và điều 253 của Bộ Luật hình sự mà còn tàn phá văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc; đánh vỡ sự bền vững của hàng triệu gia đình; huỷ diệt tâm hồn của hàng chục triệu trẻ em, học sinh – sinh viên; và đe doạ nghiêm trọng sự tồn vong của đất nước, của chế độ.
Con tin bác sẽ nhân danh lòng yêu nước và tinh thần thượng tôn Hiến pháp – Pháp luật để có biện pháp đủ cứng rắn nhằm bảo vệ văn hoá – linh hồn của dân tộc ạ.
Thanh thiếu niên chúng con đã quá thừa những thông tin kích dục trên mạng internet. Từng ấn phẩm truyện, truyện tranh, từng bộ phim kích dục được xuất bản, công chiếu công khai một cách hợp pháp sẽ là những giọt thông tin kích dục nhỏ vào ly tâm hồn vốn đã đầy ắp những điều đó của chúng con. Mỗi một giọt nước tràn li có thể sẽ khiến xã hội có thêm hàng trăm bào thai bị nạo phá; hàng nghìn ánh mắt trong veo của trẻ thơ bị vẩn đục, nhàu nát bởi sự quấy rối, xâm hại, bạo hành. Một người anh của con đang du học ở Mỹ có tâm sự rằng: “Ở bên này, các sinh viên trước khi vào học phải được huấn luyện một khoá học về tính dục: nhận dạng thế nào là quấy rối tình dục, thế nào là hiếp dâm… và chỉ dẫn cái phương pháp để tự bảo vệ chính mình, bảo vệ bạn bè mình. Đồng thời nhận biết các dấu hiệu của “tội phạm tính dục” để kịp thời báo cáo, phòng tránh cho mình và người khác”. Con tin rằng thế hệ trẻ chúng con không chỉ cần các thông tin, khoá học như thế, mà chúng con còn cần những thông tin, khoá học về: tác hại của tình dục bừa bãi, lợi ích của việc làm chủ bản thân và phương pháp hoá giải đòi hỏi sinh lý của cơ thể khi chúng con muốn tập trung vào việc học, công việc hay khi chúng con ở gần người yêu để không có những cử chỉ, hành vi vượt ngoài giới hạn. Nhờ như vậy, chúng con có thể trở nên vững vàng, bản lĩnh, hơn trong việc làm chủ bản thân. Khả năng đó sẽ giúp chúng con tăng trưởng sức chịu đựng và lòng kính trọng với người yêu, người bạn đời của mình để đạt được hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, gia đình. Đó mới là điều chúng con cần, mà con nghĩ, Bộ TT-TT nên ủng hộ những thông tin như thế, chứ không phải là cấp phép thêm cho những “giọt nước tràn li” ạ.
Con kính chúc bác một năm Kỷ Dậu nhiều sức khoẻ, phước lành và an lạc ạ.
Con xin chờ đợi hồi âm của bác ạ. Năm hết Tết đến, nếu thanh thiếu niên chúng con nhận được từ bác những phong bao lì xì: một số quyết định thu hồi và xử phạt, thì chúng con sẽ vui xuân thêm phần lạc quan, vui vẻ, sung sướng biết là bao nhiêu ạ.
Con xin dừng bút.
Hồng Liên
Nguyễn Thị Hồng Liên

Xem thêm: Bí mật lịch sử - Karl Marx ủng hộ tự do tình dục: http://3t333.blogspot.ru/2016/12/vi-sao-nha-nuoc-viet-nam-cho-chieu-phim-18-o-rap-va-vtv.html

Đơn tố cáo hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật, vi phạm hiến pháp của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)

Quyền trẻ em (Child Rights) và Tự do tình dục (Sexual Liberation) là hai công cụ mà Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism) sử dụng để thống trị loài người về văn hoá

Đạo Đức là gì? - Cháu ruột Bác Hồ, Thượng Toạ Thích Chân Quang

Đạo Đức là gì?

- Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.
Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.

Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.

Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.

Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nỗi bật của mình.

Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng tâm lý đạo đức ở những bài sau.

Nguồn:

CHỦ NGHĨA TỰ DO LÀ LẦM LỖI, LÀ MÊ TÍN CỦA LOÀI NGƯỜI - Cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Thượng Toạ Thích Chân Quang

CHỦ NGHĨA TỰ DO LÀ LẦM LỖI, LÀ MÊ TÍN CỦA LOÀI NGƯỜI - Cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Thượng Toạ Thích Chân Quang, trích từ bài giảng "Xuân bất tận", sau đây là phần trích lược nội dung: https://youtu.be/pRu1Y0K9dQg?t=52m15s (Thời điểm: 00:52:15).

[...] Những đứa trẻ hiếu động luôn thích đông đúc, náo nhiệt. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ đều thích rủ rê, lôi kéo nhau chung vui. Và đó chính là mầm mống cho những lầm lỗi của tuổi trẻ mà thoát ngoài sự kiểm soát của cha mẹ, gia đình. Đối với trẻ, gia đình chỉ có cha và mẹ, vài người anh chị, nên không vui không đã bằng tụ tập một đám bè bạn năm bảy đứa, mưới mấy hai chục đứa chơi vui. Nên vì vậy, những đứa trẻ không được giáo dục kĩ, không biết tự kiềm chế, vẫn thích ra ngoài chơi với bạn bè hơn là ở nhà hưởng sự hạnh phúc êm đềm, ấm cúng của gia đình. Tâm lý này khiến trẻ dễ bị kích động, lôi kéo vào tội lỗi.

Đây là chỗ mà các nhà khoa học chưa đặt vấn đề dù nó rất quan trọng để nghiên cứu, lát nữa Thầy sẽ tiếp tục kết tội sự hạn chế của kiến thức khoa học ngày nay làm cho thế giới băng hoại, không biết ngày nào họ mới tỉnh ra điều này. 

[...] Sự hiếu động, hoạt động cần cho trẻ phát triển cơ thể. Cây mà không có gió thổi cây cũng sẽ chậm lớn. Gió thổi làm cây lung lay làm cây phát triển. Thiên nhiên tạo ra sự tương quan lẫn nhau giữa mọi sinh thể có mặt trong vũ trụ, hành tinh. Nếu cây đứng yên một chỗ thì cây sẽ chậm phát triển vì những vi mạch li ti dẫn nước và chất dinh dưỡng từ rễ lên không được hanh thông, dễ bị nghẹt. Khi gió thổi lung lay, vi mạch được thông, nước và dưỡng chất được đưa lên cành lá, cây sẽ phát triển tốt. [...] Khi trẻ đến tuổi dậy thì, chương trình của ADN quy định sự hiếu động thì ta phải đưa vào não trẻ sự giáo dục tự kiềm chế, để cân bằng lại tâm hồn cho trẻ. Nếu ta không làm được điều này, thì xu hướng hiếu động sẽ thắng thế, trẻ dễ rơi vào tội lỗi và bộ não của trẻ khi đến tuổi 40, 50 trở nên lú lẩn rất nhanh.

Cho nên việc giáo dục tính điềm đạm, tự kiềm chế, tính kỷ luật của trẻ khi trẻ vừa bước vào tuổi dậy thì là rất quan trọng nhưng mà các nhà giáo dục học, các nhà xã hội học, các nhà khoa học chưa thấy điều này. Thế giới chưa thấy điều này. Nên vẫn tiếp tục xô đẩy lớp trẻ đi vào những trò vui cuồng nhiệt và nguy hiểm.

