Hiển thị các bài đăng có nhãn Stalin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Stalin. Hiển thị tất cả bài đăng

Chống chủ nghĩa Stalin là cái chết cho cả nhân loại

 Ngày nay có điều gì đó vô cùng lớn đang diễn ra ở qui mô toàn cầu mà rất ít ai hình dung hay nhận thức được và một phần của nó đã được V. Putin đề cập đến trong Hội thảo Valdai cuối năm 2021.

Nhân loại đang trong giai đoạn thay đổi rất nhanh, nhưng không giống như tiên đoán của chủ nghĩa Marx-Lenin, khi chủ nghĩa tư bản diệt vong, xuất hiện nhu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng nhân loại xuất hiện phương thức sản xuất cộng sản có sức mạnh phi thường, xuất hiện nhu cầu đòi hỏi phải xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Thế nhưng sau tất cả những mường tượng và kỳ vọng của những người theo chủ nghĩa cộng sản, cả nhân loại vẫn chưa nhận ra điều gì đang xảy ra và vẫn đang ở ngã ba đường. Tệ hại hơn nữa, theo nghĩa cực đoan bảo thủ, những người cộng sản không nhận thức được điều gì đang xảy ra, không nhận thấy bản chất cộng sản của phương thức sản xuất mới chưa ra đời và không biết lúc nào ra đời, họ chống lại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách vô cùng cực đoan, họ chống luôn chính nguyện vọng cộng sản, chống nốt cả quá trình phát triển tự nhiên và khách quan cần thiết của con người.

Khi giới Bolshevik lên nắm quyền vào năm 1917, họ hoàn toàn tưởng tượng rằng đang nắm quyền trong những điều kiện ưu tiên toàn cầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, rằng họ có thể xóa bỏ ngay tức khắc thành phần bóc lột không thể chấp nhận được của phương thức sản xuất tư bản toàn cầu trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, còn nếu không thì họ phải tuân theo khuôn khổ của phương thức sản xuất có phần hiện đại hóa này, trong khi giữ cho hệ thống Liên Xô như một nhà nước của những người lao động và chờ đợi sự xuất hiện của một phương thức sản xuất cộng sản để tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Phải nói rằng ý tưởng này, ý tưởng về phương thức sản xuất cộng sản mong đợi khá mơ hồ ở Liên Xô. Thậm chí không rõ liệu phương thức sản xuất cộng sản trong tương lai này sẽ là hàng hóa-tiền tệ hay nó sẽ là sản phẩm-trao đổi, phi tiền tệ cũng như khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật để xây dựng phương thức sản xuất mới của giai cấp vô sản. Và về vấn đề này, đã có vô số những cuộc tranh luận gay gắt. Nhưng có hai quan điểm chính thuộc về V. I. Lenin và J. V. Stalin. Nhưng trong sự chia rẽ bè phái, họ thể hiện ý tứ khôn ngoan đặc trưng của mình, nên đã không trình bày tường minh và nhiều khi duy trì thái độ trung lập nghiêm ngặt về vấn đề này: họ nói chính xác bao nhiêu về nhu cầu cải tiến sản xuất hàng hoá, thì họ cũng nói chính xác bấy nhiêu về cải tiến trao đổi sản phẩm...

Nhưng rõ ràng là phương thức sản xuất cộng sản không có bóc lột bằng tư liệu sản xuất và tiền vốn, và phải thể hiện rõ ràng cộng sản tính, cả trong việc thực hiện các nguyên tắc cộng sản nổi tiếng, cả khả năng phi thường trong việc gia tăng của cải xã hội, cũng như trong việc đảm bảo một luồng hàng hóa hoặc sản phẩm đầy đủ cho mọi người và toàn thể xã hội - phương thức sản xuất như thế đã không ra đời.

Mô hình CNTB, vay nợ để tồn tại

Nhiều thập kỷ và cả thế kỷ trôi qua, phương thức sản xuất cộng sản vẫn không xuất hiện. Ngày càng có nhiều người, kể cả những người cộng sản, không còn tin vào sự xuất hiện của phương thức sản xuất cộng sản này nữa, càng ngày, niềm tin vào ý tưởng chủ nghĩa cộng sản càng biến thành một câu chuyện cổ tích khó hiểu.

Trong vấn đề này, với kỳ vọng về sự xuất hiện và xác định phương thức sản xuất cộng sản, chủ nghĩa chống Stalin đã đóng một vai trò tiêu cực rõ rệt, nhu cầu của giới chống chủ nghĩa Stalin đã dẫn đến thực sự cắt bỏ ký ức của con người về thời kỳ J.V. Stalin. Đại diện của họ là Khrushchev, Gorbachev và gần như toàn bộ giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên xô.

Trong cuộc đấu tranh khốc liệt chống lại những đàn áp (mặc dù ở đây họ có mục đích che giấu tội ác của chính họ đối với nhân dân Nga), giới chống chủ nghĩa Stalin đã từ chối ngay cả thành tựu của những người cộng sản dưới thời Stalin, do đó, sự liên kết của những người cộng sản hiện tại với chủ nghĩa Bolsheviks đã bị phá vỡ, tính liên tục trong hệ tư tưởng cộng sản - sự liên tục nếu có, sự chuyển đổi thấy được gắn với sự phát triển không chỉ của chủ nghĩa Marx-Lenin-chủ nghĩa Stalin mà còn với sự phát triển của nhân loại cũng bị phá vỡ.

Văn minh nhân loại, con người trở thành người, trong tất cả sự vĩ đại của ý nghĩa này, là nhờ vào nguyên tắc phát triển trong sự liên tục có kế thừa. Nếu một người không có kế thừa, anh ta không có sự phát triển mà còn bị biến thành một con vật. Điều tương tự cũng xảy ra với nhân loại, khi bị tước đi tính kế thừa, bị tước bỏ mối liên hệ với lịch sử và văn hóa, truyền thống, tất cả sẽ thoái hóa.

Rốt cuộc, chính J. Stalin đã đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng đưa nhân loại đến gần hơn những mục tiêu cao cả, đã thay đổi và xác lập những nét cơ bản của phương thức sản xuất mới và bằng phương pháp luận khoa học để xác định hướng phát triển của nhân loại thông qua việc thay đổi phương thức sản xuất. Nhưng cùng với chủ nghĩa Stalin, phương pháp luận này đã bị loại bỏ, và bài học kinh nghiệm thời kỳ Stalin cũng bị loại bỏ. Những người cộng sản không còn tham gia vào việc xác định khoa học về sự thay đổi của phương thức sản xuất, không còn tham gia vào định nghĩa khoa học về sự thay đổi trong các hình thái xã hội, không còn tham gia vào việc xác định một cách khoa học các vấn đề và điều kiện của thực tiễn.

Họ đã và đang từ bỏ vai trò lãnh đạo đất nước này, thế giới này, họ càng ngày càng lún sâu vào thân phận nhược tiểu, lệ thuộc vào CNTB. 

Sự lệ thuộc quá đáng gây thảm họa!




Đc Stalin, chúng ta có thể không thắng với những khẩu pháo cũ!

 Từ hồi ký của Vasily Eliseev về một trong những cuộc họp tại Điện Kremlin trong Thế chiến thứ hai. Eliseev, trong cuộc họp với Stalin, là sĩ quan cao cấp của Tổng cục Pháo binh (GAU) – BQP Liên Xô.

Những năm 1941-1942 là thời kỳ khó khăn nhất đối với Liên Xô. Quân Đức tấn công ồ ạt, tiến về Mátxcơva, đến sông Volga, Hồng quân lui dần, bị đẩy lùi hết đợt này đến đợt khác. Vũ khí chống những chiếc xe tăng Đức hiệu quả nhất lúc đó, và cả sau này chưa phải là T-34, mà là pháo bắn đạn xuyên giáp ZIS-3 cỡ nòng 76,2 mm.

Nhưng rồi một ngày, việc đưa pháo ra chiến trường đột ngột dừng lại. Một ngày, hai, vài ngày trôi qua, mặt trận không nhận được những khẩu pháo cần thiết. Nhà máy vẫn hoạt động, còn pháo thì xếp đầy trong sân nhà máy, xếp cả ra đường vì hết chỗ chứa. Vụ bê bối đến tai Stalin!

Một cuộc họp được Stalin triệu gọi, có mặt tất cả các bên liên quan. Ông mở đầu cuộc họp bằng thông báo tình hình bất thường liên quan đến việc cung cấp pháo cho mặt trận. Sau bản báo cáo, bầu không khí im lặng nặng nề.

Stalin ngồi xuống, rồi đứng dậy ra khỏi bàn và bắt đầu đi quanh phòng họp sau lưng các đồng sự. Sau một vài vòng, ông dừng lại sau chiếc ghế của mình, cầm lấy nó và dằn rất mạnh xuống sàn nhà, nói giọng giận dữ: Làm sao có thể cho phép một sự ô nhục như vậy xảy ra, có pháo, nhưng chúng không được đưa ra tiền tuyến?

Stalin quay sang hỏi đại diện xe lửa: - Có chuyện gì vậy?

Người đại diện vận chuyển báo cáo họ hoàn toàn sẵn sàng, có đủ toa xe, có đầu máy hơi nước, nhưng Giám sát quân sự không giao pháo.

Stalin hỏi Đại diện Giám sát quân sự. Ông này trả lời rằng Bên phê duyệt chấp thuận quân sự không thể chấp nhận chúng, bởi vì, pháo không hoàn toàn tương ứng với tài liệu kỹ thuật, chúng giống nhau nhưng cũng khác biệt một số chi tiết.

Đến lượt Stalin hỏi đại diện nhà máy. Vị Giám đốc nhà máy lắp bắp nói, pháo được chế tạo đúng theo bản vẽ, nhưng nhà thiết kế chính đã làm điều gì đó khác, thực hiện những thay đổi, cụ thể thay đổi gì thì ông không biết.

Nhà thiết kế chính của pháo ZIS-3, Vasily Grabin có mặt tại cuộc họp. Mọi người quay sang bác ta, nhìn và im lặng, không khí phòng họp ngột ngạt, căng thẳng.

Grabin đứng dậy và nói: “Đồng chí Stalin, với những khẩu pháo cũ, chúng ta có thể không thắng trận, còn với những khẩu pháo mới, chúng ta nhất định sẽ thắng!”

Stalin ngồi nghe, Grabin trình bày rằng, bản thân khẩu pháo kiểu cũ này rất tốt, những người lính tiền tuyến hài lòng với chúng, chúng ta tự tin nó vượt trội so với các loại pháo tương tự của Đức. Nhưng chúng có một nhược điểm nghiêm trọng: sản xuất ra chúng rất chậm, số lượng không đủ cho các mặt trận.

