Hiển thị các bài đăng có nhãn tư nhân hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tư nhân hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Cái chết của bà Valentina Semenyuk-Samsonenko!


Trong tình hình Ukraina lộn xộn, thời gian gần đây có gần chục trường hợp các nhân vật cấp cao bỗng chết bí hiểm. Bà Valentina Semenyuk-Samsonenko là 1 trường hợp đáng chú ý.

Nguồn tin Interfax-Ukraina xác nhận bà Valentina đã chết ở ngoại ô Kiyevo-Svyatoshinsky. Trích lời thư ký báo chí Bộ Nội Vụ, họ xác nhận bà đã chết (27/7) trong khi chỉ có 1 mình ở nhà – nghĩa là 1 vụ tự tử và thủ phạm là 1 khẩu súng săn bắn xuyên qua cằm gây nên cái chết này.

Valentina là cựu chủ tịch Quỹ tài sản nhà nước (2005-2008) thời kỳ Yushchenko nắm quyền, ĐB Hội đồng nhân dân nhiều khóa và thành viên đảng XHCN Ukraina.

Tuy nhiên các nguồn tin khác lưu ý, bà Valentina Semenyuk-Samsonenko đang cố để chạy trốn đến Crưm sau khi đã lấy được hồ sơ lưu trữ, các ghi chép về quá trình “tư nhân hóa” tài sản nhà nước dưới thời Yushchenko.

Việc 1 phụ nữ tự tử bằng súng là vô cũng hãn hữu, và càng vô lý với 1 khẩu súng sắn - khi động tác tự tử là khá khó khăn ngay cả với 1 đàn ông. Dường như có kẻ nào đó sợ Valentina chạy thoát sang Crưm thì sẽ đổ bể sự nghiệp. Do đó cần phải nhìn nhận lại những vụ nổi cộm liên quan đến Valentina thời kỳ làm chủ tịch Quỹ tài sản nhà nước.

Vụ bán nhà máy thép Krivorozhstal!

Khi Valentina có chân trong ban quản trị Quỹ tài sản quốc gia, còn chủ tịch là Mikhail Chechetov, và việc bán nhà máy thép này 2 lần là một tai tiếng. Lần bán đầu tiên năm 2004, Krivorozhstal rơi vào tay 2 đầu sỏ Rinat Akhmetov và Victor Pinchuk. Hai kẻ này trả cái giá bèo bọt cả thảy $800 triệu cho nhà máy thép lớn nhất Ukraina.
Khi Yushchenko nắm quyền qua cách mạng cam và bầu cử lại, tòa án tuyên vụ mua bán Krivorozhstal là bất hợp pháp. Nó bị tịch thu để bán lại. 
Một người mang tư tưởng XHCN như Valentina ít nhiều đã thấy đủ sự tai hại đến điên rồ của quá trình tư nhân hóa, trái ngược với đảng cùng tên đã hoàn toàn thối nát của bà. Bà chống lại nó, và bà chống lại việc bán Krivorozhstal.
Bà nói: Tổng tài sản quốc gia còn $28 tỷ nếu bán đi $10 tỷ, thì còn lại cái gì?
Việc chống đối đã đi đến được chỗ kiểm toán và định giá tài sản Krivorozhstal. Lần đầu tiên có kiểm toán công khai như thế ở Ukraina.
Kết quả, Krivorozhstal có giá đến $4,8 tỷ và Mittal Steel của Anh đã đồng ý mua với cái giá đó năm 2005.
Liệu tất cả đều ổn với cái giá $800 triệu mà 2 đầu sỏ đặt mua năm 2004?
Những mẩu vụn tài sản quốc gia còn lại.
Krivorozhstal vẫn bị đem bán lần 2, dù “được giá”. Thực sự đã quá muộn để đảo ngược. 4 năm giữ chức Chủ tịch quỹ công sản 2005-2008 quá ngắn ngủi, nhưng bà Valentina đã cố gắng đảo ngược tư nhân hóa. Một quá trình diễn ra từ đầu thập kỷ 90 và đất nước Ukraina không còn gì nhiều để bán - bà đau buồn nói tài sản công còn có $28 tỷ.
Việc làm của bà cản trở và gây khó chịu cho nhiều thế lực có máu mặt.
Valentina Semenyuk-Samsonenko tiếp tục quá trình kiểm toán các vụ mua bán khác. Xí nghiệp mỏ Luganskteplovoz và Komsomol hầu như đã bán hết. Nhà máy, bến cảng Odessa, Ukrtelecom cũng bán nốt sau khi bọn chúng đẩy được Valentina ra khỏi chức vụ.
Các nhà khoa học chính trị nói, bà tồn tại được là nhờ chèo chống trong cuộc đấu đá giữa 2 vị thần khổng lồ Hy Lạp: Scylla và Charybdis, giữa Yushchenko và Tymoshenko. 