[...] Những niềm vui đến từ đạo đức, lòng vị tha, việc làm từ thiện thì bình an và không làm phát sinh nhàm chán.Những niềm vui từ sự hiếu động khi kéo dài sẽ tạo nên cảm giác mệt mỏi, nhàm chán. Và người ta lại đi tìm cảm giác khác, mạnh hơn, vui hơn, chỗ tột cùng của cảm giác phấn khích đó là ma tuý và tính dục. [...] 

[...] Sở dĩ thế giới này bất an, đau khổ và loạn lạc vì loài người chủ trương tự do quá đáng, cho đó là chân lý. Loài người lật đổ chế độ quân chủ, đặt ra chế độ gọi là tự do, dân chủ. Trong chế độ mới đó con người được quyền tự do rộng rãi, muốn làm gì đó thì làm. ĐÂY LÀ SAI LẦM CỦA THẾ KỶ, CỦA THIÊN NIÊN KỶ. Cái quan niệm con người ta sống phải được tự do, muốn làm gì đó thì làm là MỘT TỘI LỖI LỚN CỦA NHÂN LOẠI. Mà sau này, có thể 5-6 thế kỷ sau, con cháu của chúng ta mới quay lại phê bình quan điểm mà ngày nay loài người đang tôn thờ. Ngày hôm nay ai đứng lên nói con người sống hãy đi tìm sự kỷ luật nề nếp, đừng đi tìm tự do, sẽ bị lên án kịch liệt. Nhưng chắc chắn sau này khi loài người ở nền văn minh cao hơn quay đầu nhìn lại sẽ thấy thế kỷ 19, 20, 21 với những quan niệm tự do chủ nghĩa này là những thế kỷ của lầm lỗi của sai lầm đi mãi từ sai lầm này đến sai lầm kia, con người ở thời đại thế kỷ 19, 20, 21 thật kém văn minh.

Vì sao vậy? VÌ TỰ DO CHỈ CÓ Ý NGHĨA, CHỈ CÓ GIÁ TRỊ, CHỈ ĐEM LẠI HẠNH PHÚC KHI MÀ CON NGƯỜI ĐỦ ĐẠO ĐỨC ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG CÁI TỰ DO ĐÓ. Còn khi con người CHƯA ĐỦ ĐẠO ĐỨC ĐỂ TỰ KIỀM CHẾ LẤY MÌNH, THÌ TỰ DO LÀ PHÁ HOẠI, LÀ ĐỔ VỠ, LÀ NGUY HIỂM. Vậy mà người ta khắp nơi vẫn kêu gào phải tự do, phải tự do!

Vì sao vậy? Vì các nhà khoa học, xã hội học chưa biết rõ hết về não bộ, về tinh thần, tâm hồn, tâm linh của con người. Nên không thấy hết sự nguy hiểm của chủ nghĩa tự do, của những trò vui cuồng nhiệt sẽ dẫn đến tội lỗi như thế nào. Không thấy được sự cần thiết của đời sống điềm đạm mang đến niềm an vui, hạnh phúc, và nó an toàn cho con người như thế nào.

Chính vì chưa biết hết về con người, về não bộ của con người, nên cứ đòi cho con người tự do. Chính các nhà khoa học cũng thú nhận họ chưa biết gì nhiều về não bộ. Chưa biết gì nhiều về não bộ tức là chưa biết gì nhiều về con người. Chưa biết gì nhiều về con người mà dám quyết định vội vã cho con người được tự do đầy đủ, quá trớn. Nên rõ ràng là họ đã có những kết luận, hành động dựa trên sự chưa biết rõ. Nói theo Đạo Phật, đó là vô minh. Còn nói cho đúng hơn thì đó là mê tín, mê tín là "tin theo và hành động theo một điều mà mình chưa biết rõ gì về nó hết". 

Bắc Ninh: TT. Thích Chân Quang thuyết giảng chủ đề “Giữ gìn sức khỏe cũng là đạo đức”.


Sáng ngày 30/10/2016, (nhằm ngày 30/09/năm Bính Thân), TT Thích Chân Quang – Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã đến thăm và thuyết Pháp tại chùa Nhân (thôn Ngọc Khám – xã Gia Đông – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh) về đề tài “GIỮ GÌN SỨC KHỎE CŨNG LÀ ĐẠO ĐỨC”. Bài Pháp thoại đã đưa ra các quan điểm khác nhau về sức khỏe để các phật tử hiểu rõ hơn về vấn đề này. Đồng thời, Người cũng chỉ rõ tầm quan trọng của sức khỏe đến đời sống cũng như việc tu hành của mỗi cá nhân. Từ đó, các phật tử biết xây dựng cho mình những phương pháp rèn luyện thích hợp để có đủ sức khỏe đi đến bờ giác ngộ.

Mở đầu bài Pháp, Người chỉ ra rằng chúng ta đang bị chi phối bởi 2 điều là hạnh phúc và khổ đau. Kinh Phật từng nói: “Sống làm sao đừng làm khổ mình, đừng làm khổ người khác”. Câu nói này chứa đựng rất nhiều điều. Có thể thấy ngay rằng nếu bản thân ta có chuyện buồn thì những người xung quanh ta cũng buồn theo. Nhiều lúc, ta nghĩ chuyện mình làm ra không ảnh hưởng đến người khác, nhưng thực sự nó lại không như vậy. Thế nên, cái khổ của chúng ta đều liên quan đến người khác. Ngược lại, cái khổ của người khác cũng liên quan đến ta.

Một trong những yếu tố làm khổ và chi phối ta rất nhiều là sức khỏe. Trạng thái khỏe mạnh cho ta một tinh thần thoải mái, sung sướng, hạnh phúc. Đồng thời nó thể hiện ta là một người có phước, muốn làm gì cũng được. Ngược lại, nếu không có sức khỏe thì lúc nào ta cũng cảm thấy chán trường, mệt mỏi, khó chịu. Cuộc sống của ta vì thế mà gặp nhiều bất tiện, muốn làm gì cũng khó khăn.

Thật vậy, người có sức khỏe làm việc sẽ đạt năng suất cao hơn người ốm yếu. Làm việc năng suất vừa mang lại thu nhập cao, vừa cống hiến được nhiều hơn cho đời khiến ta có phúc, sau này tài chánh sẽ dồi dào lên nhanh. Nghĩa là sức khỏe rất quan trọng. Có sức khỏe mới tạo ra phúc, có phúc đời sống mới khá giả lên được. Vậy nên, không có sức khỏe thì sẽ kém mọi bề. Lúc này, không chỉ khổ ta mà còn khổ lây người khác như kinh Phật đã nói. Hiểu được điều đó, chúng ta cố gắng giữ gìn sức khỏe. Việc này không chỉ vì ta mà còn vì mọi người xung quanh.

Trước đây, ta chỉ suy nghĩ hạn hẹp rằng giữ gìn sức khỏe là cho mình. Từ hôm nay, ta suy nghĩ rộng hơn là để không làm khổ mọi người; để có cơ hội cống hiến, giúp đỡ cho người khác nhiều hơn. Điều này thể hiện ta có tính vị tha, biết suy nghĩ và hành động vì lợi ích cộng đồng.

Hướng về các phật tử, Thượng tọa khẳng định đã tu theo Phật pháp thì phải thấy rằng: Sự có mặt của mình trên cuộc đời này là gánh trên lưng những trách nhiệm lớn. Cuộc sống của ta không phải cho ta nữa mà là cho người khác. Ngoài bổn phận tu tập tâm linh để được giải thoát giác ngộ, ta còn phải cống hiến những điều tốt đẹp, đạo đức, thánh thiện cho cuộc đời này.

