STALIN ĐỔI "CÁCH MẠNG THẾ GIỚI" LẤY "CNXH Ở MỘT QUỐC GIA"

 Và liệu sau đó có thể gọi Stalin là người theo chủ nghĩa Mác không?


Cái tên William Foster nói lên rất ít đối với độc giả hiện nay. Ở thời Liên Xô, ông này cũng không được nhắc đến nhiều, mặc dù vào năm 1971, một con tem bưu chính đã được phát hành nhân kỷ niệm 90 năm. Dù, con người, theo quan điểm của sử học Xô Viết, là người khá đáng chú ý. Ông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Mỹ trong những giai đoạn lịch sử rất khó khăn. Năm 1929-1934 và 1945-1957. Thời kỳ đầu tiên là cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Trotsky. Và những năm sau chiến tranh đã trở thành thời điểm của cuộc “săn lùng phù thủy CS ” ở Mỹ, khi các đảng viên và thậm chí cả những người có thiện cảm với Đảng Cộng sản bị đàn áp khắc nghiệt. William Foster là người tham gia tích cực vào Đệ tam Quốc tế hay Quốc tế Cộng sản 3, chứ không phải như là những người làm việc trong các văn phòng ở Mátxcơva, rồi liều chịu bị bắt quan điểm hay bị buộc tội làm gián điệp. Sau năm 1957 và cho đến khi qua đời vào năm 1961, William Foster vẫn là Chủ tịch danh dự của Đảng Cộng sản Mỹ.

Foster chết ngày 1 tháng 9 năm 1961 tại Mátxcơva Liên Xô đã tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho ông tại Quảng trường Đỏ. Đích thân Khrushchev đi đầy đội tang lễ danh dự. Tro cốt của Foster được chôn cùng John Reed và Bill Haywood. Cuốn sách “Toward Soviet America” của ông vẫn là cuốn sách được những người cộng sản Mỹ yêu thích, và đã được tái bản liên tục bởi cả giới cánh tả và cả giới chống cộng, những kẻ coi nó là một tai tiếng. Một ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản với phụ đề " "The Book the Communists tried to Destroy! - Cuốn sách mà giới Cộng sản cố gắng phá hủy!"

Cuốn sách của William Foster: “A History of Three Internationals - История трех интернационалов” hay “Lịch sử QTCS-3” cho một cái nhìn về vấn đề khác: Tại sao Stalin giải tán QTCS-3 hay Comintern. Cũng như Nguyễn Ái Quốc tại sao lại đọc 2 bản tham luận phê phán nặng nề QTCS-3 năm 1924, có thể đọc 2 bản tham luận đó của Cụ ở đâyở đây.

 

Về mặt chính thức, theo ý kiến của Stalin, mục tiêu của QTCS-3 được chuyển từ cách mạng thế giới sang đối đầu với mối đe dọa phát xít. Có nhiều tư liệu cho phép nói rằng Stalin hoàn toàn hiểu mối quan hệ giữa Đảng CS Đức, nước Đức và QTCS do Trotsky điều khiển, ai nuôi dưỡng phong trào dân tộc cực đoan của Hitler, sử dụng làm công cụ gì, chống lại ai thậm chí được Stalin nói công khai trong một bản báo cáo phê bình Đảng CS Đức. Đến năm 1935, vị trí của Stalin trong CPSU (b) đã được củng cố và ảnh hưởng đã tăng lên đến mức ông có thể thực hiện các quyết định trái với các nguyên tắc cơ bản ở Comintern. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ giới hạn ở điều này, và Stalin thậm chí còn đi xa hơn. Năm 1943, Stalin giải tán Comintern. Còn William Foster thì mô tả nó như thế nào.

Trước hết, chính Stalin là người đã giải tán Comintern. Mà theo cách giải thích của Foster là BCHTƯ của Comintern không thể đưa ra quyết định độc lập. Vào thời điểm bị giải tán, tất cả đều phải thông qua hay có sự cho phép của Ủy ban Quốc phòng do Stalin đứng đầu. Còn các thành viên của BCHTƯ đều phải sống dựa vào sự hỗ trợ của Liên Xô.

Foster lưu ý rằng, theo các nhà báo tư sản và chính khách, sự kiện này đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế nhằm kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Đức Quốc xã đã phản ứng với thái độ khó chịu, gọi đó là một "hành động lừa bịp". - Có thật không. Trong tình huống này, "Hiệp ước chống QTCS" đơn giản là mất đi ý nghĩa của nó. Phe Trotskyists đã "gây ồn ào về thực tế rằng việc giải thể Comintern bị cho là phản bội sự nghiệp của CNXH thế giới".

Cụ thể hơn, các nguồn tin phương Tây tận ngày nay vẫn đưa ra quan điểm: Stalin giải tán QTCS là do yêu cầu của Anh và Đồng minh để mở mặt trận phía Tây chống Đức quốc xã. Nhưng rõ ràng việc giải thể đã góp phần vào việc tăng cường hợp tác quốc tế. Liên Xô, ở cấp độ các hành vi pháp lý chính thức, đã loại bỏ công cụ, ban đầu chỉ nhằm mục đích lật đổ trên toàn thế giới (xin lỗi, "cuộc cách mạng thế giới"). Và do đó đã từ bỏ những ý định gây hấn đối với các đồng minh hiện có và tiềm năng.

Nhưng lý do cụ thể của việc giải thể Comintern, như Foster trình bày là do tổ chức QTCS-3 đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, ["rất lâu trước chiến tranh, nó đã khó trở thành và ngày càng trở nên rõ ràng rằng đến mức mà nội bộ cũng như tình hình quốc tế của mỗi nước trở nên phức tạp hơn, giải pháp cho các vấn đề phong trào người lao động của mỗi quốc gia thông qua trung gian của một trung tâm quốc tế nào đó sẽ gặp những trở ngại không thể giải quyết được"; nói tóm lại, "hình thức tổ chức do Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản lựa chọn" đã tồn tại lâu hơn chính nó, và "hình thức này thậm chí còn trở thành một trở ngại cho việc củng cố hơn nữa các đảng công nhân các nước".] (trang 352).

