Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa Phật Quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chùa Phật Quang. Hiển thị tất cả bài đăng

Bình đẳng là gì?

Chân lý không bao giờ là một chiều, người chỉ nhìn một chiều không bao giờ thấy chân lý. Người đã nói nhiều về bình đẳng, nhưng sự chênh lệch về quyền lợi và địa vị vẫn mãi mãi xảy ra. Nếu bạn muốn san phẳng mọi chênh lệch trong xã hội bằng một cuộc cải thiện nào đó, bạn là người không tưởng. Vĩnh viễn không bao giờ có sự ngang bằng phẳng phiu về quyền lợi giữa mọi người vì phước nghiệp của họ không thể nào hoàn toàn giống nhau. Nơi tự thân con người đã không bằng nhau về thể chất, trí tuệ và tính tình, và sau này nơi quyền lợi, họ sẽ không thể nào hoàn toàn ngang bằng với nhau. Đây là một tiên đề đầu tiên, rất rõ ràng và thực tế mà chúng ta phải chấp nhận. Dù một chủ thuyết kêu gọi bình đẳng thế nào, họ vẫn phải chấp nhận đặc quyền đặc lợi cho một nhóm người có trách nhiệm và khả năng ở chừng mực nào đó. 
Nếu muốn dùng bạo lực và quyền hành để áp đặt sự ngang bằng về quyền lợi cho mọi người, chúng ta đã phạm một sai lầm rất lớn. Thứ nhất, là sai với luật Nhân Quả Nghiệp báo. Người có công và người không có công chẳng thể bằng nhau về quyền lợi. Thứ hai là đưa đến hậu quả tai hại, không còn ai cố gắng phấn đấu để lập công trạng gì nữa, họ sẽ làm việc trong tình trạng cầm chừng. Thế nên, sự san bằng quyền lợi là một điều không tưởng, thiếu thực tế, cực đoan một chiều và phi chân lý. 

Tuy nhiên nếu chấp nhận sự chênh lệch quyền lợi cũng là một sai lầm ở cực đoan khác. Nếu chấp nhận sự chênh lệch quá đáng, sẽ có đấu tranh giữa giai cấp ít quyền lợi và giai cấp nhiều quyền lợi. Giai cấp đặc lợi sẽ bảo thủ và vơ vét một cách tàn nhẫn vì quyền lợi của họ được ngang nhiên công nhận. Sự bảo thủ và vơ vét đó sẽ chạm đến quyền lợi của giai cấp thiểu lợi, đấu tranh sẽ bùng nổ. Chính vì chỗ lắt léo này mà sự bình đẳng đã được ca ngợi từ nghìn xưa đến nghìn sau. Người ta đã mơ tưởng về một xã hội mà ai cũng đồng đều với nhau về quyền lợi, ai cũng thương nhau và đem hết công sức để phụng sự cho nhau. 

Tuy nhiên ý nghĩa cao siêu tế nhị của bình đẳng phải được hiểu ở cách khác, không phải sự bình đẳng do quyền lực san bằng tài sản. Bình đẳng là tính chất Đạo Đức nơi một con người. Người có tính bình đẳng là người không muốn trội vượt hơn ai về quyền lợi. Vì bình đẳng là Đạo Đức nên nó là sự tự giác, không phải là sự áp đặt. Trong một tập thể nào đó, nhất là trong chúng tăng, ví dụ có một người, do phước quá khứ, được người thân đem đến tặng nhiều thực phẩm bánh trái. Nếu người này không có Đạo Đức bình đẳng và giữ lấy tặng phẩm để dùng một mình, mọi người xung quanh sẽ tị hiềm bực bội. Không phải mọi người tỵ hiềm vì họ không được chia phần, mà họ tị hiềm vì người kia thiếu lòng nhân ái, thiếu đức bình đẳng. Chính cái thiếu lòng nhân ái, thiếu đức bình đẳng đã khiến cho sự chia rẻ và đấu tranh xảy ra. Nếu người kia có đức bình đẳng, có lòng thương người, sẽ đem tặng phẩm chia đều trong tập thể và mọi người sẽ vui vẻ với nhau nhiều hơn. Không phải mọi người vui vì họ được chia phần mà họ vui vì người kia thể hiện đức bình đẳng và lòng nhân ái. Sự bình đẳng là một lý tưởng tốt đẹp mà ai cũng mơ ước, nhưng nó phải được thể hiện bởi sự tự giác của mỗi người. 

Có hai cực đoan mà chúng ta phải tránh, một là chủ trương san bằng quyền lợi bằng bạo lực. Hai là chấp nhận sự chênh lệch quyền lợi. Hai cực đoan này không bao giờ đưa đến tốt đẹp. Còn chân lý thì trung dung, khéo léo, tự giác, uyển chuyển và từ bi. Nếu chân lý dễ thực hiện thì cuộc đời này có lẽ không còn đau khổ. Chân lý luôn luôn khó nắm bắt, nó tiềm ẩn ngoài cái thấy biết của tai mắt, ngoài những kết luận một chiều. Người ta chỉ thực hiện được chân lý khi họ được sự hướng dẫn đúng đắn và được khuyến khích thường xuyên. Rõ ràng hành động đem phẩm vật của mình chia đều cho anh em là một sự tự giác và từ ái, không ai được quyền bắt buộc về điều này, nhưng chính lòng nhân ái và đức bình đẳng đã khiến họ có hành động tốt đẹp ấy. 

Nếu bạn hưởng thụ hết mọi sở hữu của mình dù bạn ở tập thể hay ở riêng rẻ, lúc đó bạn không phải là người bình đẳng và từ bi. Dù tài sản bạn đang có không ai hay biết, nhưng bạn hãy mạnh dạn san sẻ cho người khác, đừng sử dụng hết những gì mình có. 

