Hiển thị các bài đăng có nhãn tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Bác Hồ khẳng định có Đời sống sau khi chết - một vấn đề thuộc phạm trù Tâm linh

          Đời sống sau khi chết là có thật và chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật này trong Di chúc để lại cho quốc dân đồng bào (*)
          […] Cao cả hơn đời sống vật chất và đời sống tinh thần là đời sống tâm linh. Tâm linh là gì? Tâm linh là những vấn đề vượt ngoài các nguyên tắc vật lý cho nên khoa học chưa thể giải thích được. Ví dụ: vấn đề luân hồi, nhân quả - nghiệp báo, các cõi siêu hình như địa ngục, ngạ quỷ, cõi trời… Tâm linh cũng bao gồm cả những năng lực kỳ lạ nằm ngoài những năng lực vật lý như: khả năng ngoại cảm, tiên tri, đọc được ý nghĩ … Tâm linh là cái ta không nhìn thấy, khoa học cũng chưa thấy do đó ta dễ hiểu sai và trở thành mê tín. Nưng tâm linh là điều có thật. Một lúc nào đó, trên toàn thế giới này, các nhà khoa học và các nhà tôn giáo phải ngồi lại để lập ra một khoa học tâm linh chuẩn xác. Khi tâm linh trở thành một ngành khoa học, sẽ không ai có quyền lợi dụng tâm linh để gây ra sự mê tín.

          Nhưng vì sao chúng ta tin rằng tâm linh là điều có thật? Ta có thể căn cứ vào những điều sau đây:

          Thứ nhất, tất cả chúng ta có ai nghĩ rằng cái chết sẽ chấm dứt tất cả không? Sau cái chết sẽ là gì, ta sẽ đi đâu? Thường thì không ai biết phải trả lời thế nào, nhưng chắc rằng ai cũng nghĩ mình vẫn còn tồn tại, chỉ là dưới một hình thức nào đó mà thôi. Truyền thống thờ phụng, cúng giỗ ông bà tổ tiên, những người đã mất là một minh chứng. Không ai nghĩ chết là hết cả. Vậy việc cho rằng mình chết không phải là hết, vẫn còn một đời sống tồn tại phía sau đó là do niềm tin vì có người nói như thế hay do ta tự cảm nhận? Bằng trực quan, con người tự cảm nhận rằng cái thân này rồi sẽ hoại diệt, nhưng “cái trớn” hay còn gọi là cái quán tính của cuộc sống nội tâm vẫn tiếp tục kéo dài sau đó. Thân xác ta có thể rã tan, nhưng thần thức, suy nghĩ, nội tâm, nghiệp nhân ta đã gieo không theo cái thân mà hết, nó còn trôi đi thêm một thời gian nữa. Thân hoại tàn, chết đi nhưng tâm sẽ tiếp tục tồn tại, gọi là cuộc sống sau khi chết.

          Một trong những người có trực quan mạnh, dám nói khẳng định điều này, khẳng định về đời sống sau khi chết, là ai? Một người rất nổi tiếng, rất anh hùng của dân tộc ta. Là ai ạ? Là Bác Hồ. Bác Hồ viết trong Di chúc: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột…”. Như vậy Bác Hồ đã nói chắc như đinh đóng cột rằng sự sống của Bác không phải chấm dứt hoàn toàn khi chết, vì Bác còn phải đi gặp các cụ Mác, Lênin để bàn với các cụ xem các cụ có sai đúng điểm nào để Bác Hồ còn sửa lại, bổ sung giùm,. Khi Bác Hồ lãnh đạo một dân tộc Á Đông như Việt Nam chiến đấu và xây dựng kiến thiết, Bác đã khám phá ra rất nhiều nguyên lý, chủ thuyết mà ta hay gọi một cách khiêm tốn là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Và, những điều Bác khám phá ra đó, có những điều tiến bộ hơn cả Mác và Lênin… Nên bây giờ Đảng ta mới có phương châm “Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chứ nếu chủ nghĩa Mác – Lênin đã đủ là chân lý rồi thì ta đâu cần thêm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa. Nhưng chính vì Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đủ nên Đảng ta phải thêm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thật sự có nhiều điều Bác Hồ khai phá, tìm ra hay và độc đáo hơn Mác và Lênin. Trong những điều đó có một điều mà Bác Hồ đã nói thẳng trong Di chúc: “Tôi sẽ đi gặp các cụ Mác và Lênin”  nghĩa là bằng trực quan của mình, Bác Hồ đã khẳng định con người không phải chết là hết, mà vẫn còn tồn tại trong cuộc sống sau khi chết… Và cuộc sống sau khi chết đó là một vấn đề thuộc về Tâm linh […]


