Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạt Lai Lạt Ma. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đạt Lai Lạt Ma. Hiển thị tất cả bài đăng

Đạt lai lạt ma là thuộc hạ của CIA!



Để minh họa cho vị sư giả, có thể dẫn ý kiến từ 1 số nguồn sau đây:

"Dưới sự cai trị của Đạt Lai Lạt Ma, Hệ thống ông ta thi hành là chính trị thần quyền đặc trưng bởi chế độ độc tài của tầng lớp nhà sư và quý tộc. Trong khi hầu hết dân chúng sống trong đói nghèo cùng cực, Đạt Lai Lạt Ma sống xa hoa vương giả trong dinh tự 14 tầng với 1.000-phòng. Ông ta là một chủ sở hữu nô lệ cho đến năm 1959. Ông ta cai trị trong một chế độ nông nô phong kiến khắc nghiệt." 
(CIA ran Tibet contras since 1959 By Gary Wilson)

Cho đến năm 1959 rất nhiều bất động sản thuộc về các tu viện, và hầu hết chúng tích lũy rất giàu có. Ngoài ra, cá nhân các nhà sư và Lama có quyền tích lũy sự giàu có lớn qua tham gia hoạt động buôn bán, thương mại, cho vay. Tu viện Drepung là một trong các chủ đất lớn nhất trên thế giới, với 185 trang viên, 25.000 nông nô, 300 đồng cỏ lớn và 16.000 người chăn bò. Sự giàu có của các tu viện chủ yếu nằm trong tay các Lạt ma cao cấp, nhiều người trong số họ là con cháu của các dòng họ quý tộc. Tổng tư lệnh quân đội Tây Tạng sở hữu 4.000 km2 đất và 3.500 nông nô. Ông ta cũng là thành viên của nội các Đạt Lai Lạt Ma.

Tu viện Drepung

Khi di chuyển từ cung điện này đến cung điện khác, Đạt Lai Lạt Ma cưỡi trên một chiếc ngai vàng được khênh bởi hàng chục gia nô. Quân đội của ông ta hành quân theo sau và hô "Đó là một chặng đường dài đến Tipperary", một giai điệu học được từ các thầy giáo đế quốc Anh. Trong khi đó, các vệ sĩ của Đạt Lai Lạt Ma, tất cả đều cao 6 1/2 feet, với ngù vai và roi da dài, đánh đập dân chúng tránh ra xa khỏi đường đi của Lạt Ma. Nghi lễ này được mô tả trong cuốn tự truyện của Đạt Lai Lạt Ma.


Một nghiên cứu Đông Tây Tạng năm 1940 nói rằng 38% hộ gia đình không bao giờ có bất kỳ ít trà nào - và họ chỉ uống nước cây cỏ hoang hay "trà trắng" (nước lã đun sôi). 75% hộ gia đình buộc phải ăn cỏ vào các thời điểm giáp hạt. Một nửa dân chúng không có khả năng có bơ –nguồn protein chính có sẵn. Trong khi đó, một ngôi đền lớn, JokkaKang, đốt cháy 4 tấn bơ (mỡ bò) trong lễ lạt cúng bái hàng ngày.  Ước tính rằng 1/3 tất cả bơ sản xuất ở Tây Tạng đã tan trong khói ở gần 3.000 ngôi đền chùa, không kể trong mỗi căn nhà (để thắp sáng). Dân chúng và hầu hết các nhà sư bị giữ để hoàn toàn mù chữ. Giáo dục, tin tức bên ngoài và thử nghiệm bị coi là khả nghi và quỷ sứ.


Năm 1959, Anna Louise Strong thăm một cuộc triển lãm các dụng cụ tra tấn đã được sử dụng bởi các lãnh chúa Tây Tạng. Có những cái cùm đủ mọi kích cỡ, trong đó có những cái nhỏ cho trẻ em, và những dụng cụ để cắt xẻo mũi và tai, móc mắt, và làm gãy rời tay. Có các dụng cụ để lột da đầu và cắt gót chân, hoặc cắt kheo chân.  có sắt nung, roi da, và dụng cụ đặc biệt để mổ bụng. Triển lãm trưng bày hình ảnh và lời khai của các nạn nhân, những người đã bị mù, bị bại liệt hoặc bị cắt cụt tay chân vì bị cho là ăn trộm. Có người chăn bò mà ông chủ của anh ta đòi chuộc bằng đồng yuan và lúa mì nhưng bị từ chối trả tiền. Vì vậy, ông chủ đã lấy những con bò cái lớn nhất; Vì điều này, người chăn bò đã bị cắt đứt tay. Một người chăn bò khác do phản đối ông chủ lấy mất người vợ đã bị đập gãy tay. Có các hình ảnh các nhà hoạt động cộng sản với mũi và môi trên bị cắt rời, và một phụ nữ bị hãm hiếp và cắt mất mũi. Một người chạy trốn 24 tuổi chào đón sự can thiệp của Trung Quốc như là quân "giải phóng". Anh ta nói rằng dưới chế độ nông nô, mình đã phải chịu đựng liên miên các công việc nhọc nhằn, đói và lạnh. Sau khi trốn thoát lần thứ 3 không thành, đã bị đánh đập tàn nhẫn bởi người của ông chủ cho đến khi máu đổ ra từ mũi và miệng. Họ sau đó đổ rượu và xút vào vết thương của anh ta để tăng thêm sự đau đớn. 