Bóng hồng đơn độc giữa cả bầy lang sói dữ dằn. 
Xin chia buồn!




Tư nhân hóa là lừa dối để tham nhũng và Vô tâm là bệ phóng cho chiến tranh


Như nói trong bài trước, Liberal – CNTD bị gán cho đủ thứ xấu xa: phản bội! trộm cắpphá hoạinổi loạnbệnh hoạn!, căn bệnh tâm thần thời đại!

Chủ nghĩa tự do, tự do cá nhân hay chủ nghĩa cá nhân mang muôn hình vạn trạng. Một trong những trọng tâm của nó là quyền sở hữu cá nhân – cốt lõi của hệ thống tư bản. Sẽ là giáo điều, phi thực tế khi cho rằng, trong các nước tư bản như Mỹ, Anh, Pháp… ai ai cũng được quyền sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất. Hay nói theo lối chơi chữ: giữa quyền và thực tế là bầu trời và vực thẳm! Thực tế, chỉ một số ít cá nhân “được Chúa chọn” mới là kẻ sở hữu. 80% dân số Mỹ chỉ sở hữu 7% tài sản, hay ngược lại, 20% giới bề trên chiếm đoạt 93% tài sản nước Mỹ, nước Mỹ giàu có không giành cho số đông dân Mỹ!

CNTD có kẻ thù  CNCS, vì vậy một trong những nghị sự của CNTD là tuyên truyền cổ   nhân hóa các nước theo XHCN hay CSCN và tất cả các nước khác.

Thậm chí điều này viết bằng chữ trên giấy trắng mực đen  các văn bản thỏa thuận của các tổ chức tài chính trùm sò như WB và IMF và  số bài học đau thương  các quốc gia.

Còn bây giờ hãy nhường lời cho ông Paul Craig Roberts, nhà bình luận xuất sắc, vị khách quen thuộc của báo Nga viết về vấn đề này. Bài viết của ông đăng trên: www.paulcraigroberts.org

Tư tưởng CNTD cổ vũ tư nhân hóa. Tuy nhiên, trong thực tế tư nhân hóa thường là rất khác nhau ở kết quả hơn định đề tư tưởng của CNTD. Hầu như luôn luôn, tư nhân hóa trở thành một cách thức cho lợi ích của các cá nhân có mối quan hệ tốt, cướp bóc cả quỹ công và phúc lợi cộng đồng.

Hầu hết các tư nhân hóa, kể cả như những gì đã xảy ra ở Pháp và Anh trong thời kỳ tân tự do, ở Hy Lạp ngày hôm nay và ở Ukraina ngày mai, là cướp tài sản công bởi các nhóm lợi ích cá nhân có mối liên kết chính trị.

Một hình thức tư nhân hóa khác là biến các chức năng truyền thống của chính phủ, chẳng hạn như điều hành hoạt động nhà tù và nhiều chức năng chu cấp cho các lực lượng vũ trang, quân đội - chẳng hạn như nuôi ăn cho quân đội, được chuyển cho các công ty tư nhân làm tăng lên nhiều chi phí công. Về cơ bản, tư tưởng CNTD  được vận dụng để kiếm các hợp đồng công sinh lời hấp dẫn cho một vài cá nhân được hưởng lợi, những kẻ thường là các chính trị gia hay các trùm sò có máu mặt - nhưng lại được gọi là “doanh nghiệp tự do”.

Tư nhân hóa các nhà tù ở Mỹ là một ví dụ về chi phí bất thường và bất công. Tư nhân hóa nhà tù đòi hỏi tỷ lệ giam giữ tù nhân ngày càng cao để xây dựng lợi nhuận. Mỹ, được cho là " vùng đất của tự do" nhưng đến nay lại có tỷ lệ tù nhân cao nhất thế giới. "Tự do" Mỹ không chỉ là tỷ lệ phần trăm cao nhất của dân số nhà tù, mà còn là số lượng tuyệt đối cao nhất. Trung Quốc “độc tài” có dân số gấp 4 lần Mỹ lại có số tù nhân ít hơn.

Bài viết này cho thấy tư nhân hóa nhà tù hoạt động vì lợi ích tư nhân có quan hệ tốt. Hay ở đây cũng vậy!

Nó cũng cho thấy nỗi hổ thẹn khác thường, tham nhũng và sự mất uy tín mà nhà tù tư nhân đã mang lại cho nước Mỹ.

Một vài năm trước, tôi đã viết về kết án của hai thẩm phán, kẻ đã được trả tiền bởi các cơ sở giam giữ vị thành niên tư nhân để tuyên phạt những đứa trẻ vào nhà tù của họ.

Khi ‘Alain of Lille’ và sau đó Karl Marx nói, "tiền là tất cả!" Ở Mỹ tiền là tất cả những gì quan trọng đối với hệ thống chính trị và với đám đông dân chúng. Về cơ bản, nước Mỹ không có giá trị nào khác.

Một kỳ quái khác của CNTD là Wall Street. Trong thần thoại tự do chủ nghĩa Wall Street là mẹ của các doanh nhân và các công ty mới thành lập bùng nổ trong công nghiệp, sản xuất, và các hãng thương mại khổng lồ. Trên thực tế, Wall Street là mẹ của tham nhũng khổng lồ. Như Nomi Prins cho thấy trong “All The President's Bankers”, nó luôn luôn là như vậy.

Gần đây, đã có một loạt các tố cáo Wall Street. Rất nhiều trong đó là báo cáo của Prins and Martens trên trang web: Wall Street On Parade. Không giống các CNTD, Prins and Martens là cựu Wall Street và biết họ đang nói về cái gì:

Tất cả thị trường tài chính Mỹ đang bị gian lận vì lợi ích của một số kẻ. Chúng tôi đã có sự tiếp xúc tần số cao với giao dịch đặt lệnh mua bán gian lận. Chúng tôi đã vạch trần sự gian lận lãi suất LIBOR của các nhà băng lớn và London thao túng giá vàng. Chúng tôi đã phơi bày gian lận của Cục Dự trữ Liên bang về giá vàng trên thị trường tương lai qua ngân hàng vàng phụ thuộc của họ. Chúng tôi đã cung cấp cho các buổi điều trần của Quốc hội về những gian lận giá kim loại và hàng hóa. Giá trị trao đổi đồng USD là lừa đảo. Và vân vân, chưa thấy có gì biến chuyển. Gần đây, luật sư của SEC, James Kidney đã nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, ông tuyên bố rằng các vụ kiện của ông đối với các ngân hàng lớn phạm tội đã bị ngăn chặn bởi cấp cao hơn của SEC, kẻ để mắt đến làm ăn lớn với các ngân hàng mà họ bảo vệ trong khi phục vụ chính phủ.

Vì vậy, ở đây bạn có điều này. Chính phủ Mỹ quá nhiều tham nhũng thậm chí ngay cả những cơ quan quản lý tài chính cũng đã tham nhũng bằng tiền của tư bản tư nhân, đối tượng mà họ có nghĩa vụ phải quản lý.

Nước Mỹ thối nát. Đó là những gì chúng tôi đã trở thành.

Thậm chí Vladimir Putin cũng không hiểu làm thế nào mà Washington đã hoàn toàn hư hỏng và không còn cảm giác tính người.

Phản ứng của Putin với khủng hoảng Ukraina tạo ra bởi đảo chính của Washington ở Kiev là dựa vào "đối tác phương Tây của Nga", Liên hợp quốc, chế độ Obama, John Kerry, v, v, để tìm ra một giải pháp hợp lý cho cuộc khủng hoảng.

Hy vọng của Putin vào một giải pháp ngoại giao là không thực tế. Chính phủ các nước NATO đã bị mua và được trả tiền bởi Washington. Ví dụ, Đức không phải là một quốc gia. Đức là một mảnh nhỏ của đế chế Washington. Chính phủ Đức sẽ làm như Washington chỉ bảo, họ là đại diện của chương trình nghị sự Washington. Các chính phủ châu Âu mà Putin nói chuyện không lắng nghe.

Paul Wolfowitz, tân bảo thủ làm thứ trưởng Quốc phòng chủ trì sắp đặt các bằng chứng giả được sử dụng bởi chế độ Bush để khởi động các cuộc chiến tranh của Washington ở Trung Đông, ông ta tuyên bố giảm thiểu quyền lực của Nga là "mục tiêu đầu tiên" của chính sách đối ngoại và quân sự Mỹ:

"Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là ngăn chặn sự tái xuất hiện của một đối thủ mới, hoặc trên lãnh thổ Liên Xô trước đây hay ở nơi khác, đặt ra mối đe dọa trật tự như trước đây đã đặt ra bởi Liên Xô. Đây là mối quan tâm ưu tiên của chiến lược phòng thủ khu vực mới và đòi hỏi chúng ta nỗ lực để ngăn chặn bất kỳ quyền lực thù địch nào thống trị khu vực có tài nguyên này, dưới sự kiểm soát hợp nhất, đủ để hình thành sức mạnh toàn cầu."

