Hiển thị các bài đăng có nhãn Mao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mao. Hiển thị tất cả bài đăng

Hồng Vệ Binh Mao ở Paris!

 Xứ Buốc bông này cực lạ, dung nạo đủ thứ tạp nham cặn bã khắp thế giới, Trotskyism và Maoism là một ví dụ. Trong vấn đề phát triển Mao giáo ở Pháp không tránh khỏi có bàn tay lãnh tụ Khrushchev. Chống Stalin làm uy tín và hình ảnh Stalin xấu đi rõ rệt, tạo ra bối cảnh bỏ lại khoảng chân không và nó được lấp đầy bằng Mao giáo. Dĩ nhiên, không loại trừ điều này thành Cây Gạo, lãnh địa lâu đời của giới người Hoa, nhưng đó là chủ đề riêng.

Khi xem xét vấn đề tư tưởng và thực tiễn của Maoism du nhập vào Pháp những năm 1960, thấy là khái niệm của Mao phát triển trong bối cảnh Đại cách mạng văn hóa TQ đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình Buốc bông. Maoism ở Pháp tỏ ra có ảnh hưởng đặc biệt đối với tầng lớp sinh viên – Hồng vệ binh tại École normale supérieure ở rue d'Ulm, một địa hạt thuộc Paris. Có điều này là bởi vai trò đặc biệt của nhà lý luận, ông thầy giáo Mác-xít, Louis Althusser. Triết học Maoism đã tạo điều kiện thuận lợi cho vấn đề chỉ trích chính sách thân Moscow-Stalin của ĐCS Pháp và hội sinh viên của họ. Thậm chí, triết gia Althusser còn đặt lại vấn đề với chủ nghĩa Marx nguyên bản, và tư tưởng của ông ta cuối cùng đã khiến các học trò đi đến chỗ đoạn tuyệt với “chủ nghĩa lý thuyết” của ông. Sự đóng góp phong phú của Mao giáo vào văn hóa tri thức Pháp trong những năm 1960, giúp đặt nền móng cho các sự kiện tháng 5 năm 1968, bắt nguồn chủ yếu từ bản chất lý luận và thực tiễn kép của nó. Dưới này nêu 2 đối tượng cụ thể của Maoism: Bản chất bạo lực không thể tránh khỏi của cuộc cách mạng và phương pháp “điều nghiên thực tiễn” theo chủ nghĩa kinh nghiệm thay thế tri thức. Cuối cùng, sau năm 1968, Maoism ở Pháp đã từ bỏ chính Maoism vì nền chính trị dân chủ tỏ ra hữu ích trước những đổ nát kinh hoàng ở Pháp cũng như ở TQ vì Hồng Vệ Binh.

TQ trong giai đoạn 1920-1970 trải qua nhiều biến động và thay đổi, từ nội chiến và cuộc đấu tranh đồng thời với chế độ phong kiến, ​​ruộng đất và giới CNTB dân tộc, sau đó là cuộc chiến chống Quân phiệt Nhật những năm 1930-40, đến tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa năm 1949. Mao nổi lên như một nhà lãnh đạo các nước Thế giới thứ ba trong quá trình phi thực dân hóa sau chiến tranh. Biến loạn loại bỏ Stalin mở ra cuộc đối đầu với Liên Xô, đặc biệt là sau năm 1956, đến cuộc Đại Cách mạng Văn hóa bắt đầu những năm 1960.

Vào nửa cuối thập kỷ 1960, nhà báo Pierre Hervé đã đặt một câu hỏi tự nhiên: “Một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một phe bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc trong ĐCS Pháp?"

Ngày nào đó đã đến 2 năm sau khi ĐCS Pháp liên kết với Liên Xô trong các cuộc xung đột với Trung Quốc, Albania và sự e ngại sự kiện Hungary mở ra khả năng du nhập phong trào Maoism vào Pháp. Đó là thời kỳ Pháp gặp khủng hoảng, còn ĐCS Pháp chìm trong bế tắc.