Như là dấu hiệu quyền lực của Lạt ma, nghi lễ truyền thống sử dụng các bộ phận cơ thể người chết: sáo được làm từ xương đùi người, bát được làm từ hộp sọ, trống được làm từ da người. Sau cuộc cách mạng, một tràng hạt được tìm thấy trong cung điện của Đạt Lai Lạt Ma được làm từ 108 hộp sọ khác nhau. Sau khi giải phóng, các nông nô khắp nơi cho biết rằng các Lạt ma tham gia vào các nghi thức hiến tế người sống - bao gồm cả chôn sống trẻ em nông nô trong tu viện. Các nông nô cũng làm chứng rằng ít nhất 21 người đã bị hiến tế bởi các nhà sư năm 1948 với hy vọng ngăn chặn chiến thắng của cuộc cách mạng CS.

Ở Tây Tạng dưới sự cai trị của Đạt Lai Lạt Ma, một buổi lễ kỷ niệm sự ra đời của Đạt Lai Lạt Ma cần hiến tế 2 đầu người, ruột người, máu người và da người, theo ghi chép lịch sử. Đến thăm bảo tàng Lhasa, nhà báo Alain Jacob thấy "da khô và da thuộc của trẻ em, nhiều chân tay người bị cắt cụt khác nhau, đã khô hoặc đã lâu, và nhiều dụng cụ tra tấn đã từng sử dụng trong vài chục năm qua.
(Magazine Refuting So-called Destruction Of Tibetan Culture China Society For Human Rights Studies)

Sau chiến tranh biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ vào năm 1962, CIA đã làm việc chặt chẽ với các cơ quan tình báo Ấn Độ trong việc đào tạo  cung cấp các điệp viên vào Tây Tạng  trong việc thành lập các lực lượng đặc biệt của người tị nạn Tây Tạng  rốt cục được gọi là lực lượng đặc nhiệm biên giới. Tình báo cũng hỗ trợ chính phủ lưu vong Đạt Lai Lạt Ma bằng cách cho tiền hằng năm $180.000 vào các quỹ ủy thác từ thiện của Đạt Lai Lạt Ma cho đến năm 1967  trợ cấp các chương trình đào tạo cho  quan chức  điệp viên Tây Tạng ở Đại học Cornell. Họ cũng mua các tác phẩm nghệ thuật Tây Tạng để trưng bày tại nhà Tibet của chính phủ-lưu vong Tây Tạng  New Delhi. 
(Radio Free Asia Tibetan BBS)

Đạt Lai Lạt Ma tổ chức các lực lượng nổi loạn  nhiều lần âm mưu bạo loạn  Tây Tạng. Ông ta đã cử các điệp viên bí mật và nhân viên tình báo để thực hiện các hoạt động khủng bố tại Tây Tạng. Ông ta lan truyền tin đồn, vu khống và vạch ra các loại hoạt động ly khai khác nhau. Ông ta đi lại như con thoi giữa các quốc gia nước ngoài chỉ để quảng cáo "Tây Tạng độc lập", cố gắng để quốc tế hóa cái gọi là "Vấn đề Tây Tạng". Bằng cách phân tích những gì Đạt Lai Lạt Ma đã làm trong suốt 40 năm qua, chúng tôi có thể thấy rằng ông ta đã không làm  để "phục vụ người dân Tây Tạng", nhưng thay vào đó, ông ta đã làm tất cả mọi thứ cố gắng để lấy lại thiên đường bị mất của ông ta, nơi ông ta có thể tái nô dịch người dân Tây Tạng  tách rời Tây Tạng với đất mẹ.
(Statement by Foreign Affairs Committee of NPC On Dalai Lama’s Speech at EP general Assembly 2004/06/16)

Ngày nay, chủ yếu là thông qua Quĩ Bảo trợ dân chủ -NED và các chi nhánh khác có vẻ sạch sẽ hơn CIA, Quốc hội Mỹ tiếp tục cung cấp hàng năm $2 triệu cho người Tibet ở Ấn Độ, cùng hàng triệu khác cho"hoạt động dân chủ" trong cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Đạt Lai Lạt Ma cũng nhận tiền từ George Soros, kẻ bây giờ điều hành Radio Free Europe/ Radio Liberty do CIA lập và các tổ chức khác.

Sư giả ĐẠT LAI LẠT MA!

Nobel năm 1989!

Cộng đồng Tibet phản đối Đạt lai lạt ma trước sảnh đường Royal Albert ở London







Đạt lai lạt ma giả, đừng lừa dối nữa!
Đạt lai, hãy chấm dứt lạm dụng nhân quyền!
Chúng tôi muốn tự do tôn giáo!
Hãy trả cho tôn giáo quyền tự do!

Khắp nơi, bất cứ chỗ nào xuất hiện, Đạt lai lạt ma lưu vong đều bị phản đối, bị tẩy chay. Cộng đồng Tibet lưu vong ở Mỹ thậm chí không thèm gọi Đạt lai lạt ma là đồng hương của mình. Nhưng tiếng nói của họ chưa bao giờ được phản ánh trên các media lớn phương Tây.

Tại sao vậy?

Những nỗ lực media phương Tây cố tô vẽ cho nhà sư lưu vong như là người đấu tranh cho tự do, vì công lý và nhân quyền, chiến sĩ chống cộng với những tuyên ngôn sáo rỗng bịp bợm xuyên tạc và bóp méo CNCS và thậm chí cả giải Nobel hòa bình năm 1989 cũng không che dấu được sự thật rất phũ phàng, không lừa dối được người dân Tibet lưu vong và cộng đồng Phật giáo.

Phật giáo là cái tâm, là hướng thiện! Cộng đồng Tibet và Phật tử buộc phải lên tiếng. Không có gì khó hiểu, ông ta đã không làm gì cho tự do, công lý hay nhân quyền, ông ta không giúp gì người dân Tibet sở tại và đồng hương lưu vong. Chẳng những họ không coi Đạt lai lạt ma như “Đức Phật tổ” mà còn nói thẳng ông ta bẩn thỉu và phá hoại cộng đồng Phật giáo!

