Ai đã xuyên tạc trắng trợn sự thật về bức ảnh "Em bé Napalm"?

Theo như hẹn gặp, tác giả của bài viết trên Sputnik "Ai đã ném bom xuống ngôi làng của em bé napalm?" đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo SOHA.VN về vụ việc này. Đó là ông Alexei Syunnerberg.

http://soha.vn/quoc-te/vu-xuyen-tac-ve-em-be-napalm-phi-cong-bac-viet-o-dau-ra-20150314103955149.htm

Vì nội dung quan trọng, xin được đăng lại ở đây.



Cuộc phỏng vấn với tác giả bài viết trên báo Nga tố cáo trang Ukraine Today xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”.

Ai đã xuyên tạc trắng trợn sự thật về bức ảnh "Em bé Napalm"?

LTS: Trang Sputnik News Việt ngữ ngày 8/3/2015 vừa qua đã đăng tải bài viết của nhà báo Alexei Syunnerberg với tựa đề “Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?

Trong bài viết này, tác giả cho biết trang web “Ukraine Today” của Ukraine hôm 5/3 đã đăng một bài báo có những thông tin xuyên tạc trắng trợn, đổ lỗi cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong sự kiện xảy ra ở Trảng Bàng, Tây Ninh 44 năm về trước.

Để tìm hiểu về sự việc gây phẫn nộ mạnh mẽ này, thông qua một đồng nghiệp hiện đang ở Moscow, chúng tôi đã tìm cách liên hệ được với nhà báo Alexei Syunnerberg.

Theo hẹn trước, 16h ngày 13/3, chúng tôi nối được điện thoại với ông Syunnerberg, người từng hơn 20 năm giữ chức Trưởng Ban Việt ngữ Đài Tiếng nói nước Nga, hiện là phóng viên của Hãng tin Sputnik.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Nga. Như đã hứa với bạn đọc, sau đây là các thông tin mới nhất chúng tôi nhận được từ nhà báo Alexei Syunnerberg.

Nhà báo Alexei Syunnerberg

PV: Xin chào Alexei Sergeevich , độc giả Việt Nam sau khi đọc được bài báo của ông trên Sputnik, muốn được biết thông tin quanh bài viết “xuyên tạc sự thật” của Ukraine Today...

Alexei Syunnerberg (A.S): Vâng, tôi hiểu. Sự thể thế này: Bài của Ukraine Today tôi đọc được hôm 5/3 và sau đó đã viết bài báo mà các bạn đã đọc được trên trang của chúng tôi.

Khi đọc, tôi đã chụp màn hình bài báo đó của Ukraine Today, bài báo bằng tiếng Nga, đề thời gian là 13h57 phút ngày Thứ Năm 5/3/2015. Bản chụp đó tôi vẫn còn giữ, có thể gửi cho anh.


Sau ngày 8/3, các anh đã hỏi tôi về đường dẫn đến bài báo đó, hôm thứ Ba (tức 10/3), khi tôi vào trang Ukraine Today để tìm đường dẫn cho anh thì không còn tìm thấy bài đó nữa...

Bức ảnh nhà báo Alexei Syunnerberg gửi cho chúng tôi và khẳng định rằng đó là ảnh chụp bài viết mà trang Ukraine Today đăng tải ngày 5/3 (chúng tôi không tìm thấy bài viết này trên trang của Ukraine Today. Theo giải thích của ông Alexei Syunnerberg, bài viết đã bị gỡ)

PV: Tức là nó đã bị gỡ bỏ...

A.S: Vâng, nó đã bị gỡ khỏi trang. Tôi muốn nói anh đôi chút thông tin quanh bài báo này. Trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít, đang có một làn sóng tuyên truyền sai sự thật từ phương Tây.
Các thông tin đăng trên Ukraine Today không chỉ đưa các thông tin sai trái về Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, mà còn về những gì liên quan đến Liên Xô, về vai trò của Liên Xô đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong bài báo cụ thể này, đã viết là công tác tuyên truyền của Liên Xô là giả dối, không công bằng khi nói quân Mỹ là tội phạm, không công bằng khi nói về tính nhân đạo của những người cộng sản Việt Nam.
Tôi xin đọc lại cho anh đoạn mở đầu của bài báo đó:

Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía tây bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa quân đội của Bắc Việt và Nam Việt Nam.

Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, rời làng và chạy về phía quân chính phủ. Phi công máy bay Việt Nam nhầm tưởng dân làng là lính đối phương đã ném xuống họ mấy quả bom napalm”.

PV (ngắt lời): Nhưng, nhưng...

A.S: Vâng, anh hãy chú ý: Bài báo viết “phi công máy bay Việt Nam”, không nói rõ là miền Bắc hay miền Nam Việt Nam.

Vấn đề là ở chỗ những ai hiểu biết về chiến tranh Việt Nam thì họ hiểu rằng vào thời điểm đó, ngay gần Sài Gòn không thể có máy bay của miền Bắc Việt Nam.

Nhưng những ai không hiểu biết, đặc biệt là lớp trẻ, khi mà sự kiện đó đã xảy ra trên 40 năm, họ không thể biết được điều đó.

Tôi đã đưa bài báo này cho các bạn trẻ quen biết, rồi bạn bè của con tôi, ở tầm độ tuổi 20, 30, 35...

Tôi yêu cầu các bạn ấy đọc bài báo này và trả lời câu hỏi: Đó là máy bay của ai, từ thông tin của bài báo này, hãy nói đó là máy bay của Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam?

Tất cả họ đều nói: Tất nhiên đó là máy bay của Quân đội nhân dân Việt Nam.

PV: Tức là họ hiểu nhầm đó là máy bay của miền Bắc Việt Nam...?

A.S: Đúng, họ nghĩ là máy bay của miền Bắc Việt Nam. Anh biết đấy, các thông tin của bài báo không nói thẳng ra, đó là máy bay của Sài Gòn, hay máy bay của Hà Nội, chỉ viết là “phi công máy bay Việt Nam”.
Nhưng nếu tính đến sự định hướng của bài báo, tính đến tinh thần chống Liên Xô thể hiện trong đó, những ai không phải là chuyên gia, không biết lịch sử đều có thể hiểu nhầm rằng: đó chính là máy bay của Bắc Việt Nam.

Chắc anh cũng biết trong (nghệ thuật) tuyên truyền rất phổ biến phương pháp gây cảm giác, ấn tượng, không nói ra rõ ràng, bởi đó là sự dối trá trơ trẽn, nhưng để cho người ta có cảm giác đó chính là sự thật.
Trong trường hợp này, việc gây ấn tượng đã thành công. Tôi đã hỏi 8 người Nga trẻ, và tất cả họ đều trả lời (sau khi đọc bài báo) là bài báo đang nói về máy bay Bắc Việt Nam...

PV: Thưa ông, tôi đã đọc bài báo của Ukraine Today, nó đã được đăng trên site này từ 7 năm trước...

A.S: Hoàn toàn đúng như vậy, đúng là như vậy. Nó có nguồn từ trang gulag, một trang web...

PV: Vâng, tôi có đọc qua trang gulag này rồi. Ở đó có các bài báo phủ nhận cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, viết xuyên tạc về Lá cờ Chiến thắng...

A.S: Hoàn toàn đúng như vậy. Anh đã biết về những chủ đề mà trang gulag đang đề cập. Thế mà hôm nay, vào ngày 5/3/2015, sau 7 năm, trên site Ukraine Today lại đăng lại bài báo này.

PV: Tôi muốn hỏi tại sao ông lại biết đến bài báo của Ukraine Today? Ông tình cờ đọc được nó, hay có ai mách cho ông biết?

A.S: Tôi có thể nói ngay với anh rằng tôi tình cờ đọc được bài báo này. Hàng ngày tôi đều vào mạng Internet, tìm xem có những sự kiện gì thú vị, những bình luận, quan điểm nào hay...và tình cờ vào trang Ukraine Today.

Trước đây, tôi chưa  bao giờ vào trang đó.

PV: Vậy, ngay sau khi đọc xong bài báo đó, ông liền viết ngay bài báo “Ai xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”?

A.S: Không. Đầu tiên là tôi chụp lại màn hình, sau đó in ra nhiều bản, cho các bạn bè xem. Sau khi biết được ý kiến của họ, tôi mới bắt tay vào viết.