Stalin cũng đã giải thích quyết định giải thể Comintern, đăng trên báo Pravda, cũng như trả lời câu hỏi của Harold King, phóng viên Reuters (Stalin toàn tập, tập 15, tr. 79): “Việc giải tán Quốc tế Cộng sản là đúng, vì:

a) Điều này vạch trần những lời nói dối của Đức Quốc xã rằng "Mátxcơva" có ý định can thiệp vào đời sống của các quốc gia khác và "bolshevik hóa" họ. Lời nói dối này giờ đã kết thúc.

b) Điều này vạch trần những lời vu khống của giới chống đối CNCS trong phong trào công nhân mà vì thế mà các đảng cộng sản của nhiều nước bị cáo buộc là hành động không vì lợi ích của nhân dân mình mà theo lệnh từ bên ngoài. Sự vu khống này cũng được đặt dấu chấm hết.

c) Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước có được sự đoàn kết các lực lượng tiến bộ của nước họ, không phân biệt đảng phái và tín ngưỡng tôn giáo, thành một phe giải phóng dân tộc duy nhất, nhằm phát triển cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

d) Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước ở tất cả các nước trong việc đoàn kết tất cả các dân tộc yêu tự do thành một tổ chức quốc tế duy nhất để đấu tranh chống lại mối đe dọa thống trị thế giới bởi chủ nghĩa Hitle, từ đó mở đường để tổ chức cộng đồng các dân tộc trong tương lai trên cơ sở của sự bình đẳng của họ.

Các luận điểm rõ ràng mà Stalin đưa ra cũng là nói về:

a): CPSU (b) không có ý định xuất khẩu cuộc cách mạng thế giới. Chính QTCS đã tiếp tay cho Đức quốc xã tuyên truyền xuyên tạc gây hại, cô lập Liên Xô với các nước, các phong trào chống Đức quốc xã. Nói cách khác, QTCS đã phản bội cương lĩnh của chính họ, công khai làm tay sai của chủ nghĩa phát xít.

b): Đảng cộng sản các nước hành động vì lợi ích nhân nhân nước họ, không còn và không cần nghe theo chỉ đạo của QTCS.

c): CPSU (b) không ngăn cản việc thống nhất các lực lượng nội bộ khác đảng phái và tôn giáo các nước

d): Sau chiến thắng phát xít, không quay lại “Đấu tranh giai cấp”, không “Vô sản các nước đoàn kết lại!”, không quay lại “cách mạng thế giới”. Mà đồng ý thiết lập "Cộng đồng các dân tộc trên cơ sở bình đẳng của họ". Một định hướng quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác đối với “cách mạng vô sản thế giới” đã được đặt dấu chấm hết.

Cuối thư, Stalin viết: “Tôi cho rằng việc giải tán Quốc tế Cộng sản là khá kịp thời, vì lúc này, khi con thú phát xít đang phát huy sức lực cuối cùng, cần tổ chức một cuộc tổng tấn công vào các nước yêu tự do để tiêu diệt con ác thú này, và cứu các dân tộc khỏi sự áp bức của phát xít”.

Chủ nghĩa phát xít là cánh tay nối dài quân phiệt hóa của chủ nghĩa đế quốc còn QTCS dưới ảnh hưởng nặng nề của Trotskyism trở cờ tiếp tay phát xít bị giải tán. Hóa ra là bằng việc giải tán Comintern, Stalin đã mở rộng đáng kể cơ hội cho Liên Xô trong công cuộc chống Đức quốc xã, nhưng trên thực tế, cũng loại bỏ "cách mạng thế giới", “cách mạng thường trực”. Ông đã đổi "cuộc cách mạng thế giới" để lấy "CNXH trong một quốc gia duy nhất".

Ở Việt Nam, chủ trương đường lối Phản đế-Phản phong (Chống đế quốc trước, Chống phong kiến sau) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm, đó là sự nắm bắt kịp thời những thay đổi của tình hình quốc tế. Đáng tiếc, đường lối ấy không phải lúc nào cũng có được sự hiểu biết và thông suốt trong đội ngũ cán bộ của Cụ - "Đáng sợ nhất là các chú". 









Nguyễn Ái Quốc: phát biểu tại phiên họp thứ 22 đại hội V Quốc tế cộng sản

     Ngày 1-7-1924

Thưa các đồng chí, tôi chỉ xin bổ sung những ý kiến phê bình của đồng chí Manuinxki về chính sách của chúng ta trong vấn đề thuộc địa. Nhưng trước khi đi vào thực chất của vấn đề, tôi thấy nên đưa ra một vài con số thống kê về thuộc địa. Điều này sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn tất cả tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa.

 

Các nước

Chính quốc

Thuộc địa

Diện tích (km2)

Dân số

Diện tích (km2)

Dân số

Anh

151.000

45.500.000

34.910.000

403.600.000

Pháp

536.000

39.000.000

10.250.000

55.600.000

Mỹ

9.420.000

100.000.000

1.850.000

12.000.000

Tây Ban Nha

504.500

20.700.000

371.600

853.000

Ý

286.600

38.500.000

1.460.000

1.623.000

Nhật Bản

418.000

57.070.000

288.000

21.249.000

Bỉ

29.500

7.642.000

2.400.000

8.500.000

Bồ Đào Nha

92.000

5.545.000

2.062.000

8.738.000

Hà Lan

83.000

6.700.000

2.046.000

48.030.000

 Như vậy, 9 nước với tổng số dân 320.657.000 người và với diện tích 11.407.600 km2 bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân 560.193.000 người và với diện tích 55.637.000 km2. Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa.

Nếu tính riêng những cường quốc đế quốc lớn nhất, thì những con số này lại càng có sức thuyết phục hơn. Số dân của các thuộc địa Anh đông gấp hơn 8 lần rưỡi số dân nước Anh và đất đai của các thuộc địa Anh rộng gấp gần 252 lần đất đai của nước Anh. Còn nước Pháp thì chiếm một số đất đai rộng gấp 19 lần nước Pháp; và số dân ở các thuộc địa Pháp đông hơn số dân nước Pháp 16.600.000 người.