Đó là chân tướng của kẻ khoác áo cà sa nhưng tâm địa đen tối!

Bỏ tôn giáo làm tay sai chính trị!

Sinh nhật lần thứ 76, nhà sư có một loạt hoạt động kỷ niệm được tổ chức hoành tráng khắp nơi, trước khi bay đến Nhà Trắng để “thổi nến” một cách trang trọng với sự tham dự của đủ các loại diều hâu cú vọ.

Nhưng không có chút nào là truyền thống Tây Tạng và ông ta đã không đến với cộng đồng Tibet, cũng như họ không thể vào Nhà Trắng để chúc mừng ông ta.

Thực sự, đó không phải là hoạt động kỷ niệm 76 năm ngày sinh, mà là hoạt động chính trị. Một nỗ lực được dàn xếp 1 cách kín đáo của một số bề trên Mỹ để sư ông có thể gặp Obama. Ông ta gọi Obama là “bạn cũ” cho dù chưa gặp nhau bao giờ! Một phần thưởng chiếu cố cho những nỗ lực thúc đẩy lợi ích Mỹ dưới tấm áo cà sa.

Dĩ nhiên với cuộc gặp này, sư gia được tiếp thêm ảo giác can đảm về 1 tương lai Tibet 20, 30 năm nữa, bất chấp thực tại mấy chục năm qua, tình hình ở đây ngày càng tồi tệ mà ai ai cũng có thể thấy. Nhà sư không quên đề cập đến chủ đề tế nhị khó nói sau quá nửa đời người lưu vong: ông ta bày tỏ hy vọng có thể quay về Tibet với sự giúp đỡ của chính quyền Mỹ?

Nhưng chắc chắn những gì nhận được từ Obama chỉ là liệu pháp tâm lý để ông ta yên tâm sống nốt cuộc đời còn lại trong ảo vọng của 1 tay sai chính trị. Với những tội lỗi ông ta đã làm cho các đồng hương và cộng đồng Phật giáo, không còn chỗ nào để nhà sư giả này yên tâm sống nốt cuộc đời lưu vong 1 cách bình an. Ông ta biết kiếp mình sắp tàn, ông ta sợ mộng tưởng tan vỡ, ông ta cần bấu víu lấy quyền lực để cách ly với các đồng hương đang giận giữ muốn phơi xác ông ta cho diều hâu rỉa thịt.

Đạt lai lạt ma đã rất nỗ lực để ngăn cản người Tây Tạng đàm phán với chính quyền TQ về một quyền tự trị lớn hơn cho Tibet, ông ta cố gắng để chứng tỏ mình mới là kẻ duy nhất đại diện cho tiếng nói của 6 triệu dân Tây Tạng. Trong khi ngay cả trong cộng đồng lưu vong, ông ta cũng đã quá xa cách các đồng hương, thậm chí là tuyên bố không còn liên quan tinh thần và vật chất đến các nhà sư đạo Phật nữa.

Phía TQ thì cho rằng, chính ông ta đứng đằng sau kích động các vụ bạo loạn đẫm máu ở Tây Tạng trong suốt bao năm qua, đi ngược lại giáo lý nhà Phật. Vô vọng và hết thời! Thậm chí là Murdock, tỷ phú truyền thông nổi tiếng đã có lần châm biếm: “Ông ta là thầy tu chính trị đã quá già nua trên đôi giày Gucci”.

Phản bội cộng đồng!

Sự giận dữ của cộng đồng Tây Tạng là dễ hiểu. Họ kết tội Đạt lai lạt ma sử dụng ảnh hưởng và quyền lực chính trị để ngăn cấm thực hành tôn giáo, thay Phật giáo nguyên bản bằng tôn giáo phân biệt chủng tộc, chia rẽ và ngược đãi cộng đồng Tibet – kể cả từ chối điều trị y tế cho các tín đồ lâm bệnh, cấm dạy học, ngăn cản xây chùa, tấn công bạo lực vào đồng hương và biến hàng trăm nhà sư thành người không nhà không cửa…

Với uy quyền Đạt lai, ông ta sai khiến các thuộc hạ đi khắp nơi, đe dọa và vu khống các tín đồ khó ưa bướng bỉnh, nhiều biểu tượng, đền đài đã bị tay chân của ông ta phá hoại, sách báo tôn giáo bị đốt phá.

Đó chỉ là một vài trong số hàng trăm tội lỗi của vị sư giả cầy này.

Bất chấp những ngôn từ hay ho khi thuyết giảng giáo lý, cộng đồng Tibet tố cáo nhà sư Đạt lai đã không bao giờ thực hành những gì đã thuyết giảng. Cuộc đấu tranh của dân Tibet ngày càng đổ máu và càng bế tắc vô vọng, càng làm chia rẽ về một đường lối sáng sủa đem đến nhiều quyền lợi hơn cho người Tibet, đẩy họ đến chỗ đã không còn có thể sống trong hòa bình yên ổn khi chính quyền TQ thẳng tay đàn áp. Có một sự thực cay đắng, bất chấp sự ủng hộ (bằng mồm) của Mỹ và phương Tây, người dân Tibet ngày càng cảm thấy họ cô độc.

Các Hội nghị của cộng đồng Tibet nhân ngày Nhân quyền quốc tế, đã biến thành cuộc vạch tội nhà sư Đạt lai lạt ma. Họ đã không bao giờ mời ông ta! Vì lợi ích cá nhân, ông ta chia rẽ cộng đồng của họ, thậm chí là đàn áp, vi phạm nhân quyền với chính các đồng hương. Các đại biểu đến từ các nới đã đưa ra tư liệu chứng minh Đạt lai lạt ma đàn áp tôn giáo, chia rẽ cộng đồng Tibet trong nước và nước ngoài, họ tố cao ông ta làm tổn hại lợi ích của hàng triệu tín đồ Phật tử, đánh bóng tên tuổi để mưu cầu lợi ích cá nhân, rằng ông ta đang dẫn dắt họ vào con đường lầm lạc, cố tình bịt miệng tiếng nói chính đáng của cộng đồng Tibet, kiểm soát và đàn áp những người không đồng tình, ông ta không xứng với giải Nobel, và không đáng để gọi là nhà đấu tranh vì tự do, nhân quyền.

Ngay cả những người Tibet lưu vong theo đường lối dân chủ phương Tây cũng tố cáo: Đạt lai lạt ma không hiểu biết gì về dân chủ hay tự do tôn giáo. Sonam Rinchen, một đại diện người Tibet ở Delhi nói, nhà sư Đạt lai coi thường tự do tôn giáo, không hiểu gì về dân chủ và rất nỗ lực để đàn áp bất đồng chính kiến trong cộng đồng, thậm chí đe dọa mạng sống của họ, đó là chiến thuật của bọn khủng bố!

Tất cả những vấn đề họ nêu, là để Đạt lai lạt ma được độc quyền cai trị, như đã từng cai trị và nhấn chìm Tibet trong đêm tối hàng thế kỷ qua.

Ai đã đánh cắp cơ hội hòa bình của Tibet? – Nhà sư giả Đạt lai lạt ma!

Tham khảo:




Bộ mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma - P13

Phong tục áp bức quay trở lại dưới ách độc tài của giai cấp tư sản


Goldstein và Beall kể một câu chuyện soi sáng một số vấn đề đấu tranh giai cấp hiện nay.

Một người du mục "tầng lớp nghèo" là người một nhà hoạt động trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Vô sản bán một con cừu trong cuối những năm 1980 mà không vắt hết sữa nó. Điều này vi phạm một mê tín phong kiến ​​cũ mà theo đó nói bán một con cừu với vú đầy sữa sẽ bị lời nguyền với đàn gia súc của toàn trang trại. Một du mục là người giàu kẻ thù giai cấp trong xã hội cũ tấn công người du mục cách mạng, đòi hỏi rằng mê tín dị đoan cũ phải được tuân theo. Người theo cách mạng nói những điều cấm kỵ không khoa học bị chối bỏ như họ đã từng dưới thời Mao. Ông cho biết kẻ thù giai cấp này đã cố gắng thực hành chế độ độc tài phản động lên những người du mục nghèo và lên những ý tưởng mang tính cách mạng. Đó là một cuộc chiến.

Sau đó, các quan chức chính quyền địa phương mới phán quyết rằng là sai trái khi duy trì các tiêu chuẩn mang tính cách mạng của quá khứ. Họ phạt cả hai người vì trành giành và tán thành quyền của kẻ thù giai cấp cũ được đấu tranh cho những điều cấm kỵ phản động.

Mặc dù Goldstein và Beall tự mình ủng hộ phục hồi chế độ cũ, họ lại viết những dấu hiệu ngược lại. Họ viết có sự căm hận phổ biến với các viên chức địa phương. Và họ thậm chí còn mang về bức ảnh từ một trại du mục, những người đã từ chối dỡ bỏ bức ảnh của Mao Trạch Đông của họ!

Những câu chuyện từ Pala chắc chắn đã lặp đi lặp lại trong vô số các cộng đồng nằm rải rác trên thảo nguyên Tây Tạng cũng như qua phần còn lại của Trung Quốc khi hàng trăm triệu người đã bị buộc phải quay trở lại vào một mạng lưới áp bức bởi bọn phản cách mạng.

Khôi phục các lễ nghi


Vào giữa năm 1977 chủ tịch đảng xét lại Hoa Quốc Phong kêu gọi một sự hồi sinh của phong tục phong kiến ​​ Tây Tạng. Nghi lễ phong kiến ​​đã nhanh chóng phục hồi tại chính đền Lingkhor và Barkhor ở Lhasa.Vào cuối thập niên 80, chính phủ Trung Quốc cho biết đã có hơn 200 đền cùa hoạt động với có lẽ 45.000 nhà sư. Vào cuối những năm 80, Lý Bằng (tên bán thịt đã ra lệnh thảm sát Thiên An Môn) đã sắp đặt để lần đầu tiên chính thức tài trợ "tìm kiếm một vị Phật đầu thai" mới.

Làn sóng mới người Hán nhập cư


Bắt đầu từ năm 1983, xét lại đưa ra một chính sách là thách thức thực sự cho sự tồn tại của nền văn hóa và các quyền của người dân Tây Tạng. Họ bắt đầu làn sóng Hán di cư vào khu tự trị Tây Tạng. (Xem thêm "The False Charges of  Genocide Under Mao”)

Thậm chí người phát ngôn cho phong trào dân tộc Tây Tạng cũng thừa nhận rằng, dưới thời Mao, không có một nỗ lực định cư người Hán nào ở khu tự trị Tây Tạng. Trong bộ sưu tập Nỗi thống khổ ở Tây Tạng, Jamyang Norbu viết, "Nhưng với cái chết của Mao và sự sụp đổ của Bè lũ 4 tên, các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc dường như đã dần dần đặt cùng một chương trình không chỉ phủ đầy Tây Tạng những người Trung Quốc nhập cư mà còn thậm chí trả tiền". Nhà văn ủng hộ Lạt Ma John Avedon viết: "Các chính sách hiện hành bắt đầu vào tháng 1-1983, cho đến tháng 9, Bắc Kinh xem xét báo cáo kêu gọi di cư rộng rãi đến Tây Tạng, tuổi tác và nhà ở được đảm bảo để khuyến khích, thưởng thêm 8 và 20 năm cho mọi di cư. Xét lại hàng đầu Đặng Tiểu Bình tuyên bố rằng Tây Tạng cần người Hán di cư vì" dân số khu vực chỉ khoảng 2 triệu là không đủ để phát triển nguồn lực của mình". Biển quảng cáo ở một số thành phố phía đông Trung Quốc ghi "di cư đến Tây Tạng".