Còn để đáp ứng đủ nhu cầu của mặt trận, cần được sản xuất bởi 17 nhà máy nữa, chẳng hạn như nhà máy Gorky. Lấy đâu ra kinh phí để xây dựng tất cả những nhà máy này, lấy đâu ra nguyên vật liệu, nhân công, thiết bị công nghệ cao? Và ngay cả khi đất nước tìm thấy tất cả những thứ này, sẽ lấy đâu ra những công nhân lành nghề để vận hành tất cả số thiết bị sản xuất này? Sẽ mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm, để đào tạo những công nhân có tay nghề cao.

Hóa ra là, sau khi nhận ra vấn đề, Grabin cùng kỹ thuật viên trưởng của nhà máy đã ngồi xuống bản vẽ của khẩu pháo và xem xét từng chi tiết, suy nghĩa làm sao đơn giản hóa chúng để tăng tốc độ sản xuất, họ thay thế một số bộ phận bằng cách khác, thay vì sử dụng máy tiện, máy phay, họ dùng máy đột dập và máy ép thủy lực.

Kết quả là, sau khi làm lại toàn bộ khẩu pháo, họ đã giảm đáng kể số lượng bộ phận và tăng tốc qui trình sản xuất lên nhiều lần, giúp nhà máy tăng năng suất lên khoảng 8-9 lần. Pháo xếp đầy sân nhà máy.

Thay đổi thiết kế, sản xuất cần phê duyệt tài liệu mới, được đệ trình lên các cơ quan liên quan, nhưng việc đăng ký, phê duyệt bị ách tắc ở đầu đó hoặc phê duyệt đã mất quá nhiều thì giờ và không có pháo ra chiến trường.
***

Sau khi nghe báo cáo của Grabin, Stalin ngay lập tức quyết định thành lập một ủy ban có trách nhiệm với quyền hạn rộng rãi do Malenkov đứng đầu, ủy ban này ngay lập tức lên đường đến nhà máy Gorky.

Một thời gian ngắn sau, tất cả những gì liên quan và giấy phép đã được phê duyệt. Những khẩu pháo được đưa ra chiến trường.

Sau cuộc họp, Stalin cho gọi Grabin và hỏi: “Đồng chí đã tạo ra một khẩu pháo tuyệt vời và nổi tiếng, lẽ ra có thể ngồi yên lặng và không ai có bất cứ yêu sách nào chống lại đồng chí. Tại sao lại mạo hiểm và can thiệp vào việc sản xuất của một nhà máy đang hoạt động tốt, hỏng hóc có thể xảy ra, gián đoạn có thể xảy ra và chuốc họa vào thân?”

Nhà thiết kế trả lời: "Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho mình nếu tôi có thể làm được điều gì đó thực sự cho Tổ quốc, cho chiến thắng mà lại không làm điều đó."

Sau này, chính Vasily Grabin nói lại với Eliseev về điều này, người đã ghi lại trong Hồi ký câu chuyện. Ông Eliseev viết trong Hồi ký, sau khi rời phòng họp, người ngồi cạnh nói với ông: Khi Stalin đi vòng quanh chúng ta, tôi đã nghĩ rằng ông ấy sẽ cầm lấy điện thoại và tất cả chúng ta cùng lên thớt!

Nếu Stalin quan liêu, chuyên quyền độc đoán, thậm chí còn không có cuộc họp này.
Trường hợp này cũng không phải là duy nhất, Stalin đã nhiều lần can thiệp đúng đắn, nhờ đó Liên Xô có chiếc T-34 nổi tiếng khi thiết kế trướng lúng túng với cấu hình cũ kỹ nhiều tháp pháo, có chiếc IL-2 Sturmovik lừng danh chỉ ra đời sau khi ông gọi nhà thiết kế Ilyushin, lúc đó đã thất nghiệp đến ăn ngủ cùng ông và hoàn thành bản vẽ thiết kế. Đó là cách Stalin giải quyết các vấn đề phát sinh trong chiến tranh một cách nhanh chóng, khác biệt với bộ máy quan liêu bảo thủ, ù lì chậm chạp và cứng nhắc. Trên hết, ông đặt ra và giải quyết vấn đề dựa trên sự hiểu biết tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, những thay đổi về bản chất kỹ thuật quân sự của chiến tranh hiện đại.

Ngay trước Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Stalin nói: “Nhiều người trong chúng ta tự hào về lòng dũng cảm của mình. Nhưng dũng cảm không thôi mà không làm chủ xuất sắc các thiết bị quân sự cũng chẳng để làm gì. Dũng cảm thôi, căm thù giặc thôi là không đủ. Như biết đấy, thổ dân da đỏ ở Mỹ là những người rất dũng cảm, nhưng họ không thể làm gì với cung tên của họ để chống lại người da trắng được trang bị súng”.

Stalin nói vào năm 1931: "Chúng ta đã lạc hậu 50-100 năm sau các nước phát triển. Chúng ta phải vượt qua khoảng cách này trong 10 năm. Hoặc là chúng ta làm được điều này, hoặc chúng ta sẽ bị nghiền nát” (nguyên văn: "Мы отстали от передовых стран на 50–100 лет. Мы должны пробежать это расстояние в десять лет. Либо мы сделаем это, либо нас сомнут".) Tiên đoán này chỉ lệch vài tháng cho đến thời điểm phát xít Đức tấn công Liên Xô.

Stalin khác xa giới làm cách mạng, vốn coi thường khoa học-kỹ thuật, đặt niềm tin vào “sức mạnh vô địch của giai cấp vô sản” và đẩy vai trò trách nhiệm sang quần chúng tay không ra trận. Không ngạc nhiên, tận ngay nay chúng vẫn ra sức xuyên tạc thóa mạ ông, bởi chúng sợ hãi một Stalin khác sống dậy.

Cũng không thể tưởng tượng được trong bối cảnh nghèo nàn lạc hậu năm 1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyễn Giáp đã bắt đầu vạch đường phát triển Quân đội Nhân dân Việt nam chính qui hiện đại. Không ngạc nhiên, tận ngày nay chúng vẫn ra sức xuyên tạc thóa mạ ông, bởi chúng sợ hãi một Võ Nguyên Giáp khác sống dậy.

Cụ Hồ của chúng ta đã cố gắng hết sức né tránh chiến tranh, kìm hãm nó cho đến khi có thể, chúng ta hiểu Cụ có ý gì. Nhưng nay bọn chúng trèo lên báo chí tuyên Cụ ký Geneva chia đôi đất nước, ngăn cản chúng Thống nhất đất nước ngay trong những năm 1950!



Ilyushin - IL-2 Sturmovik

 Là chiếc máy bay cường kích nổi tiếng nhất và tốt nhất WW-2, nó nổi tiếng đến nỗi có cả trò chơi game cũng nổi tiếng cùng tên.

Tốt đến mức đã trở thành huyền thoại, IL-2 là chiếc máy bay chiến trường đúng nghĩa, trang bị tốt nhất, thiết kế tốt nhất vào thời đó, thậm chí gọi là thiết kế đột phá, trang bị tốt, bọc giáp dầy, buồng lái chịu được đạn 7,62ly từ mọi khoảng cách, nó có thể bay rất thấp tránh đạn phòng không. Nó là chiếc cường kích chuyến tấn công mặt đất đúng nghĩa, trong khi tất cả các nước khác trong WW-II không có chiếc máy bay nào có thể gọi là cường kích như vậy. Còn chiến thuật mà nó sử dụng là nỗi ám ảnh của binh lính Đức, khi buộc phải gọi chiếc cường kích này là "cái chết đen", "xe tăng bay", "máy bay bê tông" hay "bệnh dịch", “đồ chết tiệt”. Cũng vì thế mà sau những thiệt hại lớn, binh lính Đức được lệnh phải ưu tiên tiêu diệt ngay mỗi khi IL-2 xuất hiện, nếu không, hậu quả sẽ là tàn khốc.

Nếu có gì chưa hoàn hảo ở chiếc Ilyushin IL-2, thì đó là động cơ AM-34, AM-35 ở những chiếc đầu tiên hơi yếu khiến nó không thể bay đủ nhanh, đủ cơ động, cho đến khi được trang bị động cơ mới AM-38. Dĩ nhiên, thiết kế tốt nhất cũng không đến ngay từ những phiên bản đầu tiên, đó là quá trình sửa đổi nhanh chóng qua nhiều lần thử nghiệm và qua phản ánh từ chiến trường. Máy bay IL-2 không ngừng được hiện đại hóa, cải tiến đường bay và đặc tính kỹ thuật. Vào cuối chiến tranh, chiếc IL-10 cũng đã ra đời.

IL-2 được chính thức trang bị cho Không quân Liên xô vào tháng 12 năm 1940, ngày 22 tháng 6 năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên xô thì 3 hôm sau, ngày 25 tháng 6, những chiếc IL-2 xuất trận. IL-2 cũng là những chiếc máy bay đầu tiên ném bom vào Berlin.

Các phiên bản về sau được trang bị 2 pháo Vya 23 mm thay vì 4 súng máy. Dưới cánh có thể lắp đến 8 quả tên lửa RS-82 hoặc RS-132, loại giống như Katyusha. IL-2 mang được 400 đến 600 kg bom với loại lớn như FAB-100 để có thể xuyên thủng giáp hông của xe tăng hạng trung khi ném gần và bom xuyên giáp chống tăng PTAB - loại bom này diệt tăng rất tốt khiến quân Đức buộc phải từ bỏ các cuộc tấn công bằng xe tăng với đội hình dày đặc và tăng khoảng cách đội hình. Sau này, một phiên bản trang bị pháo 37 ly chuyên đánh xe tăng cũng đã xuất hiện.  

Trải qua những thiệt hại đầu tiên, quân Đức bắt đầu tăng cường phòng không chống trả và sử dụng tiêm kích săn đuổi, gây thiệt hại lớn cho IL-2, đặc biệt là loại máy bay 1 phi công, không có phi công thứ 2 sử dụng súng máy, pháo chống tiêm kích. Các phương pháp chiến thuật cường kích tấn công mặt đất cũng buộc phải thay đổi, các đơn vị sử dụng chiến thuật mới: xuất hiện bất ngờ, tấn công nhanh và rút lui khi quân Đức chưa kịp chống trả. Thường là một đội bay lớn 8-12 chiếc Sturmovik hoặc hơn, đồng loạt trút bỏ hết bom, bắn phá vị trí quân địch và nhanh chóng biến mất. Chiến thuật này đặc biệt thành công với kho tàng hậu cần, điểm tập kết quân và trang thiết bị, trận địa pháo binh, tàu hỏa, tàu chiến, đường sắt, bến cảng. Sau các cuộc đột kích IL-2 dữ dội như vậy chỉ còn lại lửa cháy và xác chết lính Đức. Có thể gọi đó là chiến thuật “cắn trộm” cũng được, nhưng nó góp phần giảm tỉ lệ tổn thất IL-2 xuống còn 1 trong 26 lần xuất kích.