Vì vậy sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các nước thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả gì. Chương trình ấy sẽ không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin. Tôi xin nói rõ ý của tôi. Trong bài nói chuyện về Lênin và vấn đề dân tộc, đồng chí Xtalin đã chỉ rằng bọn cải lương và các lãnh tụ Quốc tế thứ hai đã không dám đặt ngang hàng các dân tộc da trắng và các dân tộc thuộc các màu da khác, rằng Lênin đã bác bỏ sự bất bình đẳng đó và phá tan cái vật chướng ngại ngăn chia những người nô lệ văn minh với những người nô lệ không văn minh của chủ nghĩa đế quốc.

Theo Lênin, cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch và vấn đề dân tộc, như Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.

Sau đó, đồng chí Xtalin đã nói đến quan điểm phản cách mạng cho rằng không cần liên minh trực tiếp với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, giai cấp vô sản châu Âu cũng có thể thắng lợi được. Nhưng nếu căn cứ vào hành động để xét về mặt lý luận thì tình trạng các đảng lớn của chúng ta, trừ Đảng Nga, không hoạt động gì cả khiến chúng ta có quyền cho rằng ngày nay các đảng đó vẫn còn giữ quan điểm mà đồng chí Xtalin đã nói.

Giai cấp tư sản các nước thực dân đã làm gì để kìm giữ trong vòng áp bức biết bao quần chúng của các dân tộc bị chúng nô dịch? Chúng làm tất cả. Ngoài việc dùng những phương tiện do bộ máy chính quyền Nhà nước đem lại cho nó, nó đồng thời còn tiến hành tuyên truyền hết sức ráo riết. Bằng những bài nói chuyện, bằng điện ảnh, báo chí, triển lãm và mọi phương pháp khác nữa, nó nhồi cho nhân dân các chính quốc cái đầu óc thực dân, nêu lên trước mắt họ cảnh sống dễ dàng, vinh quang và giàu có đang chờ đợi họ ở các nước thuộc địa.

Còn các đảng cộng sản của chúng ta như Đảng Cộng sản Anh, Hà Lan, Bỉ và các đảng cộng sản các nước khác mà giai cấp tư sản ở đấy chiếm giữ thuộc địa, thì đã làm những gì? Các đảng này, từ khi chấp nhận bản luận cương của Lênin, đã làm được những gì để giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, tinh thần gần gũi với quần chúng lao động các nước thuộc địa? Tất cả những việc mà các đảng của chúng ta đã làm về mặt này, thật hầu như chưa có gì cả. Còn về tôi, là một người sinh trưởng ở một nước hiện nay là thuộc địa của Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa.

Báo chí cộng sản chủ nghĩa có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Thử hỏi báo chí đó đã làm được gì? Không được gì hết.

Nếu đem so sánh những chỗ dành cho các vấn đề thuộc địa trên các tờ báo tư sản như Le Temps, Le Figaro, L' Oeuvre hay những báo thuộc các khuynh hướng khác như: Le Peuple hay Le Libertaire với những chỗ dành cho các vấn đề đó trên báo L'Humanité, cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng chúng tôi, thì phải nhận rõ rằng sự so sánh này sẽ hoàn toàn không có lợi cho chúng ta.

Bộ Thuộc địa đã đặt ra kế hoạch biến nhiều vùng ở châu Phi thành những vùng đồn điền rộng lớn của tư nhân, và biến dân bản xứ ở những nước này thành những dân nô lệ thật sự, bị trói buộc vào ruộng đất của những ông chủ mới, thế mà báo chí của chúng ta vẫn im tiếng hoàn toàn về điều này. Ở các thuộc địa của Pháp ở Tây Phi, người ta đã áp dụng những biện pháp cưỡng ép chưa từng thấy để bắt lính, thế mà báo chí của chúng ta vẫn không hề lên tiếng. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đã biến thành những kẻ buôn nô lệ và bán những người dân Bắc Kỳ cho các chủ đồn điền trên các đảo ở Thái Bình Dương; chúng kéo dài thời hạn đi lính của dân bản xứ từ 2 năm lên 4 năm; chúng đem nộp phần lớn đất đai thuộc địa cho côngxoócxiom của những bọn tư bản cá mập; thuế má vốn đã quá nặng nề không chịu nổi, thế mà chúng lại còn tăng lên 30% trong lúc dân bản xứ bị phá sản và chết đói sau trận lụt. Thế mà báo chí chúng ta vẫn cứ im tiếng. Và sau tất cả những điều đó, các đồng chí sẽ ngạc nhiên thấy rằng nhân dân bản xứ đi theo những nhóm dân chủ và tự do như Hội Nhân quyền và các tổ chức tương tự khác là những tổ chức chăm lo hay làm ra vẻ chăm lo đến họ.

Nếu đi sâu hơn chút nữa, chúng ta sẽ thấy những việc hoàn toàn không thể tưởng tượng được, làm cho mọi người phải nghĩ rằng Đảng chúng tôi đã coi thường tất cả những gì dính dáng đến các nước thuộc địa. Ví dụ: báo L'Humanité không hề đăng lời kêu gọi của Quốc tế Nông dân gửi nhân dân các nước thuộc địa, do Quốc tế Cộng sản gửi đến để đăng trên báo. Trước Đại hội Liông47 trong mục đăng các bài tranh luận, đã đăng hết mọi luận cương, trừ luận cương về vấn đề thuộc địa. Báo L'Humanité đã đăng nhiều bài về thắng lợi của võ sĩ Xiki xứ Xênêgan, nhưng không hề lên tiếng khi các công nhân bến tàu Đaca, những người đồng nghiệp của Xiki bị bao vây trong khi đang làm việc, bị bắt và bị vứt lên xe ô tô chở về nhà giam và sau đó bị đưa sang trại lính để rồi trở thành những người bảo vệ văn minh, nghĩa là trở thành lính. Cơ quan trung ương của Đảng chúng tôi hằng ngày đều báo tin cho các bạn đọc về những chiến công của anh phi công Uadi đã bay từ Pháp sang Đông Dương; nhưng khi chính quyền thực dân cướp bóc nhân dân "nước An Nam cao quý", lấy ruộng của họ giao cho bọn đầu cơ Pháp, phái máy bay chở bom, rồi ra lệnh cho các phi công phải dạy cho những người dân bản xứ bất hạnh và bị cướp bóc kia phải biết điều, thì cơ quan của Đảng chúng tôi lại không thấy cần thiết báo tin đó cho các bạn đọc biết.