Cuộc di cư này đã không đụng chạm đến vùng nông thôn của cao nguyên Tây Tạng, nhưng nó đã thay đổi tính chất của hầu hết các thành phố biến vùng ngoại ô Tây Tạng thành xa lạ trên chính mảnh đất của họ Bây giờ có một Holiday Inn ở Tibet xây dựng bởi những kẻ xét lại để chứa khách du lịch phương Tây đam mê với thần bí của người Tây Tạng.

Dòng người Hán vào các thành phố Tây Tạng và sự xuất hiện của nhiều người Hán như một tầng lớp giàu có cùng các quan chức và thương nhân đã tạo ra rất nhiều sự oán giận trong người Tibet tạo ra sự nổi lên của cuộc đấu tranh và một loạt các cuộc bạo loạn kể từ năm 1987.

*****

"Nếu cánh hữu dựng sân khấu đảo chính chống Cộng sản ở Trung Quốc, tôi chắc chắn họ sẽ biết không có hòa bình cho cả 2 và quy tắc của họ có lẽ sẽ sống ngắn ngủi nhất, bởi vì nó sẽ không được dung thứ bởi những người cách mạng, đại diện cho lợi ích của những người chiếm hơn 90% dân số". Mao Trạch Đông

Beall và Goldstein kể một câu chuyện khác về sức đề kháng mang tính cách mạng trong đồng cỏ xa xôi ở Tây Tạng. Một đêm nọ một người du mục đến lều của họ. Ông đã từng là nhà hoạt động hàng đầu của chủ nghĩa Mao trong cuộc cách mạng văn hóa. Và ông muốn các vị khách nước ngoài mang một tin nhắn cho ông đến trung tâm cách mạng mà ông nghĩ vẫn có thể tồn tại trong thủ đô Lhasa.

Nhà cách mạng thì thầm, "Anh phải nói với Lhasa những gì đang xảy ra ở đây". Khi Goldstein hỏi ông ta những điều ông nói có nghĩa là gì, người đàn ông lặp đi lặp lại chính mình, "Anh phải biết những gì đang xảy ra ở đây!" Sau nhiều thúc giục, cuối cùng ông nói: "Anh bạn biết đấy, các kẻ thù giai cấp! Chúng đang nổi lên một lần nữa".

Đối kháng như thế với việc khôi phục chủ nghĩa tư bản là đủ dai dẳng và nhiều người ở Pala tin rằng cuộc cách mạng có thể xuất hiện lại một lần nữa từ trong nhân dân.


Bộ mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma - P12

Quan sát từ Lều chăn bò của Pala


Hai chuyên gia Tây Tạng nổi tiếng, giáo sư Melvyn C. Goldstein và Cynthia M. Beall, cung cấp các quan sát trực tiếp có giá trị về cuộc sống hiện tại của các dân tộc du mục Tây Tạng trong cuốn sách của họ năm 1990, Du cư tây Tâ Tạng. Goldstein và Beall trải qua 16 tháng sinh sống ở Pala giữa các năm 1986 và năm 1988, một khu lều trại vô cùng xa xôi của người chăn gia súc Tây Tạng có 300 con bò. Nghiên cứu này không mô tả công việc trồng trọt ở Tây Tạng, lĩnh vực mà cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao bén rễ sâu xa nhất, và các tác giả thông cảm sâu sắc với chế độ phong kiến ​​Tây Tạng cũ. Tuy nhiên, nó rất hữu ích khi Beall và Goldstein, bất chấp sự thù địch của họ với cách mạng, đã minh chứng sự trở lại của áp bức ở nông thôn xa xôi Tây Tạng và các dấu hiệu của cuộc đấu tranh giai cấp tiếp tục ở cộng đồng Tây Tạng. 

Goldstein và Beall viết rằng ngay cả ở Pala xa xăm, những người du mục đã có một lịch sử tham gia vào cuộc đấu tranh giai cấp của Tây Tạng. Năm 1959, những người chăn nuôi tiến hành một cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Bo Argon, một kẻ ở địa phương ủng hộ Đạt Lai Lạt Ma, bởi vì những người du mục không muốn tham gia cuộc nổi dậy phản cách mạng đã được tổ chức diễn ra ở Lhasa. Goldstein và Beall cũng ghi như thế nào mà đại đa số dân du mục Pala, mong muốn đấu tranh chống lại chính quyền địa phương, tham gia cùng Gyenlo, một trong hai nhóm Hồng vệ binh chính của Tây Tạng trong thời gian Cách mạng Văn hóa Vô sản. Các cuộc cách mạng văn hóa khuấy động cuộc đấu tranh phức tạp, ngay cả những người chăn nuôi của khu vực xa xôi nhất này.

Goldstein và Beall sau đó đưa tư liệu cuộc đảo chính năm 1976 đại diện cho một "sự thay đổi của bầu trời" cơ bản cho Tây Tạng như thế nào: "Sự kết thúc của cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đúng vào năm 1976 và sự tàn phá của “Bè lũ 4 tên" đã đưa một nhóm mới các nhà lãnh đạo lên nắm quyền trong ĐCS TQ, họ có quan điểm làm thay đổi số phận của những người du mục Pala. Giữ một triết lý kinh tế và văn hóa hoàn toàn khác với Mao và Bè lũ 4 tên, họ coi “Cách mạng Văn hóa" như một thảm họa đối với Trung Quốc và chấm dứt các hợp tác xã, áp dụng một hệ thống kinh tế nông thôn nhiều định hướng thị trường hơn được gọi là hệ thống “có trách nhiệm” . Trách nhiệm sản xuất được chuyển từ hợp tác xã đến các hộ gia đình."