Khó hình dung, giới thanh niên Pháp lại si mê cuồng tín Mao đến vậy nếu không kể đến sự du nhập tư tưởng. Kể từ 1962, một lượng lớn các ấn phẩm của Mao và về Mao, trong đó có Mao tuyển đã được giới lãnh đạo ĐCS Pháp dịch ra tiếng Pháp. Đồng thời, giới du học người Hoa cũng đóng góp đáng kể vào việc phát tán các tài liệu này.

Ông thầy triết gia Marxist Althusser ở rue d'Ulm là nhân vật có công lao chính trong việc trang bị cho giới sinh viên lý luận để khám phá các lựa chọn khác ngoài chủ nghĩa Stalin chính thống. Mặc dù, trên thực tế, Althusser cũng đôi lần chỉ trích Mao. Từ nền tảng ấy, cùng một số yếu tố khác, Mao giáo và Hồng Vệ Binh Pháp ra đời, tuy nhiên, sau Đại văn cách Pháp 1968, ông ta cho rằng, đám sinh viên của ông ta chỉ “bằng cách nào đó tìm thấy chủ nghĩa Mao”.

UJC(ml) - Union des jeunesses communistes marxistes-léninistes được thành lập năm 1966 từ các thành viên ly khai khỏi Hội đoàn thanh niên Cộng sản. Mặc dù cái tên vẫn là Mác-Lê, nhưng thực chất là tổ chức Hồng vệ binh Maoist đúng nghĩa. Thực tế, UJC cũng không phải là duy nhất, nhưng mạnh nhất.

Mang đặc trưng "Cánh tả vô sản cấp tiến", UJC đặc biệt chống trí thức, chối bỏ sách vở và văn hóa truyền thống. Họ thích những khẩu hiệu ngắn gọn trong Mao tuyển. Họ cho rằng, đã là giai cấp công nhân thì nhất nhất phải trải qua giai đoạn “tự căm thù, tự gột rửa chất tiểu tư sản trong mình”. Họ không thích những lý luận khó hiểu trong sách Marx, mà thích “Sách Đỏ” của Mao. Chính Mao mới khai sáng chủ nghĩa Marx cho họ qua những khẩu hiệu đơn giản, dễ hiểu và họ có được quyền “tự do tư tưởng theo cách mà nó không phải là quyền tự do của một nhóm tinh hoa".

Phát triển nhanh chóng, đầu 1968 đám HVB Pháp bắt đầu nổi loạn.

 

Một cảnh bạo loạn tại Paris tháng 5 1968

Đến tháng 5 1968, Đại Văn cách trộn lẫn Thiên An Môn chính thức nổ ra ở Pháp, nhờ mạng lưới rộng lớn, các cuộc biểu tình bạo động xảy ra gần như đồng thời tại các thành phố lớn khắp cả nước.

Cũng như ở TQ, đám HVB Pháp xông vào trường học, nhà máy chiếm giữ, bắt bớ giáo viên và các viên quản đốc. Cũng không kém phần long trọng là các cuộc ẩu đả, bạo loạn đường phố. Đỉnh điểm “Tháng Năm Đỏ, Tháng Năm Tự do”, phong trào HVB lan đến công đoàn và giới công nhân, gần như toàn bộ nền kinh tế và xã hội Pháp tê liệt. Lượng người biểu tình lên đến con số 11 triệu – hơn 20% dân số Pháp khi đó. Chính phủ và TT Charles de Gaulle sợ hãi bỏ chạy sang Đức lánh nạn. Báo giới nói đến một cuộc nội chiến đang diễn ra. Trên các khu phố La tinh ổ chuột nghèo đói ở thủ đô Paris là những cuộc chiến thực sự.

Cảnh sát đàn áp nặng nề không dập tắt được cuộc tổng đình công “Mèo hoang” lớn nhất lịch sử nước Pháp. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, một số sự kiện đã thay đổi. Chính phủ de Gaulle ký được Thỏa thuận Grenelle vào ngày 27 tháng 5 với giới công đoàn và giới chủ với các điều khoản nhượng bộ. Cuộc phản công của đảng Gaullist tổ chức vào ngày 29 tháng 5 tại trung tâm Paris đã giúp cho de Gaulle tự tin giải tán Quốc hội và bầu cử sớm. Bạo lực và hỗn loạn nhanh chóng chấm dứt sau 7 tuần, công nhân quay trở lại nơi làm việc. Phe chính phủ Gaulle giành thắng lợi lớn hơn nhờ bầu cử.