Mục đích cuộc đời đặt ra thì nhiều lắm, nhưng là người biết đạo thì chúng ta xoáy vào hai mục tiêu chính đó. Nếu theo đuổi được nó, cuộc sống của ta sẽ thăng hoa, được lên cõi cao, không bị đọa, không đau khổ. Mà để thực hiện được 2 mục tiêu chính đó, ta phải có sức khỏe. Nghĩa là muốn tu, muốn lễ Phật, muốn tụng kinh hay thiền định thì phải có sức khỏe. Khỏe rồi thì ta mới tu, mới cống hiến cho cuộc đời được. Ngược lại, nếu sức khỏe không có, mình muốn lạy Phật cũng không lạy nổi, mặc dù lòng rất tha thiết, nên cũng là thiệt thòi cho ta.

Dịp này, Thượng tọa cũng phân tích về công đức lễ Phật với trọn lòng tôn kính là thế nào. Trong đó nhấn mạnh “Tôn kính Phật là công đức căn bản sinh ra mọi công đức khác, là tâm hạnh căn bản sinh ra mọi tâm hạnh khác. Là đệ tử Phật, nhất là người xuất gia, chúng ta cũng mong ước dựng lập nơi mình vô lượng tâm hạnh tốt đẹp để chính cuộc đời mình được an lạc và đủ tư cách để làm lợi ích cho chúng sanh. Nhưng vô lượng tâm hạnh đó không thể thành tựu nếu thiếu tâm hạnh ban đầu là tôn kính Phật.

Kết quả ban đầu dễ nhìn thấy từ hạnh tôn kính Phật là nhân cách chúng ta từ từ được nâng cao lên. Nếu ngày xưa chúng ta thô tháo, vụt chạc, vội vàng, nhìn vấn đề không sâu sắc… thì sau một thời gian lễ kính Phật, ta sẽ thấy mình điềm đạm chững chạc lại, trông có vẻ khả kính hơn. Và do công đức lễ kính Phật mà trong sâu thẳm, tâm ta có sức mạnh và có trí tuệ biểu lộ ra thành nhân cách khiến mọi người nể trọng. Cũng chính trí tuệ này giúp ta phát hiện ra lỗi lầm tiềm tàng của mình”. Nên có nhiều người cứ thích lễ Phật là vì vậy. Mà nếu không có sức khỏe ta không lễ Phật, không ngồi thiền được.

Với người phật tử, sự cống hiến quan trọng nhất cho cuộc đời là những điều tốt đẹp, đạo đức, thánh thiện, vì xã hội hiện nay có quá nhiều điều xấu xa, bạc ác. Một điều tốt đẹp được gieo vào cuộc đời sẽ giúp cho thế giới sáng lên, có phúc chung lên nhiều hơn và đạo đức cũng được tăng trưởng. Tuy nhiên, ngoài tự bản thân làm, ta còn phải biết khuyên nhủ, tạo điều kiện, giúp đỡ người khác để họ cũng tin vào nhân quả, biết làm nhiều điều thiện như mình. Vậy là ta đã đóng góp rất nhiều vào sự thánh thiện cho cuộc đời.


Xung quanh ta, rất nhiều người có sức khỏe từ bẩm sinh vì phước đời xưa mang lại. Vậy nhưng, họ không biết dùng sức khỏe ấy để tu, để làm phúc hay cống hiến những điều đạo đức cho đời. Họ lãng phí sức khỏe của mình để hưởng thụ những thú vui tầm thường, làm những việc vô bổ, sai trái. Họ không nhận ra rằng sức khỏe là một tài sản lớn, quý giá, cần được sử dụng hợp lí, đúng đắn, nếu không sẽ mang tội lớn. Tội lãng phí này lớn hơn các tội khác rất nhiều lần. Nhưng nếu biết dùng sức khỏe để tu tập thì phước báo tăng nhanh gấp bội.

Thể chất của người Việt Nam ta thua kém rất nhiều so với các nước khác dù ta đã có rất nhiều chiến thắng lịch sử lừng lẫy, oai hùng. Vậy nên, dù có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, con người, chính sách,… nước ta vẫn bị chậm lại so với nhiều nước khác. Để khắc phục điều này, chúng ta cần phải có cách rèn luyện phù hợp để nâng cao sức khỏe của bản thân. Đức Phật từng nói: “Không bệnh lợi tối thắng; Niết Bàn lạc tối thắng; Bát Chánh đường duy nhất; Đến bình an bất tử”.

Chúng ta thấy ngay câu đầu tiên, Đức Phật đã khẳng định: Sống giữa cuộc đời mà không mắc bệnh là một điều lợi lớn nhất. Chữ “nhất” này làm cho ta suy nghĩ. Giả sử ta có địa vị, tiền bạc, nhan sắc,… nhưng không có sức khỏe thì sẽ như thế nào? Dù suy nghĩ gì thì ta vẫn phải công nhận điều Đức Phật nói hoàn toàn đúng đắn. Cuộc sống sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nữa nếu ta không có sức khỏe.

Để có sức khỏe, Thượng tọa gợi mở có 4 phương pháp sau:

– Thứ nhất, ta tránh các nhân quả làm tổn hại đến sức khỏe như: Sát sinh; phá hoại môi trường; không quan tâm đến sức khỏe người khác; làm việc bậy và không dùng sức khỏe để làm gì cả. Đồng thời, tích cực bồi đắp những nhân quả mang lại sức khỏe cho ta. Những nhân quả này là: Hiến máu; phóng sinh; bắc cầu, làm đường; sống có đạo đức; trồng nhiều cây xanh; tôn trọng sự sống của chúng sinh; làm thầy thuốc; sống vui vẻ, nỗ lực rèn luyện và truyền cảm hứng cho những người xung quanh,…

– Thứ hai, có chế độ ăn uống và rèn luyện hợp lí. Khi ăn, ta hãy nghĩ đến cái dược tính thay vì cái ngon của món ăn. Nghĩa là ta phải ăn những thứ có lợi cho sức khỏe, kể cả món mình không thích, chứ đừng ăn bừa bãi. Thêm nữa, hạn chế ăn đạm động vật, từ bỏ được hẳn thì càng tốt. Như vậy, ta đã giảm được sự sát sinh.

– Thứ ba, ta phải biết cân đối đời sống của mình. Ngoài việc cân đối giờ giấc, ta cũng phải cân đối cả sức khỏe để có thể làm hết mọi việc trong một ngày mà vẫn vui vẻ, thoải mái. Mỗi việc ta làm đều phải khoa học, hợp lí chứ đừng tùy ý thái quá theo sở thích.

– Thứ tư, tích cực rèn luyện thể chất. Ta phải phân biệt luyện tập và lao động làm việc. Cả 2 đều là vận động cơ thể nhưng luyện tập mang lại cảm giác thích thú, còn làm việc lại khiến ta buồn chán. Để công việc được suôn sẻ, thoải mái, ta cứ coi như là mình đang luyện tập. Như thế, vừa thoát khỏi tâm lí bị ép buộc, vừa làm việc vui vẻ lại có sức khỏe.

Nói về sức khỏe, phương Tây và phương Đông lại đưa ra 2 quan niệm khác nhau. Theo phương Tây, sức khỏe con người là chỉ số về máu, nội tiết tố, cấu trúc, cân nặng,… Tây y dựa vào những chỉ số đó để đánh giá sức khỏe một con người. Vậy nên, khi đi khám ta thường phải làm các xét nghiệm liên quan đến những chỉ số đó.

Với phương Đông, sức khỏe là cấu trúc của một luồng khí lực vô hình. Họ coi cái vô hình này mới là nguồn gốc giữ gìn sức khỏe của một con người chứ không phải dựa trên những chỉ số như Tây y.

