Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường. Hiển thị tất cả bài đăng

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan!

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan!
Đường bạch dương sương trắng nay tàn…

Anh đi trong gió buồn hiu hắt
Một trời u ám rám bạch dương…

Xin lỗi Tố Hữu, vần thơ xưa có nhiều lý do để ngày nay chẳng ai còn nhớ.

Chúng ta đã đề cập Rumani, Hungari. Lavia, Czech… giờ là Ba Lan cũng chủ đề cũ: Sau khi ly khai khỏi khối Xô Viết, về với thế giới “tự do dân chủ”. Và thế nào mà sau hơn 20 năm, họ lại thành tân thuộc địa!

Phong trào “công nhân đoàn kết” xưa là kẻ cầm đầu nổi loạn. Nay vẫn còn phong trào này, nhưng không rõ họ có còn hứng thú nổi loạn như xưa?

Vị giáo sư Ba Lan Witold Kejun than thở: tất cả thành địa bàn để phương Tây khai thác và bóc lột. Và các nước Trung Đông Âu phải thành thuộc địa kiểu mới. Sở dĩ ông nhận thức rõ điều này là vì đã 10 năm làm lãnh đạo 1 chương trình lớn của UN về hiện đại hóa Trung Phi. Và kết quả là tiêu cực, bởi nó giống như chính sách của đại tư bản với cựu thuộc địa.

Câu chuyện của ông Kejun đưa chúng ta về châu Phi, nửa cuối thập kỷ 1980, khi bắt đầu qui mô lớn của chiến dịch tân thuộc địa. Tư bản quốc tế đến châu Phi và nói với họ: Bây giờ họ đã có độc lập, có chính phủ của mình, còn họ chỉ muốn mua các công ty khai thác khoáng sản, trồng cà phê, chè và cây ăn trái. Cùng với lời hứa hẹn thị trường tiêu thụ rộng mở và nhiều ưu đãi khác.

Những tập đoàn quốc tế đầy sức mạnh hình thành đế chế thương mại thập kỷ 70-80 đã thay đổi cả thế giới và dần dần làm chủ các mỏ khai khoáng, đồn điền châu Phi. Điển hình là Congo, Burundi, Zaia, Rwanda và Uganda. Môi trường tham nhũng đến kinh hoàng ở đây góp phần cho họ mua với cái giá rẻ mạt. Đứng sau điều đó là 2 cái tên quen thuộc IMF và WB với túi tiền chi tiêu hậu hĩnh. Đói nghèo tiếp tay cho các bạo loạn sắc tộc, nội chiến và tranh giành bè phái liên miên. 

Nhưng làm sao mà mô hình tân thuộc địa châu Phi lại đến Đông Âu? ông Kejun giải thích: Giới trùm quốc tế thấy, dân châu Phi có trình độ thấp và văn hóa cổ truyền không dựa trên lao động mà là văn hóa vui chơi, thí dụ một đám cưới có thể trở thành lễ hội dài lê thê. Dân Ba Lan ngược lại, thời Liên Xô họ là 1 quốc gia phát triển, trình độ khá cao và GDP đã có thời đứng thứ 12 thế giới. Vậy thì hãy biến Ba Lan thành xứ ăn chơi!

Trùm sò sát thủ kinh tế George Soros đến Ba Lan khoảng năm 1988 gặp gỡ các thủ lĩnh Rakovsky và Jaruzelski. Hắn ta ngay lập tức dựng quỹ bằng hàng triệu đô la của hắn nhằm mục đích, thí dụ như Quỹ Stefan Batory Foundation, mở cửa xã hội và mở cửa thị trường. Bắt đầu giai đoạn I gọi là danh mục doanh nghiệp, ngân hàng Quốc gia Ba Lan mở 9 chi nhánh thương mại dạng cổ phần, dựa trên sự bảo trợ của Washington và lý thuyết gia kinh tế nổi tiếng ở Chi-lê Milton Friedman với mục đích mở cửa toàn bộ kinh tế Ba Lan và tư nhân hóa. Cái thòng lọng khổng lồ giăng sẵn, chờ con mồi chui đầu vào. Cái tên Milton Friedman được nhắc đến 
ở đây  ở đây.

Được các thủ lĩnh cầm đầu Ba Lan dốt nát kinh tế tiếp tay, quả nhiên con mồi nhanh chóng lọt bẫy Soros. Người Ba Lan chỉ còn nước kêu trời: “Chúng ta như những con cừu”. Sự tấn công ào ạt của hàng hóa nước ngoài nhanh chóng giết chết sản xuất công nghiệp - nông nghiệp Ba Lan. Cũng giống như 
Lavia mộng vàng đã hết từng đề cập, hàng ngoại tràn ngập thị trường. Thậm chí trên TV quốc gia, hãng sữa ngoại quảng cáo dân chúng đừng uống sữa Ba Lan vì có bột giặt sủi bọt trong đó?!