          (*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:30:22s: https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=30m22s


          Tương ứng với trích đoạn từ trang 43, 44 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Nếu chỉ có đời sống vật chất, thì con người bằng ngang với các loài thú khác (*)

Nếu chỉ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận các giống loài khác (*)

[…] Con người có 3 điều trong cuộc sống này:
- Thứ nhất là đời sống vật chất.
- Thứ hai là đời sống tinh thần.
- Thứ ba là đời sống tâm linh.

Đời sống vật chất: Ta cần ăn, mặc, ở, cần không khí để hít thở, đó là nhu cầu cơ bản về vật chất. Rồi sau này khi cuộc sống ngày càng phát triển thì ta cần thêm nhiều thứ khác, thêm giày dép, thêm điện thoại, thêm xe hơi… Tất cả đều là vật chất phục vụ cho đời sống.

Đời sống tinh thần: Đó là kiến thức, quan điểm sống, đạo đức sống, những hiểu biết, những tương quan, tình thân ái giữa người và người …


Đời sống tinh thần rất quan trọng. Sở dĩ ta được làm người là do có một đời sống tinh thần phong phú. Bởi nếu chủ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận của các giống loài khác. Ví như trong cuộc sống, người nào chỉ quan tâm đến nhu cầu hưởng thụ vật chất là ăn, uống, mặc, ở thì con người đó vẫn còn tương đương với loài thú, mặc dù có tiến bộ hơn một chút là tiện nghi cao cấp hơn mà thôi. Ta xây nhà thì thú chỉ đào hang, làm tổ; ta ăn thức ăn được nấu chín, còn thú thì ăn sống; ta biết dệt vải may đồ để mặc, thú thì không mặc áo quần.

Loài người muốn vượt lên trên khỏi loài thú, mang đến một nền văn minh giá trị cao trong vũ trụ này thì con người cần có một đời sống tinh thần phong phú. Tinh thần bao gồm kiến thức và tình cảm.

Kiến thức có thể được định nghĩa nôm na là sự hiểu biết về một vấn đề, một hiện tượng nào đó (gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, kỹ năng…) có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Con người tuy nhỏ bé nhưng đã dần khám được cả vũ trụ bao la rộng lớn. Chúng ta biết ngôi sao này cách ngôi sao kia bao nhiêu nghìn năm ánh sáng, ngôi sao này quay quanh ngôi sao kia với vận tốc bao nhiêu vòng… Chỉ cần phân tích ánh sáng phát ra từ một hành tinh mà chúng ta biết được hành tinh đó có những loại vật chất gì. Đó là kiến thức, chính kiến thức cao siêu đó khiến con người cực kỳ có giá trị dù rằng nếu xét trên kích thước, con người không bằng hạt bụi trong vũ trụ bao la.

Còn tình cảm là sự rung động, là thái độ của con người trong mối tương quan đối với những sự vật, hiện tượng, với người khác và với chính bản thân. Trong sự tương quan với nhau, con người biết yêu thương, tử tế, tôn ti trật tự. Đối với cha mẹ biết hiếu kính, nuôi dưỡng, thờ phụng; đối với con cái biết yêu thương, răn dạy nghiêm khắc cho con nên người; đối với thầy giáo thì một lòng ân nghĩa không quên; đối với những người lãnh đạo có công với đất nước thì một lòng cũng trung thành, kính trọng; đối với những người lớn tuổi, đi trước thì dù cho ta có quyền cao chức trọng, ta vẫn luôn trân trọng, lễ phép. Tức là sự tương quan giữa người và người trong nền văn hoá, nhất là văn hoá của dân tộc Việt Nam ta thật sâu sắc, nền nã, đằm thắm, không thể thay thế.