Cuộc đảo chính đã đặt một chính phủ xét lại lên khu vực này, Lagyab Lhojang là tên của một chủ đất phong kiến ​​cũ từng sở hữu tất cả người và động vật ở đây. "Tác động mạnh của những thay đổi này đến Pala vào năm 1981. Qua một đêm, tất cả các thú nuôi của hợp tác xã được chia đều giữa các thành viên của họ. Mỗi dân du mục dù một tuần tuổi, thanh thiếu niên, người lớn, người già cùng được chia 37 gia súc: 5 con bò, 25 con cừu, và 7 con dê. Mỗi hộ gia đình lấy lại trách nhiệm hoàn toàn với vật nuôi của mình, quản lý theo kế hoạch và quyết định của mình. Đồng cỏ được phân bổ đồng thời cho các nhóm nhỏ từ ba đến sáu hộ gia đình sống trong các ngôi nhà-lều và cơ bản là giống nhau".

Giàu, nghèo, lương lao động và suy dinh dưỡng quay trở lại


Tuy nhiên, phân chia của cải chỉ là bước đầu tiên hướng tới khôi phục lại hệ thống giàu nghèo ở nông thôn Tây Tạng. Goldstein và Beall đưa ra ví dụ từ đồng cỏ: "Một hậu quả nổi bật khác của chính sách cải cách hậu 1981 của Trung Quốc là nhanh chóng và mở rộng mức độ khác biệt về kinh tế và xã hội đã xuất hiện trở lại ở Pala. Mặc dù tất cả dân du mục Pala trong xã hội cũ là thần dân (bị bóc lột) của Ban Thiền Lạt Ma, sự khác biệt giai cấp khủng khiếp tồn tại giữa lớp người. Gia đình giàu có đàn gia súc lớn sống trong sang trọng bên cạnh tầng lớp lao động nghèo không có gia súc, người du mục nghèo, công chức và người ăn xin. Áp dụng hợp tác xã năm 1970 đã loại bỏ những bất bình đẳng vì tất cả sở hữu tư nhân phương tiện sản xuất kết thúc vào thời điểm này. Việc giải thể hợp tác xã năm 1981 vẫn duy trì sự bình đẳng thô ráp vì tất cả những người du mục ở Pala nhận được một số lượng tương đương gia súc. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm sau đó, một số đàn gia súc đã tăng lên trong khi những người khác đã giảm mạnh. Một lần nữa có cả người du mục rất giàu và rất nghèo. Một hộ gia đình thực sự không có vật nuôi nào cả.

"Trong khi không có hộ gia đình nào có ít hơn 37 con gia súc mỗi người năm 1981, 38%  có ít hơn 30 con vào năm 1988. Vào cuối cùng tăng cao liên tục, tỷ lệ hộ gia đình Pala có hơn 50 gia súc mỗi người tăng từ 12% vào năm 1981 đến 25% năm 1988. 10% các hộ gia đình có hơn 90 gia súc mỗi người so với 0 vào năm 1981. Là kết quả của quá trình khác biệt kinh tế này, 16% giàu hơn vào năm 1988 sở hữu 33% các loài gia súc trong 33% nghèo hơn chỉ có 17% gia súc. Bảy năm qua hệ thống  “có trách nhiệm” của gia đình dựa trên hộ gia đình đã dẫn đến một sự tập trung ngày càng tăng sô gia súc trong tay một số ít hộ gia đình giàu có mói, và sự xuất hiện một lần nữa của một tầng lớp các hộ gia đình nghèo không có hoặc có rất ít gia súc. Những người nghèo mới này sinh sống bằng cách làm việc cho những người du mục giàu, vài trong số họ bây giờ, như trong xã hội cũ, thường xuyên thuê chăn thả, vắt sữa, và làm đầy tớ trong khoảng thời gian dài”.

Trong chủ nghĩa Mao, giai đoạn xã hội chủ nghĩa, thặng dư xã hội ở nông thôn Tây Tạng hướng vào phục vụ nhân dân và hỗ trợ cuộc cách mạng: kinh phí cho công trình công cộng, trường học và các tổ chức văn hóa, và các lực lượng vũ trang cách mạng. Như Bob Avakian giải thích trong cuốn sách của mình, “Cộng sản giả chết, Cộng sản thật trường tồn!” (Phony Communism Is Dead, Long Live Real Communism!): điều này phản ánh đường lối và thực hành của các nhà cách mạng trong TQ, những ai nhằm mục đích tạo ra "sự giàu có công cộng" càng ngày càng được sự chia sẻ của toàn bộ quần chúng nhân dân.

Giờ, tuy nhiên, thặng dư đó được tiêu thụ bởi các quan chức cũng như một số người bóc lột giàu có mới, tạo ra sự bùng nổ trong mua sắm xa xỉ, trong khi quần chúng chịu đựng suy dinh dưỡng một lần nữa.

Goldstein và Beall viết rằng "giàu có mới", trên thực tế, là cùng "kẻ thù giai cấp", những kẻ đã bóc lột các láng giềng của họ trong xã hội cũ. Đây không phải là tình cờ. Các "cải cách" xét lại được thiết kế để khôi phục lại hệ thống bóc lột giai cấp ở nông thôn và thả trói cho kẻ thù giai cấp cũ để hỗ trợ chính phủ mới. Một số tiền lớn đã được trao bởi chính phủ xét lại mới cho kẻ thù giai cấp cũ để giúp chúng khôi phục lại đặc quyền trước đây của chúng. Goldstein và Beall viết là một trong những kẻ bóc lột cũ ở Pala nhận được hàng ngàn đô la của Trung Quốc, "một tài sản nhỏ ở Tây Tạng, nơi, bằng cách so sánh, mức lương 1 năm của một giảng viên đại học ở Lhasa là khoảng 2.500 đến 3.000".

