Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn sĩ. Hiển thị tất cả bài đăng

Bọ Lập, Quê Choa!

 Bọ là văn sĩ nổi tiếng. Nhưng cái sự nổi tiếng chẳng đến từ nghề văn, mà từ chơi blog. Sẽ có ai đó bênh vực, Bọ được nhiều giải thưởng lắm mà!

Ừ, nhiều giải, giải cái thời so bó đũa chọn cột cờ thì để làm gì, chả mấy ai đọc, tác dụng rất ít, tiền nhà nước bỏ ra rất nhiều. Chỉ có đám bạn văn, bạn nhậu của Bọ khen nhau. Tâng bốc nịnh bợ quá nhiều khiến Bọ ngỡ mình thiên tài, có trách nhiệm lớn lao dẫn dắt con dân. 

Cái sự nổi tiếng của Bọ ở blog là cái nổi mặt trái, mặt tiêu cực. Chị Hoài Talawas, chị Thu Hương Bên kia bờ ảo vọng cũng thế. 



Văn cũng có cái đạo Bọ Lập ạ!

Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến: - Phúc đời nhà mày, con nhé! Chả ôm lấy ông Chí Phèo.
Thị cười và nói lãng: - Hôm qua làm biên bản, lý Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.
Nhưng thị lại nghĩ thầm: - Sao có lúc nó hiền như đất.
Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô rồi nhìn nhanh xuống bụng: - Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua.
***
Đọc đoạn trên thì người ta biết rồi, đoạn cuối tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

Cái đạo là: Ngay cả khi mô tả những thân phận cùng đường tăm tối, hãy để cho họ một lối thoát. Anh đã quên, đúng ko! Lối thoát là cái lò gạch của anh đó! Cũng có 1 cái lò gạch trong anh.


Bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng nói trong Hội nghị văn hóa năm 2021 rằng: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.
TBT Nguyễn Phú Trọng: "Trong thời kỳ đổi mới này tôi thấy tiếc quá, chưa có tác phẩm nào nổi tiếng! Ngày xưa biết bao nhiêu bài bây giờ hát vẫn hay, tình cảm, xúc động, lay động lòng người”. Ừ thì TBT nói về âm nhạc, nhưng cả cái làng văn hóa nghệ thuật cũng thế thôi. Bác Trọng nói: “... Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người”.

Rõ ràng, đây là trách nhiệm của người cầm bút, của giới văn sĩ. Nhưng…

Văn sĩ mắc cái bệnh yếu đuối, họ yếu như đứa trẻ, mè nheo, vòi vĩnh, hờn dỗi, tự ti, mặc cảm, nhưng cũng hung hăng, hùng hổ. Đủ cả, tận đến khi đầu bạc răng long họ vẫn thế. Họ có thể khóc lóc cả ngày vì một con cá chết, nhưng lại cũng có thể sẵn sàng dẫm đạp lên cả một chế độ - hai mặt dù rất khác nhau, nhưng chỉ là biểu hiện lâm sàng âm tính-dương tính, thể hoạt-thể nhu của cùng một căn bệnh yếu đuối.

Lẽ, cái bệnh yếu đuối mới xuất hiện từ thời mở cửa tự do. Giới văn sĩ bị giam cầm đã quá lâu ào ra, túa ra đón làn gió mới (tôi sẽ nói về giam cầm sau, nếu có dịp). Sự tự do mới làm nhiều người ngỡ ngàng, họ thấy mình thoát khỏi mọi ràng buộc, khi quay nhìn lại nơi mình “bị giam cầm” và thấy nó thật tồi tệ.

Thế là chú bé yếu đuối Bọ Lập quyết đạp đổ cái nơi mình “bị giam cầm”. Ngòi bút trong tay văn sĩ quả là lợi hại, không khác gì bao diêm trong tay chú bé nghịch ngợm. Chỉ có một vấn đề, cái nơi ấy là mái nhà của nhiều người, nó dột nát, nó xập xệ nhưng vẫn là mái nhà. Đạp đổ nó, đốt nó đi thì tránh mưa tránh nắng vào đâu?

