Hiển thị các bài đăng có nhãn Trans-Pacific Partnership. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trans-Pacific Partnership. Hiển thị tất cả bài đăng

TISA - Cú bồi chết người bên cạnh TPP, TTIP và NAFTA


Song song với việc triển khai TPP và TTIP, Mỹ tiếp tục xúc tiến trong bí mật TISA nhằm vào mảng tài chính dịch vụ liên quan đến 51 quốc gia.

TISA: Trade In Services Agreement; Hiệp định thương mại trong lĩnh vực dịch vụ; 

Tin tức về TISA đã bị Wikileaks tiết lộ năm 2014, nay họ tung ra tiếp bản dự thảo mới nhất bị rò rỉ ngày 2 tháng 7 mới đây. Không có Wikileaks, thậm chí cái tên TISA còn không ai biết đến. Hiện nay, trên Google còn chưa hề xuất hiện bất cứ trang web tiếng Việt nào về TISA.

Hiệp hội “Public Citizen's Global Trade Watch - GTW” giải thích 10 đe dọa chủ chốt của TISA đối với các qui định tài chính. Ông Robert Weissman của hiệp hội này cho biết:

"Phân tích của chúng tôi về một phiên bản bị rò rỉ của dự thảo thỏa thuận, cùng với phụ lục dự thảo về dịch vụ tài chính, xác định các mối đe dọa đến các quy tắc và các chính sách khác nhau, phạm vi từ giới hạn về kích thước tổng thể của ngân hàng để bảo vệ người tiêu dùng, từ bảo vệ dự phòng chống lại các công cụ tài chính đầu cơ mới đến hạn chế chuyển nhượng các dữ liệu tài chính cá nhân."

"Nó là không thể tưởng tượng rằng một thỏa thuận như vậy lại đang được đàm phán trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn còn đang hồi phục từ cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, trong khi Hy Lạp và các nước khác vẫn còn đang lảo đảo vì các tiến triển liên quan đến khủng hoảng."

Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã bị bỏ qua một cách hệ thống. Ông Weissman kêu gọi đình chỉ đàm phán TISA, công bố các văn bản được coi là đầy đủ, và không làm gì hơn nữa mà không "tranh luận công khai, đúng đắn về cuộc vận động phá bỏ luật lệ triệt để của họ".

Họ sẽ yêu cầu các nước tham gia đảo ngược những qui định tài chính đã có hơn nữa - ảnh hưởng ngân hàng, cổ phiếu và trái phiếu, ngoại hối, bảo hiểm, thẻ tín dụng, xử lý dữ liệu tài chính, xếp hạng tín dụng, tái bảo hiểm, các phái sinh và các dịch vụ tài chính khác.

Mười mối đe dọa chính mà GTW dẫn bao gồm:

1. Giới hạn các chính sách hạn chế rủi ro tài chính: "tiếp cận thị trường" không bị kiểm soát là bắt buộc. Các quốc gia bị cấm hoặc hạn chế các dịch vụ tài chính rủi ro hoặc các sản phẩm như phái sinh phải đối mặt với các thách thức pháp lý trước "Toà án ngoài pháp lý (do tập đoàn nước ngoài vận hành)". Bảo vệ tường lửa để ngăn chặn sự lây lan của rủi ro đều bị cấm.

2. Xuất ngoại dữ liệu tài chính khách hàng nhạy cảm là được phép - bỏ qua những mối quan tâm riêng tư bằng cách tiết lộ thông tin này để giám sát không chính đáng.

3. Các chính phủ được yêu cầu phải "dự đoán tất cả các quy định" có khả năng gây hại cho TISA-được uỷ quyền "tiếp cận thị trường không hạn chế". Thiếu điều này có thể bị thách thức như là vấn đề vi phạm hiệp định để có thể cấm vận thương mại.

4. Quy định tài chính mới không phù hợp với quy tắc TISA-được uỷ quyền không bị kiểm soát đều bị ngăn cấm. Cái gọi là biện pháp "dừng" của nó cấm thực hiện các quy định mới để đối phó với "các sản phẩm và rủi ro tài chính mới nổi". Các chính phủ không thể ban hành các chính sách theo bất cứ cách nào để hạn chế "tiếp cận thị trường" không giới hạn.

5. Kiểm soát vốn phòng ngừa hay giảm nhẹ khủng hoảng tài chính đều bị cấm. Bài học trong quá khứ đã học bị bỏ qua. TISA đi đến thay thế mọi thứ. Ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp khủng hoảng cán cân thanh toán. Thậm chí khi đó, chỉ có các biện pháp tạm thời riêng là được phép", “loại bỏ dần 1 cách lũy tiến" – ý nghĩa bảo vệ bằng thể chế sẽ không còn vị trí trong trường hợp cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai nổ ra.