Có lẽ chúng ta cũng từng gặp những trường hợp một người, nhất là tu sĩ, bị đố kỵ ganh tỵ khi họ mặc chiếc áo đẹp, khi họ sử dụng tài sản vượt trội hơn người xung quanh, nhưng cũng có người không bị ganh tỵ khi sử dụng những thứ đó. Người bị ganh tỵ vì trước đó họ không bố thí nhiều, không tùy hỉ khi người khác đắc lợi. Bố thí cũng có nghĩa là muốn cho người khác đắc lợi, bố thí cũng đã mang ý nghĩa tùy hỉ trong đó rồi. 

Cũng như mọi tính chất Đạo Đức khác không thể vắng bóng trên cuộc đời này, nhưng cũng không thể cưỡng bức áp đặt, bình đẳng cũng vậy, không thể vắng bóng trong tương quan giữa mọi người, nhưng cũng không thể cưỡng bức áp đặt. Nó là sự tự giác và sự tự giác hành bình đẳng sẽ đưa người thực hành đi về nơi tràn đầy phúc lạc. 

Nếu chúng ta cưỡng bức sự ngang bằng về quyền lợi, chúng ta sai về Nhân Quả. Một chế độ khẩu phần xít xao khiến cho không ai có thể bố thí với ai, và như thế phước họ giảm dần cho đến khi họ phải bị đói kém thê thảm trong hiện đời. Đó là sai về nhân, không tạo điều kiện dư dả để họ có thể thực hành bố thí. 

Kế đó, nếu người nào trong số đó, đã không thể làm phước bằng cách bố thí, đã làm phước bằng cách đem sức lao động ra phục vụ nhiều hơn qui định. Đến khi quả báo trở lại họ vẫn phải được quyền lợi trội hơn mọi người. Nhưng sự san bằng quyền lợi đã phủ nhận quả báo của họ. Đây là sai về quả. 

Bình đẳng không phải là sự áp đặt cưỡng bức bởi quyền lực mà chỉ là sự tự giác cao thượng trong tâm hồn của con người. 

Trích "Luận về nhân quả" (bản in cũ) - Thượng Toạ Thích Chân Quang, cháu nội Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Những người cộng sản trong màu áo lam hiền (*)

Lạ lùng những người “vá đường” không công ở Hà Nội

GiadinhNet - Đây là những câu chuyện đầy xúc động về những việc làm hướng thiện tốt đẹp của các thành viên trong CLB “Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang” tại Hà Nội trong suốt nhiều năm qua.

Hướng thiện

Ngôi chùa cổ kính nằm nép mình ven đường Quốc lộ 1A cũ mang tên Tứ Kỳ, thuộc địa phận quận Hoàng Mai, TP Hà Nội nhiều năm qua đã trở thành mái nhà thứ 2 thân thuộc của các thành viên trong CLB “Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang”.

CLB là nơi quy tụ của hàng trăm thành viên không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, vùng miền nhưng đều có chung một mục đích cao cả: “hướng thiện. Câu lạc bộ hoạt động dưới sự dẫn dắt của thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang - Núi Dinh - Bà Rịa Vũng Tàu.


CLB "Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang" tại Hà Nội

Chúng tôi may mắn được tham dự một buổi ngồi thiền cùng các thành viên trong CLB. Đây được xem là một hoạt động thường niên diễn ra vào tối thứ 5 hàng tuần để mọi người rèn luyện sức khỏe, cùng nhau chia sẻ những đạo lý tình người.

Trao đổi PV, bạn Nguyễn Liên (SN 1991 quê ở Hải Dương) một thành viên tích cực của CLB chia sẻ: “Em thấy mình thực sự may mắn khi được biết và tham gia sinh hoạt cùng câu lạc bộ. Trước đây mỗi khi rảnh rỗi, em thường dành cả ngày xem phim, lướt facebook tán gẫu, chơi game. Dẫu biết rằng những thói quen đó không tốt, nhưng không dễ gì bỏ được. Từ sau khi tham gia CLB này, thay bằng những thói quen vô bổ trước kia, em cùng mọi người đã tham gia nhiều vào các hoạt động phúc thiện. Bản thân thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều”.

Được biết, rất nhiều thành viên trong CLB trước kia có lối sống lệch lạc, ích kỉ. Nhưng khi tới đây, được tiếp thu những lời hay lẽ phải, được quen biết nhiều tấm gương sáng trong cuộc sống đời thường, họ đã có những thay đổi tích cực (sống hướng thiện, mở rộng lòng mình với cuộc sống xung quanh…).

Những nghĩa cử cao đẹp

Mang những lời hay lẽ phải vào thực tế, CLB “Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang” đã có nhiều việc làm tốt đẹp. Trước thực trạng, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội bị hư hỏng, xuống cấp, CLB đã phát động phong trào tu sửa đường về đêm.

Đây được xem là một hoạt động hết sức thiết thực với mong muốn giảm thiểu đi những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra.


Một thành viên của CLB tham gia hoạt động vá đường hằng đêm tại Hà Nội.

Từ kinh phí của các nhà hảo tâm quyên góp, các bạn đã mua được đá, nhựa rải đường và một số dụng cụ thuận tiện cho việc vá đường. Sau khi khảo sát địa hình và dự toán được nguyên vật liệu thì công việc được tiến hành từ sau 21h.

Nguyên vật liệu được các thành viên di chuyển bằng xe máy tới các điểm cần tu sửa. Mỗi tối, các thành viên trong nhóm vá được khá nhiều ổ gà, giúp những con đường nội đô trở nên bằng phẳng, an toàn.


Hiến máu cứu người, một trong những hoạt động thường niên của CLB.

Bên cạnh việc làm trên, CLB còn tham gia rất nhiều hoạt động công tác xã hội như: Tổ chức nhặt rác và làm vệ sinh ở những nơi công cộng như đường phố, công viên, hồ nước…

Trồng cây xanh ở những quả đồi trọc hay cánh rừng đã bị tàn phá nhiều, tặng quà cho những chị lao công, người vô gia cư sau 23h trên đường phố, tổ chức các buổi sinh hoạt cho các em tại làng trẻ em SOS, tham gia hiến máu tại các trung tâm y tế và viện huyết học truyền máu TW, tổ chức các chuyến đi từ thiện ở vùng miền núi tặng, quà cho các em nhỏ, đồng bào dân tộc, phát cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện…vv.