So với Nguyễn Huy Thiệp, chỉ vì thành phần lý lịch mà bị đày ải hay Văn Cao bị chụp mũ mà 20 năm bị cấm sáng tác, không lương, không thu nhập, ông sống được là nhờ bạn bè, gia đình cưu mang – thì Bọ may mắn hơn nhiều. Nhưng họ không yếu đuối, họ kiên định, họ nhẫn nhịn và họ không phá cái nơi họ bị giam cầm.

Văn sĩ chống chế độ có lịch sử lâu dài, nói thẳng thế - đặc biệt nhiều từ thời Liên Xô.

Evtushenko nói sống ở Liên Xô làm ông ta thấy ngột ngạt khó thở, còn Khrushchev thì thẳng thắn nói văn sĩ là bầy quanh quẩn bên máng cám mà ông ta cho ăn! Không có 20 tỷ làm phim, anh đấm bòi vào sóng ngay và luôn, đúng không anh Lưu Trọng Ninh!

Nhưng trái lại, văn sĩ me Tây. Ông nhà văn L. L. được Hội văn CCB Mỹ mới sang thăm, ông ta ca “Mỹ là thiên đường!” Cái thiên đường ấy, chẳng phải tận nay mới thấy mà lâu rồi nó cũng rách nát, bức bối, ngột ngạt mất tự do lắm.

Tại sao có sự trái ngược như vậy.

Trở lại cái sự tự do chủ nghĩa của Bọ. Đồng ý là cần có tự do để sáng tác, cần khoảng trời riêng để mơ tưởng. Nhưng như đã biết, giới văn sĩ tự do là trung tâm của sự bất đồng chính kiến. Họ nổi dậy chống lại trật tự cũ khi thấy nó có vấn đề mà họ không hài lòng. Đúng như vậy, và kể từ đó, thế giới trở nên nguy hiểm.

Roger Waters – một trong số những người sáng lập ban nhạc Pink Floyd, tác giả của “The Wall” là một kẻ nổi loạn thực sự. Hay như George Carlin (1937-2008), cây hài Mỹ sẽ bị cấm ở nước Mỹ "tự do" ngày nay, như đã xảy ra với một số cây hài người Mỹ hiện tại, đã nói, "Tôi thích bắt nạt các nhóm người tỏ ra quá nghiêm trọng". Những điều ngu ngốc và xấu tính lớn nhất được cam kết bởi loại người nghiêm trọng nhất.

Kẻ nổi loạn thực sự, tự do thực sự theo nghĩa nguyên bản là Putin. Và dĩ nhiên cả đội của ông ấy, cả ông Tập Cận Bình nữa. Vì họ đã thách thức hệ thống áp bức của thế giới. Tôi nhớ có bài Bọ Lập mỉa mai xỉa xói Putin độc tài, tham quyền cố vị, bài này được đồng bọn “Cơm có thịt” tiếp tục móc mỉa. Tôi tin Bọ không biết và chẳng quan tâm Putin là ai, chỉ là mượn gió bẻ măng mà thôi.

Tự do sáng tác, tự do suy nghĩ của các em bé yếu đuối chưa bao giờ là "mốt", tự do luôn luôn nguy hiểm ngay cả đối với những em ngây thơ khờ khạo nhất. Bởi vì cái sự tự do ấy chưa bao giờ là tự do, khi thiếu năng lực hành vi mà chỉ là sự bắt chước thảm hại của Nghệ thuật hậu hiện đại. Tự do ngày nay, như mọi khi, là chống lại hệ tư tưởng thống trị áp bức bất công, chống lại chính thống nhưng nó đã trở thành phản văn hóa, trở thành văn hóa ngầm, văn hóa bên lề như chị nhà văn Nhã Thuyên. Nhân tiện, chị văn sĩ này làm luận văn về dòng văn bên lề, văn tục tĩu văn nhại hậu hiện đại, nhưng thay vì phê phán nó, chị lại khẳng định nó sẽ thay thế dòng văn học chính thống!? Có lẽ, chị này hy vọng sẽ có một cuộc cách mạng lật đổ nào đó chăng.

