Hiển thị các bài đăng có nhãn mộng EU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mộng EU. Hiển thị tất cả bài đăng

Lithuania: Mộng EU đã hết rồi!

Lithuania vừa kỷ niệm ngày độc lập – thứ họ có được ngắn ngủi 25 năm kể từ 1918 khi đế chế Nga tan vỡ và 1 lần nữa vào năm 1990 khi đế chế Liên Xô tan vỡ. Bầu không khí Russophobia đang đ cao trào khiến ngày độc lập có vẻ nhiều ý nghĩa.

Nhưng Lithuania chẳng có gì nhiều “độc lập” để mà kỷ niệm lễ độc lập.

Nhà báo Lithuania, ông Rolandas Paulauskas - 1 trong những người từng ký vào bản “Sắc luật khôi phục độc lập 1990” tổng kết những kết quả ảm đạm của đời sống Lithuania dưới triều đại EU.


Ông Rolandas Paulauskas đã xét lại quan điểm của mình. Nhà cựu hoạt động Sayudis cho rằng sau 1990, là 1/4 thế kỷ “độc lập” bị giam cầm trong ảo giác mà chẳng có gì chung với hiện thực.

Tôi không giấu, mình hài lòng nghe hay đọc tiết lộ của những người xem xét lại quan điểm của họ. Ông Rolandas Paulauskas chưa hẳn đã thôi đau buồn về thời kỳ USSR. Nhưng đã từ lâu không còn nói về nó với những lời buộc tội, như người ta nhớ bởi những phát biểu của các thành viên cuồng dại Sayudis (phong trào cải cách Lithuania).


Bây giờ, ông nói không chỉ về quê hương mình nói chung, mà còn về ngôi nhà mới của mình – EU. Hy vọng, tiết lộ của nó giúp ai đó nhìn nhận văn minh phương tây 1 cách công bằng.


Về độc lập mà Lithuania kỳ vọng đã không xuất hiện


• Độc lập – không chỉ là lá cờ và quốc ca, mà còn là luật pháp, hệ thống tiền tệ và thu nhập thuế của mình. Nhưng luật pháp thì chúng tôi không thể phê chuẩn, bởi vì ưu tiên luật EU. Nguồn thuế chủ yếu bị điều khiển ở Brussels. Chúng tôi không thể thu thuế hải quan. Chỉ có mỗi lá cờ và quốc ca.

• Thị trường liên minh rơi xuống hố, vì thế sản xuất Lithuania cũng xuống hố theo. Cũng như thế xảy ra, ví dụ, ở Moldova cũng như các cựu XHCN như Bulgaria và Romania.


• Lithuania như 1 dân tộc đang biến mất. Cùng 1 xu hướng như thế là Estonia và Latvia. Latvia (ngoại trừ tp. Riga) trống rỗng như thế chiến tranh đi qua. Tại sao cuộc sống của giới trẻ lại phải chịu đựng khi có thể ra đi khỏi quê quán? Thế hệ của chúng tôi chẳng có gì để có thể kể cho chúng.


Về EU


• Ai đang lãnh đạo chúng tôi? Dân chúng không bầu chủ tịch EU – ông ta được bổ nhiệm. Cũng như Ủy ban EU. Nghị viện EU cũng không chủ động làm luật. Có nghĩa là, EU bị cai trị không có dân chủ.


• EU cần cho người Mỹ, bởi vì ở châu Âu cần là 1 người, để họ có thể gọi và ra lệnh.


• Nếu như EU muốn tồn tại như một chủ thể địa chính trị, nó cần phải giải tán tất cả 28 nước thành viên. Ngược lại EU sẽ biến mất.


• Ở USSR chúng ta biết rất ít về thế giới. Chúng ta tạo ra mường tượng về nó và kể nó – như 1 hòn đảo nguy nga tráng lệ nào đó. Nhiều người Lithuania cho đến nay vẫn tin vào câu chuyện cổ tích này. Và quả là để trở thành người phương tây, cần cả thế kỷ dài.