PV: Là tác giả của bài báo phê phán Ukraine Today, ông có muốn nói gì với các độc giả Việt Nam?

A.S:Tôi muốn nói với các bạn đọc rằng ở nước Nga hiện còn rất nhiều người vẫn nhớ đến lòng anh dũng tuyệt vời mà dân tộc Việt Nam đã thể hiện trong cuộc kháng chiến cứu nước, biết đến sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong cuộc đấu tranh của các bạn.

Trong cuộc chiến này, dân tộc Việt Nam đã trở thành người chiến thắng.

Tất nhiên là sự giúp đỡ của Liên Xô cũng có vai trò nhất định, nhưng lòng dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam mới là quan trọng nhất. Đó là một bài học lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX, mà cho đến nay vẫn cần phải nghiên cứu.

Nước Nga cũng không quên tình hữu nghị anh em giữa hai nước chúng ta.

Sau một khoảng thời gian trầm lắng của thập niên 90, quan hệ hai nước đã nồng ấm trở lại. Tổng thống Putin, rồi Tổng thống Medvedev, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Việt Nam đã sang thăm lẫn nhau.

Hai nước đang hợp tác rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như nhiệt điện, điện nguyên tử, dầu khí... Không thể không vui mừng vì những điều đó.

Ở nước Nga có hàng chục nghìn người Việt Nam đang sinh sống làm ăn, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật...của Nga. Tại Đài Sputnik cũng có 2 chuyên gia Việt Nam làm việc, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.

Quan hệ hữu nghị của chúng ta là rất nồng ấm. Không chỉ tôi chuyên về Việt Nam, con trai tôi cũng đã trở thành nhà Việt Nam học, là PGS.PTS và hiện đang giảng dạy các môn học liên quan đến Việt Nam trong trường Đại học tổng hợp.

PV: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!


Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sự việc này và chuyển đến độc giả các thông tin mới nhất.

Bài đăng trước:
Ukraina Today xuyên tạc trắng trợn sự kiện lịch sử Việt Nam 

Ukraina Today xuyên tạc trắng trợn sự kiện lịch sử Việt Nam

Tờ báo Ukraina Today có bài viết về sự kiện Trảng Bàng 1972, họ bịa đặt ngược 180 độ sự kiện lịch sử biết rõ. Ngạc nhiên hơn, nó được để trong tiểu mục: “Chiến tranh Nga chống Ukraina | Chiếm đóng Crimea…”

Đầu đề bài viết: “Брехня ТАСС про Вьетнам” có nghĩa là “Bịa đặt của TASS về Việt Nam”;

Có lẽ Ukraina Today muốn “phản bác” hãng truyền thông TASS về sự kiện dội bom napalm vào Kim Phúc - Trảng Bàng!?

Bài của họ có đoạn:
8 июня 1972 года у деревни Чанг-Банг к северо-западу от Сайгона шел бой между отрядами армии Северного Вьетнама и южновьетнамцами. Несколько мирных жителей, спасаясь от северовьетнамцев, покинула деревню и направлялась к позициям правительственных войск. Пилот вьетнамского самолета по ошибке принял жителей деревни за солдат противника и сбросил на них несколько бомб с напалмом.

Dịch là:
Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa đội quân của Bắc Việt và Nam Việt Nam. Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, bỏ làng mạc và chạy về phía quân chính phủ (Nam VN). Phi công máy bay Việt Nam đã nhầm lẫn tưởng dân làng là binh lính đối phương đã ném vào họ vài quả bom napalm.
--------------------


Bức ảnh nổi tiếng chụp Kim Phúc của tác giả người Việt Nick Út làm việc cho hãng tin Associated Press đã gây chấn động thế giới hồi đó, nó góp phần làm bùng lên làn sóng phản đối chiến tranh trên khắp thế giới. Rõ ràng, nó là 1 bằng chứng tội ác của Mỹ ngụy, và dân làng, trẻ em gặp nạn đã phải bỏ chạy. Thậm chí khi đến tay TT Mỹ Nixon, ông ta còn nghi ngờ nó bị giả mạo, và cũng không hề là “thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt” như Ukraina Today viết, họ chạy thoát khỏi bom ném xuống làng, ném vào nhà họ. Mỹ ngụy đã ném bom napalm thẳng vào làng, nơi họ nghi ngờ có lực lượng miền Bắc ẩn nấp.