Có một cuộc lật đổ đồi bại khác, một thiểu số khuyết tật "LG_BT" ngày nay không phải là "thiểu số bị áp bức" mà là một tầng lớp đặc quyền đang làm băng hoại xã hội mà tại sao văn sĩ lại không nói tới.

Hay văn sĩ – những kẻ tuyên ngôn dẫn dắt linh hồn công chúng đang đứng ở đâu trong những vấn đề lớn hơn, FED là ai, New World Order là cái gì, những BlackRock và Raytheon, Goldman Sachs và Lockheed Martin, Davos và WB, IMF cấm chỉ có văn sĩ nào đả động. "Chuyển đổi xanh-năng lượng sạch", ăn sâu bọ, bãi bỏ, dung thứ, văn hóa tự hủy diệt v, v Có lẽ ngoài tầm của họ?

Tại sao thế? Chủ nghĩa tự do là cái máng lợn cho các văn sĩ kiếm ăn, nó to, nó đẹp hơn nhiều cái máng của Khrushchev nên các vị tôn thờ, sùng kính có đúng không! Sự nổi loạn ở đâu trong những vấn đề này. Đó không phải là tự do, đó là sự thiển cận.

Văn bọ là văn mỉa, văn chế giễu. Bọ chế giễu cả châu Âu tập thể văn minh quì gối trước cường quyền Mỹ đi. Bà bác sĩ phụ khoa Ursula von der Leyen đang làm chủ tịch EC, danh hài Zelensky đang làm tổng thống bù nhìn bất hợp pháp đấy.

Tại sao không chế giễu Uncle Sam, nơi có số lượng tù nhân lớn nhất nhưng lại luôn luôn coi các quốc gia là "nhà tù giam cầm” những người tự do.

Vậy Bọ đã đùa cợt chế giễu bất cứ điều gì ở thói văn hóa đạo đức giả phương Tây chưa, đó là bài kiểm tra thực tế cơ mà. Hay tại sao lại không giễu rao giảng "tự do ngôn luận", nhưng đồng thời có một hệ thống kiểm duyệt hoàn toàn ở Facebook, Twitter và YouTube? Họ kiểm duyệt, ngăn cấm cả TT Donald Trump cơ mà.

Lời giải thích tốt nhất cho tất cả những điều này, như một tác phẩm kinh điển viết: Mọi thứ đều ổn với hành tinh, đó là vì nhiều văn sĩ đã quay lưng, họ giả vờ không biết. Và họ chạy đến cúi đầu, thể hiện lòng trung thành tận tụy với những bậc thầy của thế giới, những người dưới khẩu hiệu tự do chủ nghĩa đã đem lại danh vọng, uy tín và tiền cho họ. Ặc!, văn sĩ tự do là bọn đầy tớ hèn hạ của phương Tây!

Và tất cả những con chuột như bà văn sĩ nổi loạn Dương Thu Hương đã chạy sang trời Tây, danh sách như thế rất dài. Lúc nào đến lượt Bọ Lập?

Ai đó đã trở nên không thoải mái với lời chuyện đùa của Xuân Bắc về điều gì đó, họ muốn tự do phát ngôn cho mình nhưng lại muốn hạn chế tự do của người khác. Họ áp đặt giá trị-chuẩn mực của họ với Xuân Bắc, họ coi mình cầm nắm chuẩn mực văn hóa-xã hội hay sự mặc khải thiêng liêng. Nhưng họ quên chúng cần được hình thành từ chính bên trong. Mệnh lệnh đạo đức nằm chính bên trong - đồng chí Kant viết đó, Bọ Lập biết không?

Vậy thì đâu có còn tự do. Thế cho nên chuyện Bọ chế giễu Xuân Bắc cũng thường. 

Nếu Bọ Lập đồng ý, tôi sẽ tặng Bọ một bức chướng đẹp, đắt tiền, trên đó có dòng chữ: 

“Tên nô lệ khốn cùng nhất là kẻ ngỡ mình tự do” – Đại thi hào Goethe;







Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...