Phản cách mạng ở đây không phải là khôi phục trật tự phong kiến ​​cũ. Các quý tộc cũ và tu viện đã không được phục hồi ở trên cùng của cấu trúc tầng lớp mới này. Tài sản ngày càng tập trung ở một tầng lớp nông dân giàu có, trong khi lợi nhuận thường tích tụ vào nhà nước tư bản hoạt động như nguồn vốn lái buôn trong chính quyền địa phương và cấp huyện. Sản xuất ở Tây Tạng hoàn toàn bị định dạng để phục vụ nhu cầu của tầng lớp tư bản quan liêu lớn hơn mà giờ đang cai trị toàn bộ Trung Quốc.


Kết quả đảo ngược này có thể được nhìn thấy trong các thành phố. Khách hành hương giàu có đã trở về Lhasa, và người ăn xin nghèo đói cũng đã xuất hiện trở lại. Nhà báo Ludmilla Tuting viết thấy rằng nông dân Tây Tạng đến đến Lhasa để bán con của họ - điều phổ biến dưới sự cai trị của giới Lạt Ma cũ, mà đã biến mất sau cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao. Tuting nói thêm rằng trong khi người nghèo bị đói, 55 ngàn tấn thịt bò Tây Tạng hiện đang được xuất khẩu từ Tây Tạng đến Hồng Kông mỗi năm.

Bộ mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma - P11

Điểm xoay cay đắng: Cuộc đảo chính xét lại năm 1976


Các cuộc đấu tranh giai cấp phức tạp của Cách mạng Văn hóa Vô sản đã diễn ra và suy tàn 1966-1976. Lúc cao trào của cuộc đấu tranh quần chúng, đổi mới quét qua khắp các khu vực. Khi những người cách mạng bị buộc phải rút lui, lực lượng xét lại xô đẩy lật đổ những thay đổi mang tính cách mạng.

Tháng 10 năm 1976, lực lượng cách mạng chịu một thất bại quyết định. Hai tuần sau cái chết của Mao Trạch Đông, lực lượng quân đội trung thành với xét lại bắt các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa Mao quan trọng ở Bắc Kinh gồm cả Giang Thanh và Trương Xuân Kiều. Đó là một cuộc đảo chính xét lại. Qua nhiều năm chuyển đổi, chủ nghĩa tư bản ngày càng nhiều công khai đối với người dân Trung Quốc. Nhà xét lại tinh quái Đặng Tiểu Bình nổi lên như một lãnh đạo quốc gia của giai cấp cầm quyền nhà nước tư bản chủ nghĩa mới.

Sự thất bại lịch sử đã được cảm nhận sâu sắc ở Tây Tạng. Nhiều chi tiết của cuộc phản cách mạng ở Tây Tạng đến nay vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên, điều này là rất rõ ràng: giai cấp tư sản, những kẻ vẫn còn giữ nhiều vị trí chủ chốt ở Tây Tạng, đưa chương trình của họ vào với đầy đủ hiệu lực.

Ngày nay, quần chúng nông dân Tây Tạng đang bị đàn áp và bóc lột bởi lớp nhà giàu mới liên minh chặt chẽ với các công chức nhà nước. Các xét lại đang thực hiện chính sách Hán sô-vanh tràn ngập trung tâm Tây Tạng, đặc biệt là các thành phố, với sự di dân người Hán. Quân đội chính phủ và cảnh sát bắn hạ người biểu tình. Tài nguyên Tây Tạng bị khai thác vô tư  phục vụ thần tài lợi nhuận tư bản chủ nghĩa. (Xem, "Revisionist Clear-Cutting" http://www.revcom.us/a/firstvol/tibet/ecol4.htm)

Các chính sách này không có gì để làm ở chủ nghĩa Mao. Họ có tất cả mọi thứ để làm với sự phục hồi chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc với sự hỗ trợ đầy đủ từ đế quốc Mỹ.

Thanh lọc cách mạng Mao ở Tây Tạng


Khi "bầu trời thay đổi" trong cách mạng Trung Quốc, những kẻ cai trị xét lại mới tập trung vào việc củng cố quyền lực của họ. Họ có hai nhu cầu trước mắt ở Tây Tạng: Thứ nhất, lật đổ và phá vỡ các lực lượng cách mạng rộng lớn được đào tạo và tổ chức theo đường lối Mao. Và thứ hai, cởi trói tất cả các lực lượng phản cách mạng có sẵn dưới sự lãnh đạo của họ.

Có một cuộc thanh trừng rộng lớn các nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mao từ đảng đến chính phủ. Dường như là nhiều người đã bị giết hoặc bỏ tù. Nhà sử học A. Tom Grunfeld có tài liệu cho rằng số lượng các nhà cộng sản Tây Tạng đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa Vô sản vĩ đại (CMVS) và sau đó giảm mạnh sau năm 1976: Chỉ tính riêng trong năm 1973, trong CMVS, báo chí Trung Quốc đưa tin tuyển dụng 11.000 thành viên Tây Tạng mới vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đoàn Thanh niên Cộng sản. Một năm sau cuộc đảo chính, ĐCS TQ báo cáo chỉ có 4.000 đảng viên Tây Tạng. Một thập kỷ sau, Đảng Cộng sản đã được báo cáo có 40.000 thành viên ở Tây Tạng mà không mô tả bao nhiêu là người Tây Tạng và bao nhiêu là người Hán di cư. Điều này cho thấy toàn bộ thế hệ cách mạng trẻ Tây Tạng, chủ yếu là từ tầng lớp nghèo, bị bứng ra khỏi quyền lực. Vào năm 1979 lớp lãnh đạo đảng mới được củng cố bởi rất nhiều các nhân vật xét lại, những kẻ đã mất uy tín trong suốt thời kỳ cách mạng.