Trong những năm Chiến tranh Vệ quốc, 356 trung đoàn không quân xung kích Sturmovik đã được thành lập, 36.000 chiếc IL-2 được chế tạo (và đây vẫn là kỷ lục thế giới cho đến ngày nay). Sự ác liệt của chiến trường khiến Liên xô cũng mất đến 23.600 chiếc. Trong đó, 11.000 chiếc mất bởi nguyên nhân gián tiếp: tai nạn, hỏng hóc không sửa chữa được, etc. Có những chiếc trở về với 500 lỗ đạn trên thân, dĩ nhiên, không đủ khả năng để sửa chữa.

Thật khó để tính được chiến công của chiếc IL-2 bởi nó tấn công mặt đất, thậm chí sâu trong hậu tuyến kẻ thù, nhưng có vô số các phi công Sturmovik đạt các danh hiệu cao quí với chiếc IL-2, chẳng hạn như 2 lần Anh hùng Liên Xô Vasily Andrianov, Mikhail Odintsov, Talgat Begeldinov, hàng chục người đã từng được trao tặng huân chương Sao Vàng, etc. Các phi công Il-2 được coi là những người thực sự dũng cảm bởi nhiều lúc phải xuyên thủng bức tường phòng không từ mặt đất cũng như chống trả các cuộc tấn công đông đảo và màn săn đuổi của máy bay chiến đấu Đức. Có một con số thống kê về tỷ lệ sống sót của các phi công Liên Xô trong WW-II: máy bay chiến đấu - 64 lần xuất kích, máy bay ném bom – 48 lần, còn cường kích như IL-2 chỉ 11 lần xuất kích. IL-2 Sturmovik là chiến sĩ tiền tuyến miệt mài nỗ lực, đưa thất bại của kẻ thù đến gần hơn, là biểu tượng của Chiến thắng.

***

Một trong những phi công Anh Hùng IL-2 Sturmovik là Nguyên soái không quân Alexander Efimov với thành tích tham gia 288 trận đánh, không lần nào bị bắn rơi. Năm 1984, ông Efimov là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô và lãnh đạo Lực lượng Không quân.

Trận đánh đầu tiên của ông Efimov trên chiếc IL-2 diễn ra vào tháng 11 năm 1942. Phi đội Sturmovik tấn công vá hủy các đoàn tàu hỏa của đối phương trên tuyến đường sắt Rzhev-Vyazma. Ông Efimov và các phi đội IL-2 không chỉ bảo vệ Matxcơva, họ đã đè bẹp các sư đoàn tinh nhuệ của Đức ở ngoại ô Thủ đô và sau đó ngăn chặn đà tiến công của phát xít ở Stalingrad, ở bờ sông Volga và sông Đông. Trận đánh cuối cùng của ông Efimov là trên bờ sông Elbe.

***


Nhưng thật khó tin, khi chiếc IL-2 Sturmovik chỉ một chút nữa đã không thể ra đời. Hãy nghe lời kể của Nguyên soái D. T. Yazov, chỉ vì lý do nào đó, sự quan liêu tắc trách, thiếu suy nghĩ, tính cổ hủ và không loại trừ cả tính ganh tị - tất cả đã chống lại chiếc IL-2 khi sự ra đời của nó phụ thuộc vào họ. Đặc biệt bên quân đội cứ khăng khăng bác bỏ. Nhưng nhà thiết kế Ilyushin không bỏ cuộc. Dù mọi tình huống, ông ấy đã chuẩn bị sẵn chiếc vali với bánh quy. Nhưng vấn đề đã không đi đến chỗ nghiêm trọng. Stalin biết chuyện nên đã can thiệp, đưa ô tô đến đón nhà thiết kế, đưa đễn chỗ mình, ông nói: “- Nếu không phiền, đồng chí Ilyushin, hãy ở lại với tôi. Ở đây, tôi hy vọng sẽ không ai can thiệp vào công việc của đ/c.”

Nhà thiết kế đã sống cùng lãnh đạo trong một tuần. Sau này, Ilyushin chia sẻ ấn tượng của mình với các đồng nghiệp: Stalin không có gì xa xỉ, nhưng có lượng sách rất lớn. Mọi bức tường là sách. Ông ấy đọc vào ban đêm 300 hoặc 500 trang... Chúng tôi đã dùng bữa cùng nhau - súp bắp cải, cháo kiều mạch, ít dưa chua... Tất nhiên, tuần đó đã làm tôi mệt lả. Không dễ để duy trì tốc độ làm việc của Stalin.”

Nhưng điều thú vị nhất còn ở phía trước. Một ngày nọ, nhà lãnh đạo đưa Ilyushin đến cuộc họp Bộ Chính trị. Ngoài các cộng sự của Stalin, còn có các chuyên gia hàng không. Sau khi lắng nghe những ý kiến khác nhau, Joseph Vissarionovich nói: “Bây giờ hãy lắng nghe những gì chúng tôi nghĩ về vấn đề này với đồng chí Ilyushin..." Kết quả là, Văn phòng thiết kế Ilyushinsky vẫn ở lại Moskva, và Sergey Vladimirovich cùng các nhân viên của ông có cơ hội tiếp tục công việc của họ.

Dường như mọi thứ đã ổn. Nhưng Stalin không để câu chuyện về chiếc máy bay ra khỏi tầm mắt. Sau một thời gian, bức điện nghiêm khắc của Stalin bay đến các giám đốc nhà máy hàng không Schenkman và Tretyakov: 

“Các đ/c không xứng đáng với Hồng quân và đất nước chúng ta. Cho đến nay vẫn chưa cho ra đời máy bay IL-2. Hồng quân của chúng ta cần máy bay IL-2 như không khí, như bánh mì. Schenkman sẽ cho ra một chiếc Il-2 mỗi ngày và Tretyakov sẽ cho ra Mig-3 từ 1 đến 2 chiếc. Đây là sự nhạo báng đất nước, nhạo báng Hồng quân.

Chúng ta không cần Mig, mà là IL-2. Nếu nhà máy số 18 nghĩ mình thoái thác đất nước, cho ra đời một IL-2 mỗi ngày thì đã bị nhầm lẫn nghiêm trọng và sẽ phải chịu hình phạt vì việc này.

Tôi đề nghị các đ/c không đưa chính phủ ra khỏi sự kiên nhẫn và yêu cầu Ilov (IL-2) phải được xuất xưởng nhiều hơn. Tôi cảnh báo lần cuối.”

Còn kẻ nào đó dám nói rằng Liên Xô sẽ thắng cuộc chiến tranh bất chấp có Stalin hay không thì hãy nghe những gì tiếp theo đã xảy ra. "Thoái thác" như thế không thành. Sau chỉ thị của Stalin, mọi thứ đã được tìm thấy để sản xuất số lượng máy bay cần thiết. Và 40 chiếc IL-2 đã ra đời mỗi ngày.

Và chiếc máy bay quả thực tuyệt vời. Họ nói về nó: đây là phép màu của Nga, “ngôi sao” của Ilyushin. Không có chiếc máy bay nào được như chiếc này trên thế giới.

Còn đây là đánh giá của người Đức: “IL-2 là bằng chứng cho sự tiến bộ đặc biệt. Nó là kẻ thù chính, cơ bản của quân đội Đức."







Stalin đã 3 lần cứu cuộc đời của Kollontai

 Nữ binh, kẻ nổi loạn, nhà nữ cách mạng, nhà nữ quyền, chiến sĩ cộng sản, v,v Aleksandra Mikhailovna Kollontai (1872–1952) là người duy nhất sống sót đến cuối cùng. Nếu không có Stalin, chắc chắn bà đã chết vì bị vu cáo “gián điệp” bởi chính những kẻ là “đồng chí” của bà.

Câu chuyện này rất dài, và ở đâu đó, có câu chuyện rất tương tự về bà Võ Thị Thắng, thậm chí là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, có khác chăng, chỉ là khác thời gian, không gian địa lý.

***


Nếu viết kiểu lý lịch đảng thì Kollontai còn hoạt động CM trước cả Stalin (1878-1953). Nhưng thực sự là bà cô quí tộc giàu có đã có một cuộc sống gia đình không may mắn, đổ vỡ và trôi dạt trong tầng lớp thượng lưu của xã hội Nga với lối sống phóng túng, phá phách, để lại đàm tiếu về “cốc nước”. Kollontai theo chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism). Nhưng rồi được Stalin cảm hóa, trở thành nhà nữ ngoại giao đầu tiên của Liên Xô với thành tích nổi bật trong việc dự báo chính xác các nước bán đảo Scandinavia không tham gia vào cuộc chiến của Phần Lan với Liên xô ngay đầu Chiến tranh vệ quốc và phần nào đó cô lập Phần Lan. Nhờ đó LX có những điều chỉnh đúng hướng, phù hợp và cho phép tập trung nguồn lực để chuẩn bị WW-2 tốt hơn.

Hiện nay, có khá nhiều bài viết và sách về Kollontai, đáng chú ý là cuốn của Leonid Mlechin xuất bản năm 2013, cuốn thứ 2 là nhật ký của Kollontai, đáng tiếc là chỉ được đăng một phần sau khi cắt bỏ nhiều đoạn nhạy cảm. Tuy nhiên, vẫn còn cả loạt vấn đề trong tiểu sử của người phụ nữ này vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một trong số những vấn đề như vậy, là mối liên hệ của Kollontai với Stalin, và tại sao, theo một số nghĩa nhất định, Stalin đã cứu sống Kollontai, ít nhất 3 lần.

Kollontai có thói quen lưu giữ nhật ký, ghi chép các sự kiện, các vấn đề quan trọng trong suốt cuộc đời mình. Một số trong đó được sử dụng và tập hợp vào "23 năm làm công tác ngoại giao", một phần trong đó đề cập đến quan hệ và trò chuyện với Stalin vào các năm 1922-1934. Ngày nay, một phần của tập này đã được xuất bản. Không nghi ngờ chúng đã bị chỉnh sửa, thay đổi, nhưng, như những thư từ trao đổi với Stalin còn sót lại cho thấy, những gì còn lại đáng tin cậy.

