[…] Giờ Thầy nói thêm điều này. Hôm rồi, Thầy đi ra ngoài Thái Nguyên. Theo lời mời của quý Phật tử, Thầy có đến Đền 27-7 là ngôi đền mà tại đây ngày xưa, Bác Hồ thành lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ. Nên trong ngôi đền cũng có một bàn thờ Bác Hồ. Khi đến nơi Thầy thấy khung cảnh đẹp lắm nhưng điều bất ngờ nhất là bên cạnh bàn thờ Bác Hồ có một gian nhà thờ Phật rất là nghiêm trang. Thầy mới hỏi Phật tử: “Gian nhà thờ Phật này có từ bao giờ”. Phật tử nói là trước đó cả trăm năm. Tức là có trước khi Bác Hồ thành lập ngày 27-7. Lúc đó mọi người dân mới tụ họp lại ngồi xuống trước mặt Thầy đông lắm.
Thầy mới nói: “Bác Hồ không làm cái gì mà vô tình. Bác Hồ làm gì cũng có chủ ý. Tại sao Bác Hồ không đến nhà thờ lập ngày 27-7? Tại sao không đến một khu đất trống để lập ngày 27-7? Mà đến đúng nơi một căn nhà có thờ Phật để lập ngày 27-7? Ý Bác Hồ muốn cái gì?”. Lúc đó Thầy hỏi và bây giờ Thầy hỏi lại, ai trả lời câu này cho Thầy: Vì sao Bác Hồ đến đúng nơi một ngôi nhà có thờ Phật để lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ? Ý Bác Hồ muốn rằng, nói không thành lời, chỉ gửi gắm lại cho nhân dân, LÀ PHẢI ĐƯA HƯƠNG LINH CỦA CÁC ANH EM LIỆT SĨ VỀ NƯƠNG TỰA VỚI PHẬT. Thầy nói vậy có sai không ạ? [Phật tử vỗ tay] Sau khi Thầy nói điều này ra thì mọi người ngỡ ngàng vỗ tay, mừng quá. Thầy mới nói tiếp: “Dựa trên tinh thần hôm nay ta giải mã được điều này – được cái thâm ý của Bác Hồ này, ta mạnh dạn kiến nghị lên trung ương nhà nước rằng: từ đây bất cứ nơi nào có nghĩa trang liệt sĩ, nhà nước phải xây một nhà thờ Phật, để cho anh em liệt sĩ được về nương tựa với tâm linh của Đạo Phật” [Phật tử vỗ tay].
Khi nghe Thầy nói như vậy ai cũng thích và vỗ tay quá chừng. Và điều này không ai cãi được. Rõ ràng, Bác Hồ là một người cực kì yêu quý Đạo Phật. Và chính bố của Bác Hồ là người có công chấn hưng Đạo Phật Việt Nam. Bố Bác Hồ là ai? Là Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Vào thời Pháp thuộc, khi mà Đạo Phật đã suy tàn, Cụ vào trong miền Nam, đi hết chùa này tới chùa kia, kêu gọi các chùa đứng lên chấn hưng lại Phật giáo. Cụ đi rất nhiều nên vết chân Cụ để lại ở các chùa khắp miền nam, chùa nào cũng có ghi nhận lại. Và khi về đến Bến Tre tại chùa Tiên Linh gặp Hoà Thượng Khánh Hoà thì Hoà Thượng Khánh Hoà là người đầu tiên hưởng ứng. Thế là từ đó, công cuộc chấn hưng Phật giáo bắt đầu tại miền Nam. Sau đó ông Tâm Minh Lê Đình Thám thấy vậy mới khởi động chấn hưng Phật giáo miền Trung. Rồi ngoài Bắc, Cụ Tố Liên, Hoà Thượng Như Hải mới bắt đầu chấn hưng Phật giáo miền Bắc. Phật giáo bắt được được chấn hưng trên cả nước, bởi một con người, là Cụ Phó Bảng, là ba của Bác Hồ.
Cho nên, nhà nước ta, tuy nói là nhà nước Cộng sản, nhưng thật sự CÓ NGUỒN GỐC TÂM LINH CỦA ĐẠO PHẬT… […]
Trích đoạn bài giảng Biển đông dậy sóng (phần B), của Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:25:31 https://youtu.be/5_F7EVvEGV8?t=25m31s
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét