Hiển thị các bài đăng có nhãn European Union. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn European Union. Hiển thị tất cả bài đăng

Nghị viên Bỉ phát biểu đòi Bỉ ra khỏi NATO và EU

Trong phe tự do dân chủ phương tây, riêng nước Mỹ hứng rất lắm búa rìu dư luận vì lời nói và hành động luôn theo kiểu tiêu chuẩn kép. Còn EU có vẻ như tương đối sạch sẽ, có thể là tiêu chuẩn, là mẫu mực… Dường như nhiều người nghĩ như vậy, trong đó có cả tôi. Cho đến thời gian gần đây.

Thi thoảng, có những tiếng nói yếu ớt lóe lên đâu đó rằng: giải tán EU, hay nước này nước kia đòi ra khỏi khối đồng tiền chung euro… Nếu xem xét kỹ, thì có thể nhận ra, RU cũng rất lắm bê bối, chỉ có điều những vụ bể bối kiểu này thường bị ém nhẹm trên media phương Tây.

Thành viên nghị viện EU của Bỉ vừa làm nổ tung khán trường Brussels bằng 1 vụ bê bối mới. Ông Louis Laurent phát biểu trước nghị trường EP nói rằng các nước EU đã can dự vào các cuộc lật đổ chính phủ nước ngoài 1 cách bất hợp pháp dưới áp lực Mỹ. Bỉ đề nghị rút khỏi Liên minh châu Âu và NATO.

Dĩ nhiên điều đó ai cũng biết cả, ví như vụ Libya hay Ukraina hiện nay, nhưng nói ra từ 1 nghị viên thẳng thắn và gay gắt như vậy quả là hiếm có.

Nghị viên EP Louis Laurent nói rằng mượn danh DÂN CHỦ hay lấy cớ CHỐNG KHỦNG BỐ, các nước EU và Mỹ đã nhận vơ vào mình quyền xâm phạm các quốc gia độc lập và có chủ quyền khác, và thậm chí lật đổ lãnh đạo hợp pháp của họ.

Cuộc chiến chống khủng bố là cái vỏ bọc để tìm kiếm lợi nhuận cho giới tư bản tài chính và phổ biến chính sách tân thuộc địa. Nuôi khủng bố, gieo rắc thù hận và ly khai, vũ trang cho các phe phái Hồi giáo, các nước phương Tây đã lật đổ nhiều quốc gia hợp pháp để thu lợi ích. Ví như Iraq hay Libya, Mỹ và đồng minh đã thò tay vào các mỏ dầu của họ, ở Afghanistan là các cánh đồng thuộc phiện được Mỹ và NATO bảo vệ - sản lượng mỗi năm 1 tăng. Ông Louis Laurent còn nói các quốc gia Mali, Algeria và Iran cũng sẽ bị biến thành như vậy. Cuộc chiến lợi ích tài phiệt quốc tế phương Tây biến các quốc gia thành kẻ xâm lược và giết chóc.

Ông lưu ý rằng Iraq và Afghan là "hậu quả của dối trá Mỹ". Ông cũng tố cáo chính nước Bỉ là kẻ tham gia hàng đầu vào các tội ác chống lại nhân loại Tunisia, Egypt, Libya, và bây giờ đang cung cấp vũ khí cho các phe phái và lực lượng chống chính phủ Syria. Điều đó diễn ra giữa cuộc khủng hoảng kinh tế Bỉ: Các nhóm phiến loạn Syria đang được cung cấp 9 triệu euro.

Louis Laurent nói trước Nghị viện EU: "... Tôi chán ngắt vì tất cả những thứ gọi là ân nhân, dù là tả hay hữu, hay trung dung bước vào hành lang chính phủ tham nhũng của chúng ta... Tôi không công nhận các lãnh đạo của chúng ta, những kẻ chơi với bom như trẻ con chơi với bóng trong sân trường giờ ra chơi. Tôi không công nhận những kẻ cho mình là DÂN CHỦ, trong khi thực ra chỉ là động vật sơ đẳng nhất". Ông nói thêm: “Tôi cho rằng, trách nhiệm của tôi và thanh danh phải lên án và buộc tội thứ chính phủ này”.

