Hiển thị các bài đăng có nhãn cộng sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cộng sản. Hiển thị tất cả bài đăng

TẬP CẬN BÌNH TIÊU DIỆT “ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN”!

 

Hồ Cẩm Đào bị đuổi ra ngoài trong Đại hội CPC

Mang CS ra chế diễu là Putin đã đốt cháy cây cầu phía sau lưng. Cũng như Putin, ông Tập Cận Bình chủ trương nhà nước Tập quyền, củng cố quyền lực trung ương. Điều này không dung hòa với Tán quyền cộng sản. Loại bỏ giới “Đoàn Thanh niên Cộng sản” tân tự do cấp tiến cũng là Tập Cận Bình đã đốt cháy cây cầu phía sau lưng.

Cả hai đã đốt cháy cây cầu CNCS kết nối với phương Tây, CNCS là học thuyết của phương Tây, ra đời ở London. Không phải bây giờ CNCS mới bộc lộ sự thối tha băng hoại của nó, hay lộ ra bản năng cá nhân tham lam độc đoán của nó. Ngay từ khi ra đời nó đã như vậy, nó ra đời và bén rễ trong sắc dân nông thôn-bán thành thị bị đào thải trong xã hội công nghiệp hóa. Họ cùng đường, nổi loạn và mong muốn lật đổ nhà nước. Đã đủ lâu để CNCS mang gen di truyền phá hoại. Do đó, cứ mỗi lần tiêu diệt CNCS, đất nước lại phát triển. Điều này đã xảy ra dưới thời Stalin, Putin, Tập Cận Bình.

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc nổ ra, lan rộng ở các thành phố lớn, Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Urumqi (thủ phủ của Tân Cương). Đó là sự quẫy đạp của phe phái cũ, phe “Đoàn Thanh niên Cộng sản” TQ thân Mỹ trong ĐCSTQ. Từ sự kiện bất ngờ trong Đại hội XX, Hồ Cẩm Đào (nắm quyền 2002-2012) bị dẫn giải ra ngoài trong phiên họp là đánh bại nhóm thân phương Tây trong các cơ cấu quyền lực của CHND Trung Hoa, nhưng các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" còn có một con át chủ bài - khủng bố xã hội.

Phát triển nhanh chóng để lại tình trạng bất ổn ở Trung Quốc kể từ năm 1989. Lần cuối cùng có các cuộc biểu tình chống Nhật Bản là vào năm 2012 về một vấn đề khá nhỏ liên quan đến tranh chấp các hòn đảo giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sau đó, nó được chuyển sang một mối đe dọa từ bên ngoài, và vào năm 2022 - hoàn toàn là chính sách đối nội của nhà nước.

Có một lý do và nó khá hợp lý, chính sách Co-vi của ông Tập là “khủng bố nhân dân”, không có sự tương tự trên thế giới về thời lượng và quy mô. Chưa từng có ai bị đối xử khắc nghiệt như ở Trung Quốc. Chính sách không khoan nhượng đối với Co-vi đang tiến triển và bây giờ vấp phải phản ứng.

Nhóm quyền lực "Đoàn Thanh niên Cộng sản" mang tư tưởng tự do cấp tiến thân Mỹ

Komsomol là một từ bị lãng quên ở Nga nhưng ở TQ vẫn có ý nghĩa rất lớn. Các nhân vật đi lên từ bệ phóng Đoàn viên không chỉ chiếm các vị trí lãnh đạo nhà nước cao nhất, mà còn tạo thành một mạng lưới quyền lực bao trùm gần như toàn bộ TQ. Nhóm này gồm những ai, hệ tư tưởng của họ là gì - và ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa "Đoàn Thanh niên Cộng sản" và "hoàng thân"?

Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý Nguyên Triều, Lãnh đạo Chính phủ Lý Khắc Cường, Trưởng ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn, Chánh án Tòa án Tối cao Chu Khương, các lãnh đạo các Ủy ban khu vực, bao gồm các khu vực phát triển nhanh nhất của đất nước như: Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Đông - tất cả giới lãnh đạo hàng đầu này, cũng như hàng chục lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố - đã bắt đầu sự nghiệp của họ từ Đoàn thanh niên Cộng sản. Họ thăng tiến sự nghiệp của mình phần lớn là do cựu TBT-cựu CTN Hồ Cẩm Đào, người nắm quyền cao nhất ở TQ các năm 2002 đến 2012. Tất cả đều có chung quá khứ bệ phóng Đoàn Thanh niên, hình thành phe nhóm thượng tầng độc nhất trong ĐCSTQ. Kể từ khi ông Tập Cận Bình củng cố quyền lãnh đạo và phát động "đả hổ diệt ruồi”, ở mức ý thức hệ, đã có cuộc đối đầu tư tưởng đường lối dù ít được công khai. Đó cũng là cuộc đối đầu giữa phe "hoàng thân" của ông Tập – với những Đoàn viên đã thăng tiến, tự coi mình là tự do cấp tiến, thân Mỹ và được quyền thừa kế làm nhà lãnh đạo hàng đầu của TQ.

Con đường qua Thiên An Môn

Đến đầu những năm 80, giới Cộng sản TQ đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng quyền lực rộng lớn: cải cách diễn ra ở một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa, đội ngũ Cận vệ Mao đã bộc lộ đen tối hoàn toàn bởi hành động của những kẻ ông ta đỡ đầu - băng đảng bốn người, bè lũ 4 tên do cô vợ lẽ Giang Thanh cầm đầu và hàng chục triệu HVB cuồng tín. Nhưng Đặng đã khá khéo phẫu thuật cắt bỏ khối u ác tính quá lớn này. Ông ta hiểu đốn hạ một cái cây cổ thụ, sẽ để lại khoảng trống cho cỏ dại, cây độc, giun sán khác sinh trưởng. TQ vẫn cần một cái tượng và những người cộng sản làm chỗ dựa niềm tin cho dân chúng, nhưng không liên quan đến "cực tả" của vợ lẽ Mao. Đó là chỗ để nhóm "Đoàn Thanh niên Cộng sản" kiểu Đặng chui ra và sau này trèo tít lên ngọn cây như đã thấy.

Tuy nhiên! Đấu trường Thiên An Môn sớm nổ ra, giới thanh niên trong các trường đại học của đất nước đã cố gắng chứng tỏ là lực lượng đáng gờm. Chúng tụ tập trên Quảng trường và trung tâm các thành phố đòi tự do, dân chủ.

Qui mô và tổ chức chứng tỏ có kẻ giật dây và không ai khác phải ở cấp rất cao, cao nhất là TBT Hồ Diệu Bang, cha đẻ của tổ chức “Đoàn Thanh niên Cộng sản”. Cuộc đấu Thiên An Môn và cuộc đấu trong đảng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, Đặng đã phải dùng đến quân đội để hành động - các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn và đã bị đàn áp, giải tán.

Kể từ đó, có một sự cân bằng nhất định giữa "hoàng thân đỏ" và "Đoàn Thanh niên Cộng sản" ở Trung Quốc. Nhưng Thiên An Môn đã để lại sự chia rẽ sâu sắc trong đảng, nó sâu đến mức là điều cấm kỵ để được nói tới ở Trung Quốc. Một minh chứng cho điều này, kể từ 1989, mọi vấn đề liên quan tới Hồ Diệu Bang đều bị kiểm duyệt. Ông ta như thể đã tàng hình biến mất, nhưng kể từ năm ngoái, nhân vật này đã xuất hiện trở lại, ai đó đã cho phép.

Sau Thiên An Môn, Hồ Diệu Bang mất hết các chức vụ, nhân sự trong Đoàn Thanh niên cũng bị thay thế hầu hết. Năm 1992, quyền lực ở TQ thuộc về "người Thượng Hải" Giang Trạch Dân, được cho là, với một số điều kiện ràng buộc nhất định từ Đặng Tiểu Bình, còn sau đó, 10 năm sau là Hồ Cẩm Đào.

Hệ tư tưởng định hướng trong tương lai thuộc về Quân đội hay Đoàn viên?

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là tổ chức nền tảng của nhà nước Trung Quốc hiện đại. Hồng quân TQ xuất hiện sớm hơn nhiều so với nhà nước. Đặng và cả Mao đều ít nhiều là những chỉ huy chiến trường, giới chức trưởng thành trong PLA đã cố gắng thiết lập một nhà nước TQ khả thi theo tầm nhìn xa về chính trị của họ. Trước cải cách thị trường, gần như toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc đã trong tình trạng quân sự hóa và phụ thuộc nhịp điệu duy nhất từ quân đội. Quân đội sau này vẫn là nguồn sức mạnh thực sự của chế độ, thậm chí gần như là khi nói về "đảng" cũng là nói về "quân đội".

Tuy nhiên, có một khái niệm khác nữa gọi là nhóm "hoàng thân" – mô tả không chỉ các nhân vật chính trị có di truyền, có ảnh hưởng, mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn hùng mạnh mới nổi của Trung Quốc, nhưng đồng thời, nền tảng chính của họ, của các tập đoàn cũng là từ nguồn gốc chính quân đội của họ, như mọi khi hay vào vào thời điểm quan trọng, quân đội sẽ đóng vai trò là người bảo đảm cho việc duy trì trật tự quyền lực. Do đó, các bước tiến tư tưởng của các “hoàng thân” để khôi phục truyền thống đế chế Trung Quốc hoặc nỗ lực tạo ra một hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc bành trướng đều có dấu vết quân đội. Khẩu hiệu mới "một đội quân có khả năng chiến thắng trong mọi cuộc xung đột" cũng là sự hồi sinh của truyền thống cách mạng quân sự thời Mao và Bành Đức Hoài, việc tổ chức các cựu chiến binh PLA, việc hình thành một "think tank" để ra quyết định từ họ là những đường hướng để bảo đảm quyền lực của "các hoàng thân-hồng quần”. Câu hỏi liệu Trung Quốc có tham gia vào một "cuộc chiến nhỏ nhưng chiến thắng" vì lợi ích của giới tinh hoa quân sự hay không vẫn nằm trong chương trình nghị sự.