Phật tử Trần Hưng (Pháp Danh Trí Bảo) phụ trách CLB chia sẻ: “Tất cả những việc làm mà các thành viên của CLB thực hiện hàng ngày đều có chung một mục đích, giúp cuộc sống xung quanh chúng ta ngày một tốt đẹp hơn. Để làm được những điều lớn lao, trước tiên chúng ta hãy bắt tay vào thực hiện những việc nhỏ bé đã”.

Hồng Gấm/Báo Gia đình và Xã hội

(*) Tiêu đề được đặt bởi ban biên tập Thời Thổ Tả. Hôm nay Thời Thổ Tả xin được phép chia sẻ lại toàn văn bài viết trên báo Gia đình và Xã hội. Lý tưởng Cộng sản là gì? Nếu muốn nói dong dài thì nói mấy ngày cũng không hết. Nhưng trước hết, lý tưởng Cộng sản là lý tưởng sống vị tha, với tinh thần "mình vì mọi người", luôn biết hi sinh quyền lợi cá nhân, thời gian riêng tư để đóng góp cho cái chung, phục vụ cho cộng đồng. Đẹp thay người Cộng sản trong màu áo lam hiền!

Cùng là tôn giáo tín ngưỡng, sao một bên thì đi đắp đường, còn một bên thì cứ nhận tiền từ nước ngoài rồi xuống đường chửi bới như Chí Phèo nhỉ?

Lá thư bí mật gửi nhân dân Nghệ An và khát vọng giành lại linh hồn cho người Việt Nam của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (*)

[…] Đúng ra, Chơn Quang phải cảm ơn Thầy rất nhiều. Vì Thầy đã về đây mở mang lại nguồn Đạo Pháp cho quê hương Thanh Chương. Quý Phật tử có biết là, bố Bác Hồ, sau này lưu lạc vào trong miền Nam, có viết thư ra Nghệ An. Thư đó bị giặc Pháp giữ lại. Nhưng sau này, nhà nước ta mới tìm vào những cái hồ sơ lưu trữ và viết điều này lại trong cuốn sách “Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc” ở trang 133, sách viết như thế này: “Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc từ trong Cao Lãnh – Đồng Tháp, viết thư về Nghệ An kêu gọi nhân dân Nghệ An theo Đạo Phật nhưng thư đó đã không đến được đây [tức Nghệ An]”. Bị Phòng nhì Pháp giữ lại. Tiếc rằng bức thư đó không đến được Nghệ An. Chứ nếu bức thư đó đến được Nghệ An thì có lẽ là nền Phật Pháp của Nghệ An ta ngày hôm nay cực kì hưng thịnh, chứ không phải tiêu điều như thế này. Xin trân trọng giới thiệu, Thượng Toạ Quảng Bảo – cũng là người con của Thanh Chương, về dựng ngôi chùa ở Ngưu Tử này, để khơi lại giềng mối Phật Pháp cho quê hương Thanh Chương. Nhìn cảnh chùa thế này ta hiểu được Thượng Toạ vô cùng vất vả. Vì vậy tất cả nhân dân bà con Phật tử ta ở Thanh Chương phải hết sức yêu kính, ủng hộ Thầy. Và cũng xin trân trọng giới thiệu, người ngồi đây gốc tổ cũng ở Thanh Chương. Dù sinh ở trong miền Nam nhưng máu chảy trong người là máu của Thanh Chương, ông cố là người Thanh Chương (**). Nên về đây là về quê hương của mình, rất là xúc động. Nhìn ngôi chùa quê tàn tạ thế này, được Thượng Toạ Quảng Bảo với Thượng Toạ Minh Hiếu về đây trông côi, bắt đầu dựng lại ngôi chùa đầu tiên, trong lòng như muốn khóc, thấy thương hai Thầy quá.

Mà, tại sao, Phật Pháp đối với ta quý đến như vậy? Tại sao bố của Bác Hồ là Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu năm lưu lạc lại viết thư về Nghệ An bảo dân ta phải theo Đạo Phật? Có điều gì ở trong Đạo Phật vậy? Vì có những điều thế này …


Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc 
- vị quan, nhà nho, thiền sư, chí sĩ yêu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam

DÂN TỘC LỚN và THÁI ĐỘ VỚI VẤN ĐỀ NHỎ

Bài viết theo gợi ý của Bác Trần Chánh Nhân và dựa trên sự tổng hợp các ý kiến của huynh đệ. Phần gợi ý Bác có viết rằng:
“Dân tộc lớn
Một dân tộc sẽ trở nên vĩ đại nếu từng người dân biết không chấp nhận những điều sai nhỏ nhặt. Những điều sai nhỏ nhặt đó là gì?
- một mảnh rác rơi bên đường
- một sản phẩm soi kính hiển vi lên còn lỗi
- một chiếc ghế ngồi chưa được 5 phút đã khó chịu
- một câu nói chưa đẹp lòng nhau
- một cụ già muốn băng qua đường không ai dẫn giúp
- đồ cá nhân gia đình đặt lấn lề đường dành cho người đi bộ
- sau cơn mưa vẫn còn nước chảy từ cái ống trên mái nhà xối ướt người qua lại dưới đường
- một bài làm bị chấm điểm chưa chính xác
- một khúc bánh mì ăn dở bị vứt vào thùng rác
- rác nhựa bị dồn lẫn với rác phân hủy
- đứa bé đi đâu về chạy vội vào không chào khách
- bị chê trách chút là tự ái
Còn vô số những "điều nhỏ nhặt" trong cuộc sống mà từng người dân phải không chấp nhận nếu muốn xây dựng nên một dân tộc hùng cường.
Xin mời mọi người kể thêm cho phong phú vui vẻ ạ”.
Thưa Bác, thưa quý huynh đệ.