Ngay cả các nhà máy làm ăn và cạnh tranh được, khi bị phương Tây mua lại cũng bị cố tình bóp chết. Thí dụ như Siemens mua công ty ZWUT, chuyên về thiết bị thông tin liên lạc tàu biển. Sau khi mua họ trả lương cao cho công nhân trong 9 tháng… và đóng cửa. Toàn bộ trang thiết bị bị chuyển về Đức và Siemens quay sang làm ăn với Nga! Hầu như mọi nhà máy có thế mạnh công nghiệp đều bị kết liễu cùng 1 kiểu như thế: Kasprzak sản xuất bo mạch tích hợp, diot, transitor, laser. Nhà máy xi măng Redeemed, các nhà máy đường, bông, nhà máy giấy Kwidzyn, hãng Telecom, hay hãng Ford sau khi mua lại cơ sở xản xuất xe hơi ở gần Warsaw thì đóng cửa và không thèm mở dây chuyền mới, họ mở ở St. Petersburg… Các nhà máy đóng tàu thời Liên Xô từng đóng những con tàu lớn, thì nay chẳng đóng nổi xuồng cao tốc! Lĩnh vực ngân hàng và năng lượng giờ hầu như nằm trong tay nước ngoài.

Thảm hại nhất có lẽ là Ngân hàng đầu tư quốc gia National Investment Funds (NFI) một thời hùng mạnh nay phá sản và đóng cửa. Thế nhưng tội đồ Balcerowicz lại được đề nghị ứng cử giải Nobel!

Một cánh khác càn quét đến chết hẳn công nghiệp-tài chính Ba Lan: biến đổi khí hậu, thuế khí thải, năng lượng xanh. Khi sản xuất không còn, dân Ba Lan chuyển sang xuất khẩu lao động và nhà thổ tràn ngập. Có vô số những câu chuyện châm biếm hài hước về anh thợ ống nước, cô gái con sen đứa ở Ba Lan làm thuê ở Đức hay ở Anh. Khoảng 1,5 triệu người Ba Lan đang làm thuê ở nước ngoài, phần nhiều là những ngành nghề có thu nhấp thấp như dịch vụ, sửa chữa, điều dưỡng viên, bảo mẫu, gia nhân... Điều này khó đảo ngược, khi mà Đức ngay cạnh, là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới có nhiều nhu cầu nhân công.

Trong 20 năm về với thế giới tự do, là 20 năm nợ công cứ lù lù mà tăng. Hiện đã vượt quá xa thu nhập nội địa và cán cân thương mại trong 20 năm chưa bao giờ không âm. Còn triết lý của TTg Ba Lan hiện nay chỉ là “đây và ngay”, chẳng có một kế hoạch chiến lược nào.

Có 1 nghịch lý là GDP Ba Lan vẫn cao. Nhưng phần lớn là dịch vụ tài chính ngân hàng, bất động sản và du lịch. Kể từ trước khi gia nhập EU cho đến nay, thu nhập bình quân đã tăng gấp đôi: từ 600 zloty đến 1180 zloty (khoảng 200 đô la đến 390 đô la). Nhưng giá cả hầu hết các mặt hàng thiết yếu đã tăng đến 5 lần, tương ứng là mức sống giảm đi. Một phần lớn trong giá là thuế, đến 1 nửa tiền thuế được chính phủ Ba Lan thu để trả cho điện gió từ Đan mạch. Thí dụ giá xăng năm 1997 là 1,5 zloty, còn nay là 5,19 zloty/lít, tiền điện từ 0,41 lên 0,73 zloty/kw, còn thực phẩm thì hiện tăng hàng ngày. Tất cả các dịch vụ khác đều đắt đỏ theo tiêu chuẩn châu Âu: khám chữa bệnh, giao thông, cho đến đổ rác. Trong thu nhập, dân chúng phải đóng các khoản phí cỡ như sau: phí an sinh xã hội 710, bảo hiểm y tế 261, quỹ lao động 54. Mấy khoản này cộng lại là 1025 zloty. Nó vượt quá thu nhập trung bình và đơn giảm là đa số dân Ba Lan lờ đi không có tiền để nộp.

Đây là số liệu nợ của Ba Lan, lấy từ nguồn (24-2-2014) : http://www.nationaldebtclocks.org/debtclock/poland



Một bức vẽ châm biếm rất cổ, từ thời Napoleon về Ba Lan



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...