Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến tranh Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Ai đã xuyên tạc trắng trợn sự thật về bức ảnh "Em bé Napalm"?

Theo như hẹn gặp, tác giả của bài viết trên Sputnik "Ai đã ném bom xuống ngôi làng của em bé napalm?" đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo SOHA.VN về vụ việc này. Đó là ông Alexei Syunnerberg.

http://soha.vn/quoc-te/vu-xuyen-tac-ve-em-be-napalm-phi-cong-bac-viet-o-dau-ra-20150314103955149.htm

Vì nội dung quan trọng, xin được đăng lại ở đây.



Cuộc phỏng vấn với tác giả bài viết trên báo Nga tố cáo trang Ukraine Today xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”.

Ai đã xuyên tạc trắng trợn sự thật về bức ảnh "Em bé Napalm"?

LTS: Trang Sputnik News Việt ngữ ngày 8/3/2015 vừa qua đã đăng tải bài viết của nhà báo Alexei Syunnerberg với tựa đề “Ai ném bom xuống ngôi làng của ‘em bé napalm’”?

Trong bài viết này, tác giả cho biết trang web “Ukraine Today” của Ukraine hôm 5/3 đã đăng một bài báo có những thông tin xuyên tạc trắng trợn, đổ lỗi cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong sự kiện xảy ra ở Trảng Bàng, Tây Ninh 44 năm về trước.

Để tìm hiểu về sự việc gây phẫn nộ mạnh mẽ này, thông qua một đồng nghiệp hiện đang ở Moscow, chúng tôi đã tìm cách liên hệ được với nhà báo Alexei Syunnerberg.

Theo hẹn trước, 16h ngày 13/3, chúng tôi nối được điện thoại với ông Syunnerberg, người từng hơn 20 năm giữ chức Trưởng Ban Việt ngữ Đài Tiếng nói nước Nga, hiện là phóng viên của Hãng tin Sputnik.

Cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Nga. Như đã hứa với bạn đọc, sau đây là các thông tin mới nhất chúng tôi nhận được từ nhà báo Alexei Syunnerberg.

Nhà báo Alexei Syunnerberg

PV: Xin chào Alexei Sergeevich , độc giả Việt Nam sau khi đọc được bài báo của ông trên Sputnik, muốn được biết thông tin quanh bài viết “xuyên tạc sự thật” của Ukraine Today...

Alexei Syunnerberg (A.S): Vâng, tôi hiểu. Sự thể thế này: Bài của Ukraine Today tôi đọc được hôm 5/3 và sau đó đã viết bài báo mà các bạn đã đọc được trên trang của chúng tôi.

Khi đọc, tôi đã chụp màn hình bài báo đó của Ukraine Today, bài báo bằng tiếng Nga, đề thời gian là 13h57 phút ngày Thứ Năm 5/3/2015. Bản chụp đó tôi vẫn còn giữ, có thể gửi cho anh.


Sau ngày 8/3, các anh đã hỏi tôi về đường dẫn đến bài báo đó, hôm thứ Ba (tức 10/3), khi tôi vào trang Ukraine Today để tìm đường dẫn cho anh thì không còn tìm thấy bài đó nữa...

Bức ảnh nhà báo Alexei Syunnerberg gửi cho chúng tôi và khẳng định rằng đó là ảnh chụp bài viết mà trang Ukraine Today đăng tải ngày 5/3 (chúng tôi không tìm thấy bài viết này trên trang của Ukraine Today. Theo giải thích của ông Alexei Syunnerberg, bài viết đã bị gỡ)

PV: Tức là nó đã bị gỡ bỏ...

A.S: Vâng, nó đã bị gỡ khỏi trang. Tôi muốn nói anh đôi chút thông tin quanh bài báo này. Trước thềm kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng phát xít, đang có một làn sóng tuyên truyền sai sự thật từ phương Tây.
Các thông tin đăng trên Ukraine Today không chỉ đưa các thông tin sai trái về Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, mà còn về những gì liên quan đến Liên Xô, về vai trò của Liên Xô đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Trong bài báo cụ thể này, đã viết là công tác tuyên truyền của Liên Xô là giả dối, không công bằng khi nói quân Mỹ là tội phạm, không công bằng khi nói về tính nhân đạo của những người cộng sản Việt Nam.
Tôi xin đọc lại cho anh đoạn mở đầu của bài báo đó:

Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía tây bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa quân đội của Bắc Việt và Nam Việt Nam.

Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, rời làng và chạy về phía quân chính phủ. Phi công máy bay Việt Nam nhầm tưởng dân làng là lính đối phương đã ném xuống họ mấy quả bom napalm”.

PV (ngắt lời): Nhưng, nhưng...

A.S: Vâng, anh hãy chú ý: Bài báo viết “phi công máy bay Việt Nam”, không nói rõ là miền Bắc hay miền Nam Việt Nam.

Vấn đề là ở chỗ những ai hiểu biết về chiến tranh Việt Nam thì họ hiểu rằng vào thời điểm đó, ngay gần Sài Gòn không thể có máy bay của miền Bắc Việt Nam.

Nhưng những ai không hiểu biết, đặc biệt là lớp trẻ, khi mà sự kiện đó đã xảy ra trên 40 năm, họ không thể biết được điều đó.

Tôi đã đưa bài báo này cho các bạn trẻ quen biết, rồi bạn bè của con tôi, ở tầm độ tuổi 20, 30, 35...

Tôi yêu cầu các bạn ấy đọc bài báo này và trả lời câu hỏi: Đó là máy bay của ai, từ thông tin của bài báo này, hãy nói đó là máy bay của Bắc Việt Nam hay Nam Việt Nam?

Tất cả họ đều nói: Tất nhiên đó là máy bay của Quân đội nhân dân Việt Nam.

PV: Tức là họ hiểu nhầm đó là máy bay của miền Bắc Việt Nam...?

A.S: Đúng, họ nghĩ là máy bay của miền Bắc Việt Nam. Anh biết đấy, các thông tin của bài báo không nói thẳng ra, đó là máy bay của Sài Gòn, hay máy bay của Hà Nội, chỉ viết là “phi công máy bay Việt Nam”.
Nhưng nếu tính đến sự định hướng của bài báo, tính đến tinh thần chống Liên Xô thể hiện trong đó, những ai không phải là chuyên gia, không biết lịch sử đều có thể hiểu nhầm rằng: đó chính là máy bay của Bắc Việt Nam.

Chắc anh cũng biết trong (nghệ thuật) tuyên truyền rất phổ biến phương pháp gây cảm giác, ấn tượng, không nói ra rõ ràng, bởi đó là sự dối trá trơ trẽn, nhưng để cho người ta có cảm giác đó chính là sự thật.
Trong trường hợp này, việc gây ấn tượng đã thành công. Tôi đã hỏi 8 người Nga trẻ, và tất cả họ đều trả lời (sau khi đọc bài báo) là bài báo đang nói về máy bay Bắc Việt Nam...

PV: Thưa ông, tôi đã đọc bài báo của Ukraine Today, nó đã được đăng trên site này từ 7 năm trước...

A.S: Hoàn toàn đúng như vậy, đúng là như vậy. Nó có nguồn từ trang gulag, một trang web...

PV: Vâng, tôi có đọc qua trang gulag này rồi. Ở đó có các bài báo phủ nhận cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, viết xuyên tạc về Lá cờ Chiến thắng...

A.S: Hoàn toàn đúng như vậy. Anh đã biết về những chủ đề mà trang gulag đang đề cập. Thế mà hôm nay, vào ngày 5/3/2015, sau 7 năm, trên site Ukraine Today lại đăng lại bài báo này.

PV: Tôi muốn hỏi tại sao ông lại biết đến bài báo của Ukraine Today? Ông tình cờ đọc được nó, hay có ai mách cho ông biết?

A.S: Tôi có thể nói ngay với anh rằng tôi tình cờ đọc được bài báo này. Hàng ngày tôi đều vào mạng Internet, tìm xem có những sự kiện gì thú vị, những bình luận, quan điểm nào hay...và tình cờ vào trang Ukraine Today.