Có lẽ, Kollontai gặp Stalin lần đầu tiên vào cuối năm 1917, khi cả hai trong chính phủ Xô Viết đầu tiên: bà - với tư cách là dân ủy của tổ chức từ thiện nhà nước, ông - là ủy viên nhà nước về vấn đề dân tộc. Theo Mlechin, giao tiếp của họ vào năm 1917 có ảnh hưởng rất quan trọng đến số phận sau này của nữ dân ủy đầu tiên: “Ngày 25 tháng 11 năm 1917, hai ủy viên: Kollontai và Stalin - đến dự đại hội ĐDCXH Phần Lan. Stalin có ấn tượng về sự am hiểu Phần Lan và bán đảo Scandinavia của Kollontai nên coi bà như một chuyên gia về các vấn đề Phần Lan. Có lẽ, những lần tiệc tùng với giới thượng lưu ở Petrograd, bà đã quá hiểu những gì đang diễn ra. Điều này đã gây thiện cảm và đặt ra quan hệ tốt đẹp với Stalin mà còn cứu sống Kollontai không lâu sau này.

Cuộc đấu đá, tranh giành địa vị “lãnh tụ giai cấp vô sản” chưa bao giờ là không khắc nghiệt. Chỉ cần một ít chứng cớ giả tạo, cùng với lời lẽ ngụy biện là có thể lật ngược sự thực để hạ bệ những kẻ mình không ưa. Đến lượt Kollontai là mục tiêu, những sai lầm phá lối của bà thời làm thủ lĩnh phe “công nhân đối lập”, những chỉ trích “Sai lầm của Lenin” của bà bị mang ra bêu riếu và đấu tố. Đến 1922, nhóm Kollontai chịu thất bại hoàn toàn. Tại ĐH XI, Kollontai buộc phải công khai từ bỏ cương lĩnh của mình. Trong nhật ký, bà mô tả cuộc họp của BCHTƯ đã đưa ra vấn đề khai trừ phe "công nhân đối lập” ra khỏi đảng.

Điều quan trọng là lúc này, Kollontai đã hoàn toàn ủng hộ Stalin. Lá thư mà bà viết lại trong nhật ký gửi Stalin đề ngày 11 tháng 10 năm 1922, bà viết “ lòng tràn đầy sự biết ơn vô hạn đối với Stalin", bởi sự ủng hộ của ông dành cho bà và nhóm “trong những ngày khó khăn, thảm khốc nhất của cuộc đời”. Theo Kollontai, đó là do sự nhạy cảm phi thường của đc TTK mới được bầu, là phản ứng của ông trước sự bất hạnh của một đồng chí.

Trước đó, người ta biết quan hệ vợ chồng của Kollontai với vị chỉ huy nổi tiếng Pavel Efimovich Dybenko đã bị rạn nứt. Còn trong thư, bà than thở rằng, sau hội nghị mùa xuân của QTCS và sau Đại hội XI, bà không thể làm việc trong Ban Thư ký Quốc tế Phụ nữ được nữa. Đặc biệt là không thể hợp tác với người đứng đầu QTCS G. Zinoviev. Bà đề nghị Stalin bổ nhiệm mình vào một công tác mới, đến Viễn Đông hoặc bổ nhiệm làm đại sứ ở nước ngoài. Bà nhanh chóng nhận được tin nhắn hồi đáp: "Chúng tôi cần một vị trí có trách nhiệm ở nước ngoài. Hãy trở về Mátxcơva ngay lập tức. Stalin".

Cuộc đời biệt phái ngoại giao và làm đại sứ bắt đầu, Kollontai tạm thời tránh được những làn đạn. Cuối năm 1923, Ủy ban Kiểm soát TƯ điều tra lời buộc tội từ cựu đồng chí trở cờ phản bội trong phe "công nhân đối lập". Tầm quan trọng khiến đích thân Chủ tịch Ủy ban Kiểm soát TƯ Valerian Kuibyshev tiến hành, ông ta tin vào lời khai và nghi ngờ Kollontai "mất lòng tin vào đảng". Mức kỷ luật mà ông ta đưa ra là triệu hồi đại sử về nước để ra tòa, tuy nhiên quyết định bị Stalin thu hồi.

Cuối năm 1924, Kollontai có cuộc gặp với Stalin, bà viết rằng: "Đồng chí Stalin tiếp tôi trong một căn phòng nhỏ được bài trí đơn giản, ông ấy đang ngồi trên bàn viết”.

- Ai đã xúc phạm bà, Litvinov hay Chicherin? - câu hỏi dường như là đùa của Stalin.

- Cả hai, thưa đồng chí Stalin, - Kollontai trả lời.

Giọng Stalin trở nên nghiêm túc: - "Việc này đã tệ hơn rồi, hãy nói cho tôi biết, có chuyện gì?”

Cơ bản, vấn đề là Chicherin, Litvinov cùng phe cánh đã vạch ra một đường lối ngoại giao khác đối với bán đảo Scandinavia, nhưng Stalin ủng hộ phương pháp của Kollontai và vì thế mũi dùi chĩa vào bà. Nhưng bà cũng không phải là mục tiêu chính, muốn hạ bệ Stalin, phải cô lập, loại bỏ những người ủng hộ ông. Kollontai viết về điều này trong nhật ký, ĐH XIV và năm 1925: "Mọi người đều cảm thấy điều này. Cá nhân chống lại Stalin. Ông ấy mạnh mẽ và can đảm hơn họ. Ông ấy có những thứ họ thiếu, ông ấy bận rộn không phải với bản thân, mà là với đảng, ông ấy là hiện thân của nó và đây là sức mạnh của ông ấy...

Còn những người theo chủ nghĩa Stalin (Stalinism, đây là một từ mới ở Liên Xô) mà cá nhân tôi gần gũi nhất... Sau đó, tôi không bao giờ có thể liên đới gì nữa với Zinoviev, tôi cũng ghét linh hồn nhỏ nhen này, vì chính sách sai lầm và có hại của ông ta ở QTCS".

Đó cũng là thời điểm khó khăn đối với Stalin trong cuộc đấu tranh trong nội bộ đảng, Kollontai đã chân thành ủng hộ Stalin.

Những nhận xét của Kollontai về Stalin có khá nhiều trong nhật ký. Mùa hè 1934, bà tham dự Hội nghị toàn thể BCHTƯ, bà ngạc nhiên về cách cử tọa lắng nghe Stalin, cách họ phản ứng với từng cử chỉ của ông. Trong nhật ký bà viết: "Một loại bức xạ 'từ trường' nào đó phát ra từ ông ấy. Sự quyến rũ từ nhân cách của ông ấy, cảm giác tin tưởng vô hạn vào sức mạnh đạo đức, ý chí không ngừng và sự sáng suốt của tư tưởng. Khi Stalin ở gần, có cảm giác dễ dàng hơn để sống, có nhìn nhận tự tin hơn vào tương lai, và vui vẻ ở con tim”.

Kollontai viết rằng, trong Hội nghị: “Stalin chậm rãi đi phía sau hàng ghế Chủ tịch Đoàn. trên mặt một chút nụ cười buồn. Nụ cười không ở môi, và thậm chí không trong mắt, nhưng bằng cách nào đó có nó xung quanh khuôn mặt. Khi mọi người đang ngồi, ông đi đi lại lại một mình. Lắng nghe và nghe cẩn thận với một nụ cười trên khuôn mặt. Những suy nghĩ lớn, những quyết định lớn đều ẩn sau nụ cười như vậy. Nó là một sự hạ mình trước sự thiển cận của con người..."

“Một cái gì đó là “huyền bí” trong ông. Là sức mạnh của tư chất tuyệt vời. Trong ông toát ra ý chí mạnh mẽ khuất phục con người. Bạn sẽ rơi vào quỹ đạo của sự lan tỏa và không còn sức kháng cự nữa, ý chí của bạn sẽ “tan biến”... Lenin, chẳng hạn, không sở hữu đặc điểm này. Stalin khuất phục con người bằng sức mạnh của logic, bằng sự vượt trội của trí tuệ. Còn với sự hiện diện của Lenin, ông vẫn là chính mình, có thể tranh luận với Lenin, để chứng tỏ. Thường Stalin thắng cuộc tranh luận và tước lấy nó. Với Stalin, bạn ngay lập tức từ bỏ, ngay cả trước khi tranh luận. Đây là điểm mạnh của ông ấy. Ý chí của ông ấy mạnh đến mức bạn phải chấp nhận nó hoặc từ bỏ hoàn toàn."

Logic của phái nữ là vậy...


Trong những năm 1940, các đám mây đen một lần nữa tụ lại trên đầu "đại sứ Liên Xô", có đến 3 lần như vậy. Tháng 8 năm 1942, Kollontai ở tuổi 70, bị đột quị. Một báo cáo của NKVD viết rằng, nhưng giấy tờ lưu trữ tại Thụy Điển của Kollontai là có hại đối với Liên Xô, việc thu giữ kho lưu trữ Kollontai là một "sáng kiến ​​của bộ" không được xác nhận. Toàn bộ được chuyển về Matxcơva năm 1943. Merkulov báo cáo tóm tắt với Stalin rằng, "Không có gì đáng ngại đối với giới lãnh đạo Liên Xô trong vali của phái viên ở Stockholm…”

Vì vậy, đám mây đen đầu tiên không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho Kollontai, ngoại trừ sự đau khổ về mặt đạo đức. Năm 1944, lại một đám mây đen khác, Tổng cục trưởng phản gián quân sự "Smersh" Viktor Abakumov đã gửi một báo cáo đặc biệt cho Stalin về điệp viên tình báo Anh bị phát hiện và bắt giữ, thiếu tá Pyotr Gusev, người từng ở Stockholm với tư cách là thư ký của tùy viên quân sự Liên Xô. Lời chứng của Gusev về sự hiện diện của điệp viên nước ngoài trong số nhân viên của đại sứ quán Liên Xô tại Thụy Điển, và anh ta biết một đặc vụ của cảnh sát Thụy Điển chính là tài xế riêng của Kollontai, cùng một số người khác bị Thụy Điển hoặc tình báo Đức tuyển dụng cho mục đích gián điệp. Tuy nhiên, kẻ bị bắt nghi ngờ Kollontai có hoạt động gián điệp. Lời chứng của thiếu tá bị bắt có chất lượng cực kỳ thấp. Bằng chứng buộc tội Kollontai chỉ là tin tưởng người nước ngoài, xa rời thực tế Xô Viết và không đủ để "triệu hồi Kollontai ngay lập tức về Matxcơva, bắt giữ và hành quyết". Vì vậy, Tổng cục trưởng Abakumov đề nghị cho điều tra thêm. Tuy nhiên, Stalin từ chối cho phép Abakumov điều tra.