Cái mà Wolfowitz ám chỉ "quyền lực thù địch" là bất kỳ quyền lực nào độc lập với quyền bá chủ của Washington.

Washington lật đổ chính phủ được bầu cử Ukraina để sắp đặt một cuộc khủng hoảng mà nó sẽ làm Nga sao nhãng cuộc phiêu lưu của Washington ở Syria và Iran và để biến Nga thành quỷ sứ như một kẻ xâm lược để xây dựng lại đế chế làm nguy hiểm cho châu Âu. Washington sẽ sử dụng mối bất hòa này để chia rẽ mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng giữa Nga và EU. Mục đích của cấm vận không phải là để trừng phạt Nga, mà là để phá vỡ các mối quan hệ kinh tế.

Chiến lược của Washington là phiêu lưu và mang nguy cơ chiến tranh. Nếu phương Tây có truyền thông độc lập, kế hoạch của Washington sẽ thất bại. Nhưng thay vì là truyền thông, phương Tây có một Bộ Tuyên truyền. New York Times người ta thậm chí thấy Judith Miller được thay vào. Như bạn có thể đã quên hoặc không được biết, Judith Miller là phóng viên tờ New York Times, kẻ đổ đầy tờ báo những dối trá của chế độ tân bảo thủ Bush về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq. Thay vì kiểm tra và vạch trần tuyên bố giả tạo của chế độ Bush, tờ New York Times ủng hộ tình thế chiến tranh của chế độ Bush bằng cách sử dụng uy tín của tờ báo thúc đẩy chương trình nghị sự chiến tranh tân bảo thủ.

Một kẻ Judith Miller mới là David M. Herszenhorn, với đồng bọn Andrew Roth, Noah Sneider, và Andrew Higgins. Herszenhorn bác bỏ hoàn toàn các tường thuật sự kiện của truyền thông Nga về Ukraine như là "một chiến dịch tuyên truyền đặc biệt" được thiết kế để che giấu sự thật khỏi người dân Nga rằng toàn bộ cuộc khủng hoảng Ukraina là lỗi của chính phủ Nga: "Và như vậy bắt đầu một ngày khác ầm ỹ và cường điệu, đánh lạc hướng, thổi phồng, giả thuyết âm mưu, hùng biện nảy lửa, và đôi khi, bịa đặt hoàn  toàn về cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina là bắt nguồn từ các cấp cao nhất điện Kremlin và phản chiếu trên truyền hình nhà nước kiểm soát Nga, giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày, tuần này qua tuần khác.

Tôi chưa bao giờ đọc một đoạn tuyên truyền nào trắng trơn hơn của Herszenhorn. Ông ta căn cứ bài báo của mình trên hai "tác giả", Lilia Shevtsova của Trung tâm Mỹ tài trợ Carnegie ở Mat-xcơ-va và Mark Galeotti, một giáo sư đại học New York.

Theo Herszenhorn, các cuộc biểu tình lan rộng ở miền đông Ukraine hoàn toàn do lỗi của người biểu tình, họ được đặt trong một chương trình có mục đích tuyên truyền. Các cuộc biểu tình không phải là phản ứng với lời nói và hành động của chính phủ Washington cài cắm ở Kiev. Herszenhorn bác bỏ báo cáo Russophobia (bài Nga) của chủ nghĩa dân tộc cực đoan như là "tuyên bố độc địa" và coi chính phủ được Washington dàn dựng, không được bầu ở Kiev là hợp pháp. Tuy nhiên, Herszenhorn coi các chính phủ thành lập từ kết quả trưng cầu dân ý là bất hợp pháp trừ khi được chấp thuận bởi Washington. Nếu bạn đặt niềm tin của mình vào Herszenhorn, bạn sẽ bác bỏ tất cả các bài báo như dưới đây là những lời nói dối và tuyên truyền:


Phương Tây là thế giới ma trận được bảo vệ bởi Bộ Tuyên truyền. Dân chúng phương Tây đang xa rời thực tế. Họ sống trong thế giới tuyên truyền và thông tin đánh lạc hướng. Tình hình thực sự còn tồi tệ hơn so với hiện thực "Big Brother" được mô tả bởi George Orwell trong cuốn sách của ông, năm 1984.

Hệ tư tưởng được gọi là tân-bảo thủ đã kiểm soát chính phủ Mỹ kể từ nhiệm kỳ 2 của Clinton, đẩy thế giới vào con đường dẫn đến chiến tranh và tàn phá. Thay vì đưa ra câu hỏi về con đường, truyền thông phương Tây thúc giục thế giới vào con đường này. Đọc những gì các lang băm y tế viết sẽ dẫn đến niềm tin của chế độ tân bảo thủ Obama rằng chiến tranh hạt nhân là có thể thắng.