Một dân tộc lớn là dân tộc có nhiều người biết tin nhân quả, luôn sợ điều tội và thích làm phước, có nếp sống vị tha, có tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Dân tộc đó có niềm tư trọng không chịu hèn kém luôn vươn tới chinh phục thế giới bằng những kỳ tích vẻ vang, có những đóng góp xứng đáng vào sự văn minh tiến bộ của loài người, cho hoà bình của thế giới. Để được những điều to lớn đó, dân tộc đó phải tự hoàn thiện nhiều mặt bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất. Mọi người sống luôn để ý đến những điều nhỏ nhặt, không muốn làm buồn, làm phiền nhau; Các chuẩn mực đạo đức ở đây được tôn vinh…Nó ngược với lối sống xô bồ coi thường đạo lý sống theo bản năng, lấy mạnh được yếu thua, lấy sự khôn ngoan lừa lọc làm niềm tự hào, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị con người. Chê bai phỉ báng người tốt…Như vậy dân tộc lớn hay nhỏ ở đây không hiểu theo nghĩa là dân tộc có đông người hay giàu có mà nhìn trên khía cạnh văn minh đạo đức, bản sắc văn hóa, những yếu tố sẽ dẫn dắt và quyết định tương lai của dân tộc đó.

Dân tộc việt Nam của chúng ta cũng đã từng có những giai đoạn phát triển vẻ vang nhờ đó mà đã ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông…Đã đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, sức mạnh to lớn ấy có được chỉ có thể là sức mạnh toàn dân muôn người như một và là kết tinh của những truyền thống văn hóa tốt đẹp của một dân tộc cần cù thông minh, sáng tạo không chịu khuất phục.. Tuy nhiên không biết có phải do chúng ta quá tự hào về những chiến công đó mà có những lúc chúng ta sao nhãng để đến nỗi bây giờ có nhiều mặt chúng ta bị tụt hậu…Khi đi tìm nguyên nhân của sự tụt hậu đó chúng ta có thể nhận thấy rằng bên cạnh sự nỗ lực của toàn dân thì chúng ta đã bị trì kéo bởi những thói quen có thể là do truyền thống hay sự tiêm nhiễm, tha hóa của một bộ phận người dân. Hay do toàn cầu hóa, do mở cửa mà những phong cách lối sống xa lạ đã tràn vào. Mặc dù ta có cảm giác chúng là nhỏ nhặt, nhưng chính chúng là những trở ngại làm triệt tiêu đi sức mạnh chung. Gợi ý của Bác chính là cơ hội để chúng ta cùng ngồi lại nhìn thẳng vào sự thật, dũng cảm nhìn nhận những lỗi này mà cùng nhau, giúp nhau sửa chữa để xây dựng một xã hội văn minh tiến bộ, đạo đức để cả dân tộc ta cất cách bay lên thành một dân tộc lớn. Những lỗi kể ra đây không nhằm chỉ trích ai, nhưng ai trong chúng ta cũng có thể mắc phải. Xin liệt kê một số điều sai sót, lỗi nhỏ nhặt mà mọi người hay mắc phải là:

1. Tâm đố kỵ hẹp hòi, ghen ăn tức ở. Thay vì vui mừng với thành công của mọi người thì lại tỏ ra khó chịu khi có ai hơn mình, phủ nhận công lao của người khác. Điều này làm triệt tiêu các nỗ lực sáng tạo. Chỉ vì tâm lý này mà người ta ưa nói xấu nhau, thích rỉ tai làm mất uy tín lẫn nhau gây ra sự chia rẽ, mất đoàn kết. Thay vì thấy lỗi của mình để hoàn thiện bản thân thì nhiều người thích phê phán kêu ca phàn nàn chỉ trích đủ điều.

2. Tính tự ái, nhiều người hay lầm tư ái với tự trọng cho nên mỗi khi có ai phê bình góp ý cho dù rất chân thành thì họ cũng cho là bị chê trách, nói xấu bất công rồi nổi giận không chịu tiếp thu để sửa chữa vì vậy không thể tiến bộ được. Tệ hơn là họ quay ra bất mãn chống đối lại người đã góp ý cho mình. 

3. Thói quen lười biếng làm việc cầm chừng, tư tưởng của người làm thuê. Tâm lý tự mãn với những thành công nhỏ. Làm việc nặng về kinh nghiệm thói quen, dễ hài lòng với kết quả nào đó, không áp dụng được tư tưởng: “như thế vẫn chưa đủ” để đạt đến sự hoàn thiện. Kỷ luật lao động kém, hay đi muộn về sớm, không tuân thủ các quy tắc an toàn trong công việc vì vậy dễ xảy ra tai nạn lao động. ”. Những điều này làm cho năng suất lao động của chúng ta kém hàng hóa sản xuất ra chất lượng chưa cao. Còn có nhiều người coi thường lao động chân tay, chạy theo bằng cấp mà chưa chú ý đến kỹ năng làm việc và tính chuyên nghiệp.

4. Mê tín, cầu danh lợi cho nhiều mà không muốn bỏ công sức. Ta có thể thấy điều này qua những nơi thờ tự đền miếu, người ta tranh giành cướp ấn, chen nhau cầu xin vào các dịp lễ, đốt quá nhiều vàng mã để mong được tài lộc…

5. Ưa thích hưởng thụ: nhiều người ưa thích đi quán nhậu karaoke vũ trường, thích ăn thịt thú rừng như là cách thể hiện đẳng cấp…Là một nước nghèo mà số bia rượu tiêu thụ tính trên đầu người đứng đầu thế giới.

6. Tâm lý sính ngoại, dùng hàng ngoại bắt chước cả những thói quen, những điều không tốt của nước ngoài như: ăn mặc hở hang khêu gợi, truyền bá các văn hóa phẩm độc hại đồi trụy. 