6. Các sản phẩm tài chính chưa tạo ra phải được chấp nhận như qui tắc - tự do - không có vấn đề nguy hiểm như thế nào. Phụ lục TISA về Dịch vụ Tài chính khẳng định các chính phủ "sẽ cho phép" các công ty nước ngoài giới thiệu bất kỳ dịch vụ tài chính mới hoặc sản phẩm nào miễn là nó không đòi hỏi luật mới hay thay đổi những luật hiện có.

GTW giải thích điều kiện này sẽ không "loại trừ nhiều sản phẩm tài chính mới từ các qui tắc sâu rộng, như khi giới thiệu một sản phẩm mới thường không đòi hỏi" các luật mới hoặc thay đổi những luật đang có.

7. Chính phủ có thể miễn các công ty tài chính nước ngoài khỏi các qui định nội địa "thận trọng" nếu đất nước họ có hệ thống tài chính gần "tương đương". Thực tiễn này trong các lĩnh vực khác làm suy yếu sự bảo che chở.

Cách khác, các chính phủ có thể "làm hài hòa" quan hệ tài chính của họ để phù hợp với các tiêu chuẩn đàm phán với các bên ký kết TISA khác. Hài hòa hóa quá khứ trong các lĩnh vực phi tài chính cho thấy biện pháp bảo vệ đã thiết lập bị thay thế bằng các đàm phán bí mật mới - làm suy yếu sự bảo vệ pháp lý.

8. Các chính phủ phải công bố đề xuất các quy định tài chính để "những người liên quan" có thể bình luận trước khi chúng thành qui định. Nói cách khác, cản trở, trì hoãn và cuối cùng là làm suy yếu hoặc ngăn chặn việc thực hiện chúng.

9. Các chính phủ bị cấm ưu tiên doanh nghiệp trong nước khi ký kết hợp đồng dịch vụ tài chính. Hãng nước ngoài phải được tiếp cận bình đẳng.

10. Làm suy yếu "các biện pháp bảo đảm an toàn" để ngăn chặn các thách thức hiệu quả làm hại ủy quyền TISA. Chúng cưỡi trên luật pháp quốc gia.

GTW giải thích các điều khoản TISA "áp đặt những hạn chế ràng buộc lên một vùng rộng lớn các biện pháp bảo vệ nội địa, bao gồm cả các quy định tài chính."

Giống như NAFTA, TPP, TTIP, và những giao dịch thương mại phương Tây khởi xướng khác, lợi ích của tập đoàn được trao quyền bên trên các quốc gia và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.



The Trans-Pacific Partnership
Trans-Pacific Partnership (TPP) có qua cơn nguy kịch?
Rò rỉ chương đầu tư Hiệp định thương mại - Trans-Pacific Partnership
Chúa trùm tập đoàn: Obama, ký TPP đi!
Hơn 1.000 người kiện, ngăn cản Nhật Bản vào TPP

Hơn 1.000 người kiện, ngăn cản Nhật Bản vào TPP


Bất chấp mọi nỗ lực cứu vớt kinh tế ra khỏi vũng lầy suy sụp, Nhật đang trong thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất kể từ WW-II đến nay. Trong bối cảnh đó, đối với 1 số phe phái, Trans-Pacific Partnership có thể là 1 cứu cánh, nhưng với 1 số khác, lại dứt khoát không.

Khác với sự êm ả trên truyền thông Nhật như từng đề cập ở đây, xã hội và chính trường Nhật đang sôi sục vì Trans-Pacific Partnership (TPP). Tờ Japan Times mới đưa tin, hơn 1.000 người đã đệ đơn kiện chống chính phủ Nhật hôm thứ 6, họ tìm cách ngăn cản Nhật Bản tham gia vào các cuộc đàm phán 12 quốc gia TPP mà họ gọi là "vi hiến". 

Tổng cộng có 1.063 nguyên đơn, gồm cả các nhà lập pháp, tuyên bố kiện ở Tòa án Quận Tokyo rằng đề xuất Trans-Pacific Partnership sẽ làm suy yếu quyền con người cơ bản theo Hiến pháp. Vụ kiện này được dẫn dắt bởi Masahiko Yamada, 73 tuổi, một luật sư từng làm bộ trưởng nông nghiệp năm 2010 trong thành phần đảng Dân chủ Nhật Bản của chính phủ.

"TPP có thể vi phạm quyền của Nhật Bản để có được nguồn cung cấp lương thực ổn định, hoặc các quyền sống, quyền được bảo đảm bởi Điều 25 Hiến pháp quốc gia", ông Yamada, người đã từ bỏ đảng năm 2012 khi bị CQ của Ttg Yoshihiko Noda ép tham gia đàm phán TPP. Hiệp định dự kiến ​​sẽ có lợi cho các tập đoàn lớn, nhưng sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống an ninh lương thực và y tế đất nước, và phá hủy lĩnh vực nông nghiệp trong nước, theo các nguyên đơn.

Kiện tụng là bước ngoặt trong nỗ lực của Nhật Bản và Mỹ, 2 nền kinh tế hàng đầu tham gia TPP, để đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận này. Ông Yamada nói: Hiệp định sẽ làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của Nhật vào nhập khẩu nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực của họ. Nhật Bản, dựa vào nhập khẩu khoảng 60% nhu cầu lương thực, đã cắt giảm mục tiêu tự cung tự cấp khi chính phủ mở rộng giao dịch thương mại.