Không có tin tức các thủ lĩnh Hồng Vệ Binh Pháp bị trừng phạt, còn tổ chức Maoism Union des jeunesses communistes tự giải tán cùng năm 1968.

***

 

Giới thanh niên, sinh viên Maoist biểu tình

Louis Althusser sinh tháng 10 năm 1918. Đến cuối đời, năm 1980, vị triết gia Marxist này gây ra cái chết bi thảm của cô vợ, là nhà xã hội học Rytmann khi ông ta lên cơn hoang tưởng và đã bópcổ bà vợ đến chết. Tuy nhiên, tòa không xét xử vì cho rằng Althusser mất trí nhớ, không nhận thức được hành vi và chỉ phải vào viện tâm thần điều trị trong 3 năm.

Những thứ chủ nghĩa vẫn muôn đời bất diệt!

Và phá hoại! Có ngạc nhiên không? “Dự án Iskra” là trùng tên với tờ báo in lậu của Lenin thời trước 1917?

Proletarier aller Länder, vereinigt Euch! Ăng ghen và Mác đưa ra khẩu hiệu này trong Tuyên ngôn CS khi huy động giai cấp vô sản xuống đường biểu tình, lật đổ chính phủ Đức sau khi đòi giảm thuế cho doanh nghiệp nhà không thành.


Chẳng lẽ sự kiện Kazakhstan không để lại cái gì?

Có chứ, bởi “vật chất không tự nhiên sinh ra, cũng không tự biến đi”. Thế nên sự kiện này để lại khẩu hiệu: Masxism, Maoism, Trotskyism, Bolshevikism, Leninist, Stalinism và những người vô sản của tất cả các nước đoàn kết lại - Proletarier aller Länder, vereinigt Euch!

Điều này thực tế không được truyền thông thế giới đưa tin. Chỉ hai tuần sau các sự kiện nổi tiếng ở Kazakhstan, hơn 30 đảng cộng sản ở Nga đưa ra một tuyên bố tập thể. Họ kêu gọi một cuộc cách mạng Cộng sản trên toàn thể Liên bang Xô viết cũ với sự nhất trí phi thường.

 

Thực sự điều này là vô cùng hiếm có, lẽ kể từ 1991.

Lời kêu gọi này được đưa ra cùng với việc lên án "chế độ cai trị" ở Kazakhstan và "sự tương trợ lẫn nhau giữa chủ nghĩa thực dân-đế quốc", nghĩa là phản đối CSTO. Thậm chí là tuyên bố này là để lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng Maoism “Bảo vệ đồng chí Mao” (OZTM) bất hợp pháp ở TQ (10 tháng 2 năm 1992).

Có đặc điểm kỳ lạ là cả ở các nước Liên Xô cũ, ở TQ, Đông nam á, Nam Á và Đông Ấn độ, Thái Lan, Philippines, Brunei, Đông Malaysia… các tổ chức và đảng Marxism, Maoism, Trotskyism, Leninist, Stalinism vẫn tồn tại bất chấp Liên Xô đã sụp đổ và TQ chẳng còn Cộng sản Mao như trước kia.

Ở Nga, có hàng chục đảng kiểu này, thậm chí được phép đăng ký hoạt động chính trị hợp pháp, còn con số các tổ chức, đảng không được đăng ký thì hàng trăm. Một số đảng phái cực đoan, công khai chống nhà nước và theo đuổi bạo lực lấy tên Marx, Lenin, Bolshevik thì đã bị cấm từ thập kỷ trước nhưng vẫn tồn tại. Thậm chí có một số đảng lấy tên đại loại là “Maoist Nga” và ví dụ 1 đảng có trang web ở đây.