7. Dễ vào hùa với cái xấu do tâm lý đám đông mà ít chịu suy xét thấu đáo. Không dám phê phán cái xấu, hay “dĩ hòa vi quý”, dễ người dễ ta, ai sao tôi vậy. 

8. Hay sĩ diện hão, thích phô trương hình thức phù phiếm, các đám ma, chay cưới xin nhiều nơi biến thành những hủ tục khiến cho ai cũng thấy nặng nề hình thức tốn kém mà vẫn phải theo. Tâm lý đua đòi thích làm nổi, thích khoe khoang đã làm cho một bộ phận giới trẻ đua nhau mua sắm xe, điện thoại đắt tiền như là cách thể hiện lối sống sành điệu. Khi ăn bỏ thừa thức ăn để chứng tỏ là "sang"?

9. Nhiều bậc cha mẹ nuông chiều con thái quá, không dạy cho con tính tự lập mà chỉ lo đáp ứng những đòi hỏi của con, thậm chí khi con học xong cũng lo chạy chọt tìm kiếm những công việc nhàn hạ lương cao. Tư tưởng “hy sinh đời bố củng cố đời con”, cha mẹ cho rằng đời mình khổ rồi bây giờ phải để cho con được sung sướng hơn mình ngày xưa, cho con hưởng thụ quá sớm là một tư tưởng sai lầm dẫn đến hình thành một lớp trẻ ích kỷ lười biếng thích hưởng thụ hơn cống hiến.

10. Trong buôn bán kinh doanh, lợi nhuận đôi khi bị xem là mục đích tối thượng, chữ tín và chất lượng còn bị xem nhẹ, làm ăn theo kiểu phi vụ mà chưa chú trong xây dựng thương hiệu giữ uy tín lâu dài. Tình trạng chặt chém, ép giá đối với khách du lịch làm xấu đi hình ảnh đât nước và làm cho ngành du lịch bị mất khách. Sản xuất kinh doanh các thực phẩm không an toàn, mất vệ sinh.

11. Không trân quý từng hạt cơm miếng bánh, sử dụng lãng phí điện nước và các tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ như chai nước uống mới hết nửa chai rồi bỏ lại không ai dám uống phải bỏ đi. Khi tắm rửa xối nước áo ào hặc rửa xe xịt nước rất lãng phí...

12. Tỷ lệ người hút thuốc ở nước ta thuộc hàng cao nhất thế giới, không chỉ tiêu tốn tiền bạc làm thất thoát ngoại tê của quốc gia (do nhập thuốc lậu) gây ảnh hưởng sức khỏe cho những người trực tiếp hút mà còn gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

13. Ý thức bảo vệ môi trường sống chưa cao, chưa thực hiện phân loại rác tại nguồn để tái chế. Chưa coi rác như một tài nguyên quý giá. Còn sử dụng nhiều xà bông gây ô nhiễm các dòng sông. Thật là xót xa khi nhìn những dòng sông đen hôi và đầy rác.

14. Ý thức bảo vệ các ông trình công cộng và tài sản công chưa cao. Nhiều khi vì tham lam cá nhân dẫn đế thiệt hại lớn cho nhà nước

15. Ý thức chấp hành luật pháp nhất là luật giao thông còn kém. Theo thống kê, nước ta cũng là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông đứng hàng đầu của thế giới. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể mà chúng ta thường hay gặp.
- Bóp còi xe inh ỏi khi không cần thiết, khi đi qua bệnh viện trường học, ở điểm dừng xe. Lạm dụng việc sử dụng xe, nhiều khi đi quãng đường ngắn mà vẫn dùng xe thay vì đi bộ. 
- Tổ chức đua xe. Chạy xe lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, không tuân thủ các biển báo giao thông.
- Khi chạy xe ở những nơi đường hẹp hẻm nhỏ vào buổi tối vẫn bật đèn chiếu xa, trang bị đèn quá sáng làm lóa mắt người chạy chiều ngược lại, có thể gây tai nạn.
- Chạy xe qua mặt người khác khi trời mưa không để ý làm văng nước lên mặt người đi sau.
- Vừa chạy xe vừa nói chuyện điện thoại.
- Các xe chở hàng cồng kềnh quá tải quá khổ lưu thông gây nguy hiểm cho người đi đường và các phương tiện khác
- Người buôn bán bày hàng hóa lấn chiếm lòng lề đường gây trở ngại giao thông…