Trước đây, tôi chưa  bao giờ vào trang đó.

PV: Vậy, ngay sau khi đọc xong bài báo đó, ông liền viết ngay bài báo “Ai xuyên tạc sự thật về bức ảnh “Em bé napalm”?

A.S: Không. Đầu tiên là tôi chụp lại màn hình, sau đó in ra nhiều bản, cho các bạn bè xem. Sau khi biết được ý kiến của họ, tôi mới bắt tay vào viết.

PV: Là tác giả của bài báo phê phán Ukraine Today, ông có muốn nói gì với các độc giả Việt Nam?

A.S:Tôi muốn nói với các bạn đọc rằng ở nước Nga hiện còn rất nhiều người vẫn nhớ đến lòng anh dũng tuyệt vời mà dân tộc Việt Nam đã thể hiện trong cuộc kháng chiến cứu nước, biết đến sự giúp đỡ của Liên Xô với Việt Nam trong cuộc đấu tranh của các bạn.

Trong cuộc chiến này, dân tộc Việt Nam đã trở thành người chiến thắng.

Tất nhiên là sự giúp đỡ của Liên Xô cũng có vai trò nhất định, nhưng lòng dũng cảm, chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam mới là quan trọng nhất. Đó là một bài học lớn của Việt Nam trong thế kỷ XX, mà cho đến nay vẫn cần phải nghiên cứu.

Nước Nga cũng không quên tình hữu nghị anh em giữa hai nước chúng ta.

Sau một khoảng thời gian trầm lắng của thập niên 90, quan hệ hai nước đã nồng ấm trở lại. Tổng thống Putin, rồi Tổng thống Medvedev, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Việt Nam đã sang thăm lẫn nhau.

Hai nước đang hợp tác rất hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như nhiệt điện, điện nguyên tử, dầu khí... Không thể không vui mừng vì những điều đó.

Ở nước Nga có hàng chục nghìn người Việt Nam đang sinh sống làm ăn, tham gia vào các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật...của Nga. Tại Đài Sputnik cũng có 2 chuyên gia Việt Nam làm việc, giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.

Quan hệ hữu nghị của chúng ta là rất nồng ấm. Không chỉ tôi chuyên về Việt Nam, con trai tôi cũng đã trở thành nhà Việt Nam học, là PGS.PTS và hiện đang giảng dạy các môn học liên quan đến Việt Nam trong trường Đại học tổng hợp.

PV: Xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!


Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sự việc này và chuyển đến độc giả các thông tin mới nhất.

Bài đăng trước:
Ukraina Today xuyên tạc trắng trợn sự kiện lịch sử Việt Nam 

Ukraina Today xuyên tạc trắng trợn sự kiện lịch sử Việt Nam

Tờ báo Ukraina Today có bài viết về sự kiện Trảng Bàng 1972, họ bịa đặt ngược 180 độ sự kiện lịch sử biết rõ. Ngạc nhiên hơn, nó được để trong tiểu mục: “Chiến tranh Nga chống Ukraina | Chiếm đóng Crimea…”

Đầu đề bài viết: “Брехня ТАСС про Вьетнам” có nghĩa là “Bịa đặt của TASS về Việt Nam”;

Có lẽ Ukraina Today muốn “phản bác” hãng truyền thông TASS về sự kiện dội bom napalm vào Kim Phúc - Trảng Bàng!?

Bài của họ có đoạn:
8 июня 1972 года у деревни Чанг-Банг к северо-западу от Сайгона шел бой между отрядами армии Северного Вьетнама и южновьетнамцами. Несколько мирных жителей, спасаясь от северовьетнамцев, покинула деревню и направлялась к позициям правительственных войск. Пилот вьетнамского самолета по ошибке принял жителей деревни за солдат противника и сбросил на них несколько бомб с напалмом.

Dịch là:
Ngày 8 tháng 6, 1972 tại làng Trảng Bàng phía bắc Sài Gòn xảy ra trận đánh giữa đội quân của Bắc Việt và Nam Việt Nam. Một số thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt, bỏ làng mạc và chạy về phía quân chính phủ (Nam VN). Phi công máy bay Việt Nam đã nhầm lẫn tưởng dân làng là binh lính đối phương đã ném vào họ vài quả bom napalm.
--------------------


Bức ảnh nổi tiếng chụp Kim Phúc của tác giả người Việt Nick Út làm việc cho hãng tin Associated Press đã gây chấn động thế giới hồi đó, nó góp phần làm bùng lên làn sóng phản đối chiến tranh trên khắp thế giới. Rõ ràng, nó là 1 bằng chứng tội ác của Mỹ ngụy, và dân làng, trẻ em gặp nạn đã phải bỏ chạy. Thậm chí khi đến tay TT Mỹ Nixon, ông ta còn nghi ngờ nó bị giả mạo, và cũng không hề là “thường dân chạy thoát khỏi quân Bắc Việt” như Ukraina Today viết, họ chạy thoát khỏi bom ném xuống làng, ném vào nhà họ. Mỹ ngụy đã ném bom napalm thẳng vào làng, nơi họ nghi ngờ có lực lượng miền Bắc ẩn nấp.



Ảnh của Nick Ut-AP



Bài viết của Ukraina Today nói Liên Xô đã sử dụng tấm ảnh này để tuyên truyền phản đối chiến tranh ủng hộ Việt Nam. Và “Ô! Khi chúng ta bị tẩy não về binh lính Mỹ “gớm ghiếc” và những người cộng sản đáng thương.  Ôi, trái tim chúng ta và bàn tay nắm chặt đã bị đốt cháy bởi những phẫn nộ như thế!”

Và tờ báo cáo buộc rằng TASS đã bỏ qua sự thật khác, không bao giờ đăng những bức ảnh khác, ví như bức ảnh tiếp theo rằng đoàn làm phim, các phóng viên và binh lính Mỹ đã cố gắng sơ cứu và đưa em bé gặp nạn vào bệnh viện!
Đó là bức ảnh dưới. Tất nhiên tác giả Huỳnh Công Út còn nhiều ảnh nữa xung quanh sự kiện này.

Ảnh của Nick Ut-AP

Phải chăng Ukraina Today định bào chữa cho 1 tội ác, phủ nhận 1 sự kiện lịch sử bằng “hành động nhân đạo” của quân đội Mỹ!
Chúng ta khẳng định, dù binh lính Mỹ có cứu chữa cho nạn nhân, dù có bất cứ bức ảnh nào khác cũng không thể bào chữa không thể phủ nhận tội ác Mỹ ngụy!

Đến đây thì chúng ta hiểu, theo Ukraina Today, Sự kiện Trảng Bàng 1972 - không phải là 1 trận càn hay hủy diệt ngôi làng gây ra bởi binh lính Mỹ ngụy, và do đó sự ám chỉ “Phi công máy bay Việt Nam đã nhầm lẫn” ở bên trên, hoàn toàn có thể hiểu không phải là phi công Mỹ, mà có thể là phi công Miền Bắc!

Cũng không tình cờ mà Ukraina Today tung ra bài viết trên vào lúc này, lúc xung đột Ukraina đang rất căng thẳng với liên tiếp cáo buộc Nga xâm lược, liên tiếp xuất hiện các thông tin bóp méo lịch sử và sắp tới là nhiều sự kiện lớn: 70 năm chiến thắng Phát xít, 40 năm chiến thắng Mỹ ngụy, giải phóng Miền Nam thống nhất Đất nước. 


Đáp lại xuyên tạc của Ukraina Today, tờ sputniknews đã đăng bài viết phản đối mạnh mẽ: Ai némbom xuống ngôi làng của “em bé napalm”?

Chúng ta, những người Việt Nam đã phải trải qua những cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa tàn bạo - vô nhân tính, phản đối mọi xuyên tạc lịch sử của bất cứ thế lực nào!