Quan chức tại nhóm TPP đặc biệt nhiệm của Văn phòng Nội các đã từ chối bình luận về vụ kiện. Trong khi Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa đạt được hiệp định song phương mà có lẽ sẽ mở đường cho thỏa thuận 12 quốc gia, Thượng viện Mỹ đã xúc tiến một biện pháp cho phép Barack Obama đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hiệp định thương mại. Thành viên tiềm năng của TPP đã bỏ lỡ một loạt các thời hạn kể từ khi Mỹ cho biết sẽ tham gia các cuộc đàm phán 2009. Những người ủng hộ hăng hái thuyết phục thỏa thuận thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. TPP có thể thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm xuất khẩu của Nhật Bản trong số 800 triệu dân các quốc gia thành viên, hoặc 10% người tiêu dùng toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Yoshimasa Hayashi cho biết tháng trước. Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu lương thực của đất nước để đạt 1000 tỷ yen vào năm 2020. 

Các nguyên đơn cho biết TPP sẽ thay đổi một số quy tắc và các quy định liên quan đến cuộc sống của người dân "vì lợi ích của tự do và lợi nhuận của các tập đoàn toàn cầu."

Họ tuyên bố rằng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài giá rẻ cắt giảm thuế quan sẽ gây hại cho sản xuất trong nước và hạ thấp tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật Bản.

Họ cũng nói hiệp định này sẽ đẩy giá thuốc lên cao và vi phạm quyền của người dân được chăm sóc sức khỏe thích đáng bởi thỏa mãn các hãng dược phẩm lớn. Các quốc gia thành viên TPP đã đàm phán điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước  mà sẽ trao cho các tập đoàn đa quốc gia quyền kiện nhà nước đòi bồi thường. Các nguyên đơn bày tỏ sự phản đối điều khoản này, họ nói nó sẽ gây nguy hiểm cho độc lập tư pháp của Nhật Bản.

Họ cũng chỉ ra rằng bản chất bí mật của các cuộc đàm phán TPP là vi phạm quyền được biết của người dân, như các tài liệu được bảo mật và quá trình đàm phán sẽ được giữ bí mật bốn năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Theo TPP, Nhật Bản có thể bị buộc phải cắt giảm thuế thịt bò đến 9% từ đang 38,5% hay còn 50yen/kg từ mức tối đa 482yen/kg, Yamada nói.

"Đó sẽ là đòn chí tử với nông dân chăn nuôi gia súc Nhật Bản", ông Yamada cũng là người từng làm trang trại nuôi bò và lợn ở thị trấn quê nhà tỉnh Nagasaki trước khi trở thành nhà lập pháp Hạ viện năm 1993. Ông cho biết ước mơ mở rộng trang trại của mình để trở thành một trong những nhà sản xuất thịt lớn nhất đất nước đã không thành sự thật bởi bị Mỹ cấm xuất khẩu đậu tương vào năm 1973 khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm cho doanh nghiệp của ông không có lợi nhuận.

Chúa trùm tập đoàn: Obama, ký TPP đi!

Chúa trùm tập đoàn: "Obama, nhớ lý do tại sao chúng tôi thuê, ký TPP đi"

"Hiện tại các thành viên đàm phán TPP là Mỹ, Nhật Bản, Mexico, Canada, Australia, Malaysia, Chile, Singapore, Peru, Việt Nam, New Zealand và Brunei. TPP là hiệp định kinh tế lớn nhất trong lịch sử, bao gồm các nước đại diện cho hơn 40% GDP thế giới. "(Wikileaks)

"Kể từ 1945, không có TT Mỹ nào thoát khỏi bị soi bởi giới bề trên toàn cầu hóa. Chính trị đảng phái không có vai trò gì trong quá trình này. Một trong những vấn đề bị ép buộc của mọi tổng thống là: đảm bảo pháp chế toàn cầu và các hiệp định đi qua để hoàn thành. Đừng cản trở họ. Ông tổng thống mưu gian bé nhỏ tên là Nixon có ý cương định dựng thuế chống toàn cầu hóa. Ông thấy mình nằm trên sàn nhà nhìn lên, thấy Henry Kissinger, người của David Rockefeller, nhìn xuống, thuyết phục ông ta rằng những ngày trong Nhà Trắng đã qua rồi. "(The Underground, Jon Rappoport)


Obama đang dưới họng súng. Không kể từ khi gây áp lực Quốc hội, thay mặt cho các hãng dược, để thông qua Obamacare, ông ta đã làm việc rất chăm chỉ và đổ mồ hôi quá nhiều.

Hiệp định toàn cầu hóa mới nhất, Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP), đang nằm trên bàn.