Nhiệm kỳ công tác đại sử Thụy Điển của Kollontai cũng sắp kết thúc. Căn bệnh của người phụ nữ lớn tuổi đã trở nên tồi tệ hơn - cánh tay trái và chân của bà bị mất cảm giác và không chữa trị sẽ sớm bị liệt. Trong tình trạng như vậy, bà buộc phải trở về Matxcơva chữa trị. Tháng 9 năm 1944, bà được trao tặng Huân chương Lao động Đỏ lần thứ hai và được cấp một căn hộ trên phố Bolshaya Kaluzhskaya. Tháng 7 năm 1945, BCT ra quyết định, thể theo nguyện vọng và bệnh tật của bà, miễn nhiệm chức vụ đại sứ, đặc phải viên Liên Xô tại Thụy Điển.

Alexandra Mikhailovna không nghỉ hưu, bà vẫn là cố vấn của Ủy Ban Đối ngoại.

Tháng 8 năm 1946, Kollontai đề nghị Stalin giúp bà tìm lại kho lưu trữ của bà, các tài liệu này đã được gửi về Matxcơva từ Thụy Điển. Kho lưu trữ cuối cùng đã được tìm thấy và trả lại cho chủ nhân. Ngày 21 tháng 11 năm 1946, thông qua A. N. Poskrebyshev, Kollontai chuyển tới Stalin lời chào chân thành nhất và lòng biết ơn nồng nhiệt: "Hãy nói cho Joseph Vissarionovich biết ông ấy đã mang lại cho tôi niềm vui lớn như thế nào bằng cách trả lại cho tôi những tài liệu mà tôi đã coi là thất lạc".

Nhưng sau chiến tranh, cựu thù của bà trong vụ thu giữ giấy tờ, tài liệu cá nhân đã giữ chức vụ cao hơn, điều này cho phép hắn ta tiếp tục âm mưu thủ đoạn hại người.

Vào tháng 1 năm 1947, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô S.N.Kruglov đã gửi một bản ghi nhớ cho Stalin mà không đánh số và không có ngày tháng rõ ràng. Các dấu hiệu này là tài liệu đã không được đăng ký và được chuyển đến cho lãnh đạo Bộ Nội vụ một cách không chính thức. Bản ghi nhớ này viết rằng, vào tháng 5 năm 1945, gần thành phố Ceska Lipa (Sudetenland của Tiệp), có một kho lưu trữ của Bộ Nội vụ Pháp bị quân Đức thu giữ. Kho lưu trữ được phát hiện tại một lâu đài. Quá trình phân tích chúng được tiến hành ở Mátxcơva, người ta đã tìm thấy các tài liệu của Cục 2 (tình báo và phản gián) của Bộ Tổng tham mưu Pháp giai đoạn 1914-1942, và trong đó – hồ sơ No. 46800 về các năm 1941-1942, chứa các thư từ về các điệp viên và người cung cấp thông tin được tuyển dụng ở Romania, Hungary, Thụy Điển, các nước Trung Đông và những nơi khác. Và trong phần về các điệp viên được tuyển dụng ở Thụy Điển, có 6 tài liệu, trong đó cựu đặc phái viên Liên Xô tại Thụy Điển được liệt kê là người cung cấp thông tin cho Cục 2. Người đó là Kollontai.

Theo Kruglov, Kollontai được nhân viên tình báo Pháp Count de Fleurieu, một thành viên của phái bộ Pháp tại Stockholm và mang bí số 331 trong hồ sơ Cục 2 tuyển dụng làm nguồn cung cấp thông tin vào năm 1941. Bản thân Kollontai được xác định mang bí số 338. Kollontai đã liên lạc với nhân viên Defer làm việc cho văn phòng Cục 2 Pháp thường trú ở Stockholm. Trong phân loại, nguồn tin số 338 được xếp vào loại "thông tin có tính chất chính trị và quân sự nhận được từ chính phủ của họ..."

Tài liệu đính kèm, Kruglov báo cáo thêm rằng, xác thực kẻ cung cấp tin bí số 338 là Kollontai, đặc phái viên của Liên Xô tại Stockholm. Tài liệu của tình báo Pháp còn nhắc đến số 338 là người tình của Lenin.

Dường như là người Pháp đã nhầm lẫn Alexandra Mikhailovna Kollontai với Inessa Armand, nhưng đánh giá cao Kollontai như một nguồn cung cấp thông tin đặc biệt quan trọng.

Dù vậy, không ai dám thẩm vấn Kollontai, lúc bà đang nằm trong viện điều trị. Bà vẫn tiếp tục được xếp vào danh sách cố vấn của Bộ Ngoại giao Liên Xô và vẫn tiếp tục viết hồi ký về cuộc đời mình gần như hàng ngày. Nhưng Stalin không còn liên lạc gì với bà nữa.

Từ đây trở đi, từ năm 1948 cho đến khi qua đời, liên hệ của Kollontai với Stalin bị gián đoạn. Bà viết nhiều thư từ gửi Stalin mà không có hồi âm. Một tình huống tương tự xảy ra với các bức thư CT HCM gửi Stalin năm 1952. Có thể, một âm mưu rất lớn đã được triển khai ngay sau Thế chiến nhằm cô lập Stalin với các nhân vật thân cận gần gũi bị chụp mũ “gián điệp”, “kẻ thù của nhân dân”.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1952, trước khi qua đời ít lâu, Kollontai viết bức thư cuối cùng cho Stalin: "Joseph Vissarionovich thân mến, trước khi giao những ghi chép của tôi về những năm hoạt động ngoại giao cho cơ quan lưu trữ bí mật của đảng IMEL, tôi coi đó là nhiệm vụ của tôi phải gửi cho đc những trích đoạn của tất cả các cuộc gặp gỡ và trò chuyện của tôi với đc trong thời gian này cho người quen của đc"... Vào ngày 25 tháng 2, bà gửi thư cho Poskrebyshev, trợ lý riêng của Stalin về việc hoàn thành cuốn hồi ký của mình "Hai mươi ba năm làm công tác ngoại giao", mà bà đã chuyển đến kho lưu trữ của IMEL, và đề cập rằng chúng cũng chứa một cuốn sổ có tựa đề "Các cuộc gặp và trò chuyện với Đồng chí J. Stalin qua những năm làm Ngoại giao của tôi". Bà yêu cầu được thông báo về việc nhận thư. Bức thư ghi yêu cầu: "Báo cáo những gì đã nhận được”. Yêu cầu IMEL về “Các cuộc gặp và trao đổi với đồng chí Stalin".

Ngày 29 tháng 2 năm 1952, Phó Giám đốc IMEL G. Obichkin gửi cho Poskrebyshev bản thảo cuốn hồi ký của Kollontai "Những cuộc gặp gỡ và trò chuyện với Stalin. 1922 - 1934" .. Đương nhiên, không ai khác có thể yêu cầu những tài liệu này ngoại trừ chính Stalin.

Ngày 11 tháng 3 năm 1952, tờ Izvestia đăng cáo phó, viết rằng vào ngày 9 tháng 3, "sau một thời gian dài ốm đau ở tuổi 80, một thành viên cũ của đảng Bolshevik và nhà ngoại giao Liên Xô Alexandra Mikhailovna Kollontai đã qua đời". Dưới cáo phó, thay vì chữ ký cụ thể của đại diện đảng Bolshevik, chỉ có dòng chữ mơ hồ: "Nhóm các đồng chí".

***

Bóng mây đen tiếp tục u ám Kollontai và cả Stalin sau cái chết. Vào ngày 12 tháng 12 năm 1958, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên Xô Nikolai Dudorov báo cáo với BCHTƯ CPSU rằng trong số các tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ Đặc biệt Nhà nước Liên Xô, hồ sơ "Cục 2 – Bộ Tổng tham mưu Pháp", có 5 bản ghi chép, được xác định là tình báo Pháp liên lạc với Kollontai và liên quan đến việc bà được cho là thuộc cơ quan tình báo Pháp trong các năm 1941-1942, cũng như các tài liệu theo dõi bà trong thời gian trước đó.

Trong số các tài liệu mà Dudorov trình bày và lặp lại vấn đề, có tài liệu đã được gửi cho Stalin vào tháng 1 năm 1947. Điều khác biệt, là tài liệu này đã được đánh số mà con số và ký hiệu lưu trữ không có trên tài liệu gốc. Như thông tin, 5 bản ghi chép gửi đến BCHTƯ về Kollontai dài 42 trang, kèm 7 bản sao chụp từ các tài liệu đã gửi trước đó và một phần là bản dịch.

Trong số những thứ khác, các tài liệu đưa thông tin về người cung cấp tin bí số 338: 60 tuổi, rất đảm bảo, nằm trong giới ngoại giao và giới chính trị gia hàng đầu. Tiếp xúc với người Pháp được ghi nhận là tự nguyện.

Dù vậy, thời điểm năm 1958, Khrushchev đã hoàn tất cuộc đảo chính lật đổ Stalin, không cần nhiều đến lá bài gián điệp Kollontai.

Cả ngàn năm qua, câu này đã quen thuộc đến nhàm chán: Các tình báo viên thường đánh lừa cấp trên và moi tiền của chính phủ bằng cách dựng lên các nhân vật tuyển dụng giả, các chiến dịch giả, và những chiến công giả.

Sau tất cả, vụ tuyển dụng "đại sứ Liên Xô" quá rẻ tiền, không đáng tin và cũng chẳng có thông tin gì nhiều giá trị từ nhà ngoại giao – nhiều khả năng đó là màn biểu diễn nghiệp dư vụng về của Bá tước de Fleurieu. Kẻ có lẽ đã dựng lên chiến công giả, tuyển dụng giả đại sứ Liên Xô và nhờ thế đã moi được nhiều tiền từ chính phủ Pháp và cả Đức quốc xã. Nhưng số phận trớ trêu của bà Kollontai đã được cứu thoát nhờ mối quan hệ đặc biệt của bà với Stalin.

Cuộc trò chuyện của Stalin với A.M. Kollontay





 

Stalin nói gì về LHQ và Chiến Tranh!?