"Đoàn Thanh niên Cộng sản" thu hút quyền lực và sự ủng hộ đông đảo từ dân chúng. Điều này làm cho Trung Quốc ngày càng giống với thời cổ đại, ví dụ, thời La Mã, nơi yêu nước và quân đoàn bảo vệ nhà nước bị cấm đoán bởi các tòa án phổ hiến. Thiên An Môn là nơi diễn tập sức mạnh của đám đông, sức mạnh của sắc nông dân-bán thành thị bất mãn với lòng mong muốn đổi mới và một bậc thang xã hội nhanh chóng.

Đô thị hóa - di cư và định cư hàng chục triệu nông dân trong ranh giới thành thị - là một trong những điều kiện chính để giới Đoàn Thanh niên mở rộng ảnh hưởng. Công cụ khác để mở rộng ảnh hưởng của giới Đoàn Thanh niên Cộng sản là dân nghèo. Đầu thế kỷ, có đến 300 triệu người nghèo đói ở TQ. Chính "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đã tỏ ra quan tâm chăm sóc và là cơ hội tuyên truyền CNCS và mị dân của họ.

Hệ tư tưởng của giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản", gọi một cách tương đối là cấp tiến, dân chủ cải cách, mang lại quyền tự do bình đẳng cho tất cả mọi người.

Nếu giới “hoàng thân” là một đẳng cấp khép kín của những ai được chọn – từ tướng lĩnh quân đội TQ, tuy nhiên gần đây, đã có sự thu nạp ngày càng nhiều giới trí thức, tinh hoa học thức, sinh viên có trình độ cao, thì "Đoàn Thanh niên Cộng sản" là ở tầng lớp thấp, số lượng đông từ dân bán thành thị với khoảng 200 triệu người di cư và nông dân, cũng có giới trí thức trong các thành viên. Nhưng họ là phe phái khác biệt, ảnh hưởng của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" trong quân đội là rất hạn chế - Thủ lĩnh Hồ Cẩm Đào cũng từng nỗ lực nắm quân đội, ông ta đã thay thế hàng ngũ lãnh đạo PLA ít lâu sau khi nắm quyền.

Cho dù nghe có vẻ kỳ lạ trong thời đại công nghệ chính trị, nhưng quyết định - con đường nào của Trung Quốc sẽ đi trong tương lai là tùy thuộc phe phái nào thắng thế. Nếu Trung Quốc chọn chiến lược pháo đài, áp dụng học thuyết đối đầu với Mỹ, với Nhật thì đó là xuất phát từ các “hoàng thân” và giới tinh hoa chính trị quân sự, còn nếu Trung Quốc đòi hỏi cơ hội bình đẳng, giá trị phương Tây phổ quát thì đó là phe phái "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đang trên ngựa. Vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này, thường là có sự hòa trộn của cả hai.

Cái nôi An Huy

"Xương sống" của phe nhóm "Đoàn Thanh niên Cộng sản", còn được gọi là "Tuanpai - 團派" đến từ tỉnh An Huy - nằm trong vành đai của khúc giữa dòng sông Dương Tử. Không có gì tình cờ khi An Huy lại là căn cứ địa của "Đoàn Thanh niên Cộng sản", và cốt lõi khu vực này là An Huy – quê của Hồ Cẩm Đào, Lý Khắc Cường và Uông Dương – một lãnh đạo chính trị, nhà cải cách tự do cấp tiến nhất trong ĐCSTQ.

Chắc chắn rất ít người biết, tình trạng bất ổn đầu tiên của sinh viên đã diễn ra ở đây, ở An Huy, sau đó phát triển thành các sự kiện Thiên An Môn.

Thủ lĩnh của “Đoàn Thanh niên Cộng sản” Hồ Diệu Bang, đến từ tỉnh Hồ Nam lân cận, và giới lãnh đạo từ bệ phóng Đoàn khác, ủy viên BCT tương lai như Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Thành, đến từ tỉnh Hồ Bắc. Do đó, có thể nói nòng cốt của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" là những người đến từ một cụm khu vực, mà Lý Khắc Cường đặt tên là "Vành đai sông Dương Tử". Nhân tiện, "Vành đai kinh tế" là một khái niệm khác được chỉ định bởi lãnh đạo của "các hoàng thân" Tập Cận Bình.

Các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" cũng phát triển một "sườn phía bắc" – là các tỉnh Thiểm Tây và Nội Mông - một thành viên của BCT xuất thân ở đây là Lưu Vân Sơn; ông này từng nhân vật số 5/7 trong giới lãnh đạo TQ. Thời nắm quyền Ban tuyên giáo, ông ta thả nổi báo chí truyền thông, cực tả thái quá theo hướng phương Tây hóa. Con trai Lưu Vân Sơn là Lưu Lạc Phi, một đại gia chứng khoán, từng được tạp chí Fortune xếp hạng 25 trong số các nhà giàu châu Á. Có tin tức Lưu Vân Sơn hiện lúc này đã bị bắt giữ.

Một cựu lãnh đạo Mặt trận Thống nhất (liên minh các đảng ở TQ) là Lệnh Kế Hoạch cũng đến từ khu vực này, còn Hồ Xuân Hoa từng làm việc ở đây trong một thời gian dài trước khi làm Bí thư tỉnh Quảng Đông.

Thành phần “trí thức” của giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đến từ Đại học Bắc Kinh - chính ở đó, là nơi đào tạo khối kinh tế của Lý Khắc Cường. Nhưng còn một nhóm Đoàn viên khác nữa từ Đại học Thanh Hoa do Hồ Khải Lập (Hu Qili) – cựu thủ lĩnh Đoàn, thành viên BCT. Trong sự kiện Thiên An Môn, Hồ Khải Lập công khai ủng hộ giới đoàn viên thanh niên biểu tình và bị trừng phạt, mất chức uv BCT nhưng vẫn làm Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Máy và Điện tử đến năm 1998.

Lý Tòng Quân, một thành viên thuộc giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" xuất thân An Huy - nắm quyền kiểm soát Tân Hoa Xã cho đến năm 2014. Người kế nhiệm là Thái Danh Chiếu đến từ tỉnh Sơn Đông.

Trò chơi rượu mới bình cũ

Không phải đến tận Đại hội XX mà sau hỗn loạn Hồng Kông 2017, ông Tập Cận Bình đã muốn thay máu chính trị và chuyển đổi hơn nữa cơ cấu nhà nước cho phù hợp tình hình mới. 2017 là năm bản lề, có cuộc bầu cử ở Hồng Kông mà giới thân Mỹ đặt nhiều hy vọng sẽ trở thành hình mẫu dân chủ cho TQ. Nhưng điều này đã không xảy ra, cũng năm 2017 có Đại hội XIX CPC, tại đó một thế hệ lãnh đạo mới được chỉ định và có kỳ vọng thăng tiến ở các nhà tư tưởng tự do cấp tiến, xuất thân "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Hồ Xuân Hoa - người là Bí thư Quảng Đông, tỉnh cận kề Hồng Kông, cái ổ bất ổn nhất của TQ. Phương Tây đã rất kỳ vọng Hồ Xuân Hoa kế nhiệm ông Tập Cận Bình. Có lẽ, ai đó đã mộng tưởng bất thành Hồ Xuân Hoa làm Tổng thống được bầu đầu tiên của đất nước này, một phiên bản Gorbachev của TQ.

Bất cứ nơi nào và ở mọi nơi

Sau Đại hội XIX, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đứng đầu các tỉnh và khu vực Hồ Nam, Giang Tô, Quảng Đông, Trùng Khánh, Quý Châu, An Huy, Thiểm Tây, Hà Bắc và Cát Lâm – không tình cờ, khi hầu hết các tỉnh này nằm trong "Vành đai Dương Tử", những tỉnh nằm ngoài biên giới của nó có lãnh đạo người bản địa đến từ cùng khu vực, ngoại trừ tỉnh Cát Lâm ở phía bắc là một người Mông Cổ. Đó là một sự giảm sút so với trước đó, năm 2013, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" nắm chức vụ Bí thư/Chủ tịch của 25/31 tỉnh thành Trung Quốc. Có thể nói, những năm này, "Đoàn Thanh niên Cộng sản" gần như kiểm soát hoàn toàn Trung Quốc. Trong số đó, các nhân vật nổi bật là Hồ Xuân Hoa – Bí thư Quảng Đông; Tôn Chính Tài – Bí thư Trùng Khánh và Chu Cường lãnh đạo Tòa án Tối cao Trung Quốc. Cả 3 đều vào Ủy ban thường vụ BCT sau Đại hội XIX.

Nội các Thủ tướng Lý Khắc Cường

Dưới thời thủ lĩnh "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Lý Khắc Cường làm thủ tướng, có 7 người đến từ Đoàn Thanh niên. Họ nắm Bộ Kiểm soát, Bộ Hành chính Dân sự, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên Đất đai, Bộ Nông nghiệp và Bộ Văn hóa. Riêng Ttg Lý Khắc Cường trực tiếp nắm 3 bộ. Trong Bộ Chính trị, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" có Lý Khắc Cường, Lưu Vân Sơn, Lý Nguyên Chương (phó Chủ tịch nước), Lưu Diên Đông (phó Ttg), Lưu Kỳ Bảo (trưởng Ban tuyên giáo) và Hồ Xuân Hoa (chủ tịch Quảng Đông).