Các siêu tập đoàn hàng đầu khắp thế giới, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations của Rockefeller), Nhóm Bilderberg, Ủy ban ba bên (Trilateral Commission của Rockefeller) muốn TPP phải được phê chuẩn bởi 12 quốc gia thành viên. Họ thực sự muốn nó. Họ nhấn mạnh vào nó.

Obama đã húc đầu vào tường nhà Quốc hội. Họ có vẻ nhất thời, nhưng không nhầm lẫn, ông ta được đặt vào văn phòng để đưa hiệp định này thành hiện thực, thất bại không phải là một lựa chọn. Dù đã hứa, với ai đó ông ta đã hứa, đã giao kèo. Giao kèo hậu trường, giao kèo cửa sau, giao kèo lộn ngược.

Các ông chủ của ông ta không quan tâm ông ta là tổng thống vịt què lúc này. Con vịt què, con vịt lạch bạch cũng không khác biệt. Ông ta phải hoàn thành.

Và ông ta biết điều đó.

Ông ta cũng biết, bởi TPP là hiệp định toàn cầu hóa khác, khiến nhiều việc làm sẽ chạy khỏi Mỹ, hàng nhập khẩu giá rẻ hơn sẽ tràn ngập thị trường Mỹ từ các quốc gia áp dụng mức lương nô lệ, nơi mà luậtlệ môi trường không phải là giá trị đồng tiền họ in ra. Ông ta biết những hàng hóa giá rẻ này sẽ làm chìm các doanh nghiệp Mỹ.

Ông biết không công dân đơn lẻ bất cứ đâu trong thế giới này, kẻ không điều khiển tập đoàn lớn đã từng đọc nội dung TPP và sẽ không đọc chúng trước khi được thông qua.

Obama có hiệu lệnh hành khúc 10 năm, hiểu rõ đang vào nơi ông chủ cần.

Giới toàn cầu hóa không chơi trò đùa khi nói đến một hiệp định như thế này. TPP là đứa con của họ.

Có nhớ quí bà Pelosi? Bà ta thổi còi trong lúc các cuộc đàm phán ngày đêm về Obamacare, nói với các đồng nghiệp của Quốc hội của mình: "Nếu các vị muốn biết cái gì trong dự luật, các vị phải bỏ phiếu cho nó. Sau đó, các vị có thể đọc nó."

Dân chúng bắt đầu thức tỉnhvới thực tế rằng, khi dự luật ngàn trang đang ở trên bàn, các nhà lập pháp, hoặc có thể không đọc chúng hay không thích. Họ chỉ cần bỏ phiếu theo cách mà họ được nói cho.

Vì vậy, đây là một điều khác: TPP. Nghị sĩ Quốc hội phải đi vào một phòng kín và đọc nó. Họ không thể làm bản sao. Họ không thể nói công khai cái gì trong đó.

Thượng nghị sĩ Rand Paul vừa đi vào phòng. Khi ông ta bước ra, cho biết ông thậm chí còn không biết liệu ông ta đã đọc một bản thảo hay phiên bản cuối cùng.

Ông nói không thể tiết lộ có cái gì trong hiệp định. Tại sao không? Ai đưa ra quyết định đó? Lấy quyền bất hợp pháp nào để ngăn cấm các nhà lập pháp nói về các chi tiết của hiệp định, mà nó sẽ, khi được thông qua, ràng buộc tất cả người Mỹ và người dân 11 quốc gia khác?

Rò rỉ cho thấy rằng TPP sẽ thiết lập các tòa án tư nhân để quyết định về tranh chấp giữa các công ty và chính phủ. Ví dụ, một công ty nước ngoài cố gắng để xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Họ bị ngăn chặn và kháng cáo đến tòa án này. Luật pháp Mỹ có liên quan và các tòa án Mỹ sẽ bị bỏ qua. Câu hỏi liên quan đến tác hại môi trường hay sản phẩm độc hại được quyết định trong bí mật.

Như Wikileaks lưu ý, "Cơ chế tương tự đã được sử dụng. Ví dụ, công ty thuốc lá Mỹ Phillip Morris sử dụng một tòa án như vậy để kiện Úc (tháng 6 năm 2011 - đang xử) vì yêu cầu đóng gói các sản phẩm thuốc lá có dán nhãn sức khỏe cộng đồng; và bởi gã khổng lồ dầu Chevron chống Ecuador trong một nỗ lực né tránh 1 tỷ đô la đa phán quyết bồi thường do gây ô nhiễm môi trường. Các mối đe dọa kiện tụng tương lai làm ớn lạnh qui định môi trường và các qui định khác ở Canada sau khi họ bị kiện bởi các công ty thuốc trừ sâu năm 2008/9. Tòa ISDS -  Investor-state dispute settlement thường được tổ chức trong bí mật, không có cơ chế chống án, không cấp dưới đại diện cho các luật về nhân quyền hoặc lợi ích công cộng, và chỉ có vài phương tiện mà các bên bị ảnh hưởng khác có thể sử dụng để phản đối."