Thưa các đồng chí, qua báo chí của mình, giai cấp tư sản Pháp hiểu rằng vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa không tách rời nhau. Tôi cho rằng Đảng chúng tôi chưa hiểu hết điều đó. Những bài học ở miền Ruya, nơi mà binh lính bản xứ được phái đến trấn an những công nhân Đức bị đói, đã vây chặt những trung đoàn lính Pháp đáng nghi; trường hợp xảy ra trong đội quân phương Đông, trong đó binh lính bản xứ được giao súng máy để "động viên tinh thần" binh lính Pháp đã mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và gian khổ; những sự kiện xảy ra năm 191748 ở nơi đóng quân của lính Nga ở Pháp; kinh nghiệm cuộc bãi công của công nhân nông nghiệp ở Pyrênê là nơi mà binh lính bản xứ đã buộc phải giữ vai trò nhục nhã của những kẻ phá hoại cuộc bãi công; và cuối cùng là sự có mặt của 207.000 binh lính bản xứ ở ngay nước Pháp, - tất cả những việc trên đây chưa làm cho Đảng chúng tôi phải suy nghĩ, chưa làm cho Đảng chúng tôi thấy cần phải thực hiện một chính sách rõ ràng và tích cực trong vấn đề thuộc địa. Đảng đã bỏ lỡ tất cả những cơ hội tốt để tuyên truyền. Những cơ quan lãnh đạo mới của Đảng đã thừa nhận là Đảng chúng tôi đã bị động trong vấn đề này. Tôi thấy đó là một dấu hiệu đáng mừng vì khi các lãnh tụ của Đảng đã thừa nhận và nhấn mạnh nhược điểm này trong chính sách của Đảng thì việc đó làm cho người ta hy vọng rằng Đảng sẽ cố gắng hết sức để sửa chữa và củng cố về mặt này. Tôi tin chắc rằng Đại hội này sẽ là bước ngoặt về mặt này và sẽ thúc đẩy Đảng sửa chữa được những thiếu sót trước. Mặc dù nhận xét của đồng chí Manuinxki về cuộc vận động bầu cử ở Angiêri rất đúng, song để cho được khách quan, tôi phải nói rằng đúng là Đảng chúng tôi đã bỏ lỡ dịp tốt ở đây, nhưng đã sửa chữa sai lầm, đã đưa đại biểu người bản xứ ra ứng cử ở quận Pari. Tất nhiên như thế còn ít, song bước đầu như vậy là tốt. Tôi sung sướng nhận thấy rằng hiện nay Đảng chúng tôi lại có những ý định tốt đẹp nhất, lại có lòng hăng hái, cái đó là hoàn toàn mới đối với Đảng chúng tôi; và chỉ cần bằng hành động thực tiễn thì nhất định những cái ấy sẽ đưa Đảng tới một chính sách đúng đắn trong vấn đề thuộc địa.

Vậy phải hành động thực tiễn như thế nào ? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể. Tôi đề nghị mấy điểm dưới đây:

1. Mở trên báo L'Humanité một mục để đăng đều đặn hằng tuần ít nhất hai cột các bài về vấn đề thuộc địa.

2. Tăng cường tuyên truyền và tuyển lựa đảng viên của Đảng trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có phân bộ cộng sản.

3. Gửi những người bản xứ vào Trường đại học cộng sản của những người lao động phương Đông ở Mátxcơva.

4. Thoả thuận với Tổng Liên đoàn lao động thống nhất49 để tổ chức những người lao động của các thuộc địa làm việc ở Pháp.

5. Đặt nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuộc địa.

Theo tôi, những đề nghị này là hợp lý và nếu Quốc tế Cộng sản và các đại biểu của Đảng chúng tôi tán thành thì tôi tin rằng đến Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi sẽ có thể nói rằng mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa đã trở thành sự thật.

Thưa các đồng chí, vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác.

 

In trong sách Đại hội toàn thế giới
lần thứ V Quốc tế Cộng sản,
bản tốc
ký, tiếng Nga, phần I, Nxb. Chính trị
quốc gia, Mátxcơva, 1925, tr.653-657.

 



Nguyễn Ái Quốc: phát biểu tại phiên họp thứ 8 đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản

 Ngày 23-6-1924

Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như, các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa.

Hôm nay, tôi cần nhắc lại lời phát biểu tại đây của đồng chí Rôi, chỉ xin đổi những tên riêng, nghĩa là đơn giản thay thế từ nước Anh bằng các từ Pháp, Bỉ, Mỹ, Nhật ... Song, vì tôi là người xứ thuộc địa Pháp và vì tôi muốn nói ngắn, nên tôi chỉ nói về chủ nghĩa đế quốc Pháp, về Đảng Pháp của chúng tôi và về các đảng tại các thuộc địa Pháp, giống như đồng chí Rôi đã nói về nước Anh, về đảng anh em của chúng ta và về các đảng ở các thuộc địa của nước Anh.

Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa.