Hiện nay, Đông y đã chứng tỏ khái niệm khí lực vô hình bằng thực nghiệm, nhưng khoa học vẫn chưa tìm thấy, bên Tây y cũng làm ngơ, không lên tiếng. Một trong những kết luận của Đông y sau khi thực nghiệm là: “Toàn thân con người là một cấu trúc khí lực vô hình, được dệt bởi những đường kinh mạch và huyệt đạo. Huyệt đạo là những cái chốt. Nối từ huyệt này sang huyệt kia, là những đường kinh lạc dệt thành một cái lưới nơi con người giống như ta vẽ bản đồ 3D”.

Tức là hình dáng con người giống như cái lưới của khí, được đan thành từng ô và có những luồng chạy qua gọi là kinh hay lạc. Những cái chốt gọi là huyệt đạo. Trong hệ thống khí lực đó, lực chạy lên đầu thì não hư, sức khỏe kém. Ngược lại, lực lắng xuống dưới bụng thì sức khỏe ổn định. Vậy nên, các Võ sư đều dạy học trò minh đứng tấn để luyện chân cho kĩ, khi khí dồn xuống phía dưới thì được tụ lại ở đan điền, không vội chạy lên trên vì “Khí tụ đan điền thì vô bệnh”.

Tuy nhiên, nó chỉ làm ta bớt bệnh tật thôi chứ không hết hoàn toàn được. Khi nào, có cái nghiệp gì đó khiến ta không giữ được lực ở đan điền thì bệnh sẽ trở lại. Để khí tụ ở đan điền thì không thể thiếu thiền định và khí công. Khi ta ngồi bất động, buông lỏng toàn thân thì khí tự rút về đan điền. Đây là nguyên tắc.

Để làm rõ điều này, Người chia sẻ về cách luyện tập để làm xuất hiện tĩnh công của nội công. Tĩnh công làm cho nội lực xuất hiện, đẩy lùi những bệnh lặt vặt. Ngoài việc buông lỏng toàn thân, tập hít thở vào – ra thì những thế động công, thế tập cử động chân tay cũng hỗ trợ cho tĩnh công rất nhiều.

Cuối cùng, Thượng tọa dạy các phật tử thế nạp khí và thụt dầu. Người hy vọng các phật tử ai cũng siêng năng luyện tập để tạo cho mình một thói quen, vừa nâng cao sức khỏe của bản thân, vừa có thể hướng dẫn, giúp đỡ mọi người xung quanh cùng tập.

Bài Pháp thoại kết thúc trong trong sự luyện tập chăm chú, hăng say của các phật tử, nhất là giới trẻ. Đây chính là cách học đi đôi với hành, giúp mọi người hiểu nhanh và nhớ lâu. Nhờ những ví dụ thực tế kết hợp với việc luyện tập tại chỗ, mọi người đã nắm rõ hơn những vấn đề liên quan đến sức khỏe. Đồng thời, có phương pháp rèn luyện riêng, phù hợp với thể chất và điều kiện của bản thân.

Bên cạnh đó, bài Pháp cũng nhắc nhở mọi người phải biết trân trọng sức khỏe mình đang có. Đừng khờ dại, lãng phí nó vào những trò vui vô bổ để rồi phải trả những cái giá đắt về sau. Mỗi người hãy tự biết gìn giữ và nâng cao sức khỏe của mình để cùng nhau xây dựng một xã hội khỏe mạnh, làm bàn đạp vững chắc cho đất nước đi lên, sánh vai với các cường quốc trên thế giới./.


Tuệ Đăng

NÓI CHUYỆN VỚI SINH VIÊN VÀ CÁN BỘ VIỆT NAM ĐANG HỌC TẬP VÀ CÔNG TÁC Ở MÁTXCƠVA

Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô là một Đại hội có ý nghĩa vĩ đại: Đại hội của những người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đại hội có ý nghĩa to lớn không những đối với Liên Xô mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phe xã hội chủ nghĩa, đối với nhân dân lao động thế giới. Các cô, các chú, các cháu đã theo dõi công việc của Đại hội, Bác không cần nói nhiều, Bác chỉ nói một điều là trong cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô có một đoạn nói đại ý rằng: muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải có những con người cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là phải có những người có đạo đức cộng sản. Nước ta cũng áp dụng đúng tinh thần như thế: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đạo đức xã hội chủ nghĩa không phải ở đâu cũng biểu hiện giống nhau. Ở nước ta, đạo đức xã hội chủ nghĩa là cần kiệm xây dựng nước nhà. Mọi người thi đua học tập theo cách xã hội chủ nghĩa, lao động theo xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Các cô, các chú, các cháu ở đây thì thi đua học tập để về nước phục vụ việc xây dựng nước nhà.

Nói ngày 29-10-1961.
Theo tường thuật của
báo Nhân dân, số 2781,
ngày 2-11-1961.

Karl Marx và Friedrich Engels có phủ nhận Đạo đức hay không?

"Коммунисты вообще не проповедуют никакой морали... Они не предъявляют людям морального требования: любите друг друга, не будь­те эгоистами и т. д.; они, наоборот, отлично знают, что как эгоизм, так и самоотверженность есть при определенных обстоятельствах необ­ходимая форма самоутверждения индивидов."

К.Маркс и Ф.Энгельс

Nguồn: Sách của Angel viết về Mác có tên là "Mác thần thánh"
và Mác toàn tập (có thể đã bị lược bỏ trong bản tiếng Anh, tiếng Việt) nhưng còn trong toàn tập tiếng Nga, tập 3, trang 236.

"Мораль - это "бессилие в действии". Всякий раз, как только она вступает в борьбу с каким-либо пороком, она терпит поражение."

К.Маркс

Nguồn: Có ở nhiều nguồn, một nguồn trong số đố là sách sưu tầm các châm ngôn của các vĩ nhân, tác giả Eremishin xuất bản năm 2006.

Thời Thổ Tả tạm dịch:

"Những người Cộng sản nhìn chung không cổ xúy bất cứ đạo đức nào... Họ không đòi hỏi mọi người phải có những đạo đức như: yêu thương lẫn nhau, không được làm kẻ ích kỷ và tương tự; họ, trái lại biết rõ, cả tính ích kỷ, cũng như tính hy sinh trong những hoàn cảnh nhất định là hình thức cá nhân tự khẳng định cần thiết".

K. Marx and F. Engels

"Đạo đức - là sự “yếu đuối trong hành động”. Mỗi khi, ngay lúc nó (đạo đức) can dự vào cuộc đấu tranh với thói hư tật xấu nào đó, nó chờ đợi thất bại".

K. Marx

Câu trả lời, xin nhường lại cho bạn đọc.

Suy đồi tình dục ở Cộng hòa Weimar – Đức 18+

Những gì đang diễn ra ở Ukraina, ở các thuộc địa của chủ nô là hoàn toàn tương tự;

“The decay of moral values in all areas of life—the period of deepest German degradation—coincided exactly with the height of Jewish power in Germany.”  — Dr Friederich Karl Wiehe, Germany and the Jewish Question. [1]

"Thối rữa các giá trị đạo đức trong mọi lĩnh vực đời sống -  thời kỳ thóai hóa sâu sắc nhất Đức - trùng hợp chính xác với đỉnh cao quyền lực Do Thái ở Đức." - Tiến sĩ Karl Friederich Wiehe, Đức và vấn đề Do Thái. (Germany and the Jewish Question) [1]

Otto Dix, Metropolis (1928). Berlin trong thời hoàng kim của Cộng hòa Weimar: 
cái hố địa ngục (hellpit) của chủ nghĩa khoái lạc đồi bại tình dục.