Cũng giống như GATT, NAFTA và CAFTA, TPP là hiệp định toàn cầu mở rộng quyền lực của các siêu tập đoàn trên thế giới. Với ý muốn họ có thể chuyển hoạt động sản xuất của họ đến những nơi mà lao động thực tế là nô lệ. Họ bán hàng hóa qua biên giới, mà không phải trả hàng tỷ USD thuế, bất kể những tác động đến các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, những kẻ bị làm tê liệt và buộc phải từ bỏ kinh doanh.

Tất cả các hiệp định đang tiến hành cần được công bố đầy đủ, ít nhất 2 năm trước khi các quốc gia thành viên bỏ phiếu cho nó. Khi đó chúng ta có thời gian để nhìn và hiểu những gì trong đó.

Tấm khăn liệm bí mật che phủ TPP là một trò hề phạm tội.

Truyền thông đại chúng lừa dối đang ngây thơ nói rằng những ai cảnh tỉnh chống lại độc tài toàn cầu là những kẻ lý luận thuyết âm mưu điên khùng.

Vâng, các bạn gọi nó là cái gì khi một hiệp định bí mật lại mở rộng quyền lực quốc tế của các siêu tập đoàn qua luật, khi luật đó thay thế mọi luật pháp khác và tòa án khác của các quốc gia thành viên?

Bạn có gọi nó là "một quyết định thương mại tốt?" "Tăng thêm việc làm?" "Người thông minh hơn giúp phần còn lại chúng ta?"

Tại Mỹ, các nhà lập pháp Quốc hội đang chồm lên nhảy múa và rào dậu. Họ không hoàn toàn chắc chắn biết những gì trong TPP. Nhưng cuộc tranh luận của họ được thực hiện nghiêm túc, như thể họ thực sự dự định một cái gì đó.

Đó là kẻ mù dẫn dắt kẻ mù lại dẫn thêm kẻ mù nữa. Nhưng sau tất cả, các kiến ​​trúc sư của TPP nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và hậu quả những gì họ đang làm.

Họ lôi Obama ra khỏi chỗ tối tăm để thực hiện một công việc. Công việc này: Thông qua hiệp định.

Quá nhiều cho "nhà lãnh đạo đại diện của nhân dân."

Như trên cho 11 thành viên TPP khác.

Con rối múa may. Con rối chơi bóng tối.

Tội phạm có tổ chức.

Hiệp định TPP là một dạng tài liệu tôn giáo. Chúng ta phải mang nó trong đức tin. Chúng ta phải chấp nhận những gì các vị giáo sĩ TPP nói với chúng ta.

Họ là ống dẫn đến chỗ các Chúa trùm của tập đoàn.

Tôi trích dẫn cuộc phỏng vấn sau đây trong bài viết trước. Nó cho thấy loại quyền lực toàn cầu mà tôi đang nói tới.

Dưới đây là một bản chụp gần tại 1 thời điểm đáng chú ý trước kia. Đó là nhìn qua lăng kính 1 cuộc trò chuyện giữa phóng viên Jeremiah Novak, và hai nhà toàn cầu của Rockefeller, 2 thành viên Ủy ban ba bên, Karl Kaiser và Richard Cooper. Cuộc phỏng vấn diễn ra vào năm 1978. Nó có liên quan đến vấn đề chính xác ai đã định hình chính sách kinh tế và chính trị Mỹ, trong đó sẽ bao gồm các hiệp định thương mại như TPP.

Thái độ bất cẩn, thiếu thận trọng của Kaiser và Cooper là đáng kinh ngạc. Đó là khi họ nói, "Những gì chúng tôi đang tiết lộ đã thực sự mở ra, đã quá muộn để làm bất cứ điều gì về nó, tại sao ông lại quá nóng, chúng tôi đã thực sự thắng ..."

NOVAK (phóng viên): Có đúng là Ủy ban ba bên riêng đứng đầu bởi Henry Owen của Mỹ và các đại diện thành viên của Mỹ, Anh, Tây Đức, Nhật Bản, Pháp và EEC đang điều phối chính sách kinh tế và chính trị của các quốc gia ba bên?

COOPER: Đúng, họ đã gặp nhau ba lần.

NOVAK: Tuy nhiên, trong bài báo gần đây của ông, ông nói rằng ủy ban này nên duy trì không chính thức bởi vì để chính thức hóa "chức năng này cũng có thể minh chứng rõ sự xúc phạm đến một số trong Ủy ban ba bên và các quốc gia khác không tham gia." Ông sợ ai?

KAISER: Nhiều quốc gia ở châu Âu sẽ bực bội về vai trò lấn át mà Tây Đức thể hiện tại các cuộc hội nghị ba bên này.

COOPER: Nhiều kẻ vẫn sống trong thế giới của các quốc gia riêng biệt, và họ sẽ bực bội với (chính sách) điều phối như vậy.