Rắc rối của Tập Cận Bình

Với việc ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực ở Trung Quốc, một cuộc chiến chống tham nhũng chưa từng có đã được phát động, nó thường được nhắc đến với cái tên “đả hổ, diệt ruồi”. Tham vọng thăng tiến của các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đối với danh pháp đảng dường như đã được sử dụng để chống lại họ. Ngay từ đầu chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”, nhân vật Chu Vĩnh Khang – uv BCT, đã trở thành trung tâm của các mũi nhọn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là bề nổi. Trước đó, đã có sự giận dữ của các "hoàng thân" phải loại bỏ quyền lực của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Lưu Vân Sơn, uv BCT, lãnh đạo Ban tuyên giáo. Sau vụ bắt giữ Chu Vĩnh Khang, người ta nói rằng, không có lá bài miễn tử nào cho bất cứ ai ở Trung Quốc.

Đằng sau công cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình là cuộc chiến tư tưởng. Như đã đề cập ở trên, quyền lực của giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đến từ sự mộng mị xã hội công bằng, tốt đẹp của sắc dân bần cùng bán thành thị và nông thôn, đáng tiếc, lại là đông đảo rộng lớn – cũng không ngạc nhiên, Lưu Vân Sơn, một đồng sự thân cận của Hồ Cẩm Đào và cỗ máy tuyên truyền trở thành công cụ chính của nhóm này. Bây giờ, khi Lưu Vân Sơn bị bắt, ngày càng có ít ai nghi ngờ các cuộc "thanh trừng" là nhằm vào giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" trong khi họ đã cố gắng nắm giữ quyền trong suốt các thập kỷ qua. Vụ bê bối gần đây liên quan đến "Đoàn Thanh niên Cộng sản" là việc xuất bản một video cá nhân của người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng Bi Phúc Kiến bôi đen Mao Trạch Đông trong một khung cảnh riêng tư. Bi Phúc Kiến gắn liền với Đài truyền hình trung ương TQ và cũng đến từ Đoàn viên Thanh niên. Có rất nhiều cái tên Đoàn Thanh niên Cộng sản mang họ "Hu" – phát âm gần như là “Hổ” và có lẽ không tình cờ khi “Đả hổ, diệt ruồi” là chiến dịch của ông Tập nhằm vào họ. Đó là Hổ Cẩm Đào, Hổ Diệu Bang, Hổ Khái Lập, Hổ Xuân Hoa; còn TQ được Mỹ ca ngợi là con Hổ mới nổi ở châu Á.


Tiếp theo là gì?

Phía sau các “hoàng thân” của ông Tập Cận Bình là quân đội, còn đằng sau "Đoàn Thanh niên Cộng sản" – là tuyên truyền và ảnh hưởng trong giới quần chúng. Các “hoàng thân” đang cản lại xu hướng tự do hóa thân Mỹ ở TQ, họ cản trở vấn đề Hàn Quốc, coi Hồng Kông, Đài Loan là mảnh đất của TQ và coi Nhật Bản, Mỹ là đối thủ. Khi TQ mạnh lên, sự ủng hộ từ “hoàng thân” của ông Tập Cận Bình sẽ chỉ tăng lên, trong khi "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đang giảm tốc tăng trưởng, còn lượng các nhân vật liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng ngày càng lớn. Sự cân bằng đã mất đi khi các thành phần “hoàng thân” mới đi vào trong cơ cấu BCT. Điều này được khẳng định qua Đại hội XX gần đây, quyền lực của ông Tập Cận Bình và phe "hoàng thân" được củng cố, gần như tất cả các nhân vật cao cấp của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đã bị loại bỏ.

Không có đường lùi, các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" sẽ phải tiếp tục tấn công để duy trì quyền lực. Biểu tình chống phong tỏa Co-vi gần đây là cuộc tấn công phản đối của họ nhằm vào chính sách “Zero co-vi” của ông Tập Cận Bình, họ vẫn còn con bài: vận động dân chúng bất mãn biểu tình bạo loạn lật đổ nhà nước, khủng bố xã hội.

Cha đẻ các Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc là ai!?

Có một ông già trầm lặng thường ngồi một mình trên chiếc ghế dài trong công viên Regent ở London. Xung quanh ông ta, các diễn biến xảy ra: đấu tranh nữ quyền, quyền của giới chuyển giới, chống áp bức bất công, biểu tình đủ các kiểu, các màu sắc. Người đó chính là Trần Đại Tôn (陈岱孙), ông ta đã chọn London, cái nôi của CNCS để sinh sống những năm cuối đời.

Năm 1900, Trần Đại Tôn sinh ra ở Trung Hoa. Cậu trẻ sớm theo học tại trường Cao đẳng Anh-Trung, ngôi trường Helin Yinghua có các giáo viên người Anh và người Mỹ này được thành lập vào năm 1881 bởi một ngân hàng và đặt dưới sự giám hộ của người Mỹ.

Trần Đại Tôn sau đó tiếp tục được đào tạo tại vườn ươm tự do dân chủ Harvard. Năm 1926, Trần Đại Tôn trở về Trung Quốc và giảng dạy tại ĐH Thanh Hoa. Sau đó, Trần Đại Tôn làm Viện trưởng Viện Kinh tế và Tài chính Trung ương Bắc Kinh và là giáo sư tại ĐH Bắc Kinh trong rất nhiều năm.

Sự trống rỗng trong thuyết giáo Marx khiến CNCS không có gì để vận hành trong thực tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Không có gì để vận hành, không có gì để phát triển. Sự trống rống đó là chỗ để các học trò thân Mỹ của Trần Đại Tôn nổi lên.

Tại Đại hội CPSU cuối cùng của cuộc đời, năm 1952, Stalin nói rằng: “Tôi thấy cần loại bỏ một số yếu tố Chủ nghĩa Marx, gắn một cách giả tạo vào xã hội của chúng ta…”. Còn Putin nói, giáo lý CNCS là cóp nhặt, có thể đọc thấy ở bất cứ nhà thờ nào. Đúng, CNCS chỉ tốt đẹp trên giấy, thì có thể đọc trên giấy thứ tương tự trong Kinh thánh, nguyên bản, cổ truyền hơn. Còn trong thực tế, không thể ứng dụng, không thể vận hành ở bất cứ đâu. Làm thế nào để 3 thằng học việc nhân danh Chuyên chính vô sản đòi lãnh đạo ông thợ cả trong nhà máy?

Trần Đại Tôn để lại nhiều thế hệ học trò, trong đó có Lê Yên Ninh (Li Yining), người sinh cùng năm với George Soros và được coi là cha đẻ của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào năm 1990 cũng như khởi động công cuộc tư nhân hóa các công ty nhà nước TQ. Ba anh em nhà Lê Yên Ninh đều nắm giữ các vị trí quan trọng trong các trường Đại học về tài chính và kinh tế ở TQ.

Trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, Lê Yên Ninh đã gặp may khi chỉ bị đày về nông thôn, dọn cỏ vườn trong 6 năm. Nhưng dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông ta đã thăng tiến trở lại và là một trong những nhà lý luận chính về "tự do hóa và mở cửa hòa nhập". Vào những năm 1980, Lê Yên Ninh được coi là “hạt giống đỏ” như Gaidar và Chubais ở Liên Xô. Cũng giống như thế, đề xuất tư nhân hóa quy mô lớn các doanh nghiệp nhà nước của Lê Yên Ninh chỉ dành cho các tay chơi lớn. Giới đầu tư tài chính quốc tế đã đến Trung Quốc nhờ sự tự do hóa và mở cửa của Đặng.

Các học sinh học các trường đạo Tin lành Anh-Mỹ ở Trung Quốc năm xưa, đã quay trở lại để mua và họ đã kiếm được hàng nghìn tỷ đô la nhờ đúng cậu học trò cũ học trường này.

Cũng không ngạc nhiên, con nhang đệ tử Cộng sản của Lê Yên Ninh khá nhiều, ba nhân vật dưới này là tiêu biểu:

- Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc (2013-2023), ông này nói năm 2020 rằng, “Trung Quốc có 600 triệu người ăn xin”, dường như ông ta ám chỉ chính sách phát triển TQ của Tập Cận Bình là thất bại, trong khi ông Tập hứa hẹn sẽ xây dựng TQ thành một “Tiểu Khang”, một xã hội thịnh vượng vừa phải. Lý Khắc Cường đi lên từ Đoàn Thanh niên, là Bí thư Thứ nhất Đoàn các năm 1993-98.

- Lý Nguyên Triều, bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Thượng hải. Sau đó giữ chức Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa từ năm 2013 đến tháng 3 năm 2018. Thời kỳ đó, một phiên họp của Quốc vụ viện đã phê chuẩn việc mở rộng quyền hạn của Tập Cận Bình còn Lý Nguyên Triều xin nghỉ hưu. Giấc mộng kế vị Hồ Cẩm Đào của Lý Nguyên Triều sớm tan vỡ. Ông ta đau sót chứng kiến cảnh phe nhóm suy tàn, phe hoàng thân Tập Cận Bình lên ngôi.