Đây là tuyên ngôn của nhóm này: "Chúng tôi là những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin. Mặc dù vậy chúng tôi còn xa chúng tôi mới hoàn toàn tán thành Stalin, nhưng chúng tôi chủ yếu là tín đồ của thử nghiệm CNCS Trung Quốc, mà đỉnh cao là Cách mạng Văn hóa dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông và "Bộ tứ Thượng Hải" (tứ nhân bang do Giang Thanh cầm đầu). Chúng tôi chắc chắn không thích cái hót rác Khrushchev-Brezhnev và thị trường Trung Quốc hiện đại. Chúng tôi thờ ơ với "chấm dứt tuyệt chủng", "sự toàn vẹn của nước Nga", "tinh thần" và "trật tự", và những hư cấu khác về chủ nghĩa phát xít. Chúng tôi muốn thiết lập quyền lực của công nhân và những người lao động bình thường, quyền bình đẳng thực sự của phụ nữ và nam giới, giải phóng các dân tộc bị áp bức."

Nhìn chung, ở Nga hiện tại không thiếu các đảng phái tuyên bố thừa tự tư tưởng, chân truyền nối dõi của Marx-Engels-Lenin-Stalin-Mao, Sự pha trộn kỳ lạ của tư tưởng và ý thức hệ xưa cũ lẫn chủ nghĩa vô chính phủ - anarchism, vừa cổ điển lạc hậu cũng lại vừa tân thời cấp tiến không thể giải thích cho sự tồn tại này. Sau tất cả, bất cứ luồng tư tưởng nào cũng mang tôn giáo tính và sự bế tắc, đói nghèo của một bộ phận dân chúng là cơ sở để thu hút những môn đồ mang ý chí cực đoan chống nhà nước. Sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội tạo điều kiện thuận lợi để bùng nổ các đảng phái-giáo phái khi các “đồng sàng dị mộng” dễ dàng tìm đến nhau kết bè đảng.

Một thống kê sơ bộ, hiện tại có đến 60 đảng kiểu này đang hoạt động, kể cả ở phương Tây. Còn ở TQ, nơi có sự kiểm soát gắt gao về chính trị, tư tưởng và truyền thông, những đảng kiểu này cũng vẫn tồn tại. Các đảng Mao và tân-Mao này cựu lực lên án Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình cầm quyền ĐCSTQ xét lại.

Đáng kể hơn, các đảng phái Maoism ở Nepal, Bhutan, Myanma thậm chí ở Brazil vẫn đang tiến hành chiến tranh du kích và khủng bố chống chính quyền. Thập kỷ 60 và 70 là thời kỳ hoàng kim của các đảng này. Đó cũng là thời kỳ họ bị Mao lợi dụng trong “cuộc chiến ý thức hệ” chống Liên Xô. Họ lên án "chủ nghĩa xét lại chủ nghĩa đế quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô".

Ở TQ hiện nay, đảng “Bảo vệ đồng chí Mao” (OZTM) bị coi là bất hợp pháp. Đảng này thành lập ngày 10 tháng 2 năm 1992 tại tỉnh Hồ Nam, quê hương Mao TRạch Đông. Nó vẫn đang hoạt động dù truyền thông TQ hiện nay cố gắng càng không nhắc đến càng tốt. Trong điều kiện ngoài vòng pháp luật, OZTM chia ra thành nhiều nhóm hoạt động ngầm trong khu vực, tuy thế, nó lôi kéo được khá nhiều giới lao động kém hiểu biết, các nhóm thanh niên thù ghét CNTB-chống toàn cầu hóa và cả các cựu lãnh đạo địa phương bậc thấp và bậc trung của ĐCSTQ ở một số tỉnh.

Giới chức TQ đã phải dẹp bỏ đảng này, bắt giữ 40 kẻ cầm đầu, là đại diện của đảng trong 20 tỉnh của TQ, tức là hoạt động của nó đã lan ra 1/3 số tỉnh thành của TQ. Hai kẻ đứng đầu, lãnh đạo đảng là: giáo sư ngữ văn Ma Houzhi (马厚芝) và  Wei Jinxiang (蔚晋湘), đã bị tống giam. Ma Houzhi được thả năm 2019 ở tuổi 76, nhưng không lâu lại ngựa quen đường cũ và lại bị bắt năm ngoái 2021 cùng nhiều kẻ hoạt động chính trị Maoism ngay trước dịp kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ.