Không tính đếm đến vấn đề Do Thái ở Đức nào có thể đầy đủ mà không thiếu một số đề cập đến làn sóng thủy triều dâm dục, nhấn chìm đất nước này trong thời kỳ Cộng hòa Weimar (1919-1933) sau WW-I. Điều này cũng xảy ra là đỉnh cao của quyền lực Do Thái ở Đức. Mọi lĩnh ảnh hưởng rộng lớn lúc đó đã rơi vào kiểm soát của dân Do Thái.

1. CHIẾM ĐOẠT VĂN HOÁ ĐỨC CỦA DÂN DO THÁI

Tiến sĩ Karl Wiehe, trong “Đức và vấn đề Do Thái”, đã cẩn thận nêu ra chi tiết mà ông có:

Ngay trước 1933, Do Thái đã chiếm quyền sở hữu ngành công nghiệp phim ảnh thậm chí còn tuyệt đối hơn sân khấu. Điều đó dễ hiểu, bởi thu nhập trong ngành công nghiệp phim làm lu mờ thu nhập của bất kỳ hoạt động nghệ thuật nào khác...

Bước lớn nhất trong việc chủ trương làm suy sụp đời sống văn hóa Đức đã diễn ra trong lĩnh vực thể loại giải trí ánh sáng. Đây là - thể loại phim hài âm nhạc và trên hết là trong kịch thời sự và các trò khôi hài, sự phù phiếm và dâm dật là cái đuôi của cái đầu đầu xấu xa của chúng. Quá nhiều đến mức Berlin trong những năm này bị coi khá chính xác là thành phố vô đạo đức nhất trên thế giới.

Đó là Do Thái đã đưa "hình thức nghệ thuật" khiêu dâm này đến Đức, một thể loại hoàn toàn không được biết đến trước WW-I, và vì vậy nó là Do Thái, kẻ có thể giữ trách nhiệm cho sự suy đồi đạo đức quần chúng.

Các gã tình dục học Do Thái Ivan Bloch và Magnus Hirschfeld đã trở thành đại diện của "nghiên cứu tình dục" giả làm như khoa học là thứ khoa học không có thật mà chỉ như một cái cớ để bào chữa cho khiêu dâm, và tuyên truyền được thiết kế để tiêu diệt các tổ chức nghiên cứu về hôn nhân và sự thiêng liêng của gia đình. [2]

Wiehe cung cấp các sự kiện và số liệu thống kê hữu ích sau đây :

Năm 1931, hơn 60% các bộ phim Đức được sản xuất bởi Do Thái và 82% các kịch bản phim được viết bởi nhà văn Do Thái, dù dân Do Thái chiếm ít hơn 1% dân số Đức (0.90%). Xem nhanh những cái tên đạo diễn, nhà sản xuất, nhà quản lý sân khấu, diễn viên, biên kịch và phê bình, "cho thấy ở khắp mọi nơi ưu thế áp đảo của Do Thái."

Alexander Szekely, nhà thổ Đức ở Ghent

Khảo sát lướt qua các tiêu đề phim, Wiehe cho chúng ta biết, cho chúng ta thấy rằng chí có 1 thứ trong đầu Do Thái: quan hệ tình dục. Dưới đây là một số tên phim tiêu biểu: "Đạo đức và khoái lạc"; "Cái giá của yêu đương là gì?"; “Khi một người phụ nữ lạc lối”; “Mại dâm”; “Mama tội lỗi; “Sách của sự trụy lạc”;

"Các tiêu đề giật gân tương ứng với nội dung nhếch nhác," Wiehe than phiền. "Tất cả đắm chìm trong rác rưởi và diễn với sự thẳng thắn đến ngờ những cảnh bẩn thỉu nhất của tình dục trụy lạc". [3]

Ánh sáng giải trí (kịch thời sự/khôi hài) là một sự sáng tạo của Do Thái. Các nhà hát kịch, tất cả tập trung trong các thành phố lớn như Berlin, bị sở hữu và hoạt động gần như độc quyền của Do Thái (tương tự như Hollywood Mỹ ngày nay). Các màn diễn bao gồm nhiều hơn một ít so với lời bào chữa cho cái thú kích động tình dục gồm việc diễn các dạng phụ nữ trong các điệu múa dâm đãng mà sau đó thoái hóa thành các màn múa thoát y và những cảnh thủ dâm tập thể. Wiehe lưu ý một cách phẫn nộ: "Trong những cảnh diễn này, tình dục tự do đẫn đến đầu hàng chính mình để thành truy hoan kinh tởm. Tất cả cuộc sống đã bị hạ xuống thành một mẫu số chung dâm đãng và thỏa mãncủa nó. Trinh tiết và  tự gìn giữ bị chế nhạo như định kiến ​​lỗi thời."

Do Thái đã quản lý, trong không gian này chỉ 14 năm, để mang lại một sự "đảo lộn các giá trị" to lớn ở Weimar Đức [4]. Sự trụy lạc trong quá khứ bây giờ là tiết hạnh. Thói xấu duy nhất là còn trinh tiết.

Nhìn vào tên các vở kịch lần nữa là đủ để thấy: ”Bị cởi váy”; “1000 phụ nữ cởi truồng”; “Những tội lỗi của thế giới”; "Ngôi nhà yêu đương”; “Cấm kỵ nghiêm ngặt!”; “Ngọt ngào và tội lỗi”. [5]

Cuối cùng, có lĩnh vực phong phú của tình dục học: một môn khoa học mới bao gồm những "trường hợp lịch sử" đáng ngờ nhằm tiết lộ những thói quen tình dục đồi trụy của các loại bệnh nhân vô danh khác nhau. Để tạo ra một bầu không khí học viện tôn kính và uyên bác với những câu chuyện thủ dâm tưởng tượng – các cuộc phiêu lưu ly kỳ liên quan đến xác chết, thú tính và đạo thờ vật dục – càng nhiều chi tiết hồi hộp càng lắm ngôn từ Latinh thô tục "để loại trừ các độc giả". [6] Tuy nhiên, không lâu trước khi tiếng Latin được dịch siêng năng sang tiếng địa phương vì lợi ích của người đọc không Latinh, do đó làm thất bại mục đích của đám lên mặt “tinh thông latinh”.

Wiehe xổ tung ra một danh sách dài đám tình dục học Do Thái, ông tuyên bố những tên cầm đầu trong việc viết ra những luận thuyết dâm ô như vậy không gì hơn là khiêu dâm núp bóng khoa học. Tiến sĩ DT Magnus Hirschfeld [7] và DT Ivan Bloch [8] là những nhà văn ngôi sao trong lĩnh vực này, sách của chúng vẫn được đọc say sưa ngày nay bởi đám công chúng khờ khạo thèm khát những chi tiết giật gân ly kỳ, hư hỏng và lập dị. Tiến sĩ Ludwig Lewy - Lenz, Leo Schidrowitz, Franz Rabinowitsch, Georg Cohen, và Albert Eulenburg là một số trong những cái tên Do Thái mà Wiehe đề cập.