Ảnh của Nick Ut-AP



Bài viết của Ukraina Today nói Liên Xô đã sử dụng tấm ảnh này để tuyên truyền phản đối chiến tranh ủng hộ Việt Nam. Và “Ô! Khi chúng ta bị tẩy não về binh lính Mỹ “gớm ghiếc” và những người cộng sản đáng thương.  Ôi, trái tim chúng ta và bàn tay nắm chặt đã bị đốt cháy bởi những phẫn nộ như thế!”

Và tờ báo cáo buộc rằng TASS đã bỏ qua sự thật khác, không bao giờ đăng những bức ảnh khác, ví như bức ảnh tiếp theo rằng đoàn làm phim, các phóng viên và binh lính Mỹ đã cố gắng sơ cứu và đưa em bé gặp nạn vào bệnh viện!
Đó là bức ảnh dưới. Tất nhiên tác giả Huỳnh Công Út còn nhiều ảnh nữa xung quanh sự kiện này.

Ảnh của Nick Ut-AP

Phải chăng Ukraina Today định bào chữa cho 1 tội ác, phủ nhận 1 sự kiện lịch sử bằng “hành động nhân đạo” của quân đội Mỹ!
Chúng ta khẳng định, dù binh lính Mỹ có cứu chữa cho nạn nhân, dù có bất cứ bức ảnh nào khác cũng không thể bào chữa không thể phủ nhận tội ác Mỹ ngụy!

Đến đây thì chúng ta hiểu, theo Ukraina Today, Sự kiện Trảng Bàng 1972 - không phải là 1 trận càn hay hủy diệt ngôi làng gây ra bởi binh lính Mỹ ngụy, và do đó sự ám chỉ “Phi công máy bay Việt Nam đã nhầm lẫn” ở bên trên, hoàn toàn có thể hiểu không phải là phi công Mỹ, mà có thể là phi công Miền Bắc!

Cũng không tình cờ mà Ukraina Today tung ra bài viết trên vào lúc này, lúc xung đột Ukraina đang rất căng thẳng với liên tiếp cáo buộc Nga xâm lược, liên tiếp xuất hiện các thông tin bóp méo lịch sử và sắp tới là nhiều sự kiện lớn: 70 năm chiến thắng Phát xít, 40 năm chiến thắng Mỹ ngụy, giải phóng Miền Nam thống nhất Đất nước. 


Đáp lại xuyên tạc của Ukraina Today, tờ sputniknews đã đăng bài viết phản đối mạnh mẽ: Ai némbom xuống ngôi làng của “em bé napalm”?

Chúng ta, những người Việt Nam đã phải trải qua những cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa tàn bạo - vô nhân tính, phản đối mọi xuyên tạc lịch sử của bất cứ thế lực nào!



Nemtsov đứng top 10 danh sách “Kẻ thù của nhân dân Nga"

Trên mạng đã từ lâu xuất hiện một số danh sáchKẻ thù của nhân dân NgahayCặn bã của nước Nga”, có tên của cácnhà dân chủ tự do” đối lập chính quyền. Người ta không biết đích xác đây là trò đùa hay cố ý của ai đó yêu nước, danh sách kiểu này cũng được 1 số báo chí nhắc đến. Trong 1 bản danh sách có tên 27 kẻ thì trong đó chỉ còn sống 18. Chín kẻ khác nhau đã chết trong các hoàn cảnh khác nhau, tự nhiên hay bị ám sátbao gồm cả Nemtsov, kẻ có tên trong top 10. Sau đây là những cái tên trong danh sách đó.

Bỏ qua chuyện ai đó lập ra danh sách này vì mục đích gì, thì nó cũng làm nổi lên 1 vấn đ: các nhà “dân chủNga chơi với khủng bố. Điều này hiện cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nemtsov.