Chính phủ Trung Quốc đã kêu gọi vì "một thế giới phi Mỹ hóa". Cơ quan lập pháp Nga hiểu, một phần của hệ thống thanh toán đồng đô nghĩa là Nga trợ cấp cho chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Nhà lập pháp Nga, Mikhail Degtyaryov nói với Izvestia rằng "Đồng đô la là quỉ dữ. Đó là giấy xanh bẩn thỉu có dính máu của hàng trăm ngàn công dân dân sự Nhật Bản, Serbia, Afghanistan, Iraq, Syria, Libya, Hàn Quốc và Việt Nam."

Tuy nhiên, phát ngôn viên ngành công nghiệp Nga nói, có thể ở trong quân đoàn Washington nhưng rất có thể chỉ là những người không ngu ngốc, nói rằng Nga bị ràng buộc bởi giao kèo với hệ thống đô la và có lẽ trong 10 hoặc 15 năm Nga sẽ có một cách tiếp cận khôn ngoan hơn. Đó là giả định rằng Nga sẽ vẫn có khả năng hoạt động vì lợi ích riêng của mình sau khi chịu đựng chủ nghĩa đế quốc tài chính của Mỹ 10 hoặc 15 năm nữa.

Mỗi quốc gia mong muốn tồn tại độc lập không phải sống dưới ngón tay cái Washington ngay lập tức rời bỏ hệ thống thanh toán đô la, đó là một hình thức kiểm soát của Mỹ đối với các nước khác. Đó là mục đích duy nhất mà hệ thống đồng đô la phụng sự.

Nhiều quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi các nhà kinh tế được đào tạo tại Mỹ theo truyền thống tân tự do hay tân CNTD.

Giáo dục Mỹ của họ là một hình thức tẩy não để đảm bảo rằng chỉ bảo của họ làm cho
chính phủ của họ bất lực khi chống lại chủ nghĩa đế quốc của Washington.

Cho dù các mối đe dọa rõ ràng mà Washington đặt ra, nhiều người không nhận ra mối đe dọa này bởi Washington đóng vai là "nền dân chủ lớn nhất". Tuy nhiên, các học giả tìm kiếm dân chủ này lại không thể tìm thấy nó ở Mỹ. Bằng chứng là Mỹ là một đầu sỏ chính trị, không phải là một nền dân chủ.

Đầu sỏ là một đất nước được điều hành vì lợi ích cá nhân. Những lợi ích cá nhân này là Wall Street, một phức hợp quân sự/an ninh, dầu khí, và tìm kiếm sự thống trị kinh doanh nông nghiệp, mục tiêu được phụng sự rõ ràng bởi hệ tư tưởng tân bảo thủ của quyền bá chủ Mỹ.

Các đầu sỏ chính trị Mỹ giành thắng lợi ngay cả khi Mỹ thất bại. Cuối cùng, nhà tù tra tấn khét tiếng của Washington, Abu Ghraib, đã bị đóng cửa. Nhưng không phải do Washington. Thành phố Iraq trong tuần cuối cùng rơi vào tay quân al-Qaeda "bị đánh bại". Hãy nhớ rằng, qua cuộc chiến Iraq, $3 ngàn tỷ đã bị phung phí, nhưng đó không phải là cách tổ hợp quân sự/an ninh Mỹ nhìn nhận nó. Chiến tranh là một chiến thắng tuyệt vời cho lợi nhuận.

Bao lâu nữa những dân Mỹ ngu đần sẽ sụp đổ vì sự lừa dối đầy phấn khích này?

Đảng Cộng hòa đã sử dụng chiến tranh để tạo ra thâm hụt ngân sách khổng lồ và nợ quốc gia mà hiện nay đang được sử dụng để phá hoại các mạng lưới an toàn xã hội, bao gồm An sinh xã hội và Y tế. Có các cuộc nói chuyện về tư nhân hóa An sinh xã hội và Y tế. Đề nghị lợi nhuận nhiều hơn cho các đầu sỏ chính trị. Dân chúng Mỹ cả tin thực sự không có so sánh. Những kẻ cả tin sẽ đày đọa cả thế giới đến tuyệt chủng.

Paul Craig Roberts

Liberals - Tự do thực sự là phi tự do P-3


Tất cả bất mãn, chống đối, nhà dân chủ, phe đối lập cuối cùng sẽ núp bóng dưới CNTD phương Tây.

Có rất nhiều hoang tưởng của CNTD, một số chỉ là khôi hài, số khác là mị dân, và 1 số khác nữa là nguy hiểm, sau đây là vài thứ đáng chú ý:

CNTD là tự do!