Otto Dix, Salon năm 1921 gái mại dâm Berlin chờ những niềm vui hoan lạc buổi tối

Đây là một số tên sách “nghiên cứu” của bọn chúng: "Lịch sử trụy lạc”; "Lịch sử vô liêm sỉ”; "Từ điển ảnh dâm dục”; "Lịch sử của những điều bí mật và cấm kỵ”. Và đây là một số tên sách xuất bản bởi gã tiến sĩ Magnus Hirschfeld Viện khoa học tình dục Berlin [9] : Kích thích tình dục, Mại dâm, Thảm họa tình dục, Tình dục bệnh học, Kẻ đồi trụy. Wiehe mô tả tất cả những cuốn sách là “các ấn phẩm bẩn thỉu của thứ ngụy khoa học", tất cả chúng được viết ra bởi các tác giả Do Thái và được xuất bản bởi nhà xuất bản Do Thái. Ông tiếp tục với giọng cay đắng:

Những cuốn sách này được cho là luận án khoa học, mục đích bề ngoài của chúng là để "giáo dục" đông đảo quần chúng về sự nguy hiểm của thái quá tình dục. Dưới vỏ bọc của khoa học, tuy nhiên, chúng tự biên thành bản năng hạ đẳng và dâm đãng của đọc giả. Tội phạm, gái mại dâm và đồng tính phần trọng tâm trong trình bày của chúng. Sẽ vô ích để tìm bất kỳ ai được biết là không Do Thái của đám “nhà khoa học tình dục” này! [10]

Wiehe chỉ ra rằng thủ dâm, cho đến nay là thói xấu giấu diếm, bắt đầu được cổ xúy vô sỉ đầu tiên ở Weimar Đức bởi các tổ chức Do Thái điều hành. Ông đề cập đến tiến sĩ Max Hodan, 1 gã là quan chức y tế Do Thái cho Berlin, và ghi dấu hắn ta như kẻ cho lưu hành cuốn sách nhỏ cho các tầng lớp lao động với đề nghị thủ dâm thường xuyên.

Đó là ở Weimar Đức, có từ lâu trước Hannibal Lecter,
gã giết người hàng loạt đã trở thành nhân vật mang tính
biểu tượng - một nguồn tưởng tượng bí hiểm và rùng rợn.

Cần lưu ý rằng một trong những kẻ giết người hàng loạt tồi tệ nhất thế giới, Peter Kurten, thực hiện tất cả tội ác của hắn ở Đức trong giai đoạn 1925-1930. Đáng chú ý, khi được hỏi động cơ chính của mình về tội giết người là, Kurten trả lời: "Để chống lại xã hội áp bức". [11]

Đó là xã hội mà một tên giết người hàng loạt lại trở thành biểu tượng phổ biến, đủ để tạo ra một thể loại văn học tội phạm tình dục hoàn toàn giật gân. [12]

Điều này xảy ra ở thời hoàng kim của Cộng hòa Weimar, khi người Đức hoàn toàn nằm dưới sự thống trị Do Thái và là cuộc diễn tập váy đầu tiên cho cuộc cách mạng tình dục sau của những năm 1960 sau này.

2. SUY SỤP THÀNH TÌNH DỤC ĐỒI BẠI

Sử gia Anh Arthur Bryant mô tả đám đông gái mại dâm trẻ em ở ngoài cửa ra vào các khách sạn lớn và nhà hàng ở Berlin. Ông cho biết thêm: "Hầu hết trong số chúng - các câu lạc bộ đêm và khu nghỉ mát – thuộc về và quản lý bởi Do Thái. Và đó là Do Thái, kẻ sẽ được nhắc đến trong nhiều năm sau, trong số những kẻ quảng bá cho thứ  buôn bán này". [13]

Đến Berlin trong cuộc khủng hoảng lạm phát phi mã (1923), Klaus Mann - con trai nhà văn lớn Đức Thomas Mann - nhớ khi đi ngang qua một nhóm gái bạo dâm.

Một số trong họ trông nam tướng hung dữ, khệnh khạng trong đôi bốt cao làm bằng da bóng màu xanh lá cây. Một kẻ vung cây gậy dẻo và liếc vào tôi khi tôi đi ngang qua. "Chào buổi tối, thưa bà," tôi nói. Ả thì thầm vào tai tôi, "Cưng có muốn trở thành nô lệ của tôi? Giá chỉ sáu tỷ và một điếu thuốc ". [14] (Lúc đó tiền Đức lạm phát kinh khủng).

Georg Grosz, Trước khi mặt trời mọc. Gái mại dâm và khách hàng
của họ trong các khu phố đèn đỏ... đây là cách họ ăn mặc thực hồi
đó và phô mình lòe loẹt, dưới đèn đường.

Trẻ 10 tuổi biến thành lừa bịp ở các nhà ga. Một nhóm gái Nga 14 tuổi, tị nạn khủng bố Đỏ sống ở Berlin bằng nghề đĩ điếm. Những cô giái nhỏ như thế sẵn sàng quan hệ tình dục không chỉ trong các nhà thổ và các hiệu thuốc mà còn có thể đặt hàng qua điện thoại và giao cho khách bằng taxi, như những bữa ăn. Đặc biệt kỳ quái là nhóm mẹ-con cung cấp dịch vụ của họ cho khách hàng cùng một lúc. Mel Gordon viết: "Một nhà báo Pháp, Jean Galtier-Boissiere mô tả, các chi tiết khiêu dâm bệnh hoạn, kinh dị hãi hùng của cô gái nhỏ bé 9 tuổi, nhưng thành thạo, những ngón tay mơn trớn bắp đùi mình trong khi miệng thì hôn hít với những cái răng khôn bị gãy". [15]

Trong “sự hãi hùng khoái lạc” của Mel Gordon: Thế giới khiêu dâm của Weimar Berlin, chúng ta bước vào thế giới ngầm của lũ chuột cống bẩn thỉu, nhớp nhúa đến não lòng: cái thế giới có được sự tồn tài của nó trong phần rộng lớn của Đức Do Thái. Nếu không có tiền và ảnh hưởng của Do Thái, một thế giới như vậy sẽ không bao giờ tồn tại được. Cũng không có bất cứ điều gì người Đức có thể làm gì để giải thoát mình khỏi những cái lồng nhân tạo lập ra để khiêu dâm và tình dục lệch lạc, trong đó họ bây giờ thấy mình bị mắc bẫy.

Có không ít hơn 17 loại gái mại dâm khác nhau trong các phố nhà chứa Do Thái lập ra: tám loại ngoài trời và chín trong nhà, mỗi loại có đặc điểm và tiếng lóng riêng.

Mại dâm ngoài trời:

1. Gái bị kiểm soát: gái mại dâm hợp pháp được kiểm tra bệnh hoa liễu.
2. Nửa lụa: mại dâm bán thời gian với công việc ngày như nhân viên văn phòng, thư ký và bán hàng, lao công buổi tối và cuối tuần.
3. Châu chấu: Hạng thấp đứng đường, xóc lọ hay làm tình đứng trong các ngõ hẻm tối tăm.
4. Gái trẻ hư: tuổi teen kiếm "tiền túi" sau giờ học mà cha mẹ không biết.
5. Gái đi bốt: Đi bốt cao bằng da láng bóng. là loại bạo dâm, để lại dấu vết tra tấn trên thân thể khách hàng của họ.
6. Gái tauentzien: đội gái mẹ-con ăn mặc sang trọng, thời trang, những kẻ cung cấp dịch vụ của họ cho đàn ông muốn chơi 3 threesomes.
7. Gái chửa: phụ nữ mang thai lớn chờ khách dưới đèn đượng (loại này đắt vì là dạng khiêu dâm đặc sản).
8. Gái tàn tật: loại xấu xí gớm ghiếc hay cụt chân tay, gù lưng, người lùn, và bị những dị tật khác nhau. Từ Đức phổ biến nhất gọi là Kies, hay tên khác là Steinhuren. [16]

Otto Dix, 3 gái điếm. Những gái mại dâm này sẵn sàng làm việc cá nhân hoặc tập thể.