Có mối liên hệ không nhẹ với tình hình chiến sự Ukr, với cuộc bỏ phiếu Đại Hội đồng LHQ lên án Nga. Thực chất, phương Tây lập ra tổ chức này từ cái hội ban đầu: Hội Quốc Liên hoàn toàn có chủ ý và mục đích. Thế nhưng khá nhiều người Việt, thậm chí giới chức lại coi LHQ như tổ chức cầm cân nảy mực, bảo vệ hòa bình.

Chiến tranh đã nhiều hơn hẳn hòa bình dưới trướng LHQ. Thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ, VN ta cũng đã hứng chịu 2 Nghị quyết Đại Hội đồng, trong đó có NQ lên án VN leo thang chiến tranh sang Lào và Campuchia. Cần lưu ý, NQ Đại Hội đồng không mang tính bắt buộc như NQ HĐBA. Và trước kia chỉ vì nhờ LX mà VN không bị NQ HĐBA mà hứng chịu "Liên quân hợp pháp" hiếu chiến đổ bộ như Triều Tiên từng bị.

Nhân tiện, nói thêm về sự ra đời của LHQ, năm 1942, Mỹ và phương Tây chìa giấy thiết lập tổ chức LHQ ra với LX để đổi lấy việc hình thành Liên minh chống phát xít và sau đó là thỏa thuận đồng minh mở mặt trận phía Tây. Thời gian gấp rút, hàng núi vấn đề phải lo, Stalin và giới ngoại giao đã không sửa chữa được gì nhiều nội dung tổ chức này, đặc biệt là Hiến chương.

Hiến chương LHQ đã để lại cửa hậu (back doors) cho các cuộc lật đổ từ bên trong, aka cách mạng màu. Hậu quả tai hại của nó là sự tồn tại của các nhà nước bù nhìn bất hợp pháp hậu cách mạng màu, nhưng lại mang dáng vẻ hợp pháp dưới trướng LHQ mà Ukr hiện nay là điển hình.

Bài đăng cuộc pv trên báo Người lao động Tagil;

Dưới này là đoạn pv với báo Pravda, 17 tháng 2 năm 1951, Stalin nói về LHQ và chiến tranh:

Hỏi: Ông đánh giá thế nào về Nghị quyết của LHQ tuyên bố CHND Trung Hoa là kẻ xâm lược?

Stalin: Tôi coi đó là một quyết định đáng xấu hổ. Thật vậy, phải đánh mất những chút lương tâm cuối cùng thì mới khẳng định rằng Mỹ đã chiếm giữ lãnh thổ Trung Quốc - đảo Đài Loan - và xâm lược Triều Tiên đến biên giới Trung Quốc, là bên bảo vệ, còn CHND Trung Hoa, bảo vệ biên giới của mình và cố gắng giành lại hòn đảo Đài Loan bị người Mỹ chiếm giữ mà là kẻ xâm lược.

Liên hợp quốc, được tạo ra như một bức tường thành của hòa bình, đang biến thành công cụ của chiến tranh, thành phương tiện khơi mào Chiến tranh thế giới mới. Hạt nhân xâm lược của LHQ là 10 quốc gia - thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hiếu chiến (Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Na Uy, Iceland) và 20 quốc gia Mỹ Latinh (Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, CH Dominica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela). Đại diện của các quốc gia này hiện đang quyết định số phận của chiến tranh và hòa bình tại LHQ. Chính họ đã thực hiện quyết định đáng xấu hổ tại LHQ về sự hung hăng của CHND Trung Hoa.

Đó là đặc điểm của trật tự hiện nay trong LHQ, ví dụ, CH Dominica nhỏ bé ở Nam Mỹ, với chưa đầy 2 triệu dân, hiện có trọng lượng trong LHQ tương đương với Ấn Độ, và có trọng lượng hơn nhiều so với CHND Trung Hoa, không có quyền cất tiếng nói tại LHQ.

Như vậy, khi biến thành công cụ chiến tranh xâm lược, LHQ đồng thời không còn là tổ chức thế giới của các quốc gia có quyền bình đẳng. Trên thực tế, LHQ hiện nay không còn là một tổ chức của thế giới, mà chỉ là tổ chức dành cho người Mỹ, hành động theo yêu cầu của những kẻ xâm lược Mỹ. Không chỉ Mỹ và Canada đang cố gắng phát động một cuộc chiến tranh mới, mà 20 quốc gia Mỹ Latinh cũng đang trên con đường này, những chủ đất và thương gia đang háo hức một cuộc chiến mới đâu đó ở châu Âu hoặc châu Á để bán hàng hóa cho các nước tham chiến với giá siêu cao và kiếm tiền từ đó hàng triệu đô la. Không có gì là bí mật đối với bất cứ ai rằng 20 đại diện của 20 quốc gia Mỹ Latinh hiện đại diện cho quân đội đoàn kết và ngoan ngoãn nhất của Mỹ tại Liên Hợp Quốc.

Do đó, Liên hợp quốc đang dấn thân vào con đường thâm căn cố đế của Hội Quốc Liên. Vì thế, nó chôn vùi uy tín đạo đức của mình và tự diệt vong.

Hỏi. Ông có nghĩ rằng một cuộc chiến tranh thế giới mới là không thể tránh khỏi?

Stalin: Không. Ít nhất là trong thời điểm hiện tại, nó không thể coi là không thể tránh khỏi.

Tất nhiên, ở Mỹ, Anh, cũng như ở Pháp, có những lực lượng hiếu chiến đang háo hức một cuộc chiến mới. Họ cần một cuộc chiến để thu được siêu lợi nhuận, để cướp bóc các quốc gia khác. Đó là những tỷ phú, triệu phú coi chiến tranh như một món hàng lợi nhuận kếch xù.

Chúng, những thế lực hiếu chiến này nắm trong tay chính quyền phản động và chỉ đạo họ. Nhưng đồng thời chúng cũng sợ hãi các dân tộc của họ, những người không muốn có một cuộc chiến mới và đứng về phía bảo vệ hòa bình. Vì vậy, chúng cố gắng lợi dụng các chính phủ phản động để lôi kéo dân tộc mình bằng những lời dối trá, lừa bịp và coi cuộc chiến tranh mới như là một cuộc phòng thủ, còn chính sách hòa bình của các nước yêu chuộng hòa bình là xâm lược. Chúng đang cố gắng đánh lừa dân tộc của họ để áp đặt những kế hoạch gây hấn của chúng lên họ và lôi kéo họ vào một cuộc chiến mới.

Đó là lý do tại sao chúng sợ chiến dịch hòa bình, sợ rằng nó có thể vạch trần ý đồ hung hãn của các chính phủ phản động.

Đó là lý do tại sao chúng bác bỏ các đề xuất của Liên Xô về việc ký kết Hiệp ước Hòa bình, cắt giảm vũ trang, cấm vũ khí nguyên tử, vì chúng sợ rằng việc thông qua các đề xuất này sẽ làm suy yếu các biện pháp gây hấn của các chính phủ phản động và làm suy yếu cuộc chạy đua vũ trang không cần thiết.

Cuộc đấu tranh giữa các thế lực hiếu chiến và yêu chuộng hòa bình này sẽ kết thúc như thế nào? Hòa bình sẽ được gìn giữ và củng cố nếu các dân tộc nắm lấy việc giữ gìn hòa bình trong tay mình và bảo vệ nó đến cùng. Chiến tranh có thể trở thành không thể tránh khỏi nếu những kẻ hiếu chiến thành công trong việc lôi kéo quần chúng nhân dân bằng những lời dối trá, đánh lừa họ và lôi kéo họ vào một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Vì vậy, một chiến dịch rộng rãi để bảo vệ hòa bình, như biện pháp vạch trần âm mưu tội ác của những kẻ hiếu chiến hiện nay là điều tối quan trọng.

Về phần Liên Xô, sẽ tiếp tục kiên định theo đuổi chính sách ngăn chặn chiến tranh và duy trì hòa bình.




Về Âm mưu Tukhachevsky theo V.I. Alksnis

Khi còn tại ngũ - Đại tá Viktor Imantovich Alksnis trên bục một đại hội;

Đã nhiều lần trong các bình luận cho các bài báo khác nhau, có chủ đề về Stalin đàn áp quân nhân, về "âm mưu quân sự" bị cáo buộc trong những năm 1930, v.v. Vì vậy, mà có thêm một bài viết này dựa trên những gì Viktor Imantovich Alksnis đã viết.

Vài lời về con người này - Victor Alksnis, nếu ai đó không biết – Một tiểu sử ngắn của Viktor Imantovich Alksnis.

Viktor Imantovich Alksnis sinh ngày 21/6/1950 tại thành phố Tashtagol, vùng Kemerovo, trong một gia đình Latvia gốc Nga lưu vong.

Năm 1973, ông tốt nghiệp Trường Quân sự cao cấp Riga theo tên ông nội của mình, Yakov Alksnis, với ngành kỹ sư điện tử quân sự, ông bắt đầu phục vụ trong một phi đội không quân ở Voronezh.

Năm 1974, ông gia nhập CPSU, năm 1977 ông được chuyển đến Riga.

Năm 1979-1992, ông giữ các chức vụ kỹ sư, kỹ sư cao cấp và kỹ sư-thanh tra cao cấp của Lực lượng Không quân thuộc Quân khu Baltic. 

Vào mùa xuân năm 1989, Viktor Alksnis được bầu làm đại biểu nhân dân Liên Xô. Vào tháng 10 năm 1989 ông trở thành một trong những người khởi xướng việc thành lập và trở thành phó điều phối nhóm Soyuz. Vào mùa thu năm 1990, ông đàm phán với TT Liên Xô Gorbachev và là người khởi xướng yêu cầu các bộ trưởng từ chức – Bộ nội vụ Bakatin và Ngoại giao Shevardnadze. 




V.I. Alksnis là Nghị sĩ Đuma Quốc gia LB Nga khóa 3 và 4, (2000-2003) và (2004-2007) còn nay là Đại tá về hưu.

Bây giờ vào vấn đề chính. Ông nội của Viktor là chỉ huy cấp 2 Yakov Ivanovich Alksnis (Jekabs Alksnis) - phó Chính ủy Không quân. Hay dễ hiểu hơn là một Chỉ huy Không quân của Hồng quân.

Yakov Alksnis là một trong các thành viên Đại diện Tư pháp đặc biệt, có mặt tại các phiên tòa xét xử nhóm lãnh đạo quân sự do Tukhachevsky cầm đầu và bắt đầu từ ngày 11 tháng 6 năm 1937. Dường như là trong phiên tòa, Yakov Alksnis là thành viên tích cực nhất của quá trình xét xử này và đã bằng mọi cách có thể để buộc tội các bị cáo và nhất quyết đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với họ.

