Con người thương yêu bằng trái tim hay thương yêu bằng não bộ? (*) - Cháu nội Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Chúng ta nên nhớ điều này, trái tim là một chiếc đồng hồ đo cảm xúc. Khi nhịp tim chúng ta đập đều tức là tinh thần mình an ổn, sức khoẻ mình tốt. Còn khi bỗng nhiên tim đập tăng nhịp lên, báo hiệu tinh thần mình căng thẳng do sức khoẻ kém, tăng xông tăng, nội tiết tố tuyến giáp tăng hoặc do chúng ta gặp chuyện khiến mình vui mừng, sợ hãi. Ví dụ như mình gặp người nào đó, mình chợt thấy tim mình đập nhanh lên một chút là mình biết mình đang có cảm xúc, vì người đó nhìn giống người bạn xưa của mình. Đến khi nhìn kĩ lại thì mình mới biết người đó không phải người bạn xưa của mình, nên nhịp tim trở lại bình thường.Nhịp tim nhanh là một dấu hiệu của cảm xúc. Do tình thương yêu tạo ra cảm xúc, cảm xúc lại ghi dấu ở trái tim nên người ta có cảm giác thương bằng trái tim, thương ai thì tim mình quặng lên, khiến người ta thường hiểu lầm nên cho rằng thương bằng trái tim, chứ thật ra theo khoa học hiện đại thì con người thương yêu nhau bằng bộ não.

Tuy nhiên, có một lần Thầy ngồi thiền, vì đang nghiên cứu về Năm Ấm nên Thầy hướng tâm về cảm thọ (cảm xúc) và trái tim thì Thầy chợt có cảm giác TRÁI TIM CŨNG CÓ MỘT CÁI BIẾT CỦA NÓ, chứ không phải nó chỉ là một khối thịt vô tri. Hình như hôm đó Thầy có nói với Liễu Nghiêm lúc Liễu Nghiêm còn sống. Thầy nói với Liễu Nghiêm là trong trái tim có những tề bào thần kinh như não bộ, tức là NÓ BIẾT SUY LUẬN, NÓ CÓ CÁI BIẾT CỦA RIÊNG NÓ và CÁI BIẾT NÀY TƯƠNG ĐỐI ĐỘC LẬP VỚI NÃO BỘ. Có thể xem nó là một loại não bộ thứ hai. Mấy năm sau, Thầy có đọc trên một tạp chí khoa học, dường như là Kiến thức ngày nay hay Khoa học phổ thông, Thầy không nhớ rõ, có đoạn: "Các nhà khoa học đã phát hiện những tế bào thần kinh như của não bộ tại tim". Vậy là cái thấy của Thầy trong thiền định đã đúng. Cho nên việc người xưa nói thương nhau bằng trái tim, cũng có phần đúng chứ không phải là sai như trước giờ mình nghĩ, không phải con người chỉ thương yêu bằng những suy nghĩ của não bộ, tâm hồn. Sự thật là TRÁI TIM CÓ SUY NGHĨ, CÓ CÁI BIẾT, CÓ CÁI NHẬN ĐỊNH, CÓ CÁI THƯƠNG YÊU RIÊNG CỦA NÓ. Thôi, để lúc khác mình nói nhiều hơn...

(*) Trích đoạn, lược ghi từ bài giảng "Xuân bất tận" của Thượng Toạ Thích Chân Quang, viện chủ Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

https://youtu.be/pRu1Y0K9dQg?t=44m57s (Thời điểm 00:44:57 - 00:48:58)

Lời người lược ghi: Cái thấy trong Thiền định của Thượng Toạ, nếu mở rộng hơn, tổng quát hơn thành cấp độ cơ thể, thì hoàn toàn trùng khớp với những khẳng định của bác sĩ Deepak Chopra "Chúng ta không chỉ nghĩ bằng cơ thể mà chúng ta có một cơ thể đang suy nghĩ", "Cái biết hay Trí thông minh có trong mỗi tế bào của cơ thể", "Hệ miễn dịch thực sự là hệ thần kinh tuần hoàn", "Tế bào miễn dịch là một tế bào có suy nghĩ, một thực thể nhỏ xíu có ý thức", "Trong thực tế, không có sự khác biệt giữa một tế bào miễn dịch và tế bào thần kinh" - Nguồn các trích dẫn lấy từ quyển sách "Tiêm chuẩn: Sự thật đằng sau sự huyền bí" của tác giả Walene James được dịch bởi anh Hoang Son Truong. Thật thú vị khi cái thấy của một người hoạt động trong lĩnh vực tâm linh lại đồng quan điểm với một người làm khoa học. Quả thật chân lý chỉ là một, thế kỷ nào đó ở tương lai, tâm linh và vật chất sẽ tìm lại nhau, để đưa loài người chắp cánh bay đến một nền văn minh mới - một nền văn minh tâm linh, sau những thế kỷ vô minh, tăm tối mà loài người đã lạc lòng đi theo chủ nghĩa vật chất (Materialism).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...