Mại dâm trong nhà:
1. Chontes : gái mại dâm hạng thấp của Do Thái, chủ yếu là người Ba Lan, chờ khách của họ ở nhà ga.
2. Fohses (từ Pháp là "âm đạo") : gái thanh lịch người quảng cáo kín đáo trên báo và tạp chí như thợ đấm bóp và thợ móng tay chuyên nghiệp.
3. Bán hải ly: Những phụ nữ trẻ từ các gia đình tử tế, người làm việc nhà cao cấp vào chiều muộn và đầu buổi tối.
4. Gái đặt bàn: là loại đẹp làm hộ tống hay vệ xuất hiện tại các bàn tiệc đặt trước tại các hộp đêm sang trọng. Khách hàng phải giàu và đủ kiến thức để nói chuyện có văn hóa với dạng gái gọi cao cấp này cùng trứng cá muối và rượu sâm banh và gái sau đó mới bỏ mặt nạ trong buồng ngủ sang trọng.
5. Bạo dâm: gái đi bốt hoặc quần áo da, có dáng thể thao hay hoang dã, chuyên dùng đòn roi hay nhục hình khi làm tình. Chúng thường có trong các câu lạc bộ đêm đồng tính nữ nhưng cũng phục vụ cho đám nam giới lập dị.
6. Minettes (tiếng Pháp "nữ mèo"): gái gọi đặc biệt chuyên cho những cảnh  độc quyền cung cấp những cảnh quái dị, đóng cảnh nô lệ hay tình dục cưỡng bức. Họ làm việc trong các khách sạn hàng đầu.
7. Chủng ngựa: gái thông dâm, kẻ để mình bị đánh trong "phòng học" hay "ngục tù" bằng các dụng cụ tra tấn. Khách hàng được sàng lọc cẩn thận để chắc chắn rằng họ không đi quá xa.
8. Gái y tá: gái mại dâm trẻ em (12-16 tuổi), gọi như vậy vì bởi quy định như "thuốc" ở các hiệu thuốc. Tất cả các khách hàng cần phải nói đã mắc bệnh của mình bao năm (ví dụ 12),  mà không đề cập gì đến những gì bệnh đó, ngoài ra có thể yêu cầu màu sắc của viên thuốc mình ưa thích (ví dụ, màu đỏ). Sau đó được hộ tống đến một căn phòng nhỏ, nơi mà "thuốc" đang chờ khách: một gái 12 tuổi tóc đỏ.

Con Tưng nhà ta bắt chước Gái y tá Do Thái đây. Hàng đàn chó dại lao ra sủa em Tưng được quyền sáng tạo! em Tưng được quyền tiến thân! Sáng tạo cái gì hả chó dại? Tiến thân cái gì hả chó? Tiến thân làm điếm à? Mà quyền gì ngoài quyền làm chó của chúng mày!


9. Gái điện thoại: nay cũng gọi là gái gọi (thường được quảng cáo là "trinh nữ"), gái mại dâm trẻ đắt đỏ (tuổi 12-17) đặt hàng qua điện thoại như một bữa ăn đem đến; gái này đến cuộc hẹn bẵng xe limousine hoặc taxi. [17]

Luigi Barzini, trong cuốn hồi ký xã hội của mình “Những người Âu- The Europeans”, mô tả cảnh truy hoan trong Tingel-Tangels hay nhà thổ nhếch nhác tình dục thác loạn ở Berlin những năm 1920, Thời vàng son của Do Thái:

Tôi thấy chủ chứa đề nghị mọi thứ cho bất cứ ai: bé trai, bé gái, trai trẻ khỏe mạnh, phụ nữ dâm đãng, động vật. Câu chuyện không úp mở là một con ngỗng đực có táo tợn cắt cổ bạn trong từng khoảnh khắc ngây ngất cũng sẽ phải tạo cho bạn mọi sự rùng rợn – khi nó cho phép bạn thưởng thức kê gian, thú tính, đồng tính, làm tình với xác chết và ác dâm với một đòn. Quá nhà nghề, khi người ta có thể xơi con ngỗng sau đó. [18]

Tháng 10 năm 1923, khi một đô la Mỹ có thể mua 4,2 tỷ mark Đức và sáu xe cút kít của tiền giấy chỉ có thể mua một ổ bánh mì, người ta nói rằng "việc thổi kèn tinh tế nhất có được tại Berlin cũng không bao giờ phải tốn phí cho một du khách Mỹ hơn 30 cent". [19]

Cảnh nhà thổ WEIMAR BERLIN. Erich Schutz, Raiding the Nacktlokal, 1923

"Cuộc sống về đêm ở Berlin, tôi nói, là thế giới mà chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như  thế!". Klaus Mann, con trai của tác giả Đức vĩ đại Thomas Mann, viết 1 cách mỉa mai. "Chúng tôi từng có một quân đội hạng nhất. Bây giờ chúng tôi có đồi trụy hạng nhất". [20]

Tác giả Đức Erich Kastner, viết về Weimar Berlin, là sự phản ánh trên bình diện bệnh tật linh hồn mà giờ đây đã tước mất niềm tự hào vốn có của thành phố: "Ở phía đông là tội phạm; trong trung tâm những kẻ lừa đảo thống trị; ở phía bắc sống trong cảnh nghèo khổ, ở phía tây thì dâm dục phóng đãng; và ở khắp mọi nơi – ngày tàn." [21].

Tác giả Do Thái Stephan Zweig có nhiều điều để nói về đồng tính, ông nói (1 cách bịa đặt) rằng ngay cả thời Rome cổ đại - có đến 14 trong số 15 hoàng đế La Mã đầu tiên là người đồng tính, nhưng mức độ đồi bại say rượu và vô liêm sỉ quần chúng chẳng có ở đâu kinh hoàng hơn ở Berlin thời cộng hòa Weimar:

Quán bar, các khu vui chơi giải trí, tiệm nhảy mọc lên như nấm. Dọc theo toàn bộ Kurfurstendamm là những gã nam son phấn lòe loẹt đi lại thơ thẩn, tất cả chúng không phải là hành nghề chuyên nghiệp; mọi nam học sinh muốn kiếm được một món tiền và trong các quán bar ánh sáng lờ mờ người ta có thể thấy các quan chức chính phủ và những gã thuộc giới tài chính có thể âu yếm tán tỉnh 1 tay thủy thủ say rượu nào đấy mà không cần phải xấu hổ. Thậm chí ngay cả Rome thời Suetonius cũng chưa bao giờ biết đến thác loạn như cái mớ hỗn độn đồi trụy Berlin, nơi hàng trăm gã trai ăn mặc như phụ nữ và hàng trăm phụ nữ đóng giả nam nhảy múa dưới mắt nhân từ của cảnh sát. Trong sự sụp đổ của mọi giá trị chỉ còn lại điên đảo. Các gái trẻ khoe khoang tự hào về sự hư hỏng của họ, đến 16 tuổi mà bị nghi ngờ còn trinh tiết sẽ là một sự ô nhục." [22].

Thành phố ăn chơi khủng khiếp Berlin của Weimar năm 1928

3. KẾT LUẬN: WEIMAR ĐỨC LÀ DIỄN TẬP CỞI VÁY CHO CUỘC CÁCH MẠNG TÌNH DỤC 1960 VỀ SAU

Ấn tượng của tôi, mặc dù tôi cũng có thể bị nhầm lẫn ở đây, là Weimar Đức có thể được xem như một cuộc vận hành thử nghiệm hoặc diễn tập cho cuộc cách mạng tình dục của những năm 1960, một cuộc cách mạng thái độ và hành vi đã làm rung chuyển nước Mỹ và sau đó lan rộng như một con vi rút đạo đức đến châu Âu và phần còn lại của thế giới.