Các xét lại giang vòng tay của họ cho các lực lượng Tây Tạng, những ai có thể giúp họ đánh bại các nhà cách mạng, gồm cả những tàn tích của tầng lớp phong kiến-Lạt Ma đã chết cứng. Bắt đầu từ năm 1977, các xét lại ban hành tuyên bố chung khôi phục lại "quyền" phong tục phong kiến ​​và lên tiếng mạnh mẽ  buộc tội cách mạng và tước quyền sở hữu của tất cả các loại áp bức và kẻ thù giai cấp là "bất công". Họ hứa hẹn sẽ tạo ra sự thịnh vượng lớn bằng cách phân phối lại tài sản tập thể.

Tháng 4 năm 1977, ngay sau cuộc đảo chính, Ngawang Jigme Ngabo nói rằng chính phủ xét lại mới "sẽ chào đón sự trở lại của Đạt Lai Lạt Ma và những người theo ông ra trốn sang Ấn Độ". Ngabo là một ​​quý tộc phong kiến Tây Tạng đã thoát khỏi Tây Tạng trong cuộc Cách mạng Văn hóa và sau đó quat về và trở nên nổi bật. Kêu gọi công khai này là sau khi các cuộc đàm phán bí mật, mà Đặng Tiểu Bình đã liên lạc với anh trai của Đạt Lai Lạt Ma, Gyalo Thondup, để thảo luận về sự trở lại có thể có của các thành phần quan trọng giai cấp thống trị phong kiến ​​cũ, trong đó có Đạt Lai Lạt Ma.

Vào 25 tháng 2 năm 1978, Ban Thiền Lạt Ma, một trong những kẻ bóc lột vĩ đại nhất của Tây Tạng cũ và một đức "Phật tái thế" được thả tù và được giao cho vị trí cao trong chính phủ. 34 nhân vật người Tây Tạng nổi tiếng được CIA hậu thuẫn trong cuộc nổi dậy năm 1959 đã được thả khỏi nhà tù. Từ năm 1977 trở đi, các quan chức Mỹ bắt đầu thực hiện các chuyến thăm thường xuyên đến khu vực.

Phục hồi những kẻ bóc lột cũ và mới tạo ra tạo tiền đề cho một cuộc phản cách mạng sâu rộng trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống của người Tây Tạng.

Bạo loạn Tây Tạng ngày nay có nguồn gốc sâu xa từ đây.


Cái gọi là cải cách ở nông thôn Tây Tạng


Có vô số làng mạc và các khu định cư, du canh du cư nằm rải rác, cách xa nhau, trên cao nguyên hoang vu rộng lớn ở Tây Tạng. Các cuộc đấu tranh và những thay đổi đã phần lớn bị phớt lờ bởi những kẻ Lạt Ma lưu vong và media phương Tây, tuy nhiên nơi đây là trái tim của Tây Tạng, nơi phần lớn người dân sinh sống. Sau khi xét lại củng cố toàn bộ quyền lực nhà nước cho chính mình, họ nhanh chóng quay lại đảo ngược cuộc cách mạng ở nông thôn của Tây Tạng.

Các lãnh đạo chủ nghĩa xét lại mới bãi bỏ nông trại tập thể xã hội chủ nghĩa theo các giai đoạn. Đầu tiên, vào năm 1980 họ bãi bỏ hợp tác xã nhân dân và bãi bỏ mọi chỉ đạo tập trung hóa, các đội sản xuất địa phương (đến 20, 30 hộ gia đình). Chẳng mấy chốc họ bãi bỏ hoàn toàn đội sản xuất.

Phản động thường xuyên miêu tả điều này như là "trao cho người nông dân nhiều quyền hơn trong cuộc sống của họ". Nhưng, theo cách sâu xa nhất, điều này đã phá vỡ tổ chức nông dân thành các đơn vị gia đình bị cô lập. Nó bỏ lại quần chúng bất lực một lần nữa trước mặt các lực lượng thị trường tư bản chủ nghĩa và bỏ lại cuộc đấu tranh chống kẻ thù giai cấp đã được khuyến khích của họ. Tinh thần đoàn kết đã được công bố là một vấn đề của quá khứ và các gia đình muốn có thể một lần nữa làm giàu bằng cách khai thác hàng xóm nghèo của họ.

Lực lượng phản động làm ra vẻ việc bãi bỏ canh tác tập thể là mong muốn phổ biến trong nông dân Tây Tạng. Những tuyên bố này mâu thuẫn với thông tin có được.

Có khám phá rằng, ví dụ, xét lại bãi bỏ thuế nông thôn Tây Tạng trong mười năm, cùng lúc họ tiến hành "cải cách" phản cách mạng. Họ hy vọng rằng hối lộ "giảm thuế" sẽ vô hiệu hóa phần ít có ý thức trong số các nông dân.

Một số nông dân có thể hoan nghênh phân chia tài sản tập thể, nam giới trong mỗi nhóm gia đình ôm lấy thứ quyền ngay lập tức này và hứa hẹn rằng kẻ thù giai cấp có thể lấy lại sự giàu có cũ và đặc quyền của họ. Đồng thời, Cách mạng Văn hóa đã phát tán khắp các vùng nông thôn với các lớp học của các nhà hoạt động nông nô giác ngộ, và chắc chắn cuộc đấu tranh một lần nữa lại phục hồi.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...