Hiển thị các bài đăng có nhãn Crimea. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Crimea. Hiển thị tất cả bài đăng

Kiện cáo của Ukraina với Nga về Crimea là lừa dối




Ở Ukraina đang nổ ra bê bối liên quan đến bài viết trên tạp chí Forbes Ukraina về điều gì đang diễn ra qua hàng loạt vụ đâm đơn kiện tụng về qui chế vùng đất Ukraina đã mất: bán đảo Crimea.

Các pv Forbes nhắc đến việc cq Ukraina đã ngay lập tức tuyên bố họ sẵn sàng bác bỏ việc gia nhập của Crimea vào Russia ở tòa án quốc tế và kiện Nga bồi thường trên 1 nghìn tỷ hryvnia (khoảng $11 tỷ thời giá 3/2014).

Họ đã đi điều tra xem điều gì diễn ra, họ gặp ông BT Tư pháp Ukraina. Ông này nói trong 13/3, 22/8 và 9/7 năm 2014, cq Ukraina đã nộp lên Tòa án Nhân quyền châu Âu 3 đơn kiện quốc tế buộc tội Nga vi phạm nhân quyền, điều được bảo đảm bởi Công Ước bảo vệ quyền con người và quyền tự do cơ bản 1950 và các nghị định của nó. Tuy nhiên, tòa tuyên bố trên thực tế, “sát nhập lãnh thổ” hay thiệt hại kinh tế liên quan đến chia tách Crimea là không có. Ông bt khuyên các pv hỏi ông bt Ngoại giao để biết rõ hơn.

Ông Ngoại trưởng xác nhận, bất chấp tuyên bố ồn ào về loạt kiện tụng của tòa, qua đó Ukraina bác bỏ qui chế Crimea, đã không có tố tụng nào đối với cq Nga.  Ông Ngoại trưởng giải thích, hệ thống pháp luật quốc tế đơn giản là không tìm thấy cơ chế để có thể giải quyết yêu sách lãnh thổ của Kiev. Ngoài ra, các nhà ngoại giao Ukr cho biết thêm, không có thỏa thuận song phương nào giữa Ukraina và Nga tạo ra cơ sở hợp pháp đ vận dụng các toà án quốc tế hay các tổ chức trọng tài, ngoại trừ trường hợp Nga đơn phương và tường minh đồng ý về điều đó.”

- Hóa ra là, tất cả kiện tụng tài sản đối với Nga vào lúc này chỉ là ý nghĩ trong đầu 1 số chính khách nhất định và họ cứ lặp lại điều đó – tờ Forbes Ukraina kết luận.

Các chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp quốc tế xác nhận: tuyên bố của các chính khách Ukraina về kiện tụng chỉ thuần túy mang tính ảo vọng. Luật gia Maria Yarmush giải thích rằng chẳng có tòa Nhân quyền châu Âu (ECHR) hay tòa Trọng tài quốc tế nào lại có thể đơn giản chấp nhận tuyên bố của giới chức Kiev về yêu sách lãnh thổ với Nga.

- Ngày nay chẳng có tòa án nào, có thẩm quyền phán xử tranh chấp lãnh thổ giữa Ukraina và Nga. Các tổ chức quốc tế khác thậm chí còn không có quyền để ghi nhận có những tuyên bố như thế - chuyên gia nhấn mạnh.

Cũng theo Maria Yarmush,  kiện tụng tòa án như thế này rõ ràng sẽ là thất bại cho giới chức Kiev, bởi vì các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế trong quá trình xác lập qui chế của Crimea được tuân thủ một cách rõ rệt.

- Cho rằng nghị viện được bầu Crimea tiếp nhận quyết định trưng cầu, kết quả của nó là không thể nghi ngờ - vị luật sư nói – Tổ chức trưng cầu và nhận đa số phiếu đồng thuận ly khai, cư dân bán đảo trước tiên có được độc lập, còn sau đó trở thành công dân Nga. Quá trình này hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp. Và trong thực tiễn quốc tế là tiền lệ tương tự Kosovo.