1. Boris Yeltsin
2. Mikhail Gorbachev
3. Mikhail Kasyanov
4. German Gref
5. Mikhail Zurabov
6. Boris Nemtsov
7. Irina Khakamada
8. Anatoliy Chubais
9. Mikhail Shvydkoy
10. Garri Kasparov
11. Yegor Gaydar
12. Viktor Chernomyrdin
13. Nikita Belykh
14. Lyudmila Alekseyeva
15. Vladimir Pozner
16. Nikolay Svanidze
17. Valeriy Panyushkin
18. Yevgeniya Al'bats
19. Anna Politkovskaya
20. Mark Deych
21. Boris Berezovski
22. Shamil Basayev
23. Akhmed Zakayev
24. Leonid Nevzlin
25. Vladimir Gusinski
26. Mikhail Khodorkovski
27. Boris Moiseyev

Năm 2005, kiến trúc sư cải tổ Chubais – kẻ phá tan nát nước Nga và cũng là bạn thân Nemtsov, la hoảng trong 1 vụ tai nạn xe hơi rằng mình bị ám sát. Đã có 3 người bị bắt và điều tra, xong họ được thả vì không có bằng chứng cố sát Chubais.




Năm 2006, sau 1 chiến dịch đặc biệt, khủng bố Chechnya Shamil Basayev, kẻ có số thứ 22 đã bị tiêu diệt. Những kẻ khác liên quan đến hắn lần lượt bị chết.



Người ta biết đến danh sách kiểu này năm 2006, ngay khi Anna Politkovskaya, một nhà báo chống chính quyền và đưa nhiều tin tức sai lệch, bóp méo về tình hình CH Chechnya bị sát hại.

Mệnh danh “nhà báo điều tra nổi tiếng”, từng phanh phui nhiều bê bối của CQ Nga ở Chechnya, nhưng nhà báo điều tra này không, hoặc rất ít khi đến Chechnya. Bà ta hẹn các nhân vật cần phỏng vấn trong các quán cà phê ở Mat-xcơ-va, cho tiền và lấy tin đăng báo. Còn độ tin cậy của tin tức loại này thì có trời biết – đại loại ngang với tin la làng của các nhà hành nghề “dân chủ” và hội “nhà báo độc lập” nước ta.

Bà này có số 19 trong danh sách. Sự nổi tiếng của bà ta, thực ra là thái độ ủng hộ ly khai Chechnya, phong trào “Giải phóng Kavkaz khỏi Nga chiếm đóng", và 1 trong những tên khủng bố khét tiếng Basayev, kẻ bà ta có liên hệ, được bà ta gọi là “lãnh đạo” phong trào.




Nhân vật đình đám 1 thời Boris Berezovsky, kẻ bỏ chạy khỏi Nga và lưu vong ở London rồi chết bí hiểm tại đó dĩ nhiên có tên trong danh sách, ông ta có số 21. Không tình cờ, ông ta dính dáng quá nhiều đến bọn khủng bố Chechen, đặc biệt là Basayev khi liên tục chu cấp cho tên này những khoản tiền lớn. Thực sự có thể gọi Berezovsky là kẻ đỡ đầu khủng bố Kavkaz.





Ba nhân vật Boris Yeltsin (chết 2007), Egor Gaidar (chết 2009) và Victor Chernomyrdin (chết 2010) cũng nổi tiếng với việc đi đêm, thỏa hiệp ngầm và chống lưng cho ly khai Kavkaz và Basayev. Cả 3 từng ngồi đàm phán với khủng bố và phát sóng trên truyền thông.

Sau vụ bắt giữ con tin của băng đảng Basayev, chính Egor Gaidar lại là kẻ kích động chiến tranh Chechnya, hắn đi gặp Ttg Nga khi đó là Victor Chernomyrdin và thuyết phục cần phải đầu hàng hoàn toàn bọn khủng bố. Ông ta kháng cự hồi lâu, rồi hoàn toàn đầu hàng.

Trong cuộc chiến Chechnya I, khi quân Nga đang thắng thế, vây ép và tiêu diệt khủng bố Chechnya ly khai, bỗng có lệnh từ Mat-xcơ-va phải dừng nổ súng và đàm phán. Kết quả đàm phán là công nhận qui chế tự trị lâm thời của Chechnya. Súng săn, súng cũ hỏng được Mat-xcơ-va thu mua theo thỏa thuận với giá trên trời, bọn khủng bố thừa tiền đi mua lậu từ các kho quân trang súng mới tinh theo phương thức 1-1. Cái lò lửa đầy súng tiếp tục bạo loạn và bùng lên Chechnya II, bất chấp thỏa thuận đã ký.