NOVAK: Nhưng Ủy ban (ba bên) này là cần thiết cho toàn bộ chính sách của các ông. Làm thế nào ông có thể giữ nó bí mật hoặc không cố gắng để có được sự ủng hộ rộng rãi? (cho quyết định của nó về cách các quốc gia thành viên ba bên sẽ thực hiện các chính sách kinh tế và chính trị của họ như thế nào).

COOPER: Rồi, tôi đoán đó là "công việc” của báo chí để công khai nó.

NOVAK: Vâng, nhưng tại sao không phải là TT Carter đưa nó ra và nói với dân Mỹ rằng quyền lực kinh tế và chính trị (Mỹ) đang bị điều phối bởi Ủy ban (ba bên) gồm Henry Owen và sáu người khác? Sau tất cả, nếu chính sách (Mỹ) được làm dựa trên cấp độ đa quốc gia, người dân cần phải biết.

COOPER: TT Carter và Ngoại trưởng Vance đã liên tục ám chỉ điều này trong các phát biểu của họ. (không đúng sự thật).

KAISER: Nó chỉ là không thành vấn đề.

Nguồn: “Trilateralism: The Trilateral Commission and Elite Planning for World Management,” soạn bởi Holly Sklar, 1980. South End Press, Boston. Pages 192-3.
Cuộc phỏng vấn này "trượt khỏi tầm ngắm truyền thông chính thống", đó là để nói, nó đã bị bỏ qua, bị chôn vùi, bị ngồi lên và bị kiểm duyệt.

Chính sách kinh tế và chính trị Mỹ được vận hành bởi một ủy ban của Ủy ban ba bên - Ủy ban được tạo ra năm 1973 như 1 một "nhóm thảo luận không chính thức" bởi David Rockefeller và kẻ cộng tác của ông ta: Zbigniew Brzezinski, kẻ sau này làm cố vấn cho Obama trong những tháng tranh cử và trước khi ông ta nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên.

Để hít mùi vị cách tiếp cận Obama về đàm phán TPP, đây là một trích dẫn từ Đại diện thương mại Mỹ đầu tiên được bổ nhiệm của ông ta, Ron Kirk . Đáp lại phê phán, Kirk viết: "Tôi bị xúc phạm mạnh bởi khẳng định rằng quá trình (đàm phán TPP) của chúng tôi đã không được minh bạch và thiếu sự tham gia công khai."

Nhận xét này, khi đối diện với thực tế rằng các điều khoản xác đáng của TPP vẫn còn bí mật.

Jon Rappoport: Tác giả của bộ ba sưu tập gây nổ, The matrix revealed, Exit from the matrix, và Power outside the matrix, Jon là một ứng cử viên ghế quốc hội Mỹ ở California. Ông duy trì công việc tư vấn cho các khách hàng cá nhân, mục đích là để tăng cường năng lực sáng tạo cá nhân. Đề cử cho giải Pulitzer, ông đã làm việc như một phóng viên điều tra 30 năm, viết bài về chính trị, y tế và bảo hiểm y tế cho CBS Healthwatch, LA Weekly, Spin Magazine, Stern, và các tờ báo, tạp chí khác ở Mỹ và châu Âu. Jon giảng bài và hội thảo về chính trị toàn cầu, bảo hiểm y tế, logic, và về sức mạnh sáng tạo cho khán giả trên toàn thế giới. Bạn có thể đăng ký email miễn phí tại NoMoreFakeNews.com hoặc OutsideTheRealityMachine .



Rò rỉ chương đầu tư Hiệp định thương mại - Trans-Pacific Partnership


Ảnh chụp trang wikileak https://wikileaks.org

Chương bị rò rỉ gần đây từ Hiệp định thương mại tự do do Mỹ dẫn đầu (Trans-Pacific Partnership - TPP) cho phép các doanh nghiệp khởi kiện các quốc gia mà họ hoạt động ở các tòa án tư nhân, rõ ràng nhằm vào quyền hạn pháp lý quốc gia, WikiLeaks cho biết.

Chương hoàn thành vào ngày 20 tháng 1 năm nay, đã được xác nhận bởi tổ chức “Public Citizen” có mặt trong các cuộc đàm phán bí mật vào tháng 3, theo teleSUR. Tài liệu 55 trang thảo luận các cơ chế khác nhau cho phép các công ty tham gia vào đầu tư tập đoàn xuyên quốc gia có thể kiện các quốc gia họ hoạt động tại mà không có sự tham gia của các tòa án quốc gia.

Các công ty có thể nộp đơn kiện nếu họ tin là bị mất lợi nhuận hoặc thậm chí có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn do sự thay đổi trong "môi trường, y tế hoặc các mục tiêu điều chỉnh khác," theo tài liệu bị rò rỉ.

Hơn nữa, nếu một công ty nước ngoài cảm thấy rằng, một đạo luật mới được thông qua quốc gia có tác động đến quyền lợi của họ theo thỏa thuận TPP, họ có thể không chấp nhận quyết định của đất nước đó ở hệ thống trọng tài tư nhân, giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước (ISDS).