Nhớ là, Văn kiện gia nhập của Crimea và Sevastopol vào Nga được ký kết ở Mat-xcơ-va ngày 18 tháng 3 năm 2014. Buổi lễ ký kết có sự tham dự của TT Vladimir Putin, Ttg Crimea Sergey Aksenov, chủ tich HĐ Tối cao Crimea Konstantinov và Thị trưởng Sevastopol Chaly.

Chính quyền Ukraina ngay lập tức tuyên bố văn kiện là bất hợp pháp và công báo bắt đầu chiến dịch rộng lớn không thừa nhận qui chế mới của bán đảo Crimea. Thực sự, trong tháng 4/2014 quyền ngoại trưởng Ukraina là Andrei Deshchitsa sau cuộc họp ủy ban NATO - Ukraina ở Brussels đã tuyên bố rằng Kiev đã nộp đơn kiện Mat-xcơ-va lên tòa án Trọng tài quốc tế. Vào tháng 6/2014, ông Ttg Yatsenyuk cũng thông báo đăng ký nhiều đơn kiện Crimea ở toà Nhân quyền châu Âu.

Cq Kiev nhiều lần riêng rẽ tuyên bố tiến hành tố tụng yêu sách thiệt hại tài chính đối với Nga sau khi Crimea ly khai. Như bt Tư pháp Petrenko tuyên bố, vì chia tách bán đảo, Kiev đã mất hơn 1,2 tỷ hryvnia, chưa tính tài nguyên thiên nhiên trên thềm lục địa. Cựu bt năng lượng Yuri Prodan tuyên bố vào tháng 7/2014 thiệt hại trong lĩnh vực năng lượng đã vượt quá $300 tỷ.


Một năm sau thảm sát Korsun – điều đã thực sự đẩy Crimea ra khỏi Ukraina!



Trong khi Ukraina kỷ niệm cuộc đảo chính Maidan đẫm máu, những người Antimaidan cũng ghi nhớ ngày bi thảm của mình. Một năm trước, ngày 20 tháng 2-2014, một băng đảng phát xít thú tính từ bọn "Right Sector" đã tấn công đoàn xe buýt chở người Crưm gần Korsun, chúng chuẩn bị 1 cuộc tàn sát những người phản đối cuộc đảo chính dân tộc cực hữu.

Tám chiếc xe buýt chở người Crưm tham gia biểu tình chống Maidan ở Kiev trở về đã bị chặn đường gần Korsun trong vùng Cherkasy, những tên cặn bã côn đồ cực hữu đã phục kích ở đó 3 ngày chờ đợi họ.

Những chiếc xe buýt đã bị bắt và đốt cháy, các hành khách bị đánh đập, tra tấn dã man và làm nhục. Một số người đã bị đánh đến chết và bị sát hại.

Lời khai của một trong những nạn nhân vụ tấn công bởi bọn Right Sector, cô Oksana:

"Chúng tôi từ Kiev về cùng các chàng trai. Có rào chắn đường. Chúng bắt đầu bắn vào chúng tôi, ném Molotov cocktail. Khi tôi đi ra, tôi bị đánh, sau đó họ bắt đầu kéo các chàng trai".

Sau đó, chúng đem những người đó đi, và họ đã quay lại gần như bị lột nửa quần áo. Chúng buộc họ phải quỳ trên thủy tinh vỡ và hát quốc ca Ukraina, la lớn: "Vinh quang những anh hùng". Chúng đã lấy điện thoại, hộ chiếu, đánh đập mọi người và đưa đi. Chúng tôi bị bỏ lại trên xe buýt trong 9 tiếng, sau đó được thả". Bọn tấn công nói tiếng Ukraina, và buộc người Crưm nói tiếng này. Hành động của chúng đánh dấu sự tàn bạo điên cuồng và lòng thù hận người Crưm.

"Bây giờ tôi thích tình hình ở Crimea. Tại thời điểm đó, khi chúng tôi đang gặp rắc rối, không có quân đội, cảnh sát cũng không cứu chúng tôi. Không ai có thể che chở. Khi cho chúng tôi đi, chúng nói với chúng tôi sẽ sớm đến Crưm, và nói sẽ còn tồi tệ hơn nhiều so với ở Kiev. Tôi rất vui vì đã có người bảo vệ cho chúng tôi."

