Hiển thị các bài đăng có nhãn chủ nghĩa cá nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chủ nghĩa cá nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Một suy nghĩ về cuộc biểu tình Chiếm lấy phố Wall (2012) và thử lý giải vì sao Bác Hồ vẽ tượng Phật lên núi Marx, cạnh suối Lenin?

LTS: Nhân có một người anh trao đổi với Tân Sinh về Chủ nghĩa Marx, anh cho rằng mọi dự đoán của Marx đều đã đúng và sẽ đúng, Tân Sinh đã tạm trả lời vài ý như thế này, dĩ nhiên, để dẫn ra những điểm Tân Sinh chưa đồng quan điểm với Chủ nghĩa Marx thì có thể viết thành một cuốn sách, tuy nhiên, cứ tạm lấy cuộc biểu tình Chiếm lấy phố Wall (2012) tại Mỹ để đánh giá về một dự đoán nổi tiếng có tính kinh điển của Marx.

Cuộc biểu tình chiếm lấy phố Wall đâu phải chỉ có giai cấp vô sản nổi dậy đòi lật đổ lũ tài phiệt đâu anh. Còn có cả những người trí thức tiến bộ kia mà, họ có việc làm, thậm chí họ là chủ doanh nghiệp giàu sang, họ vẫn biểu tình và lên án lũ tài phiệt.

Marx tiên đoán giai cấp vô sản nổi dậy lật đổ tư bản, trật lất rồi ạ. Đúng ra là Cả loài người tiến bộ nổi dậy lật đổ lũ tài phiệt! Không phân giai cấp, gái trai, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ.

Chỉ dựa vào giai cấp vô sản, mọi sự vùng vẫy đều đi vào ngõ cụt, và loài người tiếp tục bị lũ tài phiệt đè đầu cưỡi cỗ như ngựa trâu, bằng việc cho vay - siết nợ (anh biết Việt Nam mình nợ công bao nhiêu % GDP rồi đó). Đó là trò "chia để trị" anh ạ, anh vẫn nhớ chuyện bó đũa chứ?

Ca khúc Về làng sen thăm Bác, phổ thơ Nguyễn Hường, sáng tác và trình bày: Việt Quang (Thượng Toạ Thích Chân Quang).


Chẳng phải Bác Hồ đã ra rả lặp đi lặp lại hoài rằng cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi một phần là nhờ sự giúp đỡ của các nước anh em xã hội chủ nghĩa VÀ NHÂN DÂN TIẾN BỘ THẾ GIỚI, sao anh?

Phước của Marx và Lenin đủ lớn để cuốn phăng một nửa thế giới theo học thuyết của mình, phước của Marx ví như núi, phước của Lenin ví như suối, núi Marx - suối Lenin, đó là những gì đã có sẵn và Bác Hồ không đủ phước để thay đổi, để đưa cả dân tộc Việt Nam đi ngược dòng, Bác đành chấp nhận sự thoả hiệp, đó là nương theo sức hút của CN Marx Lenin để nắm lấy tầng lớp lao động, rồi từ từ gạt bỏ ra khỏi họ những gì cực đoan như đập phá đền chùa, đánh tư sản mù quáng, ... Bác đã tự tay vẽ hình Phật lên núi Marx với hàm ý như vậy đấy anh ạ. Núi và suối là những gì có sẵn. Còn cái mà Bác tự tay vẽ, là ý của Bác, là cái tâm thức của Bác, là lời dạy của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc mà Bác luôn nằm lòng: "Con muốn cứu nước, con phải theo Đạo Phật".

Bác dạy: "Thắng lợi của CNXH không tách rời khỏi thắng lợi trong việc trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân". CNCN là gì? Là ích kỷ. Tại sao có ích kỷ? Vì có chấp ngã, chấp có một cái ta khác với mọi người nên mới ích kỷ, chỉ nghĩ lợi phần mình mà quên đi tất cả. Muốn hết ích kỷ phải diệt chấp ngã, hỡi ơi, diệt chấp ngã thì cả nhân loại chỉ có duy nhất một Đạo Phật - Buddhism là đề cập đến.

Vậy có thể diễn giải ý của Bác Hồ là "Để xây dựng thắng lợi CNXH, toàn dân ta phải ...theo Đạo Phật"! Không còn bất cứ một cách hiểu nào khác, không còn bất cứ một con đường nào khác. 

Chủ nghĩa xã hội sẽ bay trên đôi cánh của những vị Thánh Tu-đà-hoàn - quả Thánh đầu tiên trong 4 quả Thánh của Đạo Phật. Ở quả Thánh này, người ta không còn ích kỷ, lòng vị tha là tuyệt đối mênh mông không còn sống một mảy may cho chính mình.

Chủ thuyết chính trị mới cho nhân loại ở những thế kỷ tương lai (*) - TT. Thích Chân Quang

THUYẾT TRÌNH VÀ THAM LUẬN
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
Ý NGHĨA CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

Thượng toạ Chân Quang

Công bằng xã hội

Có rất nhiều lý thuyết khác nhau về công bằng xã hội. Thông thường, công bằng được hiểu là ai có công nhiều thì được thụ hưởng nhiều, ai có công ít thì thụ hưởng ít, người giỏi và siêng thì nhận được sự đãi ngộ của xã hội cao hơn người dở và lười biếng. 

Ý nghĩa công bằng này đã tạo nên nhiều biến đổi của xã hội. Nó buộc con người phải nỗ lực rèn luyện bản thân và siêng năng đóng góp cho sự thịnh vượng chung của xã hội nếu muốn nhận được sự đãi ngộ xứng đáng. Tuy nhiên, sự công bằng do con người tạo ra không hoàn hảo vì nhiều lý do. 

Lý do dễ thấy là những người đóng vai trò đánh giá công lao, tài năng của mọi người chưa phải là người sáng suốt, công tâm tuyệt đối. Nhiều khi có những nhân tài bị bỏ quên, người nhiệt tình bị ganh ghét. Nhiều người làm nhiệm vụ đánh giá công lao, tài năng của mọi người rất hay thiên vị vơí những người thân quen. Chính vì thế, xã hội rất khó đạt được sự công bằng và chúng ta cứ phải hoài kêu gọi sự công bằng cho xã hội. Diễn đàn Vesak 2008 tại Việt Nam lần này, ý nghĩa công bằng xã hội cũng là chủ đề được các bậc thức giả quan tâm. 

Như đã nêu, xã hội chưa công bằng vì người có nhiệm vụ đánh giá công lao, tài năng, sự cống hiến của mọi người chưa hoàn hảo, chính xác hoặc đánh giá chính xác nhưng cố tình thiên vị phe phái. Để giải quyết sự công bằng cho xã hội theo phương diện này, trước hết, cần đòi hỏi những người có nhiệm vụ cầm cân nảy mực của xã hội phải giỏi và công tâm. Việc chọn ra những người giỏi và công tâm lại kéo theo vô số sự bàn luận sôi nổi, phức tạp khác mà phạm vi bài viết không thể trình bày hết được. Nhưng dù sao cũng vẫn phải yêu cầu có phương pháp hiệu quả khi tìm chọn những người cầm cân nảy mực cho xã hội, vì họ chính là những người làm cho xã hội có công bằng hay không.


Người Cha Già của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại!

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...