- Lục Hạo năm 28 tuổi, anh ta đã là lãnh đạo của một nhà máy với 5.000 công nhân – chứng tỏ cũng là người có tài năng. Sau này, Lục Hạo làm Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh niên các năm 2008-13, rồi làm Chủ tịch tỉnh Hắc Long Giang ở tuổi trẻ nhất TQ cho chức vụ này. Khi đó, ông ta báo cáo: "Lương của những người thợ mỏ được trả liên tục". Biết được điều láo toét này, họ đi biểu tình phản đối và đòi lương. Lẽ ra, Lục Hạo đã bị sa thải, nhưng lại được phe nhóm che chắn và lên cao hơn, trở thành Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vào năm 2018 và phó Thị trưởng Bắc Kinh. Một thời, Lục Hạo được đánh giá là có tiềm năng làm "lãnh đạo thế hệ thứ 6" (aka TBT vào năm 2020). Nhưng sau đó, sự nghiệp chính trị của Lục Hạo đã đi xuống. Đến tháng 6 năm 2022, ông này chỉ còn giữ chức vụ vô thưởng vô phạt, trưởng một Trung tâm tư vấn nào đó.

Các tác phẩm mà Trần Đại Tôn để lại không nhiều, chủ yếu đề cập lĩnh vực kinh tế: "Lịch sử lý thuyết kinh tế", "Từ kinh tế học cổ điển đến Marx: Giới thiệu tóm tắt về sự phát triển của một số lý thuyết chính" (Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 1981).

Nhưng tất cả bây giờ chỉ là cát bụi. Trần Đại Tôn chết năm 1997, ông ta sống thọ, nhưng không đủ lâu để chứng kiến các học trò bị Tập Cận Bình hạ bệ, đặc biệt là không thấy được cảnh Hồ Cẩm Đào bị đuổi ra khỏi phòng họp ngay tại Đại hội đảng, không thấy được CNCS thân Mỹ của ông ta chết như thế nào.

Trần Đại Tôn, nhà kinh tế Marxist


 

Về Âm mưu Tukhachevsky theo V.I. Alksnis

Khi còn tại ngũ - Đại tá Viktor Imantovich Alksnis trên bục một đại hội;

Đã nhiều lần trong các bình luận cho các bài báo khác nhau, có chủ đề về Stalin đàn áp quân nhân, về "âm mưu quân sự" bị cáo buộc trong những năm 1930, v.v. Vì vậy, mà có thêm một bài viết này dựa trên những gì Viktor Imantovich Alksnis đã viết.

Vài lời về con người này - Victor Alksnis, nếu ai đó không biết – Một tiểu sử ngắn của Viktor Imantovich Alksnis.

Viktor Imantovich Alksnis sinh ngày 21/6/1950 tại thành phố Tashtagol, vùng Kemerovo, trong một gia đình Latvia gốc Nga lưu vong.

Năm 1973, ông tốt nghiệp Trường Quân sự cao cấp Riga theo tên ông nội của mình, Yakov Alksnis, với ngành kỹ sư điện tử quân sự, ông bắt đầu phục vụ trong một phi đội không quân ở Voronezh.

Năm 1974, ông gia nhập CPSU, năm 1977 ông được chuyển đến Riga.

Năm 1979-1992, ông giữ các chức vụ kỹ sư, kỹ sư cao cấp và kỹ sư-thanh tra cao cấp của Lực lượng Không quân thuộc Quân khu Baltic. 

Vào mùa xuân năm 1989, Viktor Alksnis được bầu làm đại biểu nhân dân Liên Xô. Vào tháng 10 năm 1989 ông trở thành một trong những người khởi xướng việc thành lập và trở thành phó điều phối nhóm Soyuz. Vào mùa thu năm 1990, ông đàm phán với TT Liên Xô Gorbachev và là người khởi xướng yêu cầu các bộ trưởng từ chức – Bộ nội vụ Bakatin và Ngoại giao Shevardnadze. 




V.I. Alksnis là Nghị sĩ Đuma Quốc gia LB Nga khóa 3 và 4, (2000-2003) và (2004-2007) còn nay là Đại tá về hưu.

Bây giờ vào vấn đề chính. Ông nội của Viktor là chỉ huy cấp 2 Yakov Ivanovich Alksnis (Jekabs Alksnis) - phó Chính ủy Không quân. Hay dễ hiểu hơn là một Chỉ huy Không quân của Hồng quân.

Yakov Alksnis là một trong các thành viên Đại diện Tư pháp đặc biệt, có mặt tại các phiên tòa xét xử nhóm lãnh đạo quân sự do Tukhachevsky cầm đầu và bắt đầu từ ngày 11 tháng 6 năm 1937. Dường như là trong phiên tòa, Yakov Alksnis là thành viên tích cực nhất của quá trình xét xử này và đã bằng mọi cách có thể để buộc tội các bị cáo và nhất quyết đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với họ.

Sau đó, chính ông cũng bị bắt - ngày 23 tháng 11 năm 1937, do trong quá trình điều tra (như công bố chính thức) đã áp dụng "các phương pháp gây ảnh hưởng vật lý" (nói cách khác là tra tấn), 2 ngày sau khi bị bắt, vào ngày 25 tháng 11 năm 1937, Alksnis đã ký vào lời khai rằng mình là điệp viên người Latvia, thành viên của tổ chức phản cách mạng "Tổ chức dân tộc chủ nghĩa Latvia trong Hồng quân". Kết quả là Yakov Alksnis bị bắn vào ngày 29 tháng 7 năm 1938.

Vào ngày 1 tháng 2 năm 1956, Yakov Alksnis được minh oan  vì "thiếu chứng cứ buộc tội".

Thông thường, khi đọc về thời kỳ đàn áp những năm 1930, thì có thể thấy mọi thứ diễn ra nhanh chóng - bắt giữ, điều tra, xét xử, hành quyết. Và sau đó 2 ngày mọi chuyện dường như được khám phá - bị cáo đã thú nhận mọi chuyện, nhưng không hiểu sao Yakov Alksnis lại bị giam thêm 8 tháng nữa...



Như chính Victor Alksnis đã viết về người ông Yakov: "... Người vợ của ông ấy (là bà tôi), bà Kristina Karlovna Mednis-Alksnis, với tư cách là thành viên trong gia đình của một kẻ phản bội Tổ quốc, đã phải trải qua 15 năm trong trại cải tạo và sống lưu vong. Cha tôi, Imant Yakovlevich, vào 10 tuổi không cha mẹ và cho đến năm 30 tuổi, ông ấy mang trong mình sự kỳ thị là "con của kẻ thù của nhân dân". và theo đó, tôi là một kẻ chống chủ nghĩa Stalin…”.

Thời Perestroika bắt đầu - Viktor Alksnis viết, ông chăm chỉ đọc tất cả các ấn phẩm của những năm đó, "... vạch trần tội ác của Stalin và những kẻ xung quanh ông ta...".

Năm 1989, khi Alksnis được bầu làm Đại biểu nhân dân Liên Xô, ông đã nói chuyện với Chủ tịch KGB của Liên Xô lúc đó là V.A. Kryuchkov với lời đề nghị cho ông tiếp cận với các tài liệu và tư liệu liên quan đến ông nội của mình, Yakov Alksnis.



Đặc biệt, ông yêu cầu được xem hồ sơ vụ án hình sự và các tài liệu phiên tòa xét xử Tukhachevsky, vì Yakov Alksnis là thành viên Đại diện Tư pháp đặc biệt, đã kết án Tukhachevsky và các lãnh đạo quân sự khác.

Victor Alksnis viết - "... Các tài liệu quá trình xét xử nhóm lãnh đạo quân sự do Tukhachevsky đứng đầu được tôi đặc biệt quan tâm, vì M. Tukhachevsky và Robert Eideman (chủ tịch Hội đồng TƯ Osoaviakhim Liên Xô), những người đã bị bắn bởi bản án của Đại diện Tư pháp đặc biệt, là các bạn thân của ông tôi. Và họ cũng có chút là bạn bè của Robert Eideman từ khi còn nhỏ. Còn tôi đã không thể hiểu nổi làm thế nào mà ông tôi lại có thể kết án tử hình bạn mình..."





Sau một thời gian, như Viktor Alksnis nhớ lại, ông được mời đến tòa nhà của KGB Lubyanka và hai tập giấy được đặt trước mặt ông. Đầu tiên là hồ sơ vụ án hình sự của ông nội, thứ hai là bản tốc ký ghi lại phiên tòa xét xử nhóm quân nhân do Tukhachevsky cầm đầu. Alksnis thậm chí còn được phép sao chép những trang cần thiết.

Trích dẫn Alksnis - "... Tôi ngay lập tức bị bất ngờ vì có rất ít tài liệu trong hồ sơ vụ án hình sự. Ông nội bị bắt vào ngày 23 tháng 11 năm 1937 và bị xử bắn vào ngày 29 tháng 7 năm 1938, tức là ông đã ở Lefortovo 8 tháng. Còn trong thời gian đó, chỉ có ba hoặc bốn biên bản thẩm vấn trong hồ sơ, hơn nữa, tất cả các biên bản này chẳng nói lên điều gì cả.

Ví dụ, một biên bản nhiều trang là về việc tổ chức sửa chữa thiết bị máy bay của Lực lượng Không quân. Hơn nữa, biên bản này rất chi tiết, đối với tôi, dường như câu trả lời cho các câu hỏi của điều tra viên chỉ đơn giản là được chép ra từ các tài liệu của lãnh đạo những năm đó về tổ chức sửa chữa máy bay.

Tôi ngạc nhiên là ba ngày sau khi bị bắt, ông tôi đã viết một bức thư viết tay gửi cho Dân ủy Bộ Nội vụ Yezhov về việc ông sẵn sàng làm chứng thẳng thắn về các hoạt động phản cách mạng của mình, nhưng lại không có dấu vết lời khai thẳng thắn này trong hồ sơ vụ án hình sự.