Các đồng chí, khi các đồng chí muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì các đồng chí phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan. Tại sao các đồng chí không có sự đề phòng như vậy khi các đồng chí muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản? Tại sao trong những vấn đề của cách mạng các đồng chí không đem ra đối chiếu sách lược, sức mạnh của các đồng chí? Tại sao không so sánh sức mạnh và sự tuyên truyền của các đồng chí với sức mạnh và sự tuyên truyền của kẻ địch mà các đồng chí muốn chống lại và chiến thắng nó? Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí? Tôi xin bổ sung mấy lời để đáp lại bài phát biểu của đồng chí Tơranh. Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Tơranh đã nói đến sự xuất hiện một cao trào cách mạng ở Pháp và sự ra đời phong trào phát xít ở đây. Về điểm đầu tiên, tôi hoàn toàn tán thành tinh thần lạc quan của đồng chí Tơranh; còn điểm thứ hai, thì tôi có ý kiến ngược lại. Tôi cho rằng, bọn phản động ở Italia, ở Đức và các nước khác cần đến chủ nghĩa phát xít để bảo vệ mình; trong khi đó bọn phản động Pháp lại không cần đến nó. Chúng có những người bảo vệ khác, những người bảo vệ mạnh hơn nhiều, có tổ chức hơn và có kỷ luật hơn là "bọn áo đen". Họ có những người lính da đen và da vàng. Có lẽ các đồng chí đã biết là quân đội Pháp hiện nay bao gồm 458.000 thanh niên Pháp và 206.550 người bản xứ ở các thuộc địa. Nhưng chắc chắn là các đồng chí không biết được rằng, nếu tính thời gian phục vụ và huấn luyện cũng như sự dễ dàng làm cho những người bản xứ nổi dậy, thì mỗi người lính bản xứ này có giá trị bằng 2 lính Pháp. Do đó, trên danh nghĩa, tuy số lượng đội quân luôn sẵn sàng tấn công các đồng chí là 664.550 người, mà thực tế lại là 1.000.000 người, hay nói đúng hơn 939.950 người vì số lính Pháp có 251.450 tay súng, đông hơn các trung đoàn người bản xứ thì những người bản xứ này lại phục vụ 431.100 tháng nhiều hơn lính Pháp.

Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý!

In trong sách Đại hội toàn thế giới lần thứ V

Quốc tế Cộng sản, bản tốc ký, tiếng Nga,

phần I, Nxb. Chính trị quốc gia,

Mátxcơva, 1925, tr.218-220.

***



Hội đồng Quan hệ đối ngoại

Hội đồng Quan hệ đối ngoại (CFR - Council on Foreign Relations) thành lập năm 1921, là Viện chính sách (phi lợi nhuận, think tank) Mỹ và chuyên về chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế. CFR đặt trụ sở tại New York và Văn phòng tại Washington, DC. Các thành viên, khoảng 4.900, bao gồm các chính trị gia cao cấp, hơn một chục thư ký nhà nước, giám đốc CIA, ngân hàng, luật sư, giáo sư và nhân vật truyền thông cao cấp. 


Trong các cuộc họp, CFR triệu tập các quan chức chính phủ, doanh nhân toàn cầu và các nhân vật nổi bật của cộng đồng tình báo, chính sách đối ngoại để thảo luận về các vấn đề quốc tế. CFR xuất bản tạp chí Ngoại giao (Foreign Affairs) hai tháng một số và điều hành Chương trình Nghiên cứu David Rockefeller, có ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại bằng cách đưa ra khuyến nghị cho chính quyền Mỹ và cộng đồng ngoại giao, làm chứng trước Quốc hội , tương tác với truyền thông và giới xuất bản về các vấn đề chính sách đối ngoại.

CFR là tổ chức, chứa Cấu trúc quyền lực thực của thế giới, ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, nó lại ít được biết đến.

Thành lập năm 1919 với cái tên ban đầu “Viện các vấn đề quốc tế”, ngày này CFR đã mở rộng quyền lực, sức mạnh, uy tín và phạm vi ảnh hưởng, đến mức có thể coi nó như bộ não của thế giới khi cả hành tinh này đang trong tiến trình phức tạp và đầy bất ổn.

Không có quốc gia nào, khu vực nào, lĩnh vực nào: kinh tế, xã hội hay chính trị có thể nằm ngoài tầm ảnh hưởng của CFR. Một điều khá rõ ràng là nó đã đạt được sức mạnh và tầm ảnh hưởng khác thường như vậy bằng cách đứng sau “bức màn”. Nói thẳng, CFR là tổ chức mờ ám, ít được biết đến, không công khai đối với công chúng.

Mục tiêu cơ bản của CFR là nhìn nhận và và đánh giá trên diện rộng một loạt các yếu tố chính trị, kinh tế, tài chính, xã hội, văn hóa và quân sự bao gồm tất cả các khía cạnh của đời sống công cộng và cá nhân nước Mỹ, các đồng minh và phần còn lại của thế giới. Có nghĩa là bao trùm toàn thế giới. CFR là một trung tâm phân tích, hoạch định địa chính trị và chiến lược đầy quyền lực. Họ xác định các mối đe dọa và cơ hội trong môi trường toàn cầu, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các nhóm lợi ích trong CFR và thực hiện các kế hoạch, chiến lược, chiến thuật quy mô lớn trong tất cả các lĩnh vực mà họ để mắt đến. Mặc dù vậy, CFR không bao giờ tự mình hành động, mà hành động của họ được tiến hành bởi các thành viên, các tổ chức hay nhà nước khác.

Do đó, Hội đồng hợp nhất các lãnh đạo hàng đầu của các tổ chức tài chính, các hãng công nghiệp không lồ và giới truyền thông, giới nghiên cứu và các học giả hàng đầu, các nhân vật quân sự, chính trị cao cấp, quan chức chính phủ, trưởng khoa của các trường ĐH lớn, các trung tâm nghiên cứu. Các thành viên CFR không bao giờ tiết lộ và không có cách nào gợi ý họ về mối quan hệ với CFR. 

Theo lẽ tự nhiên, hầu hết các Chủ tịch, Quản trị và cổ đông hàng đầu các công ty trong “Fortune 500” [1] là thành viên CFR. Họ kiểm soát gần 80% nền kinh tế Mỹ và giá trị thị trường họ tạo ra gấp 2,5 lần GDP nước Mỹ.

Tương tự như vậy, là trong lĩnh vực ngân hàng, Chase Manhattan của nhà Rockefeller, J. P. Morgan, Bank of America và Citigroup.

Trong truyền thông, 8 hãng truyền thông lớn nhất và độc quyền.