Sau đó, chính ông cũng bị bắt - ngày 23 tháng 11 năm 1937, do trong quá trình điều tra (như công bố chính thức) đã áp dụng "các phương pháp gây ảnh hưởng vật lý" (nói cách khác là tra tấn), 2 ngày sau khi bị bắt, vào ngày 25 tháng 11 năm 1937, Alksnis đã ký vào lời khai rằng mình là điệp viên người Latvia, thành viên của tổ chức phản cách mạng "Tổ chức dân tộc chủ nghĩa Latvia trong Hồng quân". Kết quả là Yakov Alksnis bị bắn vào ngày 29 tháng 7 năm 1938.

Vào ngày 1 tháng 2 năm 1956, Yakov Alksnis được minh oan  vì "thiếu chứng cứ buộc tội".

Thông thường, khi đọc về thời kỳ đàn áp những năm 1930, thì có thể thấy mọi thứ diễn ra nhanh chóng - bắt giữ, điều tra, xét xử, hành quyết. Và sau đó 2 ngày mọi chuyện dường như được khám phá - bị cáo đã thú nhận mọi chuyện, nhưng không hiểu sao Yakov Alksnis lại bị giam thêm 8 tháng nữa...



Như chính Victor Alksnis đã viết về người ông Yakov: "... Người vợ của ông ấy (là bà tôi), bà Kristina Karlovna Mednis-Alksnis, với tư cách là thành viên trong gia đình của một kẻ phản bội Tổ quốc, đã phải trải qua 15 năm trong trại cải tạo và sống lưu vong. Cha tôi, Imant Yakovlevich, vào 10 tuổi không cha mẹ và cho đến năm 30 tuổi, ông ấy mang trong mình sự kỳ thị là "con của kẻ thù của nhân dân". và theo đó, tôi là một kẻ chống chủ nghĩa Stalin…”.

Thời Perestroika bắt đầu - Viktor Alksnis viết, ông chăm chỉ đọc tất cả các ấn phẩm của những năm đó, "... vạch trần tội ác của Stalin và những kẻ xung quanh ông ta...".

Năm 1989, khi Alksnis được bầu làm Đại biểu nhân dân Liên Xô, ông đã nói chuyện với Chủ tịch KGB của Liên Xô lúc đó là V.A. Kryuchkov với lời đề nghị cho ông tiếp cận với các tài liệu và tư liệu liên quan đến ông nội của mình, Yakov Alksnis.



Đặc biệt, ông yêu cầu được xem hồ sơ vụ án hình sự và các tài liệu phiên tòa xét xử Tukhachevsky, vì Yakov Alksnis là thành viên Đại diện Tư pháp đặc biệt, đã kết án Tukhachevsky và các lãnh đạo quân sự khác.

Victor Alksnis viết - "... Các tài liệu quá trình xét xử nhóm lãnh đạo quân sự do Tukhachevsky đứng đầu được tôi đặc biệt quan tâm, vì M. Tukhachevsky và Robert Eideman (chủ tịch Hội đồng TƯ Osoaviakhim Liên Xô), những người đã bị bắn bởi bản án của Đại diện Tư pháp đặc biệt, là các bạn thân của ông tôi. Và họ cũng có chút là bạn bè của Robert Eideman từ khi còn nhỏ. Còn tôi đã không thể hiểu nổi làm thế nào mà ông tôi lại có thể kết án tử hình bạn mình..."





Sau một thời gian, như Viktor Alksnis nhớ lại, ông được mời đến tòa nhà của KGB Lubyanka và hai tập giấy được đặt trước mặt ông. Đầu tiên là hồ sơ vụ án hình sự của ông nội, thứ hai là bản tốc ký ghi lại phiên tòa xét xử nhóm quân nhân do Tukhachevsky cầm đầu. Alksnis thậm chí còn được phép sao chép những trang cần thiết.

Trích dẫn Alksnis - "... Tôi ngay lập tức bị bất ngờ vì có rất ít tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự. Ông nội bị bắt vào ngày 23 tháng 11 năm 1937 và bị xử bắn vào ngày 29 tháng 7 năm 1938, tức là ông đã ở Lefortovo 8 tháng. Còn trong thời gian đó, chỉ có ba hoặc bốn biên bản thẩm vấn trong hồ sơ, hơn nữa, tất cả các biên bản này chẳng nói lên điều gì cả.

Ví dụ, một biên bản nhiều trang là về việc tổ chức sửa chữa thiết bị máy bay của Lực lượng Không quân. Hơn nữa, biên bản này rất chi tiết, đối với tôi, dường như câu trả lời cho các câu hỏi của điều tra viên chỉ đơn giản là được chép ra từ các tài liệu của lãnh đạo những năm đó về tổ chức sửa chữa máy bay.

Tôi ngạc nhiên là ba ngày sau khi bị bắt, ông tôi đã viết một bức thư viết tay gửi cho Dân ủy Bộ Nội vụ Yezhov về việc ông sẵn sàng làm chứng thẳng thắn về các hoạt động phản cách mạng của mình, nhưng lại không có dấu vết lời khai thẳng thắn này trong hồ sơ vụ án hình sự.

Xét theo các tài liệu của hồ sơ, cuộc thẩm vấn đầu tiên chỉ diễn ra vào tháng 1 năm 1938. Trong khi đó, xét theo các tài liệu minh oan năm 1956, cũng đính trong hồ sơ này, cụ ông nhiều lần bị triệu tập để thẩm vấn và bị “đánh đập” vì lời khai của mình. Nhưng những biên bản với lời khai "bị đánh đập" này ở đâu, tại sao chúng không có trong hồ sơ?...".

Tiếp theo, Viktor Alksnis làm quen với bản ghi tốc ký "phiên tòa Tukhachevsky" (tạm gọi là vậy), và nhận ra rằng không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng trong quá trình xét xử này, như họ đã viết khi đó, và đôi khi họ viết cả trong hiện tại.

Đầu tiên, ông Viktor Alksnis quan tâm đến vụ án này sau khi một số ấn phẩm viết rằng chỉ huy cấp 2 Yakov Alksnis đã rất tích cực tại phiên tòa, "dìm hàng" các bị cáo, yêu cầu mức án tử hình đối với họ, v.v. Như Alksnis đã viết - "... Còn theo bản tốc ký, mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Trong toàn bộ quá trình xét xử, họ chỉ được hỏi tất cả hai hoặc ba câu hỏi...". Đây là về người ông của ông ấy.

Hơn nữa. Trước đó ông Viktor Alksnis đã tin rằng Tukhachevsky và các đồng sự chỉ đơn giản là bị ép buộc để phải tự nhận tội về mình. Họ bị vu khống. Và vì vậy họ không có bất cứ tội lỗi gì. Nhưng niềm tin này cuối cùng đã tiêu tan.

Điều kỳ lạ nhất, theo ghi nhận của ông sau khi làm quen với hồ sơ, đó là hành vi của các bị cáo. Báo chí Liên Xô những năm 1980 và 1990 viết rằng các bị cáo phủ nhận tất cả, không đồng ý với bất cứ điều gì.

Và trong bản tốc ký, ngược lại – thừa nhận đầy đủ. Có thể nói, chỉ riêng lời thú tội là không đủ - nó có thể đạt được bằng cách tra tấn.

Nhưng có một cái gì đó hoàn toàn khác ở đó, như Alksnis lưu ý - rất nhiều chi tiết, cuộc hỏi đáp dài, những lời buộc tội lẫn nhau, rất nhiều điều được làm rõ. Không thể đạo diễn điều này.

Như chính Alksnis viết - "... Sau khi xem qua bản ghi tốc ký, tôi có nhiều câu hỏi hơn là nhận được câu trả lời. Tôi có ấn tượng rằng âm mưu tồn tại trên thực tế. Điều rắc rối là nếu vào năm 1937, người ta tin rằng những kẻ bị kết án khi đó là "kẻ thù của nhân dân", thì sau 1985 tất cả đều trở nên vô tội. Và tôi nghĩ rằng đã có sự đối lập, kể cả với Stalin... Nhưng đây là những gì đã làm tôi cảnh giác: trong bản ghi tốc ký có những khoảnh khắc minh chứng cho sự thành thực của các tuyên bố, như thể có ai đó nói rằng phiên tòa là một cảnh tượng có tổ chức, rằng họ đã làm các việc đặc biệt với những bị cáo để đưa ra các bằng chứng cần thiết.

Hãy hình dung: quả là khi Tukhachevsky kể về cuộc gặp với tùy viên quân sự Đức tại một Dacha ngoại ô Moskva... Và ngay lúc đó Primakov đột ngột cắt ngang và nói: “Mikhail Nikolayevich, anh sai rồi. Cuộc gặp này không phải diễn ra trong căn phòng Dacha của anh, mà ở ngoài mái hiên". Theo như tôi hiểu, sẽ không thể sắp đặt mọi thứ cho Tukhachevsky nói về điều này để Primakov làm rõ ràng ra như vậy... Sẽ không thể sắp đặt xử án như nó được diễn đạt trong bản ghi tốc ký... Điểm chính để buộc tội những kẻ chủ mưu là gì? Tất cả mọi thứ đều ở đó: cả gián điệp, cả chuẩn bị một cuộc đảo chính quân sự, và phá hoại... Thực tế là sự liên hệ với quân đội Đức đang được thiết lập, đi đến cộng tác với chúng. Đó là về thực tế có một tổ chức, do Tukhachevsky đứng đầu và tham gia vào những việc tương tự. Đó là điểm chính trong quá trình xét xử...

... Hơn nữa, tất cả đều thừa nhận tội lỗi của mình trong lời nói cuối cùng của họ, rằng họ đã tham gia vào âm mưu (trong khi biết rằng vì điều này, họ sẽ bị bắn), không thể tưởng tượng được tất cả họ đều bị ép buộc phải tự thú và tuyên bố như vậy... Tôi không biết gì về bản chất của âm mưu. Nhưng thực tế là một âm mưu trong Hồng quân thực sự tồn tại, còn Tukhachevsky là một người tham gia vào nó, hôm nay tôi hoàn toàn bị thuyết phục... ".

Và sau đó Viktor viết rằng vụ án hình sự của ông nội đã được "làm sạch", ông tin rằng một số tài liệu rất quan trọng đã bị xóa bỏ khỏi đó, là những tài liệu đã bị tịch thu trong thời kỳ "làm tan băng” của Khrushchev mà ông nội của ông được minh oan trong đó.