Nhớ lại những sự kiện bi thảm, nhà phân tích chính trị nổi tiếng Vladimir Kornilov lưu ý rằng, mặc dù những gì đã xảy ra là khủng khiếp, vụ thảm sát này đã trở thành động lực để Crimea thức tỉnh, giải phóng hoàn toàn khỏi bọn Bandera Ukraina hung hăng, độc ác phủ bóng đen lên bán đảo.

"Tôi muốn lưu ý các bạn, cho đến khi đó Crimea phản ứng khá thờ ơ với những gì đã xảy ra ở Kiev. Một số người thân ở Crưm công khai nói với tôi rằng: "đây không phải là chiến tranh của chúng tôi". Tôi thậm chí còn tranh luận về vấn đề này với một số nhà khoa học chính trị Crưm. Một số họ đã đến Kiev phản đối chống Maidan, nhưng hầu hết quần chúng không có nhiều cảm xúc. Chỉ sau khi những người sống sót vụ thảm sát này trở về và nói về những kẻ cầm quyền ở Kiev. Crimea bùng nổ, khi đó họ nhận ra rằng đã đến lúc hành động và tự bảo vệ! Cá nhân tôi coi quá trình tái thống nhất Crưm với đất nước Nga bắt đầu từ ngày hôm đó. Đó là 2 tháng trước khi vụ thảm sát nhà Công đoàn Odessa xảy ra.

Ông Kornilov cho biết, “Phát xít Ukraina đã làm mọi thứ chúng có thể để bắt đầu quá trình này".

Khi truyền thông phương Tây cổ vũ "khát vọng dân chủ của người dân Ukraina thể hiện ở Maidan" họ tiện thể quên và bỏ qua mong muốn của hầu hết những người Ukraina nói tiếng Nga từ Crimea và Đông-Nam Ukraina, những người đã phản đối chống lại Maidan ở Kiev. Thật không may lại cần đến 1 cuộc nội chiến đẫm máu để mở mắt cho hầu hết và một ít những người có tầm nhìn xa biết những gì sẽ đến, hiểu rõ thời gian ở lại Ukraina đã hết và tiền bạc đã được chuẩn bị cho tổ chức Maidan và Right Sector để thực hiện mọi điều khác biệt ngay từ đầu.

Sự quả quyết và tàn bạo của những tên côn đồ cực hữu Ukraina trở nên rõ ràng với công chúng sau hành động ở Korsun và Odessa của chúng, phần lớn người dân Ukraina thấy kinh hoàng bởi những gì Maidan đã làm và buộc phải đưa ra quyết định đất nước nào họ muốn ở lại.


Trưng cầu dân ý ở Crimea và Luật pháp quốc tế



Ngày 16-3-2014, Crimea tổ chức trưng cầu đân ý để xác định số phận của họ. Quyết định này đã kích động phản ứng cực kỳ thần kinh ở phương Tây. TT Mỹ Barack Obama nói nó vi phạm luật pháp quốc tế nhưng không bao giờ viện dẫn bất kỳ lập luận pháp lý nào để hỗ trợ các tuyên bố. (1) Cùng một điều như thế áp dụng đối với các tuyên bố khác về vấn đề này, tất cả họ đều thiếu minh chứng pháp lý.

Tòa án công lý quốc tế của LHQ thông qua quan điểm hỏi ý kiến năm 2010 nói rõ ràng rằng tuyên bố độc lập đơn phương là phù hợp với luật pháp quốc tế. (2)

Quyết định về độc lập dựa vào trưng cầu dân ý nằm trong khái niệm «tuyên bố độc lập đơn phương». Có phán quyết của Tòa án liên quan đến tuyên bố độc lập đơn phương của chính phủ bất hợp pháp Kosovo và Metohija. Trong trường hợp Crimea, chính phủ được bầu một cách dân chủ và hợp pháp. Không có tiêu chuẩn quốc tế nào bị vi phạm, các qui tắc tiêu chuẩn như thế đơn giản là không tồn tại.