Trong giáo dục và đào tạo, Harvard, MIT, Johns Hopkins, Princeton, Yale, Stanford và ĐH Chicago.

CFR có 150 nhân vật cao cấp là thành viên chính phủ Mỹ, bao gồm các vị trí quan trọng nhất ở Bộ quốc phòng Mỹ.

 

Trong một số ấn bản, cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề này [2]; ở đây chỉ đề cập đến một số thành viên cấp cao và có ảnh hưởng của CFR , chẳng hạn như: David Rockefeller, Henry Kissinger, Bill Clinton, Zbigniew Brzezinski, George W. Bush , cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright , nhà môi giới chứng khoán George Soros, Thẩm phán Tòa án tối cao Stephen Breyer, Lawrence A. Tisch (chủ tịch mạng lưới Loews/CBS ), Ngoại trưởng Colin Powell, Jack Welsh (chủ tịch của General Electric), Thomas C Johnson (Chủ tịch CNN và Giám đốc điều hành của Aol/Time - Warner), Katherine Graham (Trưởng nhóm Washington Post/Newsweek/International Herald Tribune); Richard Cheney (Phó TT Mỹ, cựu Bộ trưởng QP dưới thời George W. Bush, và cựu Chủ tịch Công ty Dầu Halliburton), Samuel "Sandy" Berger (Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Bill Clinton), John M. Deutsch (cựu CIA dưới thời TT Clinton), Alan Greenspan (Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang), Stanley Fischer (cựu Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và là Giám đốc CitiGroup), Ann Krueger (Phó Giám đốc IMF), James D. Wolfensohn (Chủ tịch Ngân hàng Thế giới), Paul Volcker ( Chủ tịch C.S. CS First Boston Bank cựu quản lý của FED), John Reed (giám đốc và cựu chủ tịch của CitiGroup); các nhà kinh tế học Jeffrey Sachs, Lester Thurow, Martin Feldman, và Richard N. Cooper; cựu thư ký ngân khố, cựu chủ tịch Goldman Sachs và đồng sáng lập CitiGroup, Robert Rubin, cựu ngoại trưởng của TT Reagan và "người môi giới" xung đột Quần đảo Falkland, Alexander Haig, "người môi giới" xung đột Balkan Richard Holbrook, Chủ tịch IBM, Lewis W. Gerstner, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ, George Mitchell, Nghị sĩ Đảng Cộng hòa Newt Gingrich và Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Bush - Condoleezza Rice, Đại diện Bán hàng của Bush Robert Zoellick, Eliot Abrams, William Perry, Mark Falkoff, Paul Wolfowitz, Richard Pearl, Richard Hermitage cùng nhiều nhân vật khác.

Sẽ là hợp lý khi kết luận rằng, các kế hoạch được phát triển bên trong CFR liên quan đến toàn cầu hóa nền kinh tế và tài chính, hoặc khu vực nào trên hành tinh sẽ có hòa bình và thịnh vượng, hay sẽ bị sa lầy trong các cuộc xung đột đẫm máu, hay các quyết định được đưa ra để thực hiện các kế hoạch này, thì không có nghi ngờ gì, chúng được điều phối bởi những nhân vật như tổng thống, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng, kho bạc, đại diện bán hàng, giám đốc ngân hàng và tài chính, đại gia ngành công nghiệp, quản lý các nền tảng phân phối Thông tin, quân đội và các học giả, và những hành động này sẽ dẫn đến kết quả cụ thể, hiệu quả và không thể cưỡng lại.

Thật vậy, để hiểu thế giới hiện đại vận hành như thế nào, cần phải phân biệt quyền lực hình thức với quyền lực thực.

Những gì các phương tiện truyền thông đưa ra cho chúng ta hàng ngày trên báo chí và truyền hình không có gì khác ngoài chúng là kết quả rõ ràng và cụ thể của các hành động từ các cơ cấu quyền lực hình thức (đặc biệt là chính phủ và thị trường nhà nước) để đáp ứng các quyết định rõ ràng của cơ cấu tài chính và doanh nghiệp.

Quyền lực thực nằm trong tay những ai, mà theo một cách ít chú ý hơn - đã lên kế hoạch và quyết định điều gì, khi nào, nơi nó sẽ xảy ra, và ai sẽ thực hiện nó.

Vai trò đặc biệt của Mỹ

Theo quan điểm Mỹ là siêu cường duy nhất của hành tinh hiện nay, sẽ hợp lý khi cho rằng cấu trúc quyền lực thế giới và chính phủ thế giới được thực hiện trực tiếp từ lãnh thổ Mỹ và thông qua cấu trúc chính trị và kinh tế của Mỹ.

Điều này không có nghĩa dân Mỹ là một phần không thể thiếu trong kế hoạch này. Thay vào đó, nó bao gồm tầng lớp thượng lưu và giới thống trị trong cái gọi là cái gọi là Establishment (Tổ chức). Chúng ta đang nói về các lực lượng hoạt động tại Mỹ (cũng như ở Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Argentina, Brazil và Hàn Quốc), nhưng không nhất thiết phải thuộc về chính Mỹ, giống như các đồng minh của họ ở các quốc gia khác không đại diện cho cả người dân và cũng không đáp ứng lợi ích của người dân.

Để hiểu cách nhà nước Mỹ thực sự hoạt động, người ta phải luôn nhớ rằng các chính sách của họ - đặc biệt là chính sách đối ngoại của họ - được kiểm soát từ Washington (nơi vẫn quen gọi là chính phủ Mỹ hay chính quyền của nước Mỹ), nhưng đó là cơ quan quyền lực hình thức.

Tuy nhiên, các quy tắc hoạt động thực sự của chính phủ Mỹ được điều khiển từ New York, nơi có quyền lực thực sự. Điều này có thể hiểu được, vì sức mạnh thực sự cần nền tảng vững chắc dưới chân để có thể thực hiện các chiến lược phức tạp trong không gian và thời gian bao trùm toàn bộ hành tinh và được thiết kế trong nhiều thập kỷ.