Câu hỏi hợp lý là tại sao? Nếu lời khai là giả mạo khi bị đánh gục dưới sự tra tấn, thì tại sao lại xóa bỏ chúng đi? Ngược lại, chúng có giá trị để nói rằng: - Đây, hãy xem, những lời khai trong khi bị đánh đập! Đó là thứ giá trị đối với họ! Đó là một cây bồ đề! Là bằng chứng thuyết phục nhất để nói rằng, tất cả những điều này, tất cả các phiên tòa xét xử - đều là dối trá!

Nhưng lại không, các tài liệu đã không tồn tại... Khi chúng được "làm sạch", ai liên quan đến việc này thì không biết. Ông Alksnis chỉ cho là - dưới thời Khrushchev.

Và, thứ hai - theo ông Viktor, có một "âm mưu quân sự" trong Hồng quân, hay như người ta nói - "Âm mưu của Tukhachevsky", tất cả là như thế!


Rồi đến những năm 1990, Liên Xô sụp đổ... Người cha của Viktor Alksnis đã rất vất vả khi đất nước sụp đổ và ngày 17/7/1992, ông ấy qua đời ở tuổi 65 do một cơn đau tim.

Nhưng, như Alksnis nhớ, “... Một tháng trước, trong bữa trà tối tại Dacha với ông, bằng cách nào đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thẳng thắn về những gì đang xảy ra, và đột nhiên cha tôi nói: “Nếu Stalin còn sống, ông ấy đã không cho phép cái đám cặn bã này". Tôi bàng hoàng! Cha tôi, một người chống Stalin hăng hái, căm thù Stalin đến từng thớ thịt, căm thù Stalin dữ dội, bỗng nhiên hiểu ra và tha thứ cho ông ấy...".

Và rồi càng thêm tò mò. Năm 2000, ông Alksnis được bầu vào Duma Quốc gia và một yêu cầu xin phép xem lại hồ sơ vụ án hình sự của ông mình được chuyển cho Giám đốc FSB của Nga lúc đó là ông N.P. Patrushev.





Alksnis nhớ lại - "... Năm 2003, tôi một lần nữa được mời đến Lubyanka, hay đúng hơn, đến Kuznetsky Most, phòng đọc của FSB, và họ đưa cho tôi hồ sơ vụ án quen thuộc. Tôi bắt đầu lật các trang, kiểm tra hồ sơ của năm 1990, và bỗng nhiên hết sức bất ngờ, phát hiện ra rằng nó bị thiếu một số tài liệu quan trọng, ví dụ, báo cáo tình báo NKVD đề ngày 1932 đã bị mất, trong đó, tùy viên quân sự Latvia đã nói trong một cuộc nói chuyện riêng với đặc vụ của chúng tôi rằng Bộ Tổng tham mưu Latvia có người của riêng mình trong số các chỉ huy Hồng quân. Trong số những cái tên khác cũng có tên của ông tôi.

Vào năm 1990, tôi đã rất nghi ngờ về bản báo cáo này, vì không chắc ông tôi có thể là đặc vụ của Bộ Tổng tham mưu Latvia, theo lời bà tôi, ông ấy là một Bolshevik cứng rắn. Nhưng thực tế về sự biến mất của tài liệu này và một số tài liệu khác cho phép tôi kết luận rằng việc “làm sạch” các kho lưu trữ vẫn tiếp tục cho đến nay. Câu hỏi đặt ra: tại sao?...".

Và thực sự là tại sao? Các kho lưu trữ đã bị "làm sạch" dưới thời Khrushchev, dưới thời Gorbachev. Tỏ ra là họ tiếp tục "tẩy rửa" dưới thời Yeltsin. Để làm gì? Nếu có tài liệu, chứng tỏ là, "chống lại Stalin" - tại sao lại xóa bỏ chúng? Ngược lại, nó phải được bảo tồn! Đây này, hãy nhìn xem – tất cả mọi thứ được xác nhận!

Theo Alksnis, nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ những sự kiện đó, nhưng các kho lưu trữ vẫn đóng cửa.

Lời của Alksnis - "... Thay vì các tài liệu lưu trữ, chúng tôi buộc phải đọc Solzhenitsyn và những lời gièm pha Stalin khác. Vậy điều gì ngăn cản chúng tôi mở kho lưu trữ? Điều gì ngăn cản chúng tôi xuất bản bản ghi tốc ký phiên tòa xét xử Tukhachevsky?... ". Ông kết luận - "... Vậy là có điều gì đó phải che giấu!...".

Cuối cùng, đoạn dưới này là từ cuộc phỏng vấn với Viktor Imantovich Alksnis vào năm 2019:

"... Tôi nghĩ, có sự thất bại rõ ràng của hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa Stalin, vốn đã được thực hiện đặc biệt tích cực trong 30 năm qua. Hàng tỷ đô la dồn vào hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa Stalin này đã bay theo gió.... Tôi là người mà phần lớn cuộc đời là kẻ chống chủ nghĩa Stalin nhất. Ông tôi, người đứng đầu Lực lượng Không quân, chỉ huy cấp hai Yakov Alksnis bị bắn vào năm 1938, bà tôi, là thành viên trong gia đình của một kẻ phản bội quê hương, đã trải qua 15 năm trong trại cải tạo và lưu vong, cha tôi bị bỏ lại không cha mẹ khi 10 tuổi, bị đưa đến trại trẻ mồ côi, tôi gặp mẹ tôi chỉ 20 năm sau đó. Tôi được nuôi dưỡng bằng tuyên truyền chống Stalin trong gia đình tôi. Khi Gorbachev bắt đầu chính sách Glasnost, tôi đã đọc tất cả những tố giác này với sự phấn khích đến thế nào, tất cả mọi bài báo, những cuốn tiểu thuyết mới, và cứ như thế. Sau đó, dần dần, tôi bắt đầu nhận ra rằng có điều gì đó không đúng đắn....

Tôi hoàn toàn không theo chủ nghĩa Stalin và tôi không cố để bảo vệ ông ấy, nhưng tôi biết trong kho lưu trữ... thực sự có những tài liệu bác bỏ cách giải thích hiện tại về các sự kiện của thời Stalin.

... Tôi có thể nói rằng trong thời Yeltsin, các kho lưu trữ đã được dọn dẹp sạch sẽ, bởi vì vào năm 1990 tôi đã xem một trong những hồ sơ của ông tôi, và khi vào năm 2003, tôi truy cập lại vào hồ sơ của ông tôi, tôi đã không tìm thấy một số tài liệu trong đó. Ai cần xóa các tài liệu khỏi hồ sơ vào những năm 1990?...

Các kho lưu trữ không được mở không phải vì ai đó đang cố che giấu sự thật về tội ác của Stalin, mà vì tình hình lúc đó phức tạp hơn nhiều. Ngày nay, cố gắng đánh giá những con người và vấn đề của những năm xa cách đó là sai lầm.

Hôm nay tôi biết và tin chắc rằng có âm mưu của quân đội do Tukhachevsky đứng đầu, và thực sự là một cuộc đảo chính quân sự đang được chuẩn bị. Đúng vậy, việc loại bỏ Stalin và những người xung quanh ông ấy khỏi quyền lực đang được chuẩn bị...

... Vào những năm 1930, có sự chống đối... có những kẻ trải qua cuộc nội chiến mà không sợ phải đổ máu của chính mình hay của kẻ khác. Ở đó, tình hình thực sự là một cuộc tranh giành quyền lực, bao gồm cả phe đối lập mạnh mẽ nhất với Stalin, quyền lực thực sự có thể chuyển sang tay Trotsky. Vào những năm 1980, tôi đã nói chuyện với một cựu tay súng người Latvia còn sống sót, không chết, anh ta nói rằng vào những năm 1930, người Latvia, những người rất đông trong Hồng quân và trong NKVD, họ ủng hộ Trotsky, bởi vì Stalin nắm lấy khái niệm xây dựng CNXH ở một quốc gia duy nhất, từ bỏ cuộc cách mạng thế giới, còn người Latvia, những người cộng sản ở Liên Xô - họ muốn khôi phục quyền lực của Liên Xô ở Latvia, và Trotsky đã ủng hộ điều này...

... Nếu nhìn vào tầng lớp ưu tú của chủ nghĩa Stalin xuất hiện vào đầu chiến tranh, các Ủy viên nhân dân nổi tiếng của Stalin, những người mà so với các nhà quản lý hiệu quả ngày nay, tất nhiên, là những thiên tài sản xuất vào thời điểm đó, đã đảm bảo rằng vào năm 1943 chúng ta đã vượt qua kỹ thuật quân sự của Đức Quốc xã, mà có cả châu Âu đều làm việc cho Đức. Đây là thành tựu của Stalin.

Đúng, tôi còn xa mới nghĩ rằng mọi thứ đều ổn và tốt đẹp với ông ấy. Stalin có tội, trong số những điều khác, là thất bại 1941-42, khi chúng tôi bị tổn thất khủng khiếp, hàng triệu binh sĩ của chúng tôi bị bắt làm tù binh.

Đúng, chúng tôi đã không sẵn sàng, nhưng đó không phải là lỗi của Stalin, mà là sự bất hạnh của Stalin. Vài năm không đủ để ông thực hiện việc tái trang bị công nghiệp, hoàn thành công nghiệp hóa và chuẩn bị cho quân đội.

Nói chung, Stalin đóng một vai trò rất quan trọng. Không cần biết ngày nay họ có chửi rủa ông ấy như thế nào, nhưng ngày nay chúng ta đang sống trên cơ nghiệp của ông ấy. Chúng ta đã sống ngần ấy năm ở nước Nga thời hậu Xô Viết, ở nước Nga thời hậu Stalin, tất cả mọi thứ chúng ta có được đều nhờ Stalin và những người của ông ấy xây dựng nên nhờ các chính sách của ông ấy...".

Đây cũng là câu trả lời - Tại sao Viktor Imantovich Alksnis, một người được nuôi dưỡng chống chủ nghĩa Stalin hăng hái, nhưng sau khi tiếp cận các tài liệu và nghiên cứu chúng, ông ấy đã thay đổi quan điểm của mình.

Không, ông ấy không theo chủ nghĩa Stalin, ông ấy chỉ đơn giản tuyên bố rằng mọi thứ phức tạp hơn nhiều và chắc chắn có những dấu hiệu khác với những gì chúng ta đã được kể trong nhiều năm. Và đó là một âm mưu vũ trang, và còn là những lời than vãn: "Stalin đã tiêu diệt những tinh hoa của lực lượng vũ trang trước chiến tranh!" – nó không đáng một quả trứng thối.

Những kẻ âm mưu trong lịch sử của bất cứ quốc gia nào cũng luôn bị xử lý cứng rắn và nghiêm khắc.




Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...