Yeltsin và đồng bọn biết thừa điều gì sẽ xảy ra, nhưng hoàn toàn đồng ý. Nền tảng để nước Nga tiếp tục tan vỡ thành từng mảnh nhỏ bắt đầu. Tất cả rất vui vẻ, hào hứng xem nước Nga tan rã.



Trước khi chết đuối trong khu resort sang trọng ở Bali năm 2012, tay nhà báo ghê tởm Mark Deych (số 20) còn mô tả Basayev như người hùng Robin Hood của thời đại và hình tượng hóa kẻ này trên các bài báo của hắn.



Tháng 7 năm 2014 ả béo dân quyền núc mỡ Valeria Novodvorskaya chết trong phòng giải phẫu hút mỡ. Ả hoạt động “nhân quyền” này là đồng minh thân thiết của tên khủng bố 1 thời Shamil Basayev.




Trong các bức ảnh trên, chân dung Nemtsov xuất hiện khá nhiều bên cạnh các nhân vật trong danh sách – tương đương với mức độ “cùng hội cùng thuyền” của anh ta với các đồng sự.

Cũng như Berezovsky, Boris Nemtsov can dự quá nhiều và quá sâu vào Kavkaz, năm 2000, anh ta quyết định cống hiến thêm cho sự nghiệp làm Nga tan rã trước khủng bố Kavkaz. Khi có vẻ an toàn,  Nemtsov cùng Kovalyov tổ chức hội họp với “Hội đồng Ichkeria” và gặp gỡ “ông bạn thân” Shamil Basayev ở đây, mặc dù chẳng ai trong CQ giao nhiệm vụ. Ichkeria là cái tên “Nhà nước Hồi giáo Kavkaz độc lập” mà một số kẻ đại diện hiện nay vẫn đang lưu vong và tá túc bên Anh, các tên khủng bố lữ đoàn Ichkeria thì đang chiến đấu ở Donbass.

Thật may, chẳng có “Nhà nước Hồi giáo Ichkeria nào độc lập” ly khai khỏi Nga hồi đó, nhưng cũng thật không may, thêm hàng nghìn quân nhân và dân thường Nga, Chechen, Daghestan tiếp tục hy sinh vì Nhà nước Hồi giáo Ichkeria tiếp tục đòi độc lập. Sergey Adamovich Kovalyov, ông bạn thân Nemtsov vẫn tiếp tục sự nghiệp Hồi giáo Ichkeria vào lúc này, hãy đếm ông ta được bao nhiêu phần thưởng và huân chương vì việc đó, cũng như các huân chương tương tự được trao cho những kẻ yêu Nga có tên trong danh sách: Hiệp sĩ danh dự của CH Ichkeria, Chữ thập Commando lớn, Kennedy's Award, Ulofa Palma's Award, Honourable legion (Pháp), For Freedom mang tên Sakharov, Big Cross của Ba Lan, Freedom Award của Lithuania.



Năm 2004, Nemtsov sang Kiev tỏ tình đoàn kết và ủng hộ Yushchenko trong cuộc cách mạng màu lật đổ Yanukovych, năm 2014, anh ta lại ủng hộ bạo loạn Maidan lật đổ Yanukovych.




Không phải ngẫu nhiên, đa số dân Nga gọi những kẻ như Nemtsov là trộm cắp, khi không còn có thể trộm cắp thì đấu tranh dân chủ tự do, đòi nhân quyền để được trộm cắp. Khi Nemtsov làm thị trưởng Nizhny Novgorod, ông ta phá nát cơ sở công nghiệp quốc phòng nơi đây. $18 triệu về Nizhny do ông ta bảo lãnh đến nay vẫn chưa thanh toán. Khoản vay $2 triệu từ Bank of New York năm 1994, $3,5 triệu từ ngân hàng Inkombank cũng bị mất tăm mất tích không có hóa đơn thanh toán và vô vàn bê bối tối tăm trong sự nghiệp cuộc đời Nemtsov.

Đừng quên có sự tương đồng không hề nhẹ ở những kẻ mệnh danh là “nhà dân chủ”.

