Buồn như Tết bên Tây

Châu Âu trời băng tuyết, lạnh ngắt, con cháu ở xa, nghỉ hai ba ngày phép, đi máy bay, hay lái xe hàng trăm cây số để lên ăn bữa cơm với cha mẹ, thấy ngại. Các cụ ở trong trại dưỡng lão được phân cái buồng nhỏ chừng 12 mét vuông, con cháu đến thăm phải thuê khách sạn, lại lóc cóc đến ăn cơm rồi vội về, không hào hứng đón Tết. Còn đón cha mẹ về nhà là cả một vấn đề. Họ ái ngại do phải đi làm, không lo cho thân sinh được.

Lần đầu còn nhớ con cháu, sau cũng quen dần. Trước các cụ còn khỏe, còn gói bánh chưng, làm chả, gọi con cháu đến lấy. Chúng cảm ơn rối rít. Sau chân yếu tay mềm, chẳng làm được, kẻ đến thăm thưa dần, chưa kể có cụ còn đãng trí nhầm đứa nọ ra đứa kia, việc thăm hỏi càng ít nữa.

Thanh niên hiện đại giản tiện nhiều thứ, ngày lễ Tết chẳng còn nhớ cha mẹ, ông bà đang đợi. Nhân vật hoài cổ, nặng kí ức xưa, mấy ai còn sống, bị coi là người của thời “cổ lỗ”. Càng thọ càng đau mỗi khi Tết đến. Con cháu không hiểu, nghĩ các cụ lạc hậu đòi hỏi. Thời đại @, khoa học tân tiến chỉ cần nhấn vào con chuột là cả nhà có mặt trên vi tính dù ở bốn phương trời. Chúng liền mua tặng bố mẹ cái máy vi tính hay điện thoại di động và nhiều đứa con nói thêm một câu xanh rờn: “Ông/ bà/cụ sướng nhé, chúng con mơ đấy”. Nhận món quà quý của con cháu, nước mắt các cụ chảy ngầm bên trong.

Tủ lạnh luôn ắp thức ăn, cần thì có trợ lý xã hội. Các cụ còn mong gì nữa? Con phải đi làm để kiếm sống, con phải tiếp đối tác... Các cụ hiểu. Đêm nằm thầm khóc. Cụ mơ cái ngày xưa ấy… Cha mẹ cụ làm mâm cơm cúng tổ tiên, con cháu chầu chực hạ mâm, xúm lại ăn uống kể trăm thứ chuyện trên đời… Gặp tình huống vui hài, cả nhà cười ran. Chút rượu nồng, nhiều đứa phấn khích kể chuyện mối tình đầu… hứa đem người yêu ra mắt ông bà… Bây giờ, chúng đâu cần ra mắt, chúng sống với nhau từ lâu, không thích cưới xin khỏi ràng buộc.

Các lão niên cứ lủi thủi trong phòng trên dưới 10 mét vuông khép kín. Trước còn sức khỏe, các cụ còn ra chợ châu Á xem đón Tết dù lệch ngày, cho khớp Chủ nhật. Tuổi càng cao, họ chỉ còn đi bộ gần nhà, hưởng sái không khí rớt lại của Tây đón chào năm mới chăng đèn kết hoa.

Năm nay năm Gà, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, Tòa Thị chính tặng quà cho các cụ: hộp thịt gà trống hầm rượu - món đặc sản ở Pháp và chai rượu Beaujolais có hình con gà trống, và hộp sôcôla. Dù tình cờ, đây là niềm vui nhỏ cho người già neo đơn.

Một số cụ may mắn còn có vài họ hàng còn sống ở Việt Nam gọi điện sang hỏi han, chúc Tết. Dù trái giờ, dù sức khỏe không cho phép, cụ cố thức để mong một cú điện. Nhiều cụ, anh chị em ở Việt Nam già cũng mất cả. Thế là hết. Buồng các cụ lạnh tanh, không hoa đào, hoa mai, không mâm cúng tổ tiên… Chỉ có chương trình VTV4 duy nhất làm bạn. Các cụ loay hoay bấm tivi. Ngồi miên man chẳng thiết ăn.

Mặc dù sống trên nửa, thậm chí gần ba phần tư thế kỉ ở xứ người, những đồng bào già của chúng ta cũng không thể “nhập gia tùy tục” mà không khổ tâm, áy náy. Các cụ cay đắng nhớ câu: “Vui như Tết”; rồi thở dài chép miệng: “Buồn như Tết bên Tây.”