Cơ chế như vậy can thiệp vào chủ quyền quốc gia và dẫn đến nhiều vấn đề, Ana Romero của tổ chức phi chính phủ Peru RedGE nói.

"Mặc dù thực tế là đã có cơ chế tương tự như trong hiệp định thương mại tự do với Mỹ (FTA), những gì đang xảy ra cần phải được sửa đổi bởi hấp dẫn các nhà đầu tư không nên là tăng cường hoặc mở rộng những cơ chế mà gây ra các vấn đề với Nhà nước và can thiệp vào chủ quyền quốc gia", Romero nói với teleSUR.

Chương bị rò rỉ cũng đảm bảo bảo vệ cho các công ty khỏi bị trực tiếp và gián tiếp tước bỏ và  điều chỉnh theo pháp luật tài chính.

Trở lại năm 2013, WikiLeaks đã tiết lộ 1 dự thảo có độ tối mật cao của hiệp định TPP đa quốc gia kéo dài. Nó được mô tả giống như là thỏa thuận NAFTA mà dự kiến ​​sẽ bao gồm các quốc gia đại diện cho hơn 40% GDP thế giới khi được phê chuẩn. Bao gồm 12 quốc gia, với Mỹ là nước điều khiển. Các quốc gia khác gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Singapore, Việt Nam, và Peru.

Hiệp định đã bị chỉ trích nặng nề, đặc biệt là do thiếu minh bạch liên quan đến các cuộc họp giữa các đối tác TPP tiềm năng, trong đó có Mỹ và một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hầu hết các tài liệu dự thảo được công bố chỉ duy nhất bởi nhóm chống bí mật WikiLeaks trong một nỗ lực tiết lộ thỏa thuận nhiều nhất có thể trước khi nó được phê chuẩn, nhưng đối thủ của đề xuất này tại Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng Quốc hội có thể “ theo dõi nhanh"  thỏa thuận để tiến hành ủy quyền bằng cách trình bày nó với Thượng viện mà không có sửa đổi kèm theo.



Đọc thêm:

Các tài liệu rò rỉ tại vòng đàm phán Salt Lake 2013:

Trans-Pacific Partnership (TPP) có qua cơn nguy kịch?

The Trans-Pacific Partnership

Trans-Pacific Partnership (TPP) có qua cơn nguy kịch?

Với đảng Cộng hòa nắm quyền cả 2 viện QH, và một mình Obama chỉ còn là người cộng hòa chót mặc áo dân chủ, chính quyền Mỹ lại 1 lần nữa làm om sòm HĐ Đối tác xuyên TBD (TPP) và đứa em song sinh xấu xí của nó: Đối tác thương mại và đầu tư xuyên ĐTD (TTIP), vươn lên trước 1 cách nghiêm trọng.

Sức ép từ các khối kinh tế khác đang gia tăng cũng rất nghiêm trọng, đẩy Mỹ vào đường cùng phải có được những khu vực thị trường được rào dậu chắc chắn.

Sau nhiều lần đình trệ và bế tắc mà lần gần đây nhất là cuối năm 2014, CQ Obama đã cố để sắp xếp các ý kiến của năm ngoái nhằm bắt kịp cảm giác không thể tránh khỏi về những quy định cứng rắn, giao dịch thương mại sai phân định và thực sự rất khác biệt.  Ngay cả đảng Dân chủ của Obama, cùng với sự tham gia của khối lớn đảng Cộng hòa, đã nổi loạn do mức độ bí mật chưa từng có được duy trì xung quanh việc đàm phán và thỏa thuận. Hầu như cả 2 viện QH Mỹ không hay biết gì về TPP, còn CQ thì luôn luôn từ chối cung cấp các nội dung đàm phán.

Không cần phải nói, đa số đảng CH cũng có thể thay đổi động lực này nên không hẳn là trở ngại chính, đối với họ, cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng nhiều tiền! Thực sự, trở ngại lớn nhất là đến từ Nhật Bản, khiến đàm phán đình trệ cuối năm ngoái. Thậm chí thông tin trên truyền thông Nhật cũng bị phân luồng trong vấn đề này. Một mặt, là tin tức nói TPP đang tiến triển, mặt khác là các cuộc đàm phán đang bốc hỏa, thậm chí là vãi lửa vào mặt Mỹ. Ví dụ trên tờ Japan Times, tạm gọi là luồng 1 và luồng 2 (L1, L2);

L1: Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí rằng 12 quốc gia thảo luận về Trans-Pacific Partnership nên tổ chức cuộc họp bộ trưởng trong nửa đầu tháng 3 để đạt được một thỏa thuận rộng lớn…

L1: Các quan chức Nhật và Mỹ báo hiệu rằng hai bên đã thu hẹp khoảng cách về thương mại tự do, trong phiên họp gần nhất ở Tokyo. Phó đoàn đàm phán TPP Nhật, ông Hiroshi Oe nói ông cảm thấy mạnh mẽ rằng Mỹ coi trọng việc kết thúc đàm phán thành công.