16. Các quy tắc ứng xử văn minh nơi công cộng chưa được quy định đầy đù và bị xem nhẹ, chưa có hình thức xử phạt hay xử quá nhẹ không có tính răn đe và kèm theo sự giáo dục bắt buộc. Ở nhà trường chưa đưa vào giáo trình những tiết học về cách ứng xử cho học sinh một cách đầy đủ có hệ thống, và nhất là thiếu các buổi thực hành. Ở gia đình, nhiều bậc cha mẹ chưa làm gương cho con cái trong các quan hệ giao tiếp và ứng xử có văn hóa, đôi khi chính họ lại tạo cho con nhiễm những thói xấu…
- Mở nhạc ồn ào gây ảnh hưởng cho mọi người xung quanh, nhất là vào giờ nghỉ. Khi tham gia hội họp, nghe giảng không tắt chuông điện thoại làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
- Chen lấn xô đẩy, không chịu xếp hàng nơi công cộng.
- Vào nhà không chịu dắt xe mà cố rồ máy chạy vào.
- Mở máy lạnh để quá lạnh rồi sau đó tắm nước nóng gây lãng phí điện.
- Đàn ông mặc quần đùi ở trần ra đường, phụ nữ ăn mặc hở hang khiêu gợi. Bây giờ không hiểu sao phụ nữ mặc quần đùi ra đường còn nhiều hơn đàn ông.
- Bẻ cành hái hoa nơi công cộng.
- Khi tham gia các tiệc bup - phê thường lấy thức ăn quá nhiều ăn không hết. Văn minh trong ăn uống chưa chú trọng, gây khó chịu cho người khác. 
- Hôi của cướp cạn khi có xe chở hàng bị tai nạn đổ hàng ra đường.
- Hễ có sự cố như tai nạn giao thông, đánh nhau, cãi nhau trên đường thì hình thành đám đông của những người hiếu kỳ vây quanh bình luận bàn tán gây khó khăn cho việc giải quyết gây ách tắc giao thông 
- Gặp người đi đường hỏi đường nhiều người thờ ơ trả lời không chu đáo, thậm chí còn cố tình chỉ sai.
- Hút thuốc, vứt tàn thuốc không đúng nơi quy định.
- Vứt rác bừa bãi, ném rác xuống kênh rạch, miệng hố ga.
- Chửi thề nói tục, hoặc nói lớn tiếng oang oang ở những nơi cần sự yên lặng hay nơi tôn nghiêm.
- Khi ngồi thu chân lên ghế hoặc gác chân lên bàn. Thật là xấu hổ khi nhớ đến lời cha ông ta dặn: "Ăn trông nồi, ngồi trong hướng"
- Tiêu tiểu, khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng.
- Leo qua rào hay dải phân cách, băng qua đường không đúng nơi quy định.
- Mặc quần áo không trang nghiêm khi đi đến những nơi cần lịch sự (bảo tàng, nhà văn hóa) và nơi tôn nghiêm (chùa, lăng, đền miếu...).
- Các xe chuyên chở vật liệu, chất thải không che đậy để rơi vãi ra đường, và phớt lờ không dọn dẹp sau đó.
- Khi thi công trên đường không có đủ biển báo không che chắn, hố ga mở nắp không đậy gây tai nạn cho người đi đường.
- Nhiều gia đình có đám tang để quá lâu ban đêm kèn trống, tổ chức ăn nhậu gây ảnh hưởng cho khu phố.
- Đem xác thú vật mèo, chó, chuột lén bỏ ra đường, vứt xuống kênh thay vì phải đem chôn.
- Nuôi chó để chúng phóng uế ra đường mà không chịu dọn.
- Có những người hay nhóm thanh niên nào đó hay đi sơn hay vẽ lên tường những hình ảnh làm bẩn đường phố. Sơn các quảng cáo khoan cắt bê tông khắp nơi.
- Ở các chung cư ký túc xá, có nhiều người phơi treo quần áo làm mất mỹ quan đô thị.
- Khi có việc làm phiền đến người khác mà không báo trước không có biện pháp là giảm sự ảnh hưởng cho người bên cạnh (ví dụ một gia đình trong hẻm cần sửa nhà thì nên báo trước cho hàng xóm và bố trí thời gian công việc sao cho ít ảnh hưởng với mọi người).
- Không biết dùng lời xin lỗi và cám ơn đúng lúc để làm hài hòng người xung quanh.

Tóm lại, thật là đau lòng phải nêu ra đây những lỗi này, nó có thể làm cho nhiều người không hài lòng, nhưng tiếc rằng nó lại là sự thật. Chỉ mong rằng ai đọc bài này cũng chia xẻ được tâm nguyện mong muốn cho đất nước ta trở nên ngày càng văn minh tiến bộ. Lỗi nhỏ hay lớn thực ra cũng còn tùy thuộc vào quan niệm của từng người. Người ta thường cho rằng các lỗi nào mà không thể đưa ra tòa để xét tội không bị bỏ tù là nhỏ. Một người ở cạnh một cái quán suốt ngày mở nhạc ầm ĩ đến mức muốn điên cái đầu nhưng chủ quán hay những người khác, rồi tổ dân phố cũng thấy là bình thường, chuyện nhỏ, chỉ đến lúc người hàng xóm kia chịu hết xiết kiện ra tòa mới nên chuyện lớn. Đi muộn về sớm đối với doanh nghiệp được coi là lỗi lớn vì nó làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhưng với người nhân viên hay công nhân lại cho là nhỏ, họ viện đủ lý do nào là kẹt đường phải đưa, đón con đi học…Có những người quan niệm rằng lịch sự chỉ cần thiết ở những nơi sang trọng, đối đãi với khách quan trọng còn bình thường thì cứ bình dân xề xòa vẫn thoái mái hơn; Đó là quan niệm sai lầm, đành rằng chúng ta không quá câu nệ vào hình thức rườm rà nhiều quá nhưng lịch sự đối đãi với nhau chính là biểu hiện của lòng vị tha, là biểu hiện đạo đức mà nếu ta bỏ đi sẽ làm cho cuộc sống trở nên thô thiển thiếu tình người. Có nhiều người thường hay chửi thề nói tục, những người xung quanh nghe riết rồi quen, rồi cũng nói theo, thậm chí có người biết là bậy nhưng lại lý luận rằng thích nói như vậy cho nó bình dân, hòa đồng! Cái nguy hiểm là vì người ta cho là nhỏ là vụn vặt rồi thì không cần sửa không cần góp ý cho nhau, để mặc nó trở thành những thói quen xấu cho các thế hệ sau bắt chước, đến nỗi nhiều khi hành động tốt, người tốt lại bị coi là lập dị bị chế diễu.