Về tư pháp vị thành niên


• Ở phương tây đã vài thập kỷ có sự hủy hoại quan hệ truyền thống – gia đình, cha mẹ và con cái, phụ nữ và trẻ em. Nhân dân chúng tôi không thể tin vào điều này, cho rằng điều này không chấp nhận được hay đi đến thái quá. Ở Lithuania – bê bối này tiếp diễn bê bối khác: tước đoạt trẻ em khỏi các gia đình làm ăn ở Na uy. Chính quyền không giúp họ, dân chúng lúc này vẫn không hiểu về tư pháp vị thành niên như 1 tai họa.

• Trẻ em trong hệ thống tư pháp vị thành niên có rất nhiều quyền, nhưng không có trách nhiệm. Cha mẹ - chỉ đơn giản là người cho chúng ăn. Một thế hệ lớn lên ở phương tây đang quen với việc không phải có trách nhiêm.

• Trong vườn trẻ người ta chủ tâm xóa bỏ khác biệt giới tính. Lithuania lần đầu đã phá vỡ mưu toan này, nhưng khó để chống lại, bởi vì chúng tôi không tài nào có thể miễn trừ khỏi ảo tưởng của mình – chúng tôi không tin đây là chuyện nghiêm trọng. Chương trình nhà trường trở thành thô sơ hơn, bởi vì không cần những con người hiểu biết phê phán.


• Tại sao họ làm điều này? Đó là để cho ra những con người dễ dàng bị lợi dụng, và để giảm bớt dân số.

• (Phóng viên người Armenia nói – câu chuyện của Rolandas Paulauskas làm mình ấn tượng). Cần phải nói về nó ở Armenia. Ở đây tư pháp vị thành niên dẫn đến nội chiến – con người, mà từ lúc trẻ em đã bị mưu toan tước đoạt đi, đơn giản là sẽ không trở về nhà.


Cảnh báo của Rolandas Paulauskas


• Ukraina đang hủy hoại đất nước mình bởi cùng 1 câu chuyện cổ tích xa rời hiện thực. Sau tất cả không ai muốn tiếp nhận họ vào EU. Tôi nói chuyện với họ - họ không tin tôi. Họ tin vào câu chuyện cổ tích.


• Ở Nga cũng khối người sống trong chuyện cổ tích phương tây.


• Một bộ phận bắt đầu nhìn thấy điều gì xảy ra. Thậm chí ở London, ở Đức và Pháp. Bắt đầu có quá trình to lớn muốn thoát ra khỏi trạng thái bị thôi miên này của họ. Hoặc quần chúng phản đối thức tỉnh, làm dừng sự mất trí này lại, hoặc chúng ta chờ đợi đến thời kỳ khốn đốn.

____________________


Không, Rolandas Paulauskas không thấy tiếc về những gì đã qua. Ông chỉ nói về ảo tưởng của dân chúng Xô Viết, cũng như nhiều người Nga, Ukraina, Armenia đương thời đang lao nhanh hay đang mơ mộng trở thành 1 phần của phương tây. Nhưng trong giọng ông, tôi nghe không chỉ là xét lại sự kiện đã qua 25 năm. Ông bỗng nhận ra mình là người của văn hóa khác, tinh thần khác, hơn là của láng giềng mình trong ngôi nhà chung EU.


Cũng rất lạ lùng, ông cho đến nay vẫn hiểu biết Nga và Armenia tốt hơn so với Pháp hay Na uy. Và vấn đề nhìn chung không phải là nhà cựu hoạt động Sayudis, mà thực sự là con người có tuổi, đã ngấm nếp sống với bầu sữa mẹ Xô Viết và không chắc thích nghi với cái mới. Chỉ đơn giản là "giá trị phương tây" tỏ ra không hoàn toàn là mục đích mà ông mong muốn. Họ không chấp nhận 1 phần – cũng bởi tất cả. Và không thể chấp nhận tất cả, bởi vì nhiều thứ trong chúng bây giờ đã trở nên rõ ràng là - chống lại bản chất của người Lithuania.


Hầu hết các cựu USSR đông Âu - Lithuania, Latvia và Estonia đã biến thành sân sau lạc hậu của EU, dân chúng bỏ chạy khỏi đó. Đây hoàn toàn không phải là bức tranh được vẽ ra trong mộng của các nhà yêu nước bản địa cuối thập kỷ 1990’x.




Tiêu chuẩn EU!?


Tham khảo:

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...