Xét theo các tài liệu của hồ sơ, cuộc thẩm vấn đầu tiên chỉ diễn ra vào tháng 1 năm 1938. Trong khi đó, xét theo các tài liệu minh oan năm 1956, cũng đính trong hồ sơ này, cụ ông nhiều lần bị triệu tập để thẩm vấn và bị “đánh đập” vì lời khai của mình. Nhưng những biên bản với lời khai "bị đánh đập" này ở đâu, tại sao chúng không có trong hồ sơ?...".

Tiếp theo, Viktor Alksnis làm quen với bản ghi tốc ký "phiên tòa Tukhachevsky" (tạm gọi là vậy), và nhận ra rằng không phải tất cả mọi thứ đều rõ ràng trong quá trình xét xử này, như họ đã viết khi đó, và đôi khi họ viết cả trong hiện tại.

Đầu tiên, ông Viktor Alksnis quan tâm đến vụ án này sau khi một số ấn phẩm viết rằng chỉ huy cấp 2 Yakov Alksnis đã rất tích cực tại phiên tòa, "dìm hàng" các bị cáo, yêu cầu mức án tử hình đối với họ, v.v. Như Alksnis đã viết - "... Còn theo bản tốc ký, mọi thứ hoàn toàn ngược lại. Trong toàn bộ quá trình xét xử, họ chỉ được hỏi tất cả hai hoặc ba câu hỏi...". Đây là về người ông của ông ấy.

Hơn nữa. Trước đó ông Viktor Alksnis đã tin rằng Tukhachevsky và các đồng sự chỉ đơn giản là bị ép buộc để phải tự nhận tội về mình. Họ bị vu khống. Và vì vậy họ không có bất cứ tội lỗi gì. Nhưng niềm tin này cuối cùng đã tiêu tan.

Điều kỳ lạ nhất, theo ghi nhận của ông sau khi làm quen với hồ sơ, đó là hành vi của các bị cáo. Báo chí Liên Xô những năm 1980 và 1990 viết rằng các bị cáo phủ nhận tất cả, không đồng ý với bất cứ điều gì.

Và trong bản tốc ký, ngược lại – thừa nhận đầy đủ. Có thể nói, chỉ riêng lời thú tội là không đủ - nó có thể đạt được bằng cách tra tấn.

Nhưng có một cái gì đó hoàn toàn khác ở đó, như Alksnis lưu ý - rất nhiều chi tiết, cuộc hỏi đáp dài, những lời buộc tội lẫn nhau, rất nhiều điều được làm rõ. Không thể đạo diễn điều này.

Như chính Alksnis viết - "... Sau khi xem qua bản ghi tốc ký, tôi có nhiều câu hỏi hơn là nhận được câu trả lời. Tôi có ấn tượng rằng âm mưu tồn tại trên thực tế. Điều rắc rối là nếu vào năm 1937, người ta tin rằng những kẻ bị kết án khi đó là "kẻ thù của nhân dân", thì sau 1985 tất cả đều trở nên vô tội. Và tôi nghĩ rằng đã có sự đối lập, kể cả với Stalin... Nhưng đây là những gì đã làm tôi cảnh giác: trong bản ghi tốc ký có những khoảnh khắc minh chứng cho sự thành thực của các tuyên bố, như thể có ai đó nói rằng phiên tòa là một cảnh tượng có tổ chức, rằng họ đã làm các việc đặc biệt với những bị cáo để đưa ra các bằng chứng cần thiết.

Hãy hình dung: quả là khi Tukhachevsky kể về cuộc gặp với tùy viên quân sự Đức tại một Dacha ngoại ô Moskva... Và ngay lúc đó Primakov đột ngột cắt ngang và nói: “Mikhail Nikolayevich, anh sai rồi. Cuộc gặp này không phải diễn ra trong căn phòng Dacha của anh, mà ở ngoài mái hiên". Theo như tôi hiểu, sẽ không thể sắp đặt mọi thứ cho Tukhachevsky nói về điều này để Primakov làm rõ ràng ra như vậy... Sẽ không thể sắp đặt xử án như nó được diễn đạt trong bản ghi tốc ký... Điểm chính để buộc tội những kẻ chủ mưu là gì? Tất cả mọi thứ đều ở đó: cả gián điệp, cả chuẩn bị một cuộc đảo chính quân sự, và phá hoại... Thực tế là sự liên hệ với quân đội Đức đang được thiết lập, đi đến cộng tác với chúng. Đó là về thực tế có một tổ chức, do Tukhachevsky đứng đầu và tham gia vào những việc tương tự. Đó là điểm chính trong quá trình xét xử...

... Hơn nữa, tất cả đều thừa nhận tội lỗi của mình trong lời nói cuối cùng của họ, rằng họ đã tham gia vào âm mưu (trong khi biết rằng vì điều này, họ sẽ bị bắn), không thể tưởng tượng được tất cả họ đều bị ép buộc phải tự thú và tuyên bố như vậy... Tôi không biết gì về bản chất của âm mưu. Nhưng thực tế là một âm mưu trong Hồng quân thực sự tồn tại, còn Tukhachevsky là một người tham gia vào nó, hôm nay tôi hoàn toàn bị thuyết phục... ".

Và sau đó Viktor viết rằng vụ án hình sự của ông nội đã được "làm sạch", ông tin rằng một số tài liệu rất quan trọng đã bị xóa bỏ khỏi đó, là những tài liệu đã bị tịch thu trong thời kỳ "làm tan băng” của Khrushchev mà ông nội của ông được minh oan trong đó.

Câu hỏi hợp lý là tại sao? Nếu lời khai là giả mạo khi bị đánh gục dưới sự tra tấn, thì tại sao lại xóa bỏ chúng đi? Ngược lại, chúng có giá trị để nói rằng: - Đây, hãy xem, những lời khai trong khi bị đánh đập! Đó là thứ giá trị đối với họ! Đó là một cây bồ đề! Là bằng chứng thuyết phục nhất để nói rằng, tất cả những điều này, tất cả các phiên tòa xét xử - đều là dối trá!

Nhưng lại không, các tài liệu đã không tồn tại... Khi chúng được "làm sạch", ai liên quan đến việc này thì không biết. Ông Alksnis chỉ cho là - dưới thời Khrushchev.

Và, thứ hai - theo ông Viktor, có một "âm mưu quân sự" trong Hồng quân, hay như người ta nói - "Âm mưu của Tukhachevsky", tất cả là như thế!


Rồi đến những năm 1990, Liên Xô sụp đổ... Người cha của Viktor Alksnis đã rất vất vả khi đất nước sụp đổ và ngày 17/7/1992, ông ấy qua đời ở tuổi 65 do một cơn đau tim.

Nhưng, như Alksnis nhớ, “... Một tháng trước, trong bữa trà tối tại Dacha với ông, bằng cách nào đó, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện thẳng thắn về những gì đang xảy ra, và đột nhiên cha tôi nói: “Nếu Stalin còn sống, ông ấy đã không cho phép cái đám cặn bã này". Tôi bàng hoàng! Cha tôi, một người chống Stalin hăng hái, căm thù Stalin đến từng thớ thịt, căm thù Stalin dữ dội, bỗng nhiên hiểu ra và tha thứ cho ông ấy...".

Và rồi càng thêm tò mò. Năm 2000, ông Alksnis được bầu vào Duma Quốc gia và một yêu cầu xin phép xem lại hồ sơ vụ án hình sự của ông mình được chuyển cho Giám đốc FSB của Nga lúc đó là ông N.P. Patrushev.





Alksnis nhớ lại - "... Năm 2003, tôi một lần nữa được mời đến Lubyanka, hay đúng hơn, đến Kuznetsky Most, phòng đọc của FSB, và họ đưa cho tôi hồ sơ vụ án quen thuộc. Tôi bắt đầu lật các trang, kiểm tra hồ sơ của năm 1990, và bỗng nhiên hết sức bất ngờ, phát hiện ra rằng nó bị thiếu một số tài liệu quan trọng, ví dụ, báo cáo tình báo NKVD đề ngày 1932 đã bị mất, trong đó, tùy viên quân sự Latvia đã nói trong một cuộc nói chuyện riêng với đặc vụ của chúng tôi rằng Bộ Tổng tham mưu Latvia có người của riêng mình trong số các chỉ huy Hồng quân. Trong số những cái tên khác cũng có tên của ông tôi.

Vào năm 1990, tôi đã rất nghi ngờ về bản báo cáo này, vì không chắc ông tôi có thể là đặc vụ của Bộ Tổng tham mưu Latvia, theo lời bà tôi, ông ấy là một Bolshevik cứng rắn. Nhưng thực tế về sự biến mất của tài liệu này và một số tài liệu khác cho phép tôi kết luận rằng việc “làm sạch” các kho lưu trữ vẫn tiếp tục cho đến nay. Câu hỏi đặt ra: tại sao?...".

Và thực sự là tại sao? Các kho lưu trữ đã bị "làm sạch" dưới thời Khrushchev, dưới thời Gorbachev. Tỏ ra là họ tiếp tục "tẩy rửa" dưới thời Yeltsin. Để làm gì? Nếu có tài liệu, chứng tỏ là, "chống lại Stalin" - tại sao lại xóa bỏ chúng? Ngược lại, nó phải được bảo tồn! Đây này, hãy nhìn xem – tất cả mọi thứ được xác nhận!

Theo Alksnis, nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ những sự kiện đó, nhưng các kho lưu trữ vẫn đóng cửa.