Sở dĩ người ta hay coi các lỗi như trên là nhỏ là do họ không hiểu biết nhân quả mà thôi. Đức Phật dạy: “Phải thấy sự nguy hiểm trong từng lỗi nhỏ nhặt”. Phải có trí tuệ của bậc Thánh mới thấy hết được sự nguy hiểm ấy. Phàm phu chúng ta có thể xê xoa bỏ qua cho nhau, nhưng nhân quả công bằng thì không bỏ qua, lỗi nhỏ cũng là lỗi vì nó xuất phát từ sự ích kỷ, vô tâm không thương yêu quý trọng con người cùng muôn loài và môi trường sống. Một người hay phạm lỗi nhỏ thì rất có thể sẽ phạm lỗi lớn. Một người phạm lỗi có thể là nhỏ, quá nhiều người cùng phạm thì lỗi đó bị nhân lên. Lỗi nhỏ lặp đi lặp lại sẽ tích lũy thành lớn thì quả báo cũng không lường. Ví dụ một người bán hàng cố tình bán hàng giả kém chất lượng thì người đó có khác nào một kẻ lừa đảo, ăn cướp, nhưng họ vẫn sống phây phây, chỉ khi nào bị bắt đưa ra tòa người đó mới bị coi là có tội, nhưng nhân quả thì không có hiền như thế tất cả đã được ghi và tính sổ vào một lúc nào đó! Một người bất cẩn trong lời nói làm cho một đứa bé học theo, đứa bé hư hỏng cả cuộc đời vậy thì quả báo của lời nói đó đâu có thể nhỏ! Một lái xe sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe gây tai nạn cho mình và có thể cho nhiều người khác, gây ra đau khổ cho bao người …Tệ hại hơn nữa là nhiều khi người có lỗi lại hay tìm cách lôi kéo người khác cũng làm như mình cho có đồng minh. Ví dụ câu nói: “Trai vô tửu như cờ vô phong”đã biến bao nhiêu người hiền lành thành bợm nhậu làm tan cửa nát nhà bao nhiêu gia đình. Ở nhiều nơi khi biết một người ăn chay là có bao nhiêu tiếng xì xào nào là đạo đức giả, là ăn chay để cầu cái gì đó? Đến nỗi nhiều người ăn chay đành phải nói ra là ăn kiêng…Khi một kẻ làm sai người khác phê bình thì họ nói đấy là quyền tự do cá nhân, nhưng khi công kích người không muốn nhậu, người ăn chay họ lại đổi giọng cho những người này là không hòa đồng, thích hơn người…Như vậy những cái lỗi mà chúng ta thường coi là nhỏ thực sự cũng không nhỏ theo cả nghĩa đen vì nó có đồng minh là các thế lực thích duy trì sự bảo thủ trì trệ, lạc hậu ngăn cản không cho xã hội tiến bộ.

Từ sự phân tích như trên chúng ta thấy rằng cần có sự thay đổi, loại bỏ những thói quen những lỗi nhỏ để hình thành các thói quen tốt, để làm cho cuộc sống này tốt đẹp hơn xã hội văn minh tiến bộ hơn. Để theo kịp thế giới về khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế chúng ta cần thời gian và tiền bạc công sức đầu tư nhưng việc chúng ta có thể làm và phải làm ngay là: Hãy nói không với cái xấu đã nêu và cố gắng làm các việc tốt để thể hiện sự yêu thương quý trọng con người. Mỗi chúng ta hãy tự sửa lỗi mình, không chịu sống đời tầm thường mà luôn hướng tới sự hoàn thiện; Làm những điều phước thiện thì cả xã hội ta sẽ trở nên tốt đẹp, dân tộc ta sẽ cất cánh bay lên thành dân tộc lớn, thành tấm gương cho cả thế giới ngay cả khi ta còn chưa mạnh, chưa giàu..

Tuy nhiên để sửa những lỗi nhỏ này tức là phải hình thành những thói quen tốt lại không phải là chuyện dễ dàng vì tất cả chúng đều có gốc rễ sâu xa từ nơi bản ngã của con người. Chúng ta tạm hình dung những lỗi lầm này như đám cỏ dại, cây gai đang đua nhau mọc lên chen lấn cạnh tranh hút hết màu mỡ của những cây trái mà ta đang vun trồng. Để diệt hoàn toàn cỏ dại, cây gai thì ta phải nhổ tận gốc, nhưng nhổ tận gốc thì rât khó, nhổ được cây này cây khác lại lên nhổ không kịp vậy thì không lẽ bó tay? Không, tạm thời ta phải chặt, cắt bỏ phần thân của chúng làm cho chúng suy yếu để cho cây trái ở trên phát triển cành lá sum xuê che không cho cỏ mọc rồi đến lúc chúng tự chết và chúng ta sẽ nhổ bỏ những gốc rễ của chúng. Trong xã hội của chúng ta cũng vậy để cho con người tự giác thì phải giáo dục đạo đức cho con người đó là sự nghiệp lâu dài. Còn các biện pháp mà nhà nước chính quyền có thể làm ngay là ban hành các quy tắc luật lệ cho rõ ràng để buộc mọi người thực hiện, xử phạt nặng những trường hợp vi phạm, các đoàn thể cùng vào cuộc, tổ chức những hoạt động thích hợp để tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của người dân. Trong công cuộc này những người con Phật chúng ta phải đóng một vai trò tích cực, bởi vì trong qúa trình tu tập đi đến giác ngộ giải thoát thì người Phật tử cũng phải bỏ đi những lỗi lầm tự hoàn thiện mình trở nên thánh thiện đóng góp đem lại an vui hạnh phúc cho cuộc đời. Chính vì thế đạo Phật không cho phép Phật tử sống hời hợt dễ dãi, cẩu thả mà phải sống sâu sắc trong từng phút giây, phải thấy lỗi và sửa lỗi mỗi ngày đó chính là tu phải không ạ?

Người viết: Bác Nguyễn Công Ích – Nhật Thiện Tâm, thư ký tổng đạo tràng Phật Quang.

Cháu ruột Bác Hồ chia sẻ lý do thôi học ĐH Bách khoa để xuất gia làm tu sĩ Phật Giáo



Chắt nội của cụ Hồ Sĩ Tạo, cháu nội của cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy, con trai của cụ Vương Chí Nghĩa, thế danh Vương Tấn Việt, là Thượng Toạ Thượng Chân Hạ Quang, đạo hiệu Thích Chân Quang, viện chủ Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa Vũng Tàu), chùa Viên Quang (Nam Đàn, Nghệ An) và Thiền thất Bảo Quang (Củ Chi, Tp. HCM).

