Lá thư bí mật gửi nhân dân Nghệ An và khát vọng giành lại linh hồn cho người Việt Nam của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (*)

[…] Đúng ra, Chơn Quang phải cảm ơn Thầy rất nhiều. Vì Thầy đã về đây mở mang lại nguồn Đạo Pháp cho quê hương Thanh Chương. Quý Phật tử có biết là, bố Bác Hồ, sau này lưu lạc vào trong miền Nam, có viết thư ra Nghệ An. Thư đó bị giặc Pháp giữ lại. Nhưng sau này, nhà nước ta mới tìm vào những cái hồ sơ lưu trữ và viết điều này lại trong cuốn sách “Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc” ở trang 133, sách viết như thế này: “Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc từ trong Cao Lãnh – Đồng Tháp, viết thư về Nghệ An kêu gọi nhân dân Nghệ An theo Đạo Phật nhưng thư đó đã không đến được đây [tức Nghệ An]”. Bị Phòng nhì Pháp giữ lại. Tiếc rằng bức thư đó không đến được Nghệ An. Chứ nếu bức thư đó đến được Nghệ An thì có lẽ là nền Phật Pháp của Nghệ An ta ngày hôm nay cực kì hưng thịnh, chứ không phải tiêu điều như thế này. Xin trân trọng giới thiệu, Thượng Toạ Quảng Bảo – cũng là người con của Thanh Chương, về dựng ngôi chùa ở Ngưu Tử này, để khơi lại giềng mối Phật Pháp cho quê hương Thanh Chương. Nhìn cảnh chùa thế này ta hiểu được Thượng Toạ vô cùng vất vả. Vì vậy tất cả nhân dân bà con Phật tử ta ở Thanh Chương phải hết sức yêu kính, ủng hộ Thầy. Và cũng xin trân trọng giới thiệu, người ngồi đây gốc tổ cũng ở Thanh Chương. Dù sinh ở trong miền Nam nhưng máu chảy trong người là máu của Thanh Chương, ông cố là người Thanh Chương (**). Nên về đây là về quê hương của mình, rất là xúc động. Nhìn ngôi chùa quê tàn tạ thế này, được Thượng Toạ Quảng Bảo với Thượng Toạ Minh Hiếu về đây trông côi, bắt đầu dựng lại ngôi chùa đầu tiên, trong lòng như muốn khóc, thấy thương hai Thầy quá.

Mà, tại sao, Phật Pháp đối với ta quý đến như vậy? Tại sao bố của Bác Hồ là Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc bao nhiêu năm lưu lạc lại viết thư về Nghệ An bảo dân ta phải theo Đạo Phật? Có điều gì ở trong Đạo Phật vậy? Vì có những điều thế này …


Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc 
- vị quan, nhà nho, thiền sư, chí sĩ yêu nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam


Khi mà Bác Hồ lên tàu đi ra nước ngoài để tìm hiểu xem thế giới nghĩ gì, làm gì để tìm ra một con đường giải phóng dân tộc. Lúc đó bố Bác Hồ trong này không liên lạc được với con mình. Người bố tự tìm cách gì đó để xây dựng nền tảng để sau này con mình quay về có thể sử dụng. Nền tảng để giải phóng, giành lại độc lập cho dân tộc, Cụ Phó Bảng lại thấy một yếu tố quan trọng, đó là YẾU TỐ ĐẠO PHẬT. Cụ mới đưa ra một công thức, muốn giành được độc lập cho dân tộc thì phải có 3 yếu tố: một là nông dân, hai là Lòng yêu nước, ba là Đạo Phật. Công thức của Cụ đơn giản như vậy. Cụ chỉ nói đến nông dân vì khung cảnh lúc bấy giờ chưa có công nhân, nhà máy nhiều. Lực lượng chủ yếu là nông dân. Nên nếu tất cả nông dân đứng lên trong hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc thì ta có sức mạnh đáng kể. Nhưng, nông dân không chưa đủ nếu trong lòng họ không có, không được giáo dục tình yêu nước nồng nàn. Nếu họ chỉ vui với đồng áng, tìm miếng lúa, miếng đậu, không thể nào đủ sức mạnh đứng lên đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm hùng mạnh hơn ta gấp nghìn lần như vậy. Vì vậy, những người nông dân phải được trang bị lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt. Cách trang bị lòng yêu nước như thế nào? Bắt đầu liên quan đến Đạo Phật. Bởi vì trong Đạo Phật có yếu tố của đạo đức, của tâm linh. Con người sống trên đời này phải có đạo đức, biết thương người, làm điều thiện, tránh điều ác. Trong các tiêu chuẩn của đạo đức đó thì yêu nước là một tiêu chuẩn đạo đức. Không thể gọi một người là đạo đức nếu trong lòng anh không có lòng yêu nước nồng nàn. Trong Đạo Phật, có nói nhân nói quả. Ta gieo nhân gì, ta gặt quả đó. Ví dụ như kiếp này ta sống nhân từ, vị tha, tử tế, giúp người, tận tuỵ với cuộc đời mà không cầu không tính lợi gì riêng cho mình, thì kiếp sau, chắc chắn ta phải là người sang quý. Còn nếu kiếp trước ta hại người, hẹp hòi thì kiếp này ta nhiều bất hạnh, đau khổ. Nhờ được trang bị đạo đức từ việc tin hiểu nhân quả, mà mọi người biết sống yêu thương nhau, đùm bọc nhau, thành tình tự đồng bào rồi thăng hoa thành tình yêu nước nồng nàn. Vì lẽ đó mà Đạo Phật đã đồng hành cùng dân tộc trong suốt mấy nghìn năm gắn bó. Cho nên, người theo Đạo Phật thì tự nhiên tình yêu dân tộc trĩu nặng trong lòng.