Lời của Alksnis - "... Thay vì các tài liệu lưu trữ, chúng tôi buộc phải đọc Solzhenitsyn và những lời gièm pha Stalin khác. Vậy điều gì ngăn cản chúng tôi mở kho lưu trữ? Điều gì ngăn cản chúng tôi xuất bản bản ghi tốc ký phiên tòa xét xử Tukhachevsky?... ". Ông kết luận - "... Vậy là có điều gì đó phải che giấu!...".

Cuối cùng, đoạn dưới này là từ cuộc phỏng vấn với Viktor Imantovich Alksnis vào năm 2019:

"... Tôi nghĩ, có sự thất bại rõ ràng của hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa Stalin, vốn đã được thực hiện đặc biệt tích cực trong 30 năm qua. Hàng tỷ đô la dồn vào hoạt động tuyên truyền chống chủ nghĩa Stalin này đã bay theo gió.... Tôi là người mà phần lớn cuộc đời là kẻ chống chủ nghĩa Stalin nhất. Ông tôi, người đứng đầu Lực lượng Không quân, chỉ huy cấp hai Yakov Alksnis bị bắn vào năm 1938, bà tôi, là thành viên trong gia đình của một kẻ phản bội quê hương, đã trải qua 15 năm trong trại cải tạo và lưu vong, cha tôi bị bỏ lại không cha mẹ khi 10 tuổi, bị đưa đến trại trẻ mồ côi, tôi gặp mẹ tôi chỉ 20 năm sau đó. Tôi được nuôi dưỡng bằng tuyên truyền chống Stalin trong gia đình tôi. Khi Gorbachev bắt đầu chính sách Glasnost, tôi đã đọc tất cả những tố giác này với sự phấn khích đến thế nào, tất cả mọi bài báo, những cuốn tiểu thuyết mới, và cứ như thế. Sau đó, dần dần, tôi bắt đầu nhận ra rằng có điều gì đó không đúng đắn....

Tôi hoàn toàn không theo chủ nghĩa Stalin và tôi không cố để bảo vệ ông ấy, nhưng tôi biết trong kho lưu trữ... thực sự có những tài liệu bác bỏ cách giải thích hiện tại về các sự kiện của thời Stalin.

... Tôi có thể nói rằng trong thời Yeltsin, các kho lưu trữ đã được dọn dẹp sạch sẽ, bởi vì vào năm 1990 tôi đã xem một trong những hồ sơ của ông tôi, và khi vào năm 2003, tôi truy cập lại vào hồ sơ của ông tôi, tôi đã không tìm thấy một số tài liệu trong đó. Ai cần xóa các tài liệu khỏi hồ sơ vào những năm 1990?...

Các kho lưu trữ không được mở không phải vì ai đó đang cố che giấu sự thật về tội ác của Stalin, mà vì tình hình lúc đó phức tạp hơn nhiều. Ngày nay, cố gắng đánh giá những con người và vấn đề của những năm xa cách đó là sai lầm.

Hôm nay tôi biết và tin chắc rằng có âm mưu của quân đội do Tukhachevsky đứng đầu, và thực sự là một cuộc đảo chính quân sự đang được chuẩn bị. Đúng vậy, việc loại bỏ Stalin và những người xung quanh ông ấy khỏi quyền lực đang được chuẩn bị...

... Vào những năm 1930, có sự chống đối... có những kẻ trải qua cuộc nội chiến mà không sợ phải đổ máu của chính mình hay của kẻ khác. Ở đó, tình hình thực sự là một cuộc tranh giành quyền lực, bao gồm cả phe đối lập mạnh mẽ nhất với Stalin, quyền lực thực sự có thể chuyển sang tay Trotsky. Vào những năm 1980, tôi đã nói chuyện với một cựu tay súng người Latvia còn sống sót, không chết, anh ta nói rằng vào những năm 1930, người Latvia, những người rất đông trong Hồng quân và trong NKVD, họ ủng hộ Trotsky, bởi vì Stalin nắm lấy khái niệm xây dựng CNXH ở một quốc gia duy nhất, từ bỏ cuộc cách mạng thế giới, còn người Latvia, những người cộng sản ở Liên Xô - họ muốn khôi phục quyền lực của Liên Xô ở Latvia, và Trotsky đã ủng hộ điều này...

... Nếu nhìn vào tầng lớp ưu tú của chủ nghĩa Stalin xuất hiện vào đầu chiến tranh, các Ủy viên nhân dân nổi tiếng của Stalin, những người mà so với các nhà quản lý hiệu quả ngày nay, tất nhiên, là những thiên tài sản xuất vào thời điểm đó, đã đảm bảo rằng vào năm 1943 chúng ta đã vượt qua kỹ thuật quân sự của Đức Quốc xã, mà có cả châu Âu đều làm việc cho Đức. Đây là thành tựu của Stalin.

Đúng, tôi còn xa mới nghĩ rằng mọi thứ đều ổn và tốt đẹp với ông ấy. Stalin có tội, trong số những điều khác, là thất bại 1941-42, khi chúng tôi bị tổn thất khủng khiếp, hàng triệu binh sĩ của chúng tôi bị bắt làm tù binh.

Đúng, chúng tôi đã không sẵn sàng, nhưng đó không phải là lỗi của Stalin, mà là sự bất hạnh của Stalin. Vài năm không đủ để ông thực hiện việc tái trang bị công nghiệp, hoàn thành công nghiệp hóa và chuẩn bị cho quân đội.

Nói chung, Stalin đóng một vai trò rất quan trọng. Không cần biết ngày nay họ có chửi rủa ông ấy như thế nào, nhưng ngày nay chúng ta đang sống trên cơ nghiệp của ông ấy. Chúng ta đã sống ngần ấy năm ở nước Nga thời hậu Xô Viết, ở nước Nga thời hậu Stalin, tất cả mọi thứ chúng ta có được đều nhờ Stalin và những người của ông ấy xây dựng nên nhờ các chính sách của ông ấy...".

Đây cũng là câu trả lời - Tại sao Viktor Imantovich Alksnis, một người được nuôi dưỡng chống chủ nghĩa Stalin hăng hái, nhưng sau khi tiếp cận các tài liệu và nghiên cứu chúng, ông ấy đã thay đổi quan điểm của mình.

Không, ông ấy không theo chủ nghĩa Stalin, ông ấy chỉ đơn giản tuyên bố rằng mọi thứ phức tạp hơn nhiều và chắc chắn có những dấu hiệu khác với những gì chúng ta đã được kể trong nhiều năm. Và đó là một âm mưu vũ trang, và còn là những lời than vãn: "Stalin đã tiêu diệt những tinh hoa của lực lượng vũ trang trước chiến tranh!" – nó không đáng một quả trứng thối.

Những kẻ âm mưu trong lịch sử của bất cứ quốc gia nào cũng luôn bị xử lý cứng rắn và nghiêm khắc.




KPRF đi về đâu!?

 Chuyện chính trường Nga, KPRF (đảng Cộng sản LB Nga) của ông Zyuganov có thể tìm kiếm vị thế mới trên chính trường Nga bằng cách hợp nhất hay không?


Đã 30 năm tồn tại, mặc dù KPRF vẫn là chính đảng lớn thứ 2 nhưng họ đã không tiến mà thậm chí đi lùi. Cử tri ủng hộ, giới lớn tuổi một thời gắn bó với lý tưởng Cộng Sản, với CNXH vắng dần. Ông Zyuganov vật lộn với đường lối phát triển, với các phân khúc biến dạng trong đảng mà vẫn không tìm ra lối thoát.

Đó là ông còn may mắn hơn vô số các đảng CS vòng quanh thế giới đã cả trăm năm tuổi, mỗi thời kỳ vài mùa bầu cử, mùa nào cũng lèo tèo vài ba % phiếu bầu. Hoặc những đảng nắm quyền nhưng chỉ phá hoại, phá hoại trong chiến tranh, phá hoại trong hòa bình. Phá hết, phá sạch để rồi bồng bế nhau sang Washington ăn mày.

Sát nhập có lẽ là một lối thoát. Nga có hàng chục đảng có tên Cộng Sản hoặc tương tự, cũng từng nhiều vụ sát nhập, hợp rồi tan, tan rồi lại hợp. Muôn sự như tại trời, như tại “Mộng uyên ương hồ điệp”;
Chuyện hôm qua như nước chảy về đông,
Mãi xa ta không giữ được,
(mãi sao ta không hiểu được)
Hôm nay có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta…

Lúc này, một lần nữa, dư âm về khả năng sát nhập của KPRF và Đảng Nước Nga công bằng–Yêu nước-Vì sự thật (Just Russia - For Truth hoặc SRZP) lại vang lên trong môi trường chính trị. Từng đã có tuyên bố sớm kiểu này, từ miệng của ông Sergey Mironov (của SRZP) vào đêm trước các cuộc bầu cử thì giờ đây chúng lại xuất hiện từ ông Zuyganov mà không có lý do đặc biệt nào.

Ông Zyuganov nói: “Nếu họ đồng ý thực hiện chương trình của chúng tôi, hãy thử liên kết với nhau - kéo bản thân lại với nhau, cùng làm việc…”. Chỉ là một chút mặc cả, khi gần đây, SRZP định vị mình là giới CNXH.

Đúng là Just Russia của ông Sergey Mironov từng nói rằng đây là một bước không thể tránh khỏi theo quan điểm lịch sử, vấn đề còn lại là phải làm gì với những cử tri, những người có thể không thích KPRF-SRZP, cũng như giới đảng “Nhà cách mạng-XHCN" cũ không thích thủ lĩnh Prilepins, người thay thế ông Mironov trong SRZP. Cũng nhiều người không thích các vấn đề nảy sinh trong việc sát nhập phần cứng-phần mềm, trong cơ cấu lại tổ chức và bộ máy và những vấn đề khác.