Nemtsov: "Triển vọng dân chủ ở Nga"


Cù con: ”Thi hành nhân quyền như đường đến Dân chủ ở Việt Nam”



Cuối cùng, rất khó để nói cái chết của Nemtsov có liên quan gì đến danh sách “Kẻ thù của nhân dân Nga” hay không, nhưng những gì ông ta và những kẻ có tên trong danh sách đã làm cho nước Nga quả là đáng suy nghĩ.


Slavyansk - bất ngờ Putin!

Phóng viên Ukraina hỏi dân Slavyansk, vùng chính quyền Kiev kiểm soát và câu trả lời bất ngờ!



90% dân chúng đang đợi tự vệ giải phóng họ khỏi chính quyền củaquân phiệtKiev!

Câu chuyện của phóng viên Ukr, Julian Skibitska đi vào vùng Donbass;

Tinh thần yêu nước và lòng dân tộc Ukr các thành phố được giải phóng khỏi bọn ly khai” – là huyn hoặc. Phóng viên tờ báo Kiev "Vesti" viết như thế sau khi đã đến Donbass, vùng lực lượng Kiev đang kiểm soát.

"Người lái taxi địa phương chở từ Kramatorsk nói ngay: “Tốt hơn đừng bảo cô là phóng viên Kiev”. Tôi tất nhiên không nghe, và đầu tiên là một bà già Ocheretny (một làng gần Donetsk) nghe thấy là tôi từ Kiev đến, liền rủa: chết tiệt đã đến…!" Popasnaya, có đến 90% dân đang đợi, khi nào thì ‘tự vệ’ đến và cứu họ khỏi chính quyền của bọnquân phiệt Kiev’ ".

Theo cô pv, phần còn lại của dân chúng Ukr đã không hiểu điều gì xảy ra Donbass, vì “tất cả cả tinngốn ngấumọi thứ chính quyền nhồi cho họ." Hậu quả là những gì cô phóng viên nhìn thấy thực tế quá khác xa hình ảnh truyền thông. Cũng chẳng có gì chung giữa lực lượng an ninh đóng Donbass và cư dân địa phương.

"Khi tôi đi qua 1 trạm kiểm soát quân sự của Ukr, tôi hỏi binh lính đối xử với cư dân Popasnaya như thế nào, tôi nhận được câu trả lời:”
- “Chẳng có gì hết. Chúng tôi không thừa nhận họ và họ cũng không thừa nhận chúng tôi." Popasnaya khi đó không có hoạt động quân sự, cũng không thuộc về Ukr.

Ngay khi đã chứng kiến, cô pv Skibitska cũng không hiểu nổi một điều: nếu dân chúng địa phương cần được che chở bảo vệ, thì không phải là từ phía lực lượng an ninh Ukr, mà là từ được bảo vệ khỏi chính lực lượng này.

Cô cho rằng, về điều này, có lẽ nằm nghịch cảnh của Donbass dân chúng không muốn Ukr bảo vệ họ. Mặc dù không phải là tất cả, nhưng là hầu hết. Đây là chính cái sự thật cay đắng cần phải hiểu, và đứng cắn những viên thuốc ngọt kiểu biểu tình quần chúng (ủng hộ Ukr) Donbas.


Mặc dù vậy, dù đã viết về những gì mà dân Ukr tin tưởng trước màn tuyên truyền của Kiev, cô pv này vẫn theo thói cũ tin tưởng vào ảo giác rằng, sau bao đ máu, ít nhất 1 phần Donbass vẫn có thể thuộc về Ukr. Vấn đ là theo Skibitska, Rada mới cần hành động thực tế, đ các thành phố được giải phóng thực sự thuộc về Ukr chứ không phải trên giấy. Không phải cây gậy và củ cà rốt, gậy sẽ không được việc, đám cháy sẽ bùng lên lớn hơn trước. Và khi 1 lúc nào đó đọc thấy "70% dân chúng Donbass ủng hộ Ukrcô sẽ không thấy khôi hài và buồn.

Ô cô nàng phóng viên fairy tale Kiev, sau Euromaidan và ATO thì dân Donbass đã hết fairy tale rồi - Popasnaya, 90% dân chúng đang đợi khi nào tự vệ đến và cứu họ khỏi chính quyền Kiev junta phát xít.



Украинская журналистка: “90 % населения ждёт, когда ополчение освободит их от власти “киевской хунты”

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...