Hiểu được điều này, nên trước khi xâm chiếm đất nước ta ta, kẻ giặc đã truyền đạo của họ vào trước. Và cái đạo mà họ truyền vào đó, ĐÃ LẤY MẤT LINH HỒN CỦA ĐỒNG BÀO TA, khiến cho đồng bào ta, TUY LÀ NGƯỜI VIỆT, NHƯNG LINH HỒN KHÔNG CÒN LÀ NGƯỜI VIỆT. Nên, khi mà quân Pháp đổ vào đánh, toàn là những người mất linh hồn đó, là những người tiếp tay cho giặc Pháp hết cả. Ta mất nước mau chóng… Bao nhiêu lực lượng khởi nghĩa lại đều thất bại vì chính những người Việt mất linh hồn đó đã chỉ điểm căn cứ khởi nghĩa, dẫn đường cho giặc. Cụ Phó Bảng đã nhìn thấy rất sâu sắc nên Cụ đã nói ‘Phải lấy lại linh hồn cho người Việt Nam’ thì người Việt Nam mới có thể dành lại độc lập cho dân tộc. Và để lấy lại linh hồn cho người Việt Nam thì cần phải có …: một là Đạo Phật, hai là Lòng yêu nước. Nên Cụ đã chọn đi con đường đó. Cụ đi đến các chùa thuyết phục các Hoà Thượng đứng lên chấn hưng lại Phật Giáo nhưng mà vì Cụ ở miền Nam nên Cụ ở thúc đẩy sự chấn hưng Đạo Phật ở miền Nam đầu tiên. Thế là Phật Giáo miền Nam được chấn hưng trước hết, BẮT ĐẦU TỪ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC! BẮT ĐẦU TỪ NGƯỜI CHA, THÂN SINH CỦA LÃNH TỤ HỒ CHÍ MINH KÍNH YÊU CỦA CHÚNG TA!

Sau đó ở ngoài Huế - một cái nôi của Phật Giáo, thấy trong miền Nam chấn hưng Phật Giáo có kết quả, các vị tôn túc ngoài Huế mới đứng lên chấn hưng Phật Giáo tiếp theo. Rồi các vị tôn túc ngoài Hà Nội thấy miền Nam, miền Trung chấn hưng Phật Giáo, mới đứng lên chấn hưng Phật Giáo miền Bắc. Thế là, Phật Giáo Việt Nam, sau nhiều thời gian bị ngủ yên, bị khống chế, bị đè ép, đã có cuộc chấn hưng lớn lao trên cả nước. Khởi đầu từ miền Nam và khởi đầu từ một con người xuất thân từ Nghệ An. Vậy mà gần một trăm năm sau, Nghệ An mới có Ban trị sự [Phật Giáo] đầu tiên mà Thượng Toạ Quảng Bảo là chánh thư ký. Gần một trăm năm sau, đất Thanh Chương mới bắt đầu có mái chùa đầu tiên! Ta có đau lòng không ạ? Có buồn không, có xót không? Xót lắm. Những nơi khác, nhờ công lao, nhờ tấm lòng, nhờ tiếng nói của người con từ Nghệ An – Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, mà phong trào Phật Giáo được nổi lên, chùa chiền được xây từ non cao đến vùng hải đảo, các trường Phật học được mở mang, Tăng Ni được đi học, được thọ giới ở các giới đàn, bao nhiêu người được xuất gia, bao nhiêu tín đồ Phật tử được quy y… vậy mà nơi quê hương của con người tạo ra sự chấn hưng đó, Phật Giáo lại rất là đìu hiu. Nên ta rất là xót! Nhưng thôi… Ta sẽ chuộc lại. Để đền ơn Cụ, đền ơn Bác Hồ, bằng cách là tất cả chúng ta, đóng góp cho tới giọt máu cuối cùng, dựng lại Phật Giáo cho Thanh Chương và cho cả Nghệ An này. [tiếng vỗ tay] Thầy vừa nói “đóng góp tới giọt máu cuối cùng” nghe có ớn không ạ? Sợ không? Tức là ý Thầy nói rằng ta sẽ làm bằng tất cả quyết tâm của ta, nha, bằng tất cả công sức, được không ạ? [tiếng vỗ tay vang dội]

(*) Trích đoạn từ bài giảng Giá trị Tam Bảo tại Thanh Chương, Nghệ An – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thế danh Vương Chí Việt / Vương Tấn Việt, trụ trì Thiền tôn Phật Quang tại thung lũng núi Dinh, Bà Rịa Vũng Tàu – chùa Viên Quang ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – thiền thất Bảo Quang tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, thời điểm: 00:00:00 – 00:11:18, link download: 


(**)…Ông cố của Thượng Toạ là Cụ Hồ Sĩ Tạo ở Thanh Chương. Cụ Hồ Sĩ Tạo là cha ruột của Cụ Phó Bảng. Cụ Phó Bảng không mang dòng máu của họ Nguyễn Sinh, không phải là người con về huyết thống của Cụ Nguyễn Sinh Nhậm. Cụ Phó Bảng là con ruột của Cụ Hồ Sĩ Tạo và Cụ Hà Thị Hy. Thông tin này đã qua xác minh DNA, sự thẩm định của Ban liên lạc họ Hồ cùng các cơ quan chức năng.


Trong ảnh: Cậu bé Vương Chí Việt (bên trái) và mẹ.


Trong ảnh: Cậu bé Vương Chí Việt (bên trái)




Trong ảnh: Thượng Toạ Thích Chân Quang (bên trái) và Cụ thân sinh của Thượng Toạ - người em cùng cha khác mẹ còn sống của Bác Hồ.



Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến viếng thăm bất ngờ đến Chùa Phật Quang


TT. Thích Chân Quang đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo lời mời của Người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...