Một số luật sư đã bắt đầu đi đến chỗ minh chứng tính «hợp pháp» cho các tuyên bố của các chính phủ phương Tây. Nhưng họ có vẻ quá vội vàng chuẩn bị để chứng minh bất cứ điều gì.

Họ thường tán đồng, ví dụ, cuộc trưng cầu dân vi phạm các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Thoạt nhìn điều đó có vẻ vững chắc, nhưng lại không có cơ sở pháp lý.

Để xác định các «nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ», cần phải tham khảo “Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Tuyên bố này được thông qua bằng Nghị quyết 2625 ( XXV ) bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970. Trên thực tế nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ là «bị vi phạm» theo nguyên tắc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Vì vậy, nguyên tắc chúng ta đề cập là như sau: «Nguyên tắc mà các quốc gia phải kìm chế trong quan hệ quốc tế của họ tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc theo bất kỳ cách thức nào khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc».

Nội dung của nguyên tắc này có nghĩa là, không cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào khác. (3)

Toàn vẹn lãnh thổ được nhắc lại trong bối cảnh có sự can thiệp bên ngoài. Nguyên tắc không liên quan đến các chính sách đối nội. Các chính trị gia phương Tây đang cố gắng để làm cho nó trông giống như thể có một số nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ mà theo đó nói rằng lãnh thổ của một quốc gia là không thể thay đổi. Như chúng ta thấy, điều này không đúng.

Nếu các luật sư phương Tây tham khảo Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc luật pháp quốc tế, họ áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc. Sau tất cả, tuyên bố này lưu ý đến nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Nguyên tắc này (được chính thức gọi là «Nguyên tắc về nghĩa vụ không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia bất kỳ, phù hợp với Hiến chương (LHQ)». Nó có nghĩa là, «Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, với bất kỳ lý do gì, vào công việc đối nội hay đối ngoại của bất cứ quốc gia nào khác. Do đó, can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc bất kỳ mối đe dọa nào nhằm chống lại chủ quyền quốc gia hay chống lại các nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của nó, là vi phạm luật pháp quốc tế».

Tuyên bố 1970 nêu rõ ràng rằng sự can thiệp bị ngăn cấm theo bất cứ lý do gì, bất cứ tầm quan trọng nào dường như có thể có cho các lực lượng bên ngoài. Bên cạnh đó, “bất kỳsự can thiệp nào và “bất kỳsự đe dọa can thiệp nào đều bị ngăn cấm. Tuy nhiên, can thiệp và đe dọa - đó chính xác là những gì các nước phương Tây đang làm, ví dụ, can thiệp vào công việc của Crimea bằng cách ngoan cố lặp đi lặp lại các báo cáo nói trưng cầu dân ý là “bất hợp pháp”, hoặc đe dọa cấm vận Nga.

Sau hết, cũng là Tuyên bố 1970 chứa đựng các nguyên tắc về quyền tự quyết của nhân dân. Nó nêu nguyên tắc như sau, «Mọi người dân có quyền tự do quyết định - mà không bị can thiệp từ bên ngoài, tình trạng chính trị và theo đuổi phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, mỗi nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này  đẳng và tự quyết của các dân tộc nêu trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định, mà không có sự can thiệp bên ngoài, tình trạng chính trị của họ và theo đuổi kinh tế, xã hội và phát triển văn hóa, và mỗi Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này phù hợp với các quy định của Hiến chương LHQ». Một lần nữa không can thiệp” được đ cập, một lần nữa như phương Tây lại không ngừng can thiệp vào công việc của Crimea.

Tại sao họ lại áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc như vậy trong khi trích dẫn tài liệu quốc tế?