Các trung tâm quyền lực này nhanh chóng nhận ra từ nhiều thập kỷ trước rằng không có gì kém hiệu quả và không sinh lời đối với việc tạo ra và thực hiện các chiến lược chính trị, kinh tế, tài chính và xã hội lâu dài hơn một hệ thống dân chủ, với sự công khai cao và thay đổi liên tục, khiến giới lãnh đạo báo cáo với xã hội mỗi bước của mình.

Làm thế nào hiệu quả hơn nhiều để lãnh đạo một cách tình cờ và hành động với sự giúp đỡ của một tổ chức như CFR, về nguyên tắc chính thức là “câu lạc bộ quý ông” [3]. Nó bao gồm những người có quyền lực và ảnh hưởng nắm giữ vai trò lãnh đạo hoặc thậm chí các chức vụ tổng thống trong nhiều thập kỷ. Và không ai trong số họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với bất kỳ ai về các hoạt động của họ, ngoài các chức vụ của họ và trong chính tổ chức.

Và như thế, 3.600 người có thể ảnh hưởng, tác động đến qui mô khổng lồ hàng triệu người trên thế giới.

Trên thực tế, chúng ta đang nói về trục trung tâm của giới thực sự mạnh, vì ngoài CFR còn có các tổ chức tương tự khác, cả Mỹ và quốc tế, chuyên nghiên cứu các vấn đề quốc tế về địa chính trị và thúc đẩy mô hình toàn cầu hiện tại của thế giới:

Viện Hudson, Tập đoàn RAND [4], Viện Brookings, Ủy ban ba bên [5], Diễn đàn kinh tế thế giới, Viện Aspen, Viện doanh nghiệp Mỹ, Deutsche Gesellschaft für Auswärtigen Politik, Nhóm Bilderberg, Viện Cato, Viện Carnegie Endowment for International Peace, là họ trong số những tổ chức khác.

Tất cả các trung tâm trí thức hay “ngân hàng não”, trên mạng, như cách được gọi ở Mỹ, tập hợp những người giỏi nhất trong các lĩnh vực khác nhau, miễn là họ hành động theo các mục tiêu chính trị chính của giới toàn cầu: thành lập một chính phủ tư nhân toàn cầu (hay gọi là NWO – New World Order), phá hủy một cách có hệ thống cấu trúc của tất cả các quốc gia có chủ quyền (mặc dù rõ ràng không phải tất cả đều giống nhau và cùng một lúc), tiêu chuẩn hóa văn hóa xã hội, sự ra đời của một hệ thống đầu cơ-cho vay tài chính toàn cầu, tạo ra dư luận công chúng xã hội toàn cầu ​thông qua tác động-thao túng tâm lý mạnh mẽ trên quy mô hành tinh và quản lý của hệ thống chiến tranh thông tin toàn cầu để đoàn kết-tập hợp quần chúng bằng cách liên tục kích động một số kẻ thù bên ngoài, thực hoặc tưởng tượng [6].


Nguồn gốc của CFR

Vào tháng 5 năm 1919, một nhóm nhỏ gồm các chủ ngân hàng, luật sư, chính trị gia và học giả có ảnh hưởng - tất cả tham gia vào đàm phán giữa Đồng minh chiến thắng và phe bại trận trên chiến trường châu Âu tại khách sạn Majestic ở Paris, họ đưa ra quyết định phi tiêu chuẩn: thành lập hai “ngân hàng não bộ” hay hai Lodges với mục đích bảo vệ lợi ích thế giới Anglo-Saxon.

Từ tổ chức này, ngày nay đã phát triển đến mức độ trở thành trung tâm quy hoạch địa chính trị và địa kinh tế quan trọng nhất trên toàn hành tinh, hơn 80 năm phát triển của một Trật tự thế giới mới bắt đầu, phù hợp với lợi ích của thế giới Anglo-Saxon và lợi ích của Liên minh Bắc Mỹ ngày nay.

Bản chất của chiến lược này là để tạo ra hai tổ chức: một ở London, được đổi tên thành Viện Hoàng gia các Vấn đề Quốc tế (Royal Institute of International Affairs - RIIA), và một ở Mỹ, gọi là Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations - CFR), trụ sở chính tại thành phố New York.

Cả hai tổ chức đều mang dấu ấn tư tưởng sống động tiệm tiến CNXH như một trục kiểm soát tập thể, những ý tưởng đã được Hội Fabian ở Anh ủng hộ, và được tài trợ bởi Nhóm Bàn tròn của ông trùm Nam Phi Cecil Rhodes và gia đình nhóm tài chính quốc tế Rothschilds. CFR cũng cung cấp hỗ trợ và hỗ trợ tài chính cho giới nhà giàu và quyền lực nhất Mỹ, như Rockefeller, Morgan, Mallon, Harriman, Aldrich, Schiff, Kahn, Warburg, Lamont, Ford, Carnegie (sau này, đặc biệt thông qua Carnegie).

Kể từ khi thành lập, CFR giành được sự ủng hộ của các nhà xuất bản, và thậm chí ngày nay tiếp tục có các ấn phẩm uy tín và ảnh hưởng nhất của Mỹ trong lĩnh vực phân tích địa chính trị: Foreign Affairs, tờ tạp chí mà người ta nói "hôm nay được in trong Foreign Affairs, ngày mai sẽ chuyển thành chính sách đối ngoại chính thức của Mỹ”.

Trong số những người sáng lập và lãnh đạo đầu tiên của CFR có những nhân vật nổi bật, như: Allen Welsh Dulles, một trong những bậc thầy ý tưởng về lập kế hoạch, tình báo và gián điệp Mỹ, Dulles đã củng cố cấu trúc CIA, biến nó thành một trung tâm đầu não của Mỹ; nhà báo Walter Lippmann, chủ bút và sáng lập tờ tạp chí The New Republic, cũng là một nhà chiến lược tâm lý xã hội sắc sảo; ngân hàng Otto Kahn Paul Moritz Warburg [7], Warburg là người DT gốc Đức di cư sang Mỹ, nơi năm 1913, ông ta soạn thảo và thực thi luật tạo điều kiện cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang - FED, một ngân hàng trung ương tư nhân của Mỹ kiểm soát toàn bộ cấu trúc tài chính của người Mỹ.