Nhớ lại rằng đó là ở Đức trong thời kỳ Weimar năm 1923, chính xác là Viện Xã hội học (Institut für Sozialforschung) được lập tại Đại học Frankfurt. Nó được tài trợ bởi Do Thái Argentian là Felix Weil, thứ này sau trở thành trường phái Cultural Marxists - Frankfurt nổi tiếng. [23]

Tất cả các chúng nguyên bản là một bộ phận của Do Thái từ Habermas. Đám cách mạng Do Thái cách mạng nhằm mục đích kiểm soát toàn bộ xã hội bằng việc áp đặt quan điểm chủ nghĩa Mác của chúng lên phần còn lại của xã hội. Nó tự là hiển nhiên khi không có cách nào khác để có được sự kiểm soát xã hội với những giá trị đạo đức mạnh mẽ hơn là cách làm suy yếu những giá trị này. Công thức rất đơn giản: phá hủy các hệ thống đức tin mà trên nó xã hội được xây dựng, đặc biệt là tôn giáo và mã truyền thống của khuân phép và đức hạnh. Cổ xúy vô thần và triết lý tuyệt vọng. Đặt nó trong ngôn ngữ đơn giản hơn: biến người thành thú vật nếu muốn kiểm soát họ.

Đó là George Lukacs [25], một trong những gã sáng lập ra trường Frankfurt, kẻ kêu gọi "một nền văn hóa bi quan và một thế giới bị bỏ rơi bởi Thiên Chúa". [26] Và nó là một trong những tư tưởng cuồng tín nhất của chúng, Willi Munzenberg [27], kẻ đã nói rằng hắn muốn lật thế giới lộn ngược và biến cuộc sống thành giống như địa ngục trần gian. Chính xác lời hắn là thế này:

Chúng ta phải tổ chức đám trí thức và sử dụng chúng ĐỂ BIẾN NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THÀNH HÔI THỐI! Chỉ sao đó, sau khi chúng đã LÀM HƯ HỎNG MỌI GIÁ TRỊ CỦA CHÚNG VÀ LÀM CHO CUỘC SỐNG LÀ KHÔNG THỂ, chúng ta mới có thể áp đặt chế độ độc tài của giai cấp vô sản. (hắn nhấn mạnh) [28]

Với đám trí thức Do Thái như thế này nắm quyền, chúng làm hết sức mình để thúc đẩy tình trạng hỗn loạn luân lý đạo đức và tạo ra một thảm họa Orwell, liệu có thấy lạ lùng rằng người Đức đã loạng choạng lao xuống con dốc trơn trượt và kết thúc ở nơi họ đã từng?

Ở Mỹ, chủ nghĩa văn hóa Marxists - Frankfurt ược áp dụng bằng một biến thể của kỹ thuật Weimar Do Thái, nhưng được tinh chế và gọt dũa đến mức độ cao tân thời. Thời nay, chúng sử dụng chủ nghĩa đa văn hóa (multiculturalism) như một vũ khí hủy diệt hàng loạt để thêm nữa xói mòn đạo đức. Chúng làm ngập ngụa người nhập cư, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Chúng biến chủng tộc chống lại chủng tộc (thiết kế ra xung đột sắc tộc), cha mẹ chống con cái (cuộc tấn công vào quyền), và nữ chống nam (nữ quyền cấp tiến - feminism). Trên tất cả, chúng dạy dỗ các chủng tộc không-da trắng coi người da trắng là quỷ dữ vô độ: "là căn bệnh ung thư của lịch sử nhân loại", trích lời của ả Do Thái feminist Susan Sontag. [ 29 ]

Các ý kiến ​​trên là bị thừa nhận là gây tranh cãi và sẽ khơi gợi ra sự tức giận ở nhiều nơi. Đối với điều này tôi xin lỗi. Mục đích của tôi chỉ đơn giản là mang lại tiếng nói cho một nhận thức khẩn cấp và cần phổ biến rộng rãi. Không thể nói những gì mà nhiều người càng tin tưởng rõ ràng lại là không mong muốn.

Chúng học rằng cuộc cách mạng tình dục, để có thành công, phải là một quá trình chậm và dần dần. "Hình thức hiện đại của khuất phục", thứ trường Frankfurt đã học được, là "biểu lộ bằng êm dịu". [30] Weimar đã sụp đổ vì tốc độ đã quá điên cuồng. Dân chúng Đức đã nhận thức được họ đang bị hơ hỏng. Đó là căn bệnh tử vong. Họ đã vùng lên đạp đổ bè lũ Do Thái bệnh hoạn!

Làm xói mòn một quốc gia có hiệu quả chỉ khi phải đảm bảo rằng sự suy sụp thành thoái hóa là một quá trình rất chậm chạp và không thể nhận thấy, một bước rất nhỏ tại một thời điểm - cũng giống như muốn luộc chín một con ếch sống trong nồi, đưa nó vào trạng thái hôn mê tê liệt, nên đặt nó trong nước lạnh và đun sôi từ từ cho đến chết khi chậm nhất có thể. [31]

Vì sợ rằng sẽ bị buộc tội bài xích chủ nghỉa Do Thái bởi vai trò làm mục nát tình dục có hệ thống tình dục của người Đức dưới bàn tay các chủ nhân Do Thái - một ví dụ cổ điển của kỹ thuật xã hội được thực hành trên toàn bộ dân số, xin dẫn lời 1 học giả Do Thái nổi tiếng và được tôn trọng viết về thời Weimar làm những lời lẽ sau cùng, ông ta là tiến sĩ Manfred Reifer, và điều này viết trong một ấn phẩm Do Thái có uy tín :

Trong khi phần lớn quốc gia Đức đều đang nỗ lực cho việc bảo tồn các chủng tộc, Do Thái chúng ta đổ đầy các đường phố Đức bằng sự la lối om sòm của chúng ta. Chúng ta cung cấp cho báo chí các bài viết về chủ đề Giáng sinh và Phục sinh của mình và quản lý tín ngưỡng tôn giáo của mình theo cách chúng ta cho là phù hợp. Chúng ta chế nhạo những lý tưởng cao cả nhất của dân tộc Đức và báng bổ những chủ đề giữ gìn sự thiêng liêng" - tiến sĩ Manfred Reifer, trong tạp chí Do Thái Đức, Czernowitzer Allegemeine Zeitung, tháng 9 năm 1933

Cũng trong tháng những lời này được viết ra, tháng 9 năm 1933, Adolf Hitler lôi cổ toàn bộ dân Do Thái ra khỏi mọi vị trí ảnh hưởng đến các phương tiện truyền thông đại chúng: từ lĩnh vực văn học, nghệ thuật, âm nhạc, báo chí, điện ảnh, và giải trí bình dân nói chung [32]. Ảnh hưởng mà Do Thái đã tác động lên tâm lý Đức sẽ phải được xem xét thêm nữa, là đúng sai, hay nguy hại. Và Kulturbolschewismus, hay "văn hóa Bolshevik", đã biến thành một thuật ngữ xúc phạm đối với chính văn hóa Do Thái, đã trở thành đồng nghĩa với tình trạng hỗn loạn và suy đồi đạo đức tình dục.

* * *
Dân Do Thái vẫn thống trị ngành công nghiệp khiêu dâm tình dục trị giá hàng chục tỷ đô la cho đến tận ngày nay.

Không lạ khi Do Thái bị coi là con quỷ đến từ địa ngục, Satan phái đến để tiêu diệt loài người.

Xem thêm:

Heinrich Heine - nhà thơ và kẻ kích động

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...