Vì thế, vẫn còn quá sớm để nói rằng quá trình sát nhập 2 đảng đã được khởi động, nhưng cũng có thể tiến trình như thế không quá phức tạp khi có những tương đồng quan điểm. Đặc biệt là khi phép + cho một triển vọng cạnh tranh với đảng nắm quyền EP.

Vị thủ lĩnh già của KPRF đã nhiều lần kêu gọi tất cả các đảng CS đoàn kết. Điều tương tự cũng thấy từ ông Mironov. Nhưng xu hướng phân ly vẫn mạnh hơn hội tụ trong suốt những năm gần đây. Về nguyên tắc, ai cũng thấy có những lý do chính đáng cho điều này, theo nghĩa chỉ nên có một thương hiệu đảng Cộng sản ở Nga, phép + là một khối cử tri đông đảo và khi mà ngày nay, không còn một cuộc Cách mạng vô sản nào nữa, chỉ còn cả đám đông chủ nghĩa cơ hội cấp tiến tranh giành quyền lực vị kỷ, trong khi đa số cử tri còn lại, dù có ủng hộ đảng phải nào, vẫn hoàn toàn ủng hộ chính phủ và tổng thống V. Putin.

Khi nói về KPRF và SRZP, có lẽ cũng cần nhắc lại lời của Surkov, cựu cố vấn TT Yeltsin và một số nhân vật làm chính trị thập kỷ trước rằng, nước Nga nên đứng bằng 2 chân, giống như một pho tượng và thậm chí là nhiều chân (đa đảng), còn SRZP hay LDPR của ông Zhirinovsky sẽ "ăn thịt" những người cộng sản, vì cử tri của họ đang già đi. Mong muốn thăng tiến, những năm qua KPRF đã tích cực lôi kéo, dung nạp những kẻ như Grudinin, Udaltsov, Navalny (các nhân vật chống đối), mặt trận cánh tả, cánh hữu và những người khác. Cái sự ngược đường ấy có thể thu hút được giới cử tri trẻ, nhưng lại làm bất mãn cử tri già vì rõ ràng hoàn toàn sai cương lĩnh, đường lối. Thậm chí là nguy hiểm khi điều đó đặt KPRF vào thế đối lập với chính quyền. Bây giờ họ cảm thấy tốt khi có SRZP dựa trên nền tảng của lòng yêu nước và sự hợp nhất với Prilepin, một trí thức có tầm hiểu biết rộng, thành viên CLB trí thức hàng đầu Nga – Izborsky, lại vừa là một trong các thủ lĩnh Mặt trận toàn Nga ONF.

Sát nhập này đối với KPRF là một sự lai ghép, vừa giữ được giới theo cộng sản đang dần dần cởi bỏ bộ trang phục cũ, nhưng họ vẫn cần hình ảnh của Stalin và Liên Xô như một biểu tượng yêu nước.

Công bằng mà nói, KPRF vẫn còn một số ít những người cộng sản thực sự, có uy tín và ảnh hưởng từ thời Liên Xô. Nhưng số đông hơn áp đảo là các thủ lĩnh và đảng viên, nói thật ra là hàng nhái và hàng giả. Điều này dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” như sự bất lực của ông Zyuganov. Ví dụ, chi khu Moskva cương quyết chống chỉ thị của ông, đưa người họ tự chọn ra ứng cử Duma gần đây. Đó là vấn đề khủng khiếp với ông Zyuganov và BCHTW, không có cách nào tổ chức sắp đặt lại bộ máy, cũng không thể đập bỏ đi. Còn xiết chặt kỷ cương lúc này, chẳng khác nào đẩy giới này vào tình trạng bất hợp pháp. Sa thải hàng loạt những kẻ chiếm giữ ghế đảng trục lợi ư? Cũng được thôi! Nhưng họ chạy sang đảng khác cũng CS! và mang cử tri đi theo. Chưa kể các đòn đá hậu vào chỗ hiểm khiến số còn lại đau điếng. Trời ơi! Cộng sản xưa nay là vậy.
***

Xét cho cùng, đây là vấn đề cộng sinh. Huy Phúc chân nhân xứ Lừa nhà tôi mô tả sự cộng sinh này rất đơn giản, đúng bản chất: như anh trật tự phường và đám ma cô trong địa bàn. Cùng nhìn nhau mà sống, yên ả thì có chung chi thu phế; sóng gió thì phím cho nhau, cùng gồng gánh nương tựa nhau chờ tai qua nạn khỏi.

Thậm chí ở qui mô lớn hơn, đảng nào cũng có "những kẻ phá hoại" và trong sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lực - còn hơn cả phá hoại. Vì vậy có câu hỏi: liệu có cần thiết phải trao quyền cho một hoặc một vài đảng nắm bộ máy nhà nước? Hay là hình thành một Đảng kỹ trị như thời Stalin! Ở Nga, điều này không còn là lý thuyết, nó đã thực sự được khởi động.



“Vậy cậu muốn gì?” của Kochetov và sự phân hủy xã hội Cộng sản

 Sự phân hủy ấy đến từ những kẻ tự xưng là lãnh tụ Cộng sản qua một vài suy nghĩ về tác phẩm của V. Kochetov;

Tiểu sử ngắn. Vsevolod Anisimovich Kochetov

Tóm tắt "Vậy cậu muốn gì?"

Kochetov viết về Liên Xô"Chủ nghĩa Stalin"

Điều gì khiến nomenklatura sợ hãi? 

Vấn đề liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật

Gia đình lớn

Lời kết

 


 

Nhà văn Liên Xô Vsevolod Kochetov (1912 - 1973) đã viết cuốn tiểu thuyết "Чего же ты хочешь?"Vào năm 1969, tận ngày nay nó vẫn gây ra phản ứng trái chiều trong xã hội, vì thực tế trong cuốn tiểu thuyết, ông thừa nhận rằng xã hội Liên Xô đang suy tàn mà nguyên nhân hoàn toàn khác với tuyên truyền.

 

Kochetov nói rất thật rằng, giới cầm bút chỉ là những kẻ tuyên truyền cơ hội phục vụ cho bất kỳ chính phủ nào, và xã hội Liên Xô cũng vậy khi ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với tuyên truyền của phương Tây, vào thời điểm đang phát triển mạnh.

Ông Kochetov nhận ra rất sớm mọi thứ sẽ đi đến đâu. Và với tác phẩm, về nguyên tắc, ông đã dự đoán được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Thật không may, dự báo của ông khá chính xác, điều mà đất nước Liên Xô sau này đã cảm nhận được một cách đầy đủ. Đáng chú ý, Kochetov chắc chắn là một người cộng sản chân thành, người phản đối de-Stalin ngay từ đầuNgay tư đầu, ông đã biết giới chức đảng CPSU tìm cách loại bỏ chủ nghĩa Stalin là tìm cái chết cho chính mình. Ngày hôm nay, điều này là rõ ràng.

Nhưng vào năm 1969, khi cuốn tiểu thuyết này của ông đăng trên tạp chí “Văn học tháng 10, sự tranh luận gay gắt sôi động xung quanh nó. Lượng người đọc rất đông, họ xếp hàng trước các ki-ốt, toàn bộ số bản in gần như được bán hết ngay lập tức. Họ đọc ngấu nghiến, truyền tay nhau từ người này sang người khác.

Giới bồi bút chế độ, những kẻ “kiếm ăn quanh cái máng cám" – lời Khrushchev phát ốm với họ, họ dè bỉu Kochetov là tác giả vô danh và cuốn tiểu thuyết của ông chỉ là dạng sách “Samizdat” nhan nhản lúc bấy giờ.

Tiểu sử ngắn.  Vsevolod Anisimovich Kochetov


Xét theo quan điểm, Nhà văn Xô Viết Nga Kochetov thuộc về giới trí thức bảo thủ ủng hộ Liên Xô.

Vsevolod Kochetov sinh ngày 4 tháng 2 năm 1912 tại thành phố Novgorod, trong một gia đình đông con. Ông đã trải qua thời thơ ấu của mình ở Novgorod, nơi theo học cho đến năm 15 tuổi. Những ký ức về quê hương, về thời thơ ấu của ông có thể thấy được trong các tác phẩm: “Начало песни”, “Молодость с нами”, “Угол падения”, “Секретарь обкома”, “Чего же ты хочешь?”, “Молнии бьют по вершинам”

Năm 1927, Kochetov buộc phải rời Novgorod đến Leningrad theo người anh trai. Năm 1931, tại Leningrad, Kochetov tốt nghiệp trường kỹ thuật nông nghiệp, làm nhà nông học trong làng vài năm và vài năm khác ở một xưởng đóng tàu.

Từ năm 1938, ông bắt đầu làm báo, phóng viên cho tờ Leningradskaya Pravda. Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945, ông là nhà báo của các tờ tin tức Mặt trận Leningrad.


Kochetov được công nhận như nhà văn với cuốn tiểu thuyết Zhurbiny được xuất bản vào năm 1952. Cuốn sách viết về gia đình 3 thế hệ người công nhân đóng tàu được tái bản hơn 20 lần với số lượng lớn, được chuyển thể thành bộ phim Gia đình lớn đề cập ở dưới.