St.

Thiên chức của người phụ nữ

Thầy kính thưa bà Phương Loan – chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân của Thanh Hoá. […] Hôm trước thì qua trung gian của Thượng Toạ Tâm Đức – Trưởng ban trị sự Phật Giáo ở đây, nên chúng tôi mới nhận lời mời để có được buổi nói chuyện này. […] 

Kính thưa tất cả quý vị. 

Kinh doanh là một hoạt động có tính xã hội rất là cao. Mà dường như nó ngược lại với thiên chức của người phụ nữ. Từ nghìn xưa, cả từ [các nước phương] Đông sang [các nước phương] Tây đều cho rằng phụ nữ là cột trụ, là hạt nhân của gia đình. Trong hai người, người chồng và người vợ, thì sự phân công của xã hội rất tự nhiên, là người đàn ông phải gánh vác, đi mưu sinh tìm cơm ăn áo mặc cho gia đình và người vợ phải giữ gìn gia đình, phân công hai người ra hẳn như vậy. Nên nếu không có người phụ nữ làm hạt nhân để giữ gìn mái ấm gia đình thì xã hội sẽ hỗn loạn vì gia đình sẽ tan vỡ. 


Đi con đường khác

Khi tìm hiểu lịch sử một căn bệnh, mình có một cách làm khá ngược đời là tìm hiểu trước hết là về lịch sử trước và trong thời kì bắt đầu có căn bệnh đó. Sinh hoạt, tâm lý, tín ngưỡng, văn hoá của con người giữa hai thời kì có gì khác nhau? Sau đó mình đi vào tìm hiểu cùng lúc rất rất nhiều trường hợp bệnh cụ thể, để rút ra những mẫu số chung.

Cho đến bây giờ, con đường này cho mình nhiều trải nghiệm, kết luận mới lạ.

Bạn nào tò mò về nguyên nhân, cách chữa lành tự nhiên các bệnh cũng có thể đi theo con đường đó, mình tin các bạn sẽ thấy yên tâm hơn về các vấn đề sức khoẻ.

Có bạn sẽ nói: "Mình thấy YHHĐ là hoàn hảo rồi. Họ nói gì mình nghe là được".

Thì mình xin ghé tai bạn điều này: "Tiên đề Euclid cho đến nay cũng chỉ là một giả thuyết, chưa được chứng minh. Mà nếu giả thuyết này sai thì xem như nền khoa học đổ vỡ kinh hoàng. Big Bang cũng vậy. Thuyết tiến hoá của Darwin cũng vậy. Thuyết vi trùng sinh bệnh của Pasteur cũng vậy. Chỉ là một giả thuyết, có thể đúng có thể sai. Mỹ từ khoa học được gắn lên những điều đó là một lớp véc-ni hợm hĩnh, chỉ để đàn áp những người không đồng quan điểm mà thôi.

Loài người đang thay thế niềm tin tôn giáo bằng niềm một niềm tin mới vào một nền khoa học duy vật vô thần. Cả hai đều là niềm tin. Và niềm tin mới, tạm gọi là khoa học này, mặc dù đã có tính lý trí nhiều hơn, nhưng vẫn còn nhiều cái mê tín lắm. Ví dụ như các nhà nhân chủng học họ nói loài người chỉ mới xuất hiện cách đây 1 triệu năm. Nhưng năm ngoái, các nhà khảo cổ ở Thỗ Nhĩ Kỳ tìm được một chiếc búa bằng sắt đã hoá thạch, khi đo niên đại thì đến 150 triệu năm tuổi. Các nhà nhân chủng học im lặng. Còn các nhà khảo cổ thì phì cười. Phì cười vì thì ra trái đất này quả thật đã từng trải qua nhiều lần văn minh rồi tận thế, văn minh rồi tận thế như Đức Phật Thích Ca đã tuyên bố. Còn lý thuyết mà cả trăm năm qua các nhà nhân chủng học rao giảng thì ra là sai lầm.

Chính vì vậy, nên bạn chớ vội tin cái mà ngày nay đang được ra rả trên mạng xã hội, báo đài, truyền thông rằng đó là khoa học. Với tất cả mọi điều trên đời, hãy hoài nghi, hãy xét lại. Nhân quyền và Tự do cao tột nhất của con người là được phép hoài nghi, xét lại mọi quan điểm, niềm tin, triết thuyết".

Facebooker Phan Hưng Duy.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...