Đây là bịp bợm. CNTD là chủ nghĩa cá nhân, như đã nói trong bài trước, có thể gọi liberals bằng bất cứ cái tên nào khác ngoài tự do: trộm cắp, lừa đảo, bịp bợm, nổi loạn, phá hoại, bệnh hoạn, cặn bã, con rắn độc, kẻ phản bội…

Để biện hộ, CNTD thường dẫn rằng phương Tây là tự do. Thực sự, so với nhiều quốc gia khác phương Tây có trật tự hơn hẳn, một phần là do luật lệ hà khắc, chứ không phải tự do.

Thực sự, không hề có tự do ở phương Tây, có thể thấy trên TV các cuộc biểu tình hòa bình bị đàn áp dã man. Ngay cả những tuyên bố vô tư về mạng xã hội cũng có thể bị trừng phạt đến bỏ tù mà không cần xét xử, báo chí truyền thông bị hạn chế bởi “chính sách của đảng”. Thực sự nó nằm trong tay giới tài phiệt và đầu sỏ không đếm xỉa gì đến tiếng nói và quyền lợi dân chúng, ngược lại, dân chúng thường xuyên bị truyền thông đánh lạc hướng, xuyên tạc và bóp méo. Ở Mỹ, Cơ quan an ninh nội địa - NSA kiểm soát, theo dõi và nghe trộm là phổ biến.

Nếu CNTD lên nắm quyền, liệu có tự do? Không, bản tính không chấp nhận đối lập, muốn tất cả giống mình… sẽ không có tiếng nói tự do khi CNTD nắm quyền. Còn hơn thế, ở các quốc gia mà CNTD nắm quyền lực qua cách mạng màu, tất cả là bạo loạn và đổ nát.





Khi CNTD đốt đuốc soi đường ở phương Tây, nghĩa là họ vẫn đang đi tìm tự do mà chưa thấy. 

Ví dụ 1 thăm dò cho thấy, ở Mỹ chỉ có 35% dân chúng cho rằng có tự do, kém hơn nhiều các quốc gia khác:




CNTD chống tham nhũng

Theo CNTD, tham nhũng là vấn nạn to lớn của các quốc gia không theo hệ thống phương Tây. Họ bắt bệnh tham nhũng giống như lang băm. Dù đau thần kinh, đau bụng hay nhức răng, cảm lạnh hay nóng sốt… thì chỉ có một lý do: độc tài/độc quyền hay tại CNCS. Họ đề nghị trị bệnh tham nhũng bằng cách mở cửa cạnh tranh, thị trường tự do kiểu phương Tây. Có kẻ mạnh miệng đề nghị, tư nhân hóa cho hết tài sản quốc gia, sẽ không còn gì để tham nhũng nữa! - Làm thế nào để các nước tư bản hàng đầu không có tài sản công?

Tham nhũng là vấn đề của mọi quốc gia, cũng là một trong nhiều vấn đề của nhà nước hiện đại. Tuy nhiên nó là căn bệnh, hay nói đúng hơn là triệu chứng của những căn bệnh khác. TBT Nuyễn Phú Trọng nói: “Tham nhũng như ngứa nghẻ”, một cách nói hình tượng nhưng rất đúng, ngứa chỉ là triệu chứng của căn bệnh ghẻ!

Căn bệnh thực sự có biểu hiện ra ngoài thành tham nhũng: “Tham nhũng là… do sự tác động của đạo đức, lối sống tư sản, hưởng thụ của phương Tây. Các thế lực thù địch đã chủ động khuyến khích lối sống ích kỷ, hưởng thụ, thực dụng trong cán bộ đảng viên, cán bộ lãnh đạo và gia đình họ, coi đó là biện pháp để thực hiện diễn biến hòa bình”.



Một hệ quả nhìn thấy được: Càng mở cửa, càng du nhập lối sống phương Tây, tham nhũng càng tràn lan và nặng nề. Có nghĩa là theo chiều ngược lại: “Tham nhũng về kinh tế dẫn đến tha hóa về lối sống, tha hóa về lối sống kích thích mạnh mẽ tham nhũng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo tha hóa, xuống cấp về đạo đức, có kẻ thậm chí biển thủ công quỹ để bao nhân tình, ăn chơi trác táng, đánh bạc, hút xách... làm tổn hại thanh danh của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân dân. (Giáo sư Trần Nhâm).

Thực sự tham nhũng nằm ở cơ chế CNTD phương Tây, nó làm trầm trọng thêm nhiều tình trạng sẵn có. Chính quyền càng yếu kém, luật lệ lỏng lẻo và tự do dân chủ quá trớn (ý nguyện của CNTD), thiếu minh bạch, xã hội càng bất ổn, loạn lạc, qui mô tham nhũng càng lớn.

