Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân quả công bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhân quả công bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

Luật nhân quả liên quan qua nhiều kiếp sống - Nhân quả công bằng (P5)



Điều chúng ta muốn nói với nhau nữa là: Luật Nhân Quả liên quan với nhau qua nhiều kiếp sống, vì sao vậy? 

Vì có nhiều Quả báo không đủ điều kiện để xuất hiện trong một kiếp nhãn tiền mà phải kéo dài qua nhiều kiếp khác. Như nãy chúng ta nói chuyện, chúng ta mưu hại làm cho người khác bị mồ côi mà kiếp này mình đâu có mồ côi. Thành thử kiếp này mình đâu có trả Quả báo mồ côi, thì phải qua kiếp khác mới trả Quả báo mồ côi đó. Hoặc là kiếp này mình hay lừa đảo làm người khác thật vọng, nhưng mà bây giờ mình thành công quá chẳng ai lừa đảo mình được thì kiếp sau phải bị lừa đảo trở lại.

Hoặc là mình đã giúp cho không biết bao nhiêu người được sáng mắt, hoặc người tàn tật có xe lăn để lăn đi mà kiếp này mình đâu có què tay què chân gì đâu mà ai cho xe lăn. Nhưng mà kiếp sau, thì bây giờ thầy hỏi quý Phật tử trước nhé, nếu bây giờ kiếp này mình thấy người tàn tật đi không được mình mới đi mua xe lăn tặng cho họ thì Nhân Quả là sao? Có phải kiếp sau mình sẽ được tàn tật để người ta cho xe lăn nữa không? Đi xe ô tô, có thể có thật chứ không phải là không, bởi vì sao? 

Bởi vì người ta không di chuyển được mà mình lại giúp người ta di chuyển dễ dàng, đó, cái tính chất đó thôi chứ không phải mình bị đập què chân để được cho xe trở lại. Tức là người khó di chuyển mà mình giúp người ta đi lại dễ dàng thì qua kiếp sau bỗng nhiên đôi chân mình rất là mạnh, rất là vững đi lại dễ dàng mà dễ có xe. Ví dụ như trong thời người ta chạy xe Dream thì mình có xe Dream, đến thời xã hội có xe ôtô thì mình có xe ôtô, mà coi chừng tới thời mà người ta đi máy bay mình có máy bay luôn. 

Sự công bằng của Luật nhân quả là tuyệt đối - Nhân quả công bằng (P4)


Ta thấy sự công bằng trong một trường hợp này: Có một tên cướp sau khi điều tra nghiên cứu gia đình đó thấy gia đình đó giấu một số của. Thế là hắn lợi dụng lúc nhà sơ hở đột nhập vào trói người trong nhà lại và dí dao vào cổ cắt xẻ từng miếng thịt, cắt chảy máu luôn. Sau khi thấy người nhà máu chảy quá nhiều đau đớn không chịu nổi thì nói ra chỗ chôn vàng đào lên thì thấy đúng sự thật rồi tên trộm cắt cổ người đó cho chết và trốn mất. Luật pháp không tìm thấy, thì khi công an điều tra thì anh ta bị tình nghi nhưng anh ta đã dùng một số tiền chặn đứng nhân viên điều tra, mua chuộc luôn thế là tình nghi của anh bị bẻ sang hướng khác và mất. 

Rồi vụ án đó cho đến ngày anh ta chết cũng không tìm ra thủ phạm, luật pháp thế gian không xử được. Nghĩa là sự công bằng của thế gian mà con người thiết lập lên không đủ sức để giải quyết hết để xử lý hết tất cả mọi điều thiện ác trên cuộc đời này.

Sự công bằng là nét đẹp tuyệt vời của Luật Nhân Quả - Nhân quả công bằng (P3)

Trong Luật Nhân Quả có một tính nổi bật là sự công bằng, Nhân Quả tức là công bằng, nét đẹp tuyệt vời của Nhân Quả chính là sự công bằng. Có người đầu tiên nghe nói về Nhân Quả thì vẫn dè dặt nói rằng: Thầy nói Nhân gì có Quả nấy thì không biết là làm sao chứng minh bởi vì khoa học chưa biết, làm sao thấy được là thực sự là ai ở hiền sẽ gặp lành, ai ở ác sẽ gặp dữ. 

Bởi vì trong cuộc đời của chúng con là con thấy nhiều người dữ mà vẫn giàu, có người hiền đấy mà vẫn nghèo. Mặc dù là tin lời Phật dạy là ở hiền ắt sẽ gặp lành, ở ác ắt sẽ gặp dữ nhưng chúng con dè dặt hoài nghi nhưng mà rất muốn tin. Vì sao lại muốn tin như vậy? 

Bởi vì Luật Nhân Quả là công bằng nên con yêu thích.

Tiên đề của Luật Nhân Quả - Nhân quả công bằng (P2)

Trong Luật Nhân Quả thì tiên đề là như thế này:  
Mỗi ý nghĩ mỗi lời nói và mỗi việc làm của chúng ta đều gây ra một kết quả trở lại cho chính chúng ta. 
Tức là chủ nhân của ý nghĩa, chủ nhân của lời nói, chủ nhân của hành động đều nhận trở lại một cái kết quả tương xứng. Tuy nhiên chúng ta để ý thêm một điều, trong ý nghĩ của chúng ta, trong lời nói và trong việc làm chúng ta chia làm hai loại. Một loại là không có tác động tới người khác, và một loại là có tác động tới người khác. Ví dụ chúng ta vào một cánh đồng trống chúng ta đứng giữa đồng chúng ta hét lên: Ta là vua, ta là vua. Thì như vậy đó là một khẩu Nghiệp từ lời nói và có tác động đến ai không, có liên quan đến ai không ? 



Luật Nhân quả âm thầm chi phối mọi điều trong cuộc sống - Nhân quả công bằng (P1)

Hôm nay là lần thứ hai chúng tôi có duyên về chốn tổ đình Đồng Đắc để trao đổi đạo lý với quý thầy quý cô và quý Phật tử, đề tài hôm nay chúng ta nói chuyện với nhau là Nhân Quả Công Bằng. Như chúng ta được biết Luật Nhân Quả là giáo lý căn bản nhất của đạo Phật. Toàn bộ giáo lý của đạo Phật, từ thấp đến cao, từ đạo để làm người cho nên đạo làm Thánh đều đặt trên nền tảng của Luật Nhân Quả. Và Luật Nhân Quả này không phải là một sự sáng tạo của Đức Phật mà Luật Nhân Quả là một nguyên lý tự nhiên của vũ trụ mà Đức Phật là người khám phá, có cái nhìn xuyên suốt, thấy rõ nhất trong tất cả các bậc thánh của mọi thời đại.


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...