Cần lưu ý rằng không có cách nào để so sánh hành động của Nga với những gì phương Tây làm – Hành động của Nga dựa theo lời thỉnh cầu của chính quyền hợp pháp của Ukraina. Ở đây có sự không phù hợp giữa luật pháp quốc tế với những gì các chính trị gia phương Tây nói và làm, họ nhận biết rõ chính quyền (Crimea) đã mời Nga là hợp pháp, đó là lý do tại sao các cuộc thảo luận được khéo léo làm trượt vào vấn đề «hợp pháp» mà không phải là quy phạm pháp luật – một khái niệm mang tính khoa học. Nói về sự can thiệp vào quá trình tự quyết, thì một lần nữa Nga được mời bởi cơ quan hợp pháp. Ngược lại, không ai ở Crimea đã mời phương Tây. Vì vậy, các tham chiếu đến Tuyên bố 1970 về Luật quốc tế không cho phương Tây với bất cứ lập luận pháp lý nào. Chính phương Tây đã vi phạm tài liệu này.

Có lẽ các đồng nghiệp phương Tây, những người khẳng định cuộc trưng cầu dân Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế» có ý gì khác? Thế thì tại sao họ không làm cho nó thành chính xác? Chúng ta hãy cố gắng giúp đỡ họ.

Có thể họ không có ý nói bản thân cuộc trưng cầu dân ý mà là những câu hỏi lấy ra từ trong đó có thể là vi phạm luật pháp quốc tế (trong trường hợp đa số đồng ý nói có?). Có lẽ họ sợ rằng dân cư Crimea sẽ ủng hộ gia nhập Nga? Nhưng trong trường hợp này, một lần nữa không có vi phạm luật pháp quốc tế. Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế nêu, «Việc thành lập nhà nước độc lập và có chủ quyền, tự do liên kết hay hợp nhất với một nhà nước độc lập hay thiết lập bất cứ quy chế chính trị nào khác, được xác định một cách tự do bởi dân chúng, là hình thức thực hiện quyền tự quyết của người dân».

Khi đó có thể là đồng nghiệp phương Tây muốn nói rằng luật pháp quốc tế bị vi phạm vì cuộc trưng cầu được tổ chức chỉ trong Crimea, mà không phải toàn bộ Ukraina? Vậy thì có câu hỏi đặt ra, những gì chuẩn mực pháp lý quốc tế bị vi phạm bởi một cuộc trưng cầu dân ý chỉ tổ chức tại Crimea?

Có thể họ quá e thẹn để viện dẫn lập luận này vì họ đã không tìm thấy một lời giải thích nào cho lý do tại sao họ là những người đầu tiên công nhận sự độc lập của Nam Sudan tách ra khỏi Cộng hòa Sudan là kết quả trưng cầu dân ý được tổ chức chỉ ở phía nam của đất nước này? Trưng cầu dân ý đó được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Cùng áp dụng trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc tiến hành ở Eritrea tách ra từ Ethiopia được công nhận toàn thể. Sau đó, cần giải thích lý do tại sao phương Tây đã không tuyên bố trưng cầu dân ý sẽ tổ chức tại Scotland tháng 9 năm 2014 là vi phạm luật pháp quốc tế vì nó sẽ không diễn ra tại các khu vực khác của Vương quốc Anh?

Hy vọng cuối cùng cho các luật sư phương Tây là phán quyết của Tòa án tối cao Canada năm 1998 nói rằng sự ly khai của Quebec là không thể dựa trên cuộc trưng cầu tổ chức duy nhất tại Quebec thay vì cả Canada bỏ phiếu. Đây là một tranh cãi lớn với một chuỗi kèm theo: Canada không thống trị thế giới và các quyết định của tòa án Canada không phải là một bộ phận của luật pháp quốc tế.

Vì vậy, những gì các chính phủ phương Tây và các luật sư của họ là có nghĩa khi họ nói cuộc trưng cầu dân ý Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế»? Thiếu định nghĩa rõ ràng và lập luận pháp lý có trọng lượng là nghiêm trọng trong trường hợp này. Nó chứng tỏ rằng họ hiểu rõ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea không vi phạm bất kỳ quy phạm pháp luật quốc tế nào. Ngược lại, nó là một ví dụ về tuân thủ luật pháp quốc tế của người dân của Crimea.