L2: Nhật và Mỹ vẫn còn xa rời về thương mại nông nghiệp. Ở nơi khác trong các cuộc đàm phán TPP rộng lớn, Mỹ và các nền kinh tế thị trường mới nổi như Malaysia đang có tranh chấp về bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Người Nhật vốn có thói ăn nói vòng vo, mập mờ khó hiểu trong nhiều vấn đề. Thì vấn đề là đây, nếu như đọc những câu chữ, có gì đó không hẳn là ổn thỏa sau những tuyên bố lạc quan. Dù là 2 bên đã nhất trí để nói đàm phán 1 lần nữa, nhưng nhận xét của ông Oe là rất mơ hồ. Chỉ có Mỹ là háo hức, chứ không phải người Nhật. Vì vậy cần xem xét những phân tích khác.

Ví dụ, có 1 bài viết cho rằng, đã có một số suy đoán thuận và nghịch trên báo chí Nhật Bản về cái mà các nhà lập pháp Mỹ trong hậu nhiệm kỳ QH có thể hoặc không thể làm được, có thể hoặc có thể không làm, và nó có làm thay đổi như thế nào triển vọng TPP, có thể trổ ra nhiều thứ như họ đã có… và cứ như vậy. Cho dù có muốn đoán về chủ đề này, cũng không bao giờ có được bất kỳ kết luận nào dứt khoát. Nhưng một khi tờ Japan Times viết 1 dòng rằng "Mỹ thực sự muốn kết thúc thỏa thuận sớm hơn hết" – mà lại không nói lý do tại sao các lĩnh vực bất đồng lâu đời lại có thể được giải quyết 1 cách kỳ diệu đến thế.

Và với các bài báo khích lệ mơ hồ trên truyền thông Nhật, có thể nói đến tờ Mainichi gần đây như đại diện cho 1 hướng dự báo ngày càng ảm đạm về TPP. Một bài viết của tờ báo này có tiêu đề "TPP: Đối với hiệp định, Mỹ 'thực sự nghiêm trọng' “. Dĩ nhiên, khi mà Nhật đang hứng chịu những thiệt hại rất lớn từ khủng hoảng kinh tế thế giới, thì giai điệu tiêu cực như thế của tờ báo là có thể hiểu cho những cái rút ra từ phần còn lại. Đó là Nhật không lạc quan hay thiết tha vội vàng gì trong việc giải quyết những bất đồng đã tồn tại dai dẳng và lâu dài. Vấn đề nông nghiệp vẫn còn nguyên chưa giải quyết được và thực chất, các nhà đàm phán Nhật đang thong dong thư thả với những phát biểu thành ngữ quen thuộc kiểu "vấn đề nghiêm trọng hơn vẫn còn, vẫn là đáng kể để đàm phán". Đối với người Mỹ, và cả những ai không quen thuộc với tính cách Nhật Bản, đây là 1 sự khó chịu thực sự.

Còn ở ngoài truyền thông đại chúng, có nhiều tin tức hơn nhưng lại ít có thể kiểm chứng hơn. Thì tin tức là TPP đang gặp bế tắc nghiêm trọng. Điều này cũng nghĩa là TPP đang chìm vào im lặng trên MSM.

Một tờ báo đáng kể về uy tín và trách nhiệm là tờ Sankei, những bài viết về TPP của tờ này đã không còn nằm thường trực và cả trong kho lưu trữ nữa. Nhưng lại nổi lên tin tức gây hấn rằng Trưởng đoàn đàm phán Nhật Amari đã hét vào mặt Trưởng đại diện thương mại Mỹ Froman: "Nhật Bản không phải là chư hầu Mỹ!"

Một công kích như thế của người Nhật quả thực rất hiếm hoi. Nếu nó có thật, thì nghĩa là cuộc đàm phán TPP gần đây nhất, vào cuối tháng 12 năm ngoái đã hoàn toàn đổ vỡ! Cuộc đàm phán đã biến thành cuộc đọ sức bốc hỏa cùng chửi rủa Mỹ.

Như thế, có thể nói rằng, những gì viết trên tờ Japan Times, L1 không gì hơn là 1 nỗ lực của 1 kênh chính thức (hoặc ở Mỹ hay Nhật - hoặc có lẽ cả 2) xoa dịu Mỹ và để hạn chế thiệt hại có thể của việc ném lửa vào mặt Mỹ, và cũng để chống lại những rò rỉ không hay ho về đàm phán TPP – khi nó đã thực sự chìm nghỉm trên truyền thông Nhật. Còn L2 mới là tin tức thông thường của truyền thông nước họ.

Trong số 12 quốc gia tham gia TPP: Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Mỹ, Úc, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada, Nhật; Sự thành công hay thất bại của nó đang nằm trong tay Nhật. Nhật đang duy trì đàm phán để có thêm lợi thế? Hay đang bị các khối kinh tế khác lôi kéo? Hay chính sách khác không phụ thuộc vào TPP đang triển khai? Điều này phải chờ thời gian, ít nhất là cuối năm tới mới biết được.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...