Cuối bài phát biểu, ông Louis Laurent từ chối ủng hộ can thiệp vào Mali, và cũng không ủng hộ can thiệp tội lỗi vào Libya và Syria, ông nói nước Bỉ cần tránh xa khỏi sự can thiệp của NATO và rút ra khỏi EU khi mà EU đã từ lâu thay vì là thành trì của nhân đạo lại biến thành công cụ tấn công các quốc gia độc lập để kiếm lời cho bọn đầu sỏ tài phiệt.

Như vậy nghi ngờ về EU từ bài viết dài dưới này đã được khẳng định: EU đã bị TÀI PHIỆT QUỐC TẾ xích cổ, biến thành con chó cắn các nạn nhân kiếm lời cho chủ.

Cảnh giác với cái lõi bí mật của EU;





Marin Le Pen: Ukraina không có lý gì để vào EU


Quan điểm của tác giả Marin Le Pen, chính khách bảo thủ Pháp;

Đừng mời bạn bè vào ác mộng!

Marin Le Pen nói sự thật về Ukraina và EU

EU đang khủng hoảng trầm trọng, nó thực tế đã tan rã! Và Ukraina chẳng có bất cứ lý do gì để quan hệ với tổ chức này, quá hiển nhiên và tuyệt đối một quốc gia độc lập lại phải tự bước đến tự tử trong EU…

Ukraina không có lý do gì để vào EU.

"Năm trước 1,5 triệu người Pháp xuống đường chống Francois Hollande, mà tôi chẳng nghe thấy EU đòi Francois Hollande phải từ chức hay buộc tội ông ta không xứng đáng", – nhà lãnh đạo “Mặt trận dân tộc” Pháp Marin Le Pen nói với tờ “Quan điểm - Взгляд“. Theo quan niệm của bà, hiện Brussels công khai can thiệp vào vấn đề chủ quyền của Ukraina, trong khi chính vấn đề tuyệt nhiên không cần thiết phải là hợp nhất với EU.  

Mới đây phó ngoại trưởng Nga Alexey Meshkov tuyên bố rằng Ukraina cần có quyền tự do lựa chọn trong vấn đề hợp nhất với EU, thay vì là chọn điều này sưới ảnh hưởng của EU, như thế có nghĩa là can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.

Ngay trước đó, phó Ttg Ukraina Nikolai Azarov tuyên bố rằng Kiev sẽ sớm ký thỏa thuận gia nhập EU. Nguồn tin ở Brussels nói rằng EU hy vọng ký thỏa thuận tại hội nghị song phương nhóm họp trong mùa xuân năm 2014 tới. Cùng lúc đó Azarov tuyên bố Ukraina đã đạt được thay đổi bổ xung trong thỏa thuận với EU, thay vì là xem xét lại văn bản thỏa thuận. Theo ông ta, điều đó là cần thiết để duy trì hoạt động bình thường của nền kinh tế Ukrainas và lĩnh vực nông nghiệp của đất nước.

Sau khi đàm phán với phó Ttg Sergey Arbuzov, Ủy viên phụ trách chính sách mở rộng EU Stefan Fuele tuyên bố EU đồng ý với Ukraina về “lộ trình” chuẩn bị và áp dụng thỏa thuận.

Trước đó các chính trị gia EU đã bằng mọi cách làm để người ta hiểu rằng họ ít quan tâm đến đối thoại nội bộ Ukraina hơn là  để Kiev ký kết thỏa thuận gia nhập trong mọi điều kiện. Rồi một loạt các nhân vật EU công khai nói rằng để có tương lại châu Âu Ukraina cần phải có chính quyền mới.

Tuy nhiên, không phải cả EU tin rằng Ukraina đã phạm sai lầm, khi từ chối ký kết thỏa thuận. Trong số những người cho rằng Kiev đã đúng, có nhà lãnh đạo “Mặt trận dân tộc Pháp”.  Đảng do bà đứng đầu kiên trì phản đối quá trình sát nhập EU, đòi hỏi Pháp được độc lập hơn với EU và với các tổ chức quốc tế.