7 nguyên nhân Mỹ thất bại ở Việt Nam

Ngày 15-1-1973 quân đội Mỹ và các đồng minh chấm dứt hoạt động chiến tranh ở Việt Nam. Hòa bình đạt được là do kết quả đàm phán kéo dài nhiều năm ở Paris mà qua đó các bên tham gia đã đạt được thỏa thuận. Ngày 27-1-1973, Hiệp định hòa bình được ký kết, kể từ khi trực tiếp can thiệp vào VN năm 1965, quân đội Mỹ đã rút quân sau khi để lại tổn thất 58 nghìn sinh mạng.
Cho đến tận ngày nay, người Mỹ và đặc biệt là các nhà sử học Mỹ vẫn còn đang tranh cãi mơ hồ lẫn lộn trước câu hỏi: “Tại sao người Mỹ lại thất bại cuộc chiến tranh này trong khi họ không hề thua một trận đánh nào?”

Sau đây là tổng hợp của tác giả Nga Nikolay Grishchenko về một số ý kiến và quan điểm đáng chú ý nhất về nguyên nhân thất bại của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam:

1. Địa ngục rừng xanh. Binh lính và sĩ quan Mỹ được gọi vào chiến tranh Việt Nam. Dù có sức mạnh lấn át nhưng họ không được chuẩn bị để chiến thắng trước các lực lượng du kích (năm 1968 Mỹ có 540 nghìn binh lính ở VN). Ngay cả thảm bom 6,7 triệu tấn mà máy bay Mỹ đã trút xuống VN, cũng không thể “đưa VN trở về thời kỳ đồ đá”. Do đó, mất mát và thiệt hại của quân đội Mỹ và đồng minh liên tục tăng lên. Sau các năm chinh chiến, người Mỹ đã thiệt mạng 58 nghìn binh lính, bị mất tích 2300 người và trên 150 nghìn người bị thương. Đó là còn chưa kể đến binh lính đánh thuê, thí dụ như người Puerto-Rica hay Nam Hàn tham gia trong quân đội Mỹ không được thống kê vào danh sách thiệt hại. Bất chấp một số hoạt động riêng lẻ thành công, TT Richard Nixon hiểu ra không thể nào giành được chiến thắng cuối cùng.



2. Sự mất tinh thần của binh lính Mỹ. Đào ngũ trong chiến tranh VN là hiện tượng phổ biến. Đủ để nói là tay đấm bốc hạng nặng Mỹ nổi tiếng Cassius Clay trên đỉnh cao sự nghiệp đã chuyển đạo Hồi và đổi tên thành Muhammad Ali để không phải đi lính. Vì việc này, anh ta bị tước hết tất cả các danh hiệu và bị cấm hành nghề hơn 3 năm. Sau chiến tranh, vào năm 1974, TT Gerald Ford đã tha bổng cho tất cả những người lẩn trốn và đào ngũ. Hơn 27 nghìn người được xá tội. Năm 1977, TT Jimmy Carter tha bổng cho những người đã trốn khỏi nước Mỹ để không bị bắt lính.

3. "Chúng tôi biết bom đạn, tên lửa của các ông sẽ cạn kiệt trước tinh thần chiến đấu của người lính chúng tôi," – cựu VC Cao Bảy nói với nhà sử học Mỹ, cựu binh chiến tranh Indochina David Hackforth. Ông nói thêm: "Đúng là, chúng tôi yếu hơn về vật chất, nhưng tinh thần chiến đấu của chúng tôi mạnh hơn các ông. Chiến tranh của chúng tôi là chính nghĩa, còn các ông thì không. Binh lính các ông biết điều đó, cũng như nhân dân Mỹ biết điều đó." Quan điểm này được nhà sử học Philip Davidson chia sẻ, ông viết: "Trải qua suốt cuộc chiến tranh, nước Mỹ suy nghĩ rất ít về hậu quả tâm lý, kinh tế, chính trị của các hành động quân sự của họ. Không ai quan tâm đến thiệt mạng của thường dân, đến những phá hoại không cần thiết, và đúng là cả 2 và những điều khác đã gây ra những hiệu ứng chính trị tiêu cực." 

4. Chiến tranh nhân dân. Phần lớn người VN đứng về phía du kích. Họ cung cấp cho du kích lương thực, tin tức tình hình, giúp tuyển quân và nhân công. Nghiên cứu của David Hekvort trích dẫn câu nói của Mao Trạch Đông: "dân là nước, quân là cá. Không có nước cá sẽ chết". Còn nhà sử học Mỹ Philipp Davidson viết: "Chiến lược chiến tranh cách mạng - giải phóng của họ có yếu tố đoàn kết và chất kết dính CS ngay từ đầu. Không có chiến lược này, chiến thắng của CNCS là không thể. Chiến tranh VN cần được nhìn nhận qua lăng kính chiến lược chiến tranh nhân dân, đó không phải là vấn đề sức mạnh con người hay kỹ thuật, những điều như thế không liên quan đến vấn đề.”


5. Chuyên nghiệp chống nghiệp dư. Binh lính và sĩ quan VN được chuẩn bị tốt hơn người Mỹ cho cuộc chiến tranh rừng rậm cũng như cho cuộc chiến tranh giải phóng Indochina kể từ WW-II. Đầu tiên là phát xít Nhật, rồi người Pháp, rồi người Mỹ là kẻ thù của họ. David Hekvort nhớ lại: "Ở M.H. tôi đã gặp đại tá L. L. và D. V. M (quân đội VN). Họ phục vụ gần 15 năm làm chỉ huy tiểu đoàn. – Trung bình chỉ huy tiểu đoàn hay sư đoàn Mỹ chỉ phục vụ ở VN 6 tháng. Ông L. và M. có thể so sánh với huấn luyện viên của đội bóng đá chuyên nghiệp chơi mọi mùa cho đến trận chung kết siêu giải, trong khi chỉ huy Mỹ là ông thầy giáo má hồng được đặt vào vị trí của huấn luyện viên chuyên nghiệp hy sinh vì danh vọng. Để trở thành tướng, “cầu thủ” của chúng ta phải liều mạng, làm chỉ huy tiểu đoàn ở VN trong vòng 6 tháng, và Mỹ đã thất bại".



6. Chống chiến tranh và tâm trạng xã hội Mỹ. Nước Mỹ bị rúng động bởi hàng trăm ngàn người biểu tình chống chiến tranh VN. Phong trào mới hippie xuất hiện trong giới trẻ phản đối chiến tranh. Đỉnh cao của phong trào đã trở thành cái gọi là "Cuộc diễu hành đến Nhà Trắng" vào tháng 10-1967, ở Washington tụ tập đến 100 nghìn thanh niên phản đối chiến tranh, và cũng như các cuộc phản đối trong khi họp đảng Dân chủ ở Chicago tháng 8-1968. Chỉ cần nhớ là để phản đối chiến tranh, John Lennon đã viết bài hát “Hãy làm thế giới thay đổi - Give to the World Chance". Nạn nghiện ma túy, tự tử, bỏ trốn tràn lan trong binh lính. Cựu chiến binh bị ám ảnh “Hội chứng Việt Nam” bởi thế mà hàng ngàn người đã tự tử. Trong tình cảnh như thế tiếp tục chiến tranh là vô nghĩa.





7. Sự giúp đỡ của Trung Quốc và Liên Xô. Trong khi nếu như các đồng chí Trung Quốc cung cấp sự trợ giúp kinh tế quan trọng và nhân lực, thì Liên Xô cung cấp cho VN hầu hết vũ khí của họ. Tính toán sơ bộ, giúp đỡ của Liên Xô khoảng 8-15 tỷ USD trong khi chi tiêu tài chính của Mỹ vào chiến tranh, theo cách tính hiện nay đã vượt quá 1000 tỷ USD. Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi chuyên gia đến VN. Từ tháng 7-1965 đến cuối năm 1974 là 6,5 nghìn sĩ quan và hơn 4,5 nghìn quân nhân tham gia vào các hoạt động, đào tạo huấn luyện hơn 10 nghìn người.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...