Tuy nhiên, một số người Việt Nam có tư tưởng thần tượng văn hoá phương Tây, bởi vì đời sống vật chất và khoa học ở nhiều nước phương Tây quá phát triển. Nếu chỉ dừng lại ở việc yêu mến và chắt lọc những điều hay để học hỏi thì việc này không có gì phải bàn cãi. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ luôn cho rằng bên Tây phương cái gì cũng tốt, cái gì Tây phương làm đều là đúng. Họ tiếp cận với nền văn hoá nước ngoài chủ yếu là một chiều, thông qua sách báo, tranh ảnh, internet… Họ thấy xã hội phương Tây không có những văn hoá như Việt Nam nên vội vàng kết luận rằng văn hoá của Việt Nam là lạc hậu, là lỗi thờ. Họ cho rằng cách sống tự do, đề cao cái tôi và chú trọng tới sự hưởng thụ mới là văn minh tiến bộ. Họ không biết rằng, chính vì lối sống đó mà tinh thần người phương Tây đầy bất an, rất dễ bị stress, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi, không tự cân bằng được cuộc sống, các bệnh lý về tâm thần kinh xảy ra thường xuyên hơn.

Điều đó cho thấy mặc dù dư dả về vật chất nhưng phương Tây vẫn cần phải học phương Đông nhiều về chiều sâu trong cách đối xử giữa người với người. Tiếc rằng những tình cảm tốt đẹp hợp đạo lý của tổ tiên chúng ta chưa được quy định thành những công thức cụ thể cho các thế hệ con cháu ngày nay hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn, kế thừa và phát huy. Nên rất nhiều người đã mải mê đi du học nước ngoài mà quên mang theo những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để giới thiệu với bạn bè thế giới. Họ chưa ý thức được rằng còn rất nhiều điều quý giá tồn tại lâu đời ở đất nước Việt Nam này xứng đáng để thế giới phải hướng về học tập.

Thế hệ trẻ của Việt Nam cũng vậy. Có thể một lúc nào đó, chúng ta đã từng xao lãng với những giá trị truyền thống vì sớm được tiếp cận dễ dàng với rất nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhưng giờ đã đến lúc nhìn lại, dân tộc ta có Đạo Phật đồng hành bao nhiêu năm nay, giáo lý của Đạo Phật đã in sâu vào từng nếp sống, từng cách nghĩ, từng việc làm của cha ông chúng ta và cả thế giới này đang hướng về Đạo Phật để tìm hiểu và kính ngưỡng. Vì vậy, xin hãy trở về với cội nguồn văn hoá tâm linh của dân tộc. Để rồi kiến thức ấy, tình cảm ấy hợp thành một đời sống tinh thần ngày càng phong phú, khiến cho con người vượt lên, bỏ xa hẳn loài thú.

Trong đời sống tinh thần có một yếu tố rất quan trọng là đạo đức. Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người xung quanh được chuyển hoá, an vui và được nhiều lợi ích.

Người có đạo đức thường biết phân biệt giữa đúng sai, phải trái mà lựa chọn cách cư xử cho đàng hoàng, thích hợp.

Trên thế giới, xã hội nào cũng có luật pháp nhưng nếu trong đó con người sống thiếu đạo đức thì xã hội sẽ hỗn loạn dù cho pháp luật có cứng rắn đến đâu đi chăng nữa. Vì sao? Vì con người tạo ra luật pháp được thì con người cũng có cách để lách khỏi luật pháp đó. Thiếu đạo đức, một quan chức vẫn có thể tham nhũng, một người dân vẫn có thể hối lộ để đạt được mục đích của mình một cách không chính đáng. Cho nên, chỉ khi có đạo đức thì người làm quan sẽ thanh liêm, thượng tôn pháp luật, lo cho dân cho nước, còn người dân thì vừa biết lo bổn phận đối với gia đình mình, vừa biết lo cống hiến phụng sự cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.