Marin Le Pen nói về quan điểm của mình về việc Ukraina gia nhập EU trong phỏng vấn với tờ “Quan điểm”.

QĐ: – trong chuyến thăm Sevastopol mùa hè qua, bà nói về việc sát nhập EU của Ukraina,  rằng bà coi đất nước như bạn bè và "đừng mời bạn bè vào ác mộng". Kể từ đó liệu bà có thay đổi quan điểm không?

Marin Le Pen: – Dĩ nhiên, không. Đầu tiên, tôi nghĩ, chẳng có tý ý nghĩa nhỏ nào để Ukraina vào Liên minh châu Âu. Thứ hai, tôi nghĩ, đối với EU cũng chẳng có tý ý nghĩa nhỏ nào để tiếp tục mở rộng vào lúc này, khi mà chính nó đang trong tình trạng hoang tàn và sụp đổ.

QĐ:– Bây giờ bà nhận thấy, điều gì đang xảy ra ở Ukraina?

Marin Le Pen: – Vân, tối thấy, nhưng không có nghĩa là báo chí Pháp, theo cách nào đó anh không nói là không thiên vị.

QĐ: – Bà có thể đánh giá hành động của TT Ukraina Victor Yanukovych như thế nào?

Marin Le Pen: – Tôi không đặt mình vào vai trò điều khiển những vấn đề nội bộ của quốc gia có chủ quyền. Nhưng ở đây tôi lấy làm ngạc nhiên, ở chỗ EU đã dựa trên quan điểm của vài chục nghìn người biểu tình, tuyên bố tính không hợp pháp của tổng thống Ukraina. Và tôi thấy còn ngạc nhiên hơn khi chú ý đến một thực tế, như tôi nhớ, năm ngoái một và nửa triệu người Pháp đã xuống đường chống lại tổng thống Francois Hollande, mà tôi không nghe thấy EU đòi hỏi Francois Hollande từ chức hay buộc tội ông ta không hợp pháp. Nếu như có bất đồng giữa một bộ phận dân chúng Ukraina và tổng thống – họ hãy bầu cử. Nhưng đòi hỏi TT Ukraina từ chức một cách vội vàng dựa vào người biểu tình – tôi thấy điều đó là lạ lùng. Ở Pháp năm ngoái có biểu tình rất đông, nhưng chẳng có ai đưa ra đòi hỏi nào tương tự.

QĐ: – Bà nói mình cho rằng không có quyền phán xét các vấn đề nội bộ của các quốc gia có khác. Tuy nhiên một số lãnh đạo EU và Mỹ hiện đến Kiev và công khai bước trong đám đông Maidan. Bà có cho rằng đó là can thiệp vào vấn đề nội bộ của quốc gia có chủ quyền?

Marin Le Pen: – Tất nhiên. Tôi cũng rất sốc khi ngài Fabius, ngoại trưởng Pháp, định tiếp nhận phe đối lập Ukraina. Tôi thấy, tuy nhiên, là ông đã hủy cuộc gặp này, nhưng tôi thấy điều đó rất sốc. Điều như thế không thể xảy ra. Hoặc luật lệ quốc tế không tồn tại.

QĐ: – Bà nghĩ gì về yêu cầu gần đây của Kiev, nói rằng thỏa thuận với EU sẽ được ký kết trong trường hợp Ukraina nhận được giúp đỡ tài chính với qui mô 20 tỷ euro từ EU?

Marin Le Pen: – Tôi không rõ, mức độ tin cậy như thế nào của đề nghị này.

QĐ: – Nhưng sau tất cả EU chẳng cho Ukraina, cái mà Yanukovych đề nghị từ EU...