Năm 1980, chàng thanh niên Vương Tấn Việt đã rời bỏ giảng đường Đại Học của trường Bách Khoa để xuất gia đi tìm con đường thiên lý, với đạo hiệu là Thông Huyễn, về sau đổi thành Chân Quang.

Cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy chính là quan Phó Bảng, lương y Nguyễn Sinh Huy, hay còn được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Sinh Sắc - là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cụ Phó Bảng là người có công đầu trong việc Chấn hưng đạo Phật ở Việt Nam.

Phương châm hoạt động cứu nước của Cụ là:

1. Xây dựng lại tình yêu nước, tinh thần dân tộc.
2. Dựa vào lực lượng nông dân (vì thời Cụ lực lượng công nhân chưa nhiều).
3. Chấn hưng Phật Giáo.

Năm 1926, Phan Trọng Bình một đồng chí của Bác Hồ khi đến gặp Cụ ở Đồng Tháp, Cụ đã để lại một lời dặn mà sử chính thống vẫn còn: "Các cháu muốn cứu nước, các cháu phải theo Đạo Phật".

Trước đó, trong một lá thư gửi ra Nghệ An cho dòng tộc nhưng do bị mật thám Pháp giữ lại, không đến được tay họ hàng, Cụ Sắc cũng viết, đại ý, Cụ khuyên họ hàng và đồng bào phải chấn hưng Đạo Phật để cứu nước. Điều này còn ghi trong sử chính thống.

Trước đó nữa, năm 1911, trước khi lên đường ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ quỳ trước hiên nhà tạ từ cha, Cụ Phó Bảng chỉ quay sang nói một câu duy nhất - cũng là lời cuối cùng của Cụ trước khi Bác Hồ từ biệt rồi ra bến cảng, đó là: "Con muốn cứu nước, con phải theo Đạo Phật". - điều này sách sử chính thống chưa thấy đề cập, nhưng được Thượng Toạ Thích Chân Quang dẫn lại trong bài giảng Hai câu đối của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc do NXB Tôn Giáo ấn hành.




The Philosophy of Money (Triết lý về tiền bạc) - Venerable Thích Chân Quang




Huyền thoại tình báo Trần Quốc Hương và cái bắt tay lịch sử với người em cùng cha khác mẹ của Hồ Chủ Tịch


Trong chuyến viếng thăm, ông cũng tâm sự đôi điều về hoạt động tình báo, cũng như về tính chất con người anh em nhà họ Ngô.



CHUYẾN VIẾNG THĂM LỊCH SỬ…

Thật là một nhân duyên hiếm có, ngày hôm nay 10/09/2016, chùa Phật Quang đã đón tiếp một nhân vật lịch sử đặc biệt, bác Mười Hương – NGƯỜI THẦY CỦA NHỮNG NHÀ TÌNH BÁO HUYỀN THOẠI.




Bác Trần Quốc Hương (bác Mười Hương) tên thật là Trần Ngọc Ban – hay còn được gọi là “người lính không cầm súng”, là một cán bộ tin cậy của Đảng, đã có những năm tháng làm công tác Đội, lo bảo đảm an toàn khu cho Thường vụ Trung ương, và là người đầu tiên giúp việc cho Tổng bí thư Trường Chinh. 

Năm 1948, cuộc chiến tranh chống Pháp ở vào thời điểm ác liệt, cam go nhất, Bác Hồ và Trung ương Đảng thấy cần phải có những chiến sĩ dũng cảm, trung kiên, có trí tuệ thông minh, có khả năng độc lập ứng phó trong mọi tình huống để tung vào lĩnh vực thầm lặng, luồn sâu, áp sát đội hình địch, nắm dược những kế hoạch và tình hình chiến sự ở mặt trận, gửi về kịp thời giúp cho Bộ tham mưu chỉ huy tác chiến. Lần thứ nhất, trước khi trực tiếp giao nhiệm vụ quan trọng cho bác Mười Hương, Bác Hồ đã đặt cho bác Mười Hương tên gọi mới là “Trần Quốc Hương” với lời dặn ân tình: “Công tác độc lập trong lòng địch, nhưng dù có đi đâu, đến đâu, Tổ quốc với quê hương vẫn luôn ở bên mình, Chú hãy nhớ từ nay mang tên mới – Trần Quốc Hương”.

Ngay từ buổi phôi thai mới thành lập ngành tình báo Việt Nam, bác Mười Hương đã có cách nhìn người chuẩn xác để giao loại nhiệm vụ đặc biệt này. Bác đã có kinh nghiệm chỉ huy các mạng lưới tình báo chiến lược trong lòng địch.

Cả cuộc đời đi theo cách mạng, từ năm 1937 (khi mới 13 tuổi) đến nay, xuyên suốt hai cuộc chiến tranh với hai đế quốc lớn, dân tộc Việt Nam đã giành chiến thắng, nhà chỉ huy tình báo Trần Quốc Hương và những người đồng đội được bác trực tiếp chỉ huy, không một ai cầm súng. 

Phương châm chỉ đạo của bác theo truyền thống lịch sử dân tộc: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. 

Tình báo của các nước mạnh, họ được đào tạo thành những điệp viên điêu luyện, có vũ khí, máy móc tối tân và có bàn tay thép. Còn tình báo Việt Nam là những người có trái tim yêu nước nồng nàn cùng với lửa nhiệt tình cách mạng, có trí tuệ thông minh, có lòng nhân từ và sự bao dung đối với kẻ thù khi chúng đã cùng đường, thua trận. 

Đúng như bác Mười Hương đã nói: “Tình báo Việt Nam lấy văn hóa bản địa để cảm hóa và chiến thắng quân thù.”


Cho đến hôm nay, bác Mười Hương đã 95 tuổi nhưng bác vẫn điềm đạm, khoan thai, gần gũi và vô cùng minh mẫn. Những người chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình đã lặng lẽ làm nên những việc phi thường mà tên tuổi của họ có khi cả đời vẫn mai danh ẩn tích!


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...