Lưu ý rằng, một dạng tham nhũng nguy hiểm, dẫn đến nguy cơ mất nước: lệ thuộc vào các ông chủ phương Tây, đẩy quốc gia đến chiến tranh như hiện nay ở Ukraina.

Chống chế độ bằng cách “mượn danh nhân dân” cũng là một dạng tham nhũng khác ở chính các nhà dân chủ liberals.

Trong bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch thế giới (Transparency International - TI) năm 2013, VIệt Nam đứng thứ 116/177. Thế nhưng một sồ báo chí vẫn gọi sai lạc là “xếp hạng tham nhũng”.

Ngay cả TI cũng không dám gọi tên của chỉ số đo lường này là xếp hạng tham nhũng, mà họ gọi là: Chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI).

Tham nhũng ở nước ta là nghiêm trọng, thậm chí như lãnh đạo nói là “đe dọa đến sự tồn vong…” Nhưng không có xếp hạng tham nhũng 116/177, đó là khái niệm CNTD của phương Tây! Họ cũng không dám đánh tráo nó mà gọi tên chính xác là chỉ số nhận thức tham nhũng.

Thực sự, không có cách nào để đo lường tham nhũng thành con số, như 1 chỉ số, hay 1 con số tuyệt đối số tiền bị tham nhũng, người ta phải dùng cách này. Chính người sáng kiến ra chỉ số này thừa nhận như vậy.

Vì nó là nhận thức, nên người ta đi hỏi ý kiến trong 1 vài cuộc điều tra thăm dò. TI công khai là họ sẽ hỏi các doanh nhân, các nhà phân tích quen thân có cùng quan điểm với phương Tây, chứ không hỏi dân chúng với câu hỏi đại loại anh có thấy tham nhũng không? Hiển nhiên các nhân vật đối lập có tiếng sẽ được chọn và bao giờ tiếng nói của họ cũng là tiêu cực. Do đó kết quả không có gì làm lạ khi các quốc gia mà Mỹ không ưa bao giờ cũng đứng cuối bảng, trong khi Mỹ là quốc gia tham nhũng nhất hành tinh! Nói 1 cách khả quan nhất, nó là công cụ đo lường nhận thức/đánh giá của “công dân” về tham nhũng.

Vì nó là chỉ số nhận thức, nên phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thí dụ như tâm lý, trong các nước có GDP tăng trưởng ỳ ạch, trì trệ, thất nghiệp cao, dĩ nhiên dân chúng sẽ bất mãn và cho rằng nhiều tham nhũng, lắm cản trở. Do đó dĩ nhiên CPI sẽ cao. Thí dụ như truyền thông. Khi xét xử vụ tham nhũng điển hình Vinaline, truyền thông đưa tin nhiều và thẳng làm dân chúng thấy bị sốc và rất lo ngại cho tình hình tham nhũng. Nếu tổ chức TI đi thăm dò vào lúc ấy, rõ ràng CPI sẽ rất cao trong khi thực tế “Chỉ số tham nhũng” nếu có, đã thực sự giảm vì đã loại trừ được 1 vụ tham nhũng lớn.

Dĩ nhiên, không tránh khỏi phương Tây lợi dụng CPI cho công tác tuyên truyền của họ. Tham nhũng là vũ khí gây sức ép của phương Tây nhằm vào các quốc gia họ không ưa, trong khi cơ chế CNTD mà họ cỗ vũ chứa đựng đầy đủ điều kiện và mầm mống tham nhũng. Càng tham nhũng, sợi dây ràng buộc với họ càng bền chặt.

Chủ đề tham nhũng cho đến nay vẫn là một nguyên cớ thuận tiện để “đoàn kết” phe phái đối lập chĩa mũi nhọn vào nhà nước, nhằm 1 mục tiêu xa hơn: lật đổ chế độ.

CNTD đòi thay đổi chế độ

Mục tiêu tối cao của CNTD: thay đổi chế độ!

Chế độ cần phải thay đổi. Ít nhất cũng có được một nhà CNTD có tính thẳng thắn. Vua cờ Kasparov, thủ lĩnh liberal nổi tiếng phe đối lập Nga có lần từng nói: "Phe đối lập thực sự chỉ có một mục tiêu: đi đến chiếm lấy quyền lực."

https://www.youtube.com/watch?v=IpiZw1R8w-c

Sức mạnh phá hoại tiền ẩn của những kẻ có chút học vấn nhưng chưa tới tầm, mang định kiến hẹp hòi ích kỷ quả là ghê gớm. Trong suốt chiều dài lịch sử, từ cách mạng Anh, Pháp, Mỹ, bạo loạn tàn phá khắp châu Âu thế kỷ XVII-XIX, lực lượng CNTD lúc nào cũng đóng vai trò quan trọng.