(3) The full definition of the principle is defined by the Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States in Accordance with the Charter of the United Nations


Lưu ý 2 bản tiếng Anh và Nga có sự khác nhau ít nhiều về câu chữ!

Quân đội Ukraina đi về đâu?

Trong mưu toan củng cố quyền lực, chính quyền mới Kiev kêu gọi “tổ quốc đang lâm nguy” và bơm thổi dục vọng chiến tranh, có câu hỏi: Liệu chúng có chắc, các cơ cấu sức mạnh mà chúng ép buộc và hạ nhục, kể cả quân đội, bị xé rách toạc, sẽ bảo vệ chúng và đồng thuận cùng chúng bảo vệ lợi ích của nhân dân Ukraina?

Đừng bị lừa đảo bởi quân phiến loạn! Cho đến nay đám Maidan vẫn phong tỏa quân đội trong doanh trại, chúng sợ rằng Tổng tư lệnh sẽ theo TT khôi phục lại trật tự hiến pháp vẫn còn hiệu lực. Sau tất cả, chiểu theo hiến pháp, Victor Yanukovych vẫn còn là tổng thống cho đến nay. Và bỗng nhiên, họ rời doanh trại, nghe lệnh của tổng tư lệnh? Họ đã tuyên thệ với tổng thống được dân bầu, chẳng có ai tuyên thệ lại…


Một nhân vật thân cận với thanh tra quân đội Israel dựa vào nguồn tin này nói: “Chẳng có sự tin cậy nào trong việc kiểm soát của Kiev với hơn 160 ngàn binh lính quân đội Ukraina". Không ai biết ai sẽ là kẻ trung thành. Có xác suất các chỉ huy của nó có thể cho là trung thành để bảo vệ tổ quốc chống chiến tranh và ly khai khỏi chế độ tiếm quyền của bọn phiến loạn Kiev, theo quan điểm này, quân đội sẽ không có đủ khả năng để thực hiện bổn phận với đất nước. Giới quân sự chỉ đơn giản là có thể nắm lấy quyền lực trong tay để chấm dứt sự hỗn loạn ở Ukraina.

Quyết định của Hội đồng an ninh Ukraina củng cố quân đội trong bối cảnh báo động và tổng động viên 1 triệu quân. Tình báo Israel cho rằng quyết định này có ít tính thực tế, và chỉ đơn thuần là "cho Putin một nguyên cớ tiếp theo để tiếp tục tăng cường quân sự". Làm thế nào để chính quyền phá sản Kiev có thể nuôi ăn, trang bị, vũ khí và vận chuyển hàng trăm ngàn quân mới? và họ sẽ trung thành với chế độ mới như thế nào? Phương án lợi ích nhất cho phương Tây là loại bỏ các phe nhóm cực đoan ở Kiev và đạt được thỏa hiệp với Mat-xcơ-va. Sự cân bằng bên miệng hố chiến tranh sẽ không bị phá vỡ. Một sự hiểu biết chín chắn đã thực sự tồn tại ngày 21-2, khi Yanukovych và phe đối lập đạt được thỏa thuận.



Tuy nhiên, bất chấp những hùng biện hung hăng ban đầu, Kiev đã dần dần giảm âm lượng. Ở tự trị Crimea có hàng loạt binh lính Ukraina tình nguyện chuyển sang chính quyền tự trị. Cùng với sự khuyến khích đô đốc Denis Berezovsky, người tuyên thệ trung thành với nhân dân Crimea chỉ 1 ngày sau khi được bổ nhiệm làm tư lệnh hải quân theo mệnh lệnh của BT QP Kiev là một dấu hiệu đặc biệt rõ ràng. Dòng chảy tuyển mộ ở các điểm đăng ký tuyển quân và văn phòng quân tình nguyện đã chẳng có gì đáng kể, giới trẻ Ukraina nhìn chung “tình nguyện đằng mông” với biên giới lãnh thổ đất nước. Do đó, các biện pháp “phòng thủ” hiện tại là rất hạn chế, chủ yếu là cầu cứu phương Tây.