Đạo đức cá nhân được xây dựng từ sự tự giác của mỗi người, không phải từ sự bắt buộc, cưỡng bách của luật pháp và quyền lực. Vậy làm sao để người ta có được đạo đức một cách tự nguyện? Chính luật Nhân Quả đã làm được điều kì diệu này. Khi tin chắc vào luật Nhân Quả, hiểu biết về đường đi của luật Nhân Quả, biết rằng gieo nhân nào gặt quả đó thì người ta biết chọn nhân để gieo, không dại khờ gì gieo nhân xấu xa ác độc để rồi phải chịu đau khổ. Con người sẽ sống biết kiềm chế lại trước những việc xấu ác, tích cực làm những việc thiện lành tốt đẹp để có được những quả lành. 

Nói như vậy không có nghĩa là ai tin nhân quả cũng là người tốt. Vì sao vậy? Bởi vì khi có chuyện bất như ý xảy ra, tham sân si trong lòng sẽ nổi lên khiến tâm trí con người trở nên mịt mờ, mất đi sự sáng suốt và rồi người ta vẫn làm điều sai trái, độc ác như thường. Cho nên, bên cạnh việc tin hiểu nhân quả, chúng ta còn cần phải đến chùa tu tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để diệt đi cái tham sân si vốn luôn có sẵn trong lòng mình […].

(*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:23:17:  https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=23m17s 

Tương ứng với trích đoạn từ trang 33 đến trang 43 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Vì sao Bác Hồ thành lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27-7 tại một nhà thờ Phật

[…] Giờ Thầy nói thêm điều này. Hôm rồi, Thầy đi ra ngoài Thái Nguyên. Theo lời mời của quý Phật tử, Thầy có đến Đền 27-7 là ngôi đền mà tại đây ngày xưa, Bác Hồ thành lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ. Nên trong ngôi đền cũng có một bàn thờ Bác Hồ. Khi đến nơi Thầy thấy khung cảnh đẹp lắm nhưng điều bất ngờ nhất là bên cạnh bàn thờ Bác Hồ có một gian nhà thờ Phật rất là nghiêm trang. Thầy mới hỏi Phật tử: “Gian nhà thờ Phật này có từ bao giờ”. Phật tử nói là trước đó cả trăm năm. Tức là có trước khi Bác Hồ thành lập ngày 27-7. Lúc đó mọi người dân mới tụ họp lại ngồi xuống trước mặt Thầy đông lắm. 

Thầy mới nói: “Bác Hồ không làm cái gì mà vô tình. Bác Hồ làm gì cũng có chủ ý. Tại sao Bác Hồ không đến nhà thờ lập ngày 27-7? Tại sao không đến một khu đất trống để lập ngày 27-7? Mà đến đúng nơi một căn nhà có thờ Phật để lập ngày 27-7? Ý Bác Hồ muốn cái gì?”. Lúc đó Thầy hỏi và bây giờ Thầy hỏi lại, ai trả lời câu này cho Thầy: Vì sao Bác Hồ đến đúng nơi một ngôi nhà có thờ Phật để lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ? Ý Bác Hồ muốn rằng, nói không thành lời, chỉ gửi gắm lại cho nhân dân, LÀ PHẢI ĐƯA HƯƠNG LINH CỦA CÁC ANH EM LIỆT SĨ VỀ NƯƠNG TỰA VỚI PHẬT. Thầy nói vậy có sai không ạ? [Phật tử vỗ tay] Sau khi Thầy nói điều này ra thì mọi người ngỡ ngàng vỗ tay, mừng quá. Thầy mới nói tiếp: “Dựa trên tinh thần hôm nay ta giải mã được điều này – được cái thâm ý của Bác Hồ này, ta mạnh dạn kiến nghị lên trung ương nhà nước rằng: từ đây bất cứ nơi nào có nghĩa trang liệt sĩ, nhà nước phải xây một nhà thờ Phật, để cho anh em liệt sĩ được về nương tựa với tâm linh của Đạo Phật” [Phật tử vỗ tay].

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...