Nhưng hãy nghe cách họ biện hộ.

Quyền lực cần thay đổi thường xuyên như thay bỉm và vì cùng 1 nguyên nhân.

Điều này xuất phát từ luận thuyết “quyền lực suy đồi hư hỏng theo thời gian”. Luận thuyết này có từ thời Hy Lạp và được nhiều triết gia đồng tình. CNTD phổ biến nó rộng rãi để cùng lúc giải quyết 2 vấn đề của họ: đổ tội cho chính quyền không đáp ứng được các cuộc khủng hoảng là do bản chất cố hữu và quảng bá tư tưởng bạo loạn lật đổ.

Cho dù luận thuyết này là đúng, nhưng là lý thuyết chung trong tầm dài hạn. Không có nghĩa chính quyền lúc nào cũng hư hỏng hay là nguyên nhân của mọi khủng hoảng.

Trong thực tế, CNTD khyếch trương mô hình Mỹ: 2 đảng Con Voi và Con Lừa thay nhau nắm quyền và họ cho đó là “thay đổi chính quyền”. Thực sự, 2 đảng này chỉ đại diện cho cùng 1 giới là tài phiệt cai trị nước Mỹ. Cho dù đảng nào nắm quyền, thì chính sách Mỹ chỉ thay đổi bề ngoài, cốt lõi vẫn giữ nguyên. Thay đổi chính quyền ở Mỹ không làm thay đổi thực chất cai trị của giới tài phiệt. Đa số các nước phương Tây đều như vậy, thậm chí trong mô hình “đa đảng” được CNTD tung hô. Những quốc gia ổn định, phát triển, chính quyền có thể trải qua nhiều cuộc bầu cử theo nhiệm kỳ nhưng vẫn được bầu và nắm quyền. Singapore và Nhật Bản là 2 ví dụ.

CNTD hiểu định đề này theo cách chính quyền làm hư hỏng con người. Và do đó bất cứ ai lên nắm quyền, bất cứ lúc nào họ cũng bắt đầu trộm cắp và tham nhũng không gì ngăn cản nổi. Nhưng lịch sử nhà nước đã bác bỏ lý luận của họ. Vấn đề lớn nhất của 1 nhà nước không phải là kẻ lên nắm quyền lợi dụng quyền lực để trộm cắp, mà vấn đề lớn nhất của 1 nhà nước là sự kém cỏi, không đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng để có thể tồn tại lâu dài.

Bất cứ chính quyền nào đều tốt hơn chính quyền hiện tại

Xuất phát từ luận điểm CNTD ở phía đối lập và họ là tốt đẹp, tất cả phía bên kia, những người đang nắm quyền là xấu xa. Do đó có công thức "hãy để mọi người tốt tập hợp lại trừng phạt kẻ xấu". Có thể thấy những dẫn xuất hoàn toàn tương tự: Chính quyền VN nhượng bộ biển đảo, bán nước cho TQ! Do đó không còn lý do để tồn tại và hãy để chúng tôi nắm quyền! Hay khẩu hiệu hay được CNTD rêu rao: Muốn chống TQ phải chống CS trước!

Sự hoang tưởng như vậy nằm ở 2 yếu tố, một là: những người kém cỏi thối nát đang nắm quyền và hai là: lật đổ là tiến bộ hay đem lại tiến bộ. Thực tế cho thấy, ở những nước cách mạng màu lật đổ thành công, ví dụ như Ukraina 2008 và Ukraina 2014, chỉ có chiến tranh và bạo loạn đổ vỡ.

Trong lịch sử có nhiều minh chứng cho sự hoang tưởng này: không phải bất cứ cuộc cách mạng lật đổ nào cũng đem lại tiến bộ. Một qui luật: cách mạng lật đổ đẩy đất nước vào hỗn loạn có khi trong một thời kỳ rất dài và rất khó khăn đau khổ để thoát ra. Ví dụ rõ nhất: cách mạng Pháp 1789, cả nước Pháp đổ máu hỗn loạt tan nát trong hàng chục năm, Napoleon lên nắm quyền phát tán đám cháy cách mạng Pháp ra khắp châu Âu, không có quốc gia Âu nào được yên ổn. 

Trong những bạo loạn như vậy, kẻ buôn vua bán chúa và lái súng trục lợi. Thêm 1 minh chứng rõ rệt, CNTD chỉ là tay sai, công cụ đắc lực gây bạo loạn của phương Tây. 


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...