Bên cạnh việc chứng tỏ ngày càng lúng túng và phụ thuộc hoàn toàn vào các đầu sỏ Turchinov và Yatsenyuk (1 kẻ làm CT quốc hội kiêm TT kiêm BT quốc phòng, 1 kẻ làm Ttg), các lực lượng mà 2 kẻ này dựa vào để hoạt động tiếm quyền ở Kiev. Thế giới đã loan đi lời tuyên bố từ 1 trong những nhân vật hung dữ nhất Maidan, thủ lĩnh "Right Sector" và "Trizuba” của trùm SS Stepan Bandera, hắn là Dmitry Yarosh và tổ chức của hắn cũng đã thành lập lực lượng quân sự của riêng mình ở tất các các vùng miền đất nước để "cung cấp phòng vệ của mình". Điều đó có nghĩa là cỗ máy chiến Yarosh bắt đầu xông vào các trại lính và kho quân sự với vũ khí. Thực sự, người ta đoán, hành động phủ đầu của Nga sẽ là từ đâu và tiếp theo như thế nào. Và không phải tất cả là quân sự, theo khả năng của nó, có thể là sự giáng trả đích đáng đám tân phát xít Bandera mới nổi. 

Điều gây lo ngại là khối quyền lực băng đảng cầm đầu bởi những kẻ phiêu lữu tiềm tàng, chúng có thể tìm kiếm những tư tưởng cực đoan và đầy tham vọng để gây chiến.

Thư ký An ninh và Quốc phòng quốc gia (SNBO - National Security council and defense) – chỉ huy trưởng EuroMaidan Andrey Paruby sinh năm 1971 ở Chervonograde thuộc Lvov. Nhìn chung là nhà sử học, nhưng am hiểu lĩnh vực kỹ thuật ở trường Lvov Polyequipment. Năm 1988 ông ta cầm đầu tổ chức thanh niên dân tộc chủ nghĩa Spadshchyna (có nghĩa là di sản). Năm 1991 cùng Oleg Tyagnibok thành lập đảng Dân tộc Xã hội Ukraina (SNPU), đảng này có quân hệ thân cận với XH dân tộc Đức – sau đổi tên năm 2004 thành Liên minh toàn Ukraina mang tên "Freedom", nhưng tư tưởng vẫn nguyên trạng phát xít. Cả bọn tham gia tích cực vào cách mạng cam. Trong thời kỳ các sự kiện tháng 11-12 năm 2004 chúng đóng đô ở Kiev. Các thành viên của SNBO chủ yếu là diều hâu cú vọ. Chúng nỗ lực để tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở Ukraina và tổng động viên chiến tranh với "Bọn Nga đáng nguyền rủa" là quyết định của tổ chức này. Người ta vẫn nhớ kẻ chỉ huy Maidan đã từng ném lựu đạn khói vào phiên họp quốc hội Verkhovna Rada và đã bị khởi tố vì tội khủng bố. Phó chủ tịch của Batkivshchyna trong Verkhovna Rada Sergey Pashinsky thực sự đã kết án Andrey Paruby sử dụng tiền bẩn cấp vốn cho Maidan. Cuộc “cách mạng dân chủ” là như thế.



Ảnh Andrey Paruby

Bộ trưởng QP Igor Tenyukh, thực sự đã bị khiển trách từ Turchinov vì đã "không thấy” Denis Berezovsky, một tướng cũng xuất thân từ Lvov. Nhưng đã bỏ sang tự trị Crimea. Một chỉ huy được huấn luyện theo kiểu mới, tốt nghiệp trường hải quân cấp cao ở Leningrad mang tên M. V. Frunza, năm 1994 là Viện ngôn ngữ của BQP Mỹ. Năm 2002 là chỉ huy cuộc tập trận hải quân biển Đen, một nhân vật tham gia vào cách mạng cam, thành viên của đảng Freedom của Tyagnibok. Một trong những ngòi nổ tư tưởng của cuộc chiến tranh thông tin ở hạm đội biển Đen. Bị Yanukovych cách chức chỉ huy hải quân Ukraina, được Tenyukh bổ nhiệm lại làm tư lệnh hải quân đã chạy sang phía Nga.