 

Vào cuối Thế chiến II và như một phần của Trật tự thế giới mới thời kỳ hậu chiến, ngoài Ngân hàng Dự trữ Liên bang - FED còn bổ sung thêm Quỹ Tiền tệ Quốc tế-IMF và Ngân hàng Thế giới-WB, 2 ngân hàng này cũng do các thành viên CFR thành lập.

FED, IMF và WB cùng nhau kiểm soát hệ thống tài chính toàn cầu hiện tại. Ở đây đủ để chỉ ra rằng toàn cầu hóa duy nhất mà ngày nay quan sát và đánh giá được trên toàn thế giới là toàn cầu hóa hệ thống tài chính, giải phóng (loại bỏ) sự kiểm soát nhà nước, trong khi các hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu ngày nay tiếp tục tập trung vào khu vực nhà nước [8].

Trong số thành viên sáng lập của CFR, ví dụ, có nhà địa lý và chủ tịch của Hiệp hội địa lỹ Mỹ, Isaiah Bowman, ông này cùng với một đội ngũ Bắc Mỹ tham gia vào phát triển của bản đồ mới cho châu Âu sau Thế chiến thứ nhất. Bản đồ này, được hỗ trợ bởi Hiệp ước Versailles, nó bị cho là gây ra nhiều bất ổn trong những thập kỷ tới. Đó là hai nhà kinh tế của CFR, Owen D. Young Charles Daves, những người ở độ tuổi hai mươi đã phát triển kế hoạch "tái tài trợ" các khoản nợ áp đặt lên nước Đức bại trận sau chiến tranh.

 

Chính các thành viên CFR, với tư cách là các lãnh đạo cấp cao của FED, đã kích động sự giả mạo và giảm cung tiền, mở ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 1929 còn gọi là Đại suy thoái. Còn sau đó, những người có nhiều tiền luôn thoát ra được khỏi cuộc khủng hoảng.

Cũng chính các thành viên CFR đã gây áp lực dư luận thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến nằm dưới sự kiểm soát của họ: đài phát thanh NBC và CBS, Washington Post và New York Times, để phá vỡ ý tưởng về sự trung lập của Mỹ trước khi cuộc chiến mới nổ ra ở châu Âu năm 1939.




[1] "Fortune 500" - 500 doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ theo các đánh giá, mỗi năm đều được liệt kê trên tạp chí “Fortune".

[2] Xem "Bộ não của thế giới: bộ mặt ẩn của toàn cầu hóa" //. El Cerebro del Mundo: la cara oculta de la Globalización (Ediciones del Copista, Córdoba, 1999, 404 p.)

[3] Đó là cái tên mà nhà sử học Peter Gros gọi CFR trong tác phẩm của mình về nguồn gốc của CFR, “Tiếp tục cuộc điều tra - Continuing the Inquiry” (Council on Foreign Relations publications, Нью-Йорк, 1996). Gros cũng là một thành viên của CFR.

[4] "Ngân hàng não" của Không quân Mỹ và thiết lập Internet. Được hình thành ngay sau WW-2, kết hợp giữa Không quân Mỹ và Cty Douglas.

[5] Được thành lập vào năm 1973 bởi David Rockefeller. Kết hợp các lợi ích của Mỹ / Canada, Tây Âu và Nhật Bản, còn tư tưởng của nó – là Zbigniew Brzezinski, giáo sư Georgetown và ĐH Columbia và cũng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời TT Jimmy Carter (Carter cũng là một thành viên của CFR và của Ủy ban ba bên).

[6] Trong số những "kẻ thù" của vài thập kỷ qua, có thể có vài cái tệ: chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa quốc xã, Nhật Bản, Chủ nghĩa Cộng sản, ô nhiễm môi trường, chủ nghĩa khủng bố, Saddam Hussein, Slobodan Milosevic, trào lưu chính thống Hồi giáo, chủ nghĩa quân phiệt, chống Do Thái (antiSemite), cuộc chiến chống ma túy…

[7] Warburg là gia đình ngân hàng Do Thái rất có uy tín và mạnh ở Đức, thân cận Rothschilds và Jacob Schiff - chủ sở hữu của Kühn, Loeb & Co. ở New York. Paul Warburg là đối tác của họ. Sau WW-1, có nhiều tình tiết minh chứng Paul Warburg đứng sau Đồng minh tại Hội nghị Versailles, trong khi Warburg khác – người anh trai của Paul là Max đứng về phía Đức. Jacob Schiff, đối tác của Paul Warburg, cũng từng tài trợ cho Nhật vào năm 1905 chống lại Đế chế Nga và cũng cấp tiền cho các nhà cách mạng chuẩn bị cuộc cách mạng Bolshevik.

[8] Điều này có thể chứng minh bằng thực tế rằng thương mại quốc tế chỉ chiếm 12-15% Tổng sản phẩm tích lũy bởi tất cả các nước. Nghĩa là 85% hoạt động kinh tế thế giới vẫn tập trung trong nội tác nền kinh tế các nước. Một vấn đề hoàn toàn khác là tài chính quốc tế muốn được bao phủ toàn cầu. Hơn nữa, có thể lập luận rằng nếu hệ thống tài chính toàn cầu hóa nhờ công nghệ thông tin và viễn thông là phù hợp với mô hình của thế kỷ 21, thì hệ thống kinh tế thế giới ngày nay đã hướng tới các quốc gia và phù hợp với mô hình quốc gia của thế kỷ 20. Cuối cùng, hệ thống chính trị nhà nước hiện tại dựa trên mô hình tự do dân chủ thế kỷ 18 và 19. Trong sự bất cân xứng này, chúng ta phải tìm thấy hầu hết các xung đột nghiêm trọng của thế giới hiện đại và tương lai: hệ thống tài chính của thế kỷ XXI; Hệ thống kinh tế thế kỷ XX; và hệ thống chính trị của thế kỷ XIX.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...