Sau tất cả chẳng có gì mới trên bầu trời, thời của bạo loạn Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 đã mang theo chân dung của Lenin, Stalin và Mao với khẩu hiệu "Đả đảo phục hồi CNTB!" hay “Chiến binh vô sản quốc tế bảo vệ Mao!”... đã qua từ lâu. Dù vậy, cho đến nay, ĐCSTQ vẫn nhận được những lá thư nặc danh tố cáo, phản đối đầy màu sắc chính trị.

Ngay cả ở New York, cũng có một nhóm Nghiên cứu TQ công khai ủng hộ chủ nghĩa Mao (nhóm chinastudygroup). Nó được thành lập vào năm 1995, còn sau đó, có dấu vết liên hệ với OZTM và các trang web “Dự án Iskra”. Nhóm này lôi kéo khá nhiều thanh niên Maoist Hong Kong, Macao và các khu vực tự trị người dân tộc của TQ.

Vào đầu những năm 2010, dự án Wenge-wang (Cách mạng Văn hóa bảo vệ Mao) lại một lần nữa xuất hiện ở Bắc Kinh, chủ hiệu sách Utopia tên là Fan Jinggang, đã tạo ra một diễn đàn Internet có cùng tên, diễn đàn này đã trở thành một trung tâm thu hút các lực lượng Maoist. Kẻ đứng sau nó không ai khác là Bạc Hy Lai, chủ tịch tỉnh Liêu Ninh và thành phố Đại Liên.

Chuyện các lãnh tụ bảo trợ các diễn đàn, chăn dắt cờ đỏ cờ vàng trên mạng nay quá thường, có thể thấy ngay trên FB, vào lúc này. Bạc là một kẻ đặc sệt tư tưởng Maoism, bị loại bỏ trong vụ án chống tham nhũng, ông ta chạy vào Đại sứ quán Mỹ và sau đó, người Mỹ bị sức ép buộc phải trả người. Bạc bị tòa án TQ tuyên tù chung thân và tịch thu hết tài sản, cấm vĩnh viễn hoạt động chính trị.

Năm 2018 Utopia đóng một vai trò nổi bật trong sự kiện bãi công tại nhà máy Jasic. Nhận thấy các thành viên tân-Mao của diễn đàn quá đông và nguy hiểm, giới chức TQ phải dẹp bỏ diễn đàn. Số phận Fan Jinggang hiện nay không ai rõ ra sao.

Tập Cận Bình cũng từng phải giải tán một tổ chức young-Marxists khác vào năm 2018.

Gần đây hơn, lại xuất hiện nhóm Maoism “Red China” hoạt động tại Hong Kong. Trong các vụ bạo động, biểu tình ở cựu thuộc địa Anh, nhóm này đóng một vai trò đáng kể. với khẩu hiểu: nhân quyền, bảo vệ quyền lợi người lao động và phản đối chính sách của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Điều ngạc nhiên, là chủ nghĩa Mao lại thu hút được khá đông “giới trí thức” hay đúng hơn là những kẻ ít nhiều có học hành. Ví như các giáo sư - Liu Qingfeng, Fu Mingxiang, Nie Jubao, Wu Ronghua, Hu Jiahong, những kẻ đã phải chịu ngồi tù vì hoạt động Maoism. Một nhà nghiên cứu tên là Wu Zolai tin rằng việc giam giữ các nhà hoạt động như vật là do "Những người vẫn ủng hộ cố lãnh đạo Mao Trạch Đông đặt ra một thách thức tiềm tàng đối với sự cai trị hiện tại của ĐCSTQ". Ông này cho rằng, “một số trong họ tán thành việc thực hiện “cuộc cách mạng văn hóa” theo chủ nghĩa MaoVà do đó, ĐCSTQ "đàn áp những người theo chủ nghĩa Mao, cũng như các nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, bởi vì sự ổn định của chế độ là quan trọng nhất".

Đó là một lý do, nhưng chắc chắn chưa phải là gốc rễ. Vấn đề lớn hơn, tại sao những tư tưởng cổ điển lỗi thời mang dáng vẻ cấp tiến chủ nghĩa Marx-Lenin-Mao vẫn tồn tại dai dẳng tận ngày nay? Câu hỏi này vẫn để ngỏ cho những ai quan tâm tìm câu trả lời!



 


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...