Marin Le Pen: – Tôi hiểu. Một số nhà phân tích cho rằng TT Yanukovych đưa ra đề nghị này là để EU từ chối nó, để chứng tỏ cho dân chúng Ukraina thấy [B]lộc trời tiền bạc[/B], mà người Ukraina trông đợi từ EU, thực sự là – ảo tưởng. Nhưng tôi không biết, cái gì là tự nhiên của đề nghị này, liệu nó thành thật không, hay là một bước chiến thuật, theo nhìn nhận về tất cả những gì diễn ra ở Ukraina ngày nay... Tôi không biết, tôi không có đủ thông tin về vấn đề này.

Marin Le Pen: – Theo bà, EU có thực sự sẵn sàng chấp nhận Ukraina trong vòng tay của mình? Bên cạnh đó, Ttg Anh David Cameron đã cảnh báo cái gì gần đâynhư là không cho phép Anh chấp thuận cho Bulgaria và Romanian gia nhập EUthậm chí là điều này phá vỡ nguyên tắc của EU?

Marin Le Pen: – EU không có khả năng theo bất cứ cách nào hiện nay để chấp nhận bất cứ quốc gia nào như thế. EU thực tế đã tan rã và chính nó đang trải qua những vấn đề trầm trọng với các quốc gia mới gia nhập gần đây – Bulgaria và Romania. Bất cứ “cửa sổ" mới nào cho các nước mới nào đều sẽ chỉ góp phần vào gia tăng sự suy nhược của EU.

QĐ: – Nhưng, ví dụ, Ba Lan đã vào EU được 10 năm trước. 10 năm trước mức độ phát triển của Ukraina và Ba Lan là ngang bằng, hơn thế, dân Ba Lan đã sang Ukraina để mua hàng hóa. Hiện giờ mức độ phát triển của Ba Lan còn không bằng Ukraina.

Marin Le Pen: – Vấn đề là ở chỗ, "các nước mới", có trình độ phát triển kinh tế quá không giống châu Âu cũ, đã nhận được hàng trăm tỷ euro trợ giúp. Sự giúp đ như thế kéo dài một vài nămNhưng khi đã thay bánh mỳ đen thành trắngNgày nay EU đã chẳng còn thêm tiềnNó đã không còn giàu cónhư 10 năm trước kiaTừ điều nàynếu Ukraina hy vọng gia nhập vào EUsẽ có lộc trời đ vào họnhư là đã đ vào Ba Lan từ trên trờihọ bị nhầm.

QĐ:– Như thế nàotheo quan điểm của bà, có thể là lối thoát tốt nhất cho Ukraina ra khỏi tình cảnh hiện nay?

Marin Le Pen: – Lối thoát tốt nhất khỏi bất cứ cuộc khủng hoảng chính trị nàolà bầu cửTheo biện pháp cực đoan, điều đó giải quyết được vấn đQuan điểm của tôinếu quá trình đàm phán giữ phe đối lập và các đảng phái lớnkhông dẫn đến lối thoát cho khủng hoảngthì cần thiết phải tổ chức trưng cầu.

QĐ: – Phe đối lập vừa đòi Yanukovych bầu cử sớm.

Marin Le Pen: – Như thế là rất tốt! Nếu như trong khuân khổ đối thoại giữa  chính quyền hiện nay và phe đối lập đi đến quyết định tổ chức bầu cử - đó là một. Nhưng nếu EU đòi hỏi cuộc bầu cử này – đấy là vấn đề hoàn toàn khác. EU không có quyền đòi hỏi họ điều gì tương tự như thế.

QĐ– Một ngoài lề nhỏ... Tạp chí Forbes ghi nhận TT Nga  là "người có ảnh hưởng nhất trên thế giớitrong 2013. Bà có đánh giá như thế nào về hoạt động của Putin?

Marin Le Pen: – Không nghi ngờ gì, Vladimir Putin trả lại cho Nga thành một xã hội đất nướccó ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của thế giớiVà đó là điều gì đó mới mẻ. Tôi nghĩ vào lúc cuộc khủng hoảng Syrian Nga đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới ngoại giao, vị trí mà Nga, có lẽ, đã để mất trong quá khứ. Không nghi ngờ gì, năm 2013 Vladimir Putin đã hành động trong đấu trường địa chính trị, như một người rất có tầm ảnh hưởng.



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...