Mikhail Kutsin, kẻ được Turchinov bổ nhiệm thay cho đô đốc Yu. Ilyin làm tổng tư lệnh – tham mưu trưởng quân đội Ukraina, sinh ra ở Zakarpatye. Phục vụ ở tây Ukraina, đã kịp thanh lý cho mình 2 căn hộ 3 buồng ở Robno và Rave-Russkoy, đồng thời có "nhà để tiếp khách" ở Lvov. Đó là thứ dây cương mà phe cánh dân tộc chủ nghĩa tây Ukraina cầm giữ.


Như vậy phe cánh tân phát xít O. Tyagnibok vẫn đứng trong bóng tối vào lúc định hình chính phủ mới và thực sự kiểm soát toàn bộ khối quân sự. Còn Yarosh thì đang lập một lực lượng đặc nhiệm mới theo kiểu SS thay thế đặc nhiệm Đại bàng vàng Berkut. Bức tranh toàn cảnh bây giờ đã trở nên rõ ràng, mối đe dọa chủ nghĩa phát xít phát tán ra khắp nơi càng hiện thực.


Liệu giới tướng lĩnh Ukraina có đứng cùng những kẻ như vậy? Liệu họ có tượng trưng hóa những trang sử hào hùng của đất nước này và phải xác định đâu là tương lai đất nước? Liệu các cựu chiến binh Liên Xô và con cháu những người đã đổ máu trên mảnh đất này để chống lại bè lũ phát xít Bandera có cúi đầu trước kẻ kế tục hiện nay của họ? Từ chối trung thành với những người như vậy có thể đưa đất nước đến thảm họa dân tộc, có nghĩa là phản bội lời tuyên thệ trung thành với Ukraina!

------------
Sau khi được Verkhovna Rada bổ nhiệm chức Ttg, Yatseniuk đã ký lệnh giải tán lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Berkut – những người giữ trật tự trong vụ biểu tình trên quảng trường Kiev và sa thải các tướng lĩnh của BQP Ukraina vì từ chối công nhận sự hợp pháp của lực lượng cực hữu tân phát xít “Right Sector”. Đó là 3 thứ trưởng quốc phòng, những người không công nhận lực lượng “bán vũ trang” của Right Sector, những kẻ nổi loạn đã cướp vũ khí và tự vũ trang cho mình.

Theo Itar-Tass dẫn nguồn tin nội bộ Ukraina, đó là thứ trưởng thứ nhất Alexander Oleinik, thứ trưởng Vladimir Mozharovsky và Arturo Francisco Babenko. Họ cực lực phản đối trao cho lực lượng bán vũ trang của Right Sector qui chế hợp pháp bởi điều đó là bất hợp pháp, dẫn tới chia rẽ sâu sắc xã hội và đất nước và đẩy cả quốc gia đến hỗn loạn.

Trong cuộc họp với Arseny Yatsenyuk, 1 trong 3 tướng lĩnh này đã công bố 1 văn bản, theo đó nói rằng hành động hiện nay của chính quyền Kiev ve vãn các tổ chức dân tộc cực đoan đã từ chối cơ hội đoàn kết dân tộc và lôi kéo một cách trực tiếp tai hại lực lượng quân sự của nhà nước vào trong trò chơi nguy hiểm này.

Nguồn tin dẫn lời 1 trong 3 vị tướng nói thêm: “Trong hoàn cảnh này, chính quyền đứng trước nhu cầu phải có những hành động cá nhân đơn phương. Và họ đã thực hiện”, ám chỉ đến việc bổ nhiệm thứ trưởng BQP mới là Peter Mehedi.

Video phỏng vấn 1 trong những chỉ huy lực lượng Berkut, giờ rất đông trong số họ đã gia nhập lực lượng chính quyền Crimea.


http://warfiles.ru/show-49751-yacenyuk-uvolil-generalov-vystupivshih-protiv-legalnogo-voennogo-statusa-pravogo-sektora.html
http://topwar.ru/40741-kuda-povernet-ukrainskaya-armiya.html

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...