Các năm 1953-1955, ông là thư ký của Liên hiệp các nhà văn Leningrad. Các năm 1955-1959 ông là tổng biên tập tờ báo văn học Literaturnaya Gazeta. Từ năm 1961 - chủ bút của tạp chí "Tháng Mười" một tờ báo mang khuynh hướng bảo thủ xung đột với tờ cấp tiến "Thế giới mới" của chủ bút Tvardovsky.

 

Vào ngày 4 tháng 11 năm 1973, Kochetov tự sát tại căn nhà gỗ của mình ở Peredelkino, ông tự bắn mình bằng một khẩu súng. Theo một số tin, ông không chịu đựng nổi cơn đau ung thư nên đã tìm đến cái chết.

 

Năm 1975, theo quyết định của Ủy ban khu vực Novgorod, một trong những con đường của thành phố được đặt theo tên của V.A. Kochetov. Năm 1977, Buổi đọc Kochetov đầu tiên được tổ chức tại Novgorod. Kể từ đó, ở Novgorod, cứ 5 năm một lần, vào ngày sinh nhật của nhà văn lại tổ chức gặp mặt, hội thảo về tác phẩm của ông. Năm 1984, một bức tượng bán thân bằng đá granit được dựng lên để tưởng nhớ V.A. Kochetov.

 


Tóm tắt "Vậy cậu muốn gì?" và các phản ứng, phản ánh của nó trong thời đại ngày nay


Nội dung cuốn thiểu thuyết không quá phức tạp. Một nhóm các đặc vụ nước ngoài có ảnh hưởng được cử đến Liên Xô với nhiệm vụ vỏ bọc biên soạn một cuốn album nghệ thuật Nga, nhưng trên thực tế - tiến hành các hoạt động phá hoại và lật đổ, không phải bằng rìu hay giá treo cổ, mà bằng tuyên truyền hay "những kẻ phá hoại ý thức hệ" như lời nhà văn Sholokhov.

Và những “kẻ phá hoại”, hay tác nhân gây ảnh hưởng, than ôi, sau này hóa ra không chỉ thuộc nhóm các nhà báo theo chủ nghĩa tự do Korotichi, mà sau này nó được biết đến nhiều nhất - ngay cả trong con người của nhà tư tưởng học chính của CPSU, Alexander Yakovlev.

Thực tế, đây là lực lượng tấn công thời Chiến tranh Lạnh. Họ đến để tha hóa, làm hư hỏng xã hội Xô Viết. Kẻ thù, sau khi bị đánh bại trên các chiến trường, đã chuẩn bị giáng một đòn hiểm ác từ phía sau. Ở đó, họ chạm trán với đủ các tầng lớp xã hội Liên Xô, từ những người yêu nước cho đến các nhà bất đồng chính kiến ​​khác nhau, những kẻ tự nguyện hoặc vô tình hỗ trợ, cộng tác với các điệp viên của phương Tây. 

 

Bộ tứ, nhóm điệp viên cũng là những nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết trên lái một chiếc xe van đi xuyên qua Liên Xô. Một là Portia Brown nữ người Mỹ gốc Nga mắt xanh, một gái điếm nhân viên CIA và chuyên gia về văn học Nga. Một là Eugene Ross, một người Mỹ gốc Nga khác, cựu lính mũ nồi xanh đóng vai nhiếp ảnh gia. Một nữa có tên Uwe Klauberg, cựu sĩ quan SS trong vai một giáo sư đáng kính về khoa học thần bí, và nhà phê bình nghệ thuật. Cuối cùng, một người Ý, cựu người Nga lưu vong từng hợp tác với phát xít Umberto Caradonna.

 

Kochetov tự đặt mình vào trong tác phẩm dưới tên nhà văn Bulatov, người phản ứng gay gắt "sự phân hủy xã hội Xô Viết bởi văn hóa giả tạo và tuyên truyền của phương Tây".

Khi tác phẩm ra đời, có cái gọi là "giới trí thức Matxcơva mới" phản ứng gay gắt chống cuốn sách. Họ viết những lời vu khống nhằm vào tác giả, và thậm chí họ viết cả thư tập thể gửi tới BCHTƯ CPSU đòi cấm cuốn sách. Một số kẻ khác thì viết những bản sách nhái khó nghe: Zinovy ​​Paperny "Anh gáy cái gì?" và Sergei Smirnov "Anh cười cái gì?". 

Bên kia bờ đại dương, tờ The New York Times nhận xét:

“V. Kochetov, biên tập viên của tạp chí bảo thủ chính ở Liên Xô đã viết một cuốn tiểu thuyết mới, trong đó các nhân vật nhìn lại thời kỳ Stalin một cách yêu quí, còn những kẻ phản diện là giới tự do chủ nghĩa của Liên Xô, đã bị những tư tưởng và hàng hóa phương Tây làm cho hư hỏng và là những kẻ chống những người theo chủ nghĩa Stalin”.

 

Chống và xúc phạm Kochetov còn có nhà văn, thần tượng tự do chủ nghĩa của giới “trí thức sáng tạo” Tvardovsky, là tổng biên tập của tờ Novy Mir, cũng là nhà thơ và tác giả của cuốn sách “Vasily Terkin” nổi tiếng. Ông ta viết: “Một lời kêu gọi rành mạch cho những hành động mạnh dạn và dứt khoát để vạch trần và loại bỏ nhữngcá nhân, tức là những người thuộc giới trí thức dám nghĩ dám làm, dám mơ về dân chủ, v,v, Đây không còn là văn học, thậm chí không phải là cái xấu - đây là hình thức tuyên truyền văn đẳng công khai những tâm trạng và "ý tưởng" yếu ớt nhất được chấp nhận và tán dương".

 

Một kẻ chống nhà nước, bất đồng chính kiến ​​Roy Medvedev gọi cuốn tiểu thuyết của Kochetov là "tố cáo" và viết rằng ông ta gây ra "sự phẫn nộ của đa số giới trí thức Matxcova và nhiều người cộng sản phương Tây"20 đại diện của giới trí thức (đặc biệt là các viện sĩ Roald Sagdeev, Lev Artsimovich và Arkady Migdal) đã ký một lá thư gửi Brezhnev phản đối việc xuất bản cuốn "tiểu thuyết ngu dân". 

Tuy nhiên, nhà văn nổi tiếng Mikhail Sholokhov đã đứng ra bảo vệ Kochetov, ông Sholokhov viết: “Đối với tôi, không cần thiết phải đánh Kochetov. Ông ấy đã cố gắng làm một việc quan trọng và cần thiết, vạch trần sự xâm nhập của những kẻ phá hoại ý thức hệ vào xã hội của chúng ta với một cuốn sách nhỏ.


Nếu thực sự từng sống ở Liên Xô những năm 60 cho đến khi sụp đổ thập kỷ 90, thì sẽ phải kinh ngạc vì nhận ra chính những gì Kochetov viết một cách hư cấu trong tiểu thuyết lại là sự thật. Ông gần như là người duy nhất vào thời điểm đó, đã nhìn thấy trước, đã cảnh báo một điều hệ trọng trong cuốn tiểu thuyết của mình.

Những gì gọi là tự do dân chủ, lối sống, văn hóa và "các giá trị phổ quát" phương Tây đã hấp dẫn, đã mê muội giới chức Liên Xô, đã làm họ ảo tưởng và cuối cùng, chính những ảo tưởng này, thể hiện một cách cụ thể ở Gorbachev và phe nhóm của ông ta đã dẫn đến sụp đổ Liên Xô.

Trên các trang của cuốn tiểu thuyết, cựu sĩ quan SS Klauberg, kẻ được đào tạo lại với tư cách là một "nhà phê bình nghệ thuật" nói“Hóa ra là vào năm 41, người Đức không biết rõ về người Nga, về hệ thống cộng sản của họ. Bây giờ các lực lượng mạnh nhất của thế giới này đã hợp sức chống lại họ. Tất cả kinh nghiệm trong quá khứ đang được nghiên cứu, đúc kết lại, và những gì không thể xảy ra cách đây 1/4 thế kỷ phải được thực hiện ngay bây giờ, trong những năm không xa

 

Kochetov viết về Liên Xô"Chủ nghĩa Stalin"



Trong “Vậy cậu muốn gì?” của V. Kochetov có rất nhiều đoạn trích tập trung vào các chiến thuật chống Liên Xô, Một khi Stalin bị coi thường sẽ là điểm tựa để chúng ta có thể xoay chuyển thế giới cộng sản là một đoạn như vậy. Chúng ta phải phá hủy Liên Xô, nếu không, họ sẽ tiêu diệt chúng ta.

Người Đức trong nhân vật Klauberg đã làm tất cả để đánh bại Nga, bom đạn và chiến tranh, tuy nhiên, không phải người Nga, mà là người Đức đã bị đánh bại. Họ hy vọng vào sự vượt trội của chủ nghĩa Quốc xã, vào sức mạnh bom đạn, họ tin người kulaks, như cách Bolsheviks gọi những nông dân giàu có sẽ nổi dậyhọ dựa vào sắc dân lưu vong như Lenin và băng đảng Dân chủ-xã hội? Bolsheviks, Trotskyists, Mensheviks, tất cả đã không còn.

Chiến tranh như mọi khi, là phương pháp cùng đường bế tắc của chính trị. Tiêu diệt một triệu, mười triệu sẽ chống lại với sự quyết tâm gấp ba. Nhưng những bộ óc giỏi nhất của phương Tây đã nghiên cứu và sử dụng một phương sách mới để xóa bỏ nền tảng CNXH và trước hết là nhà nước Nga. Phương sách này do chủ nghĩa phát xít phát minh ra: “Stalin bị coi thường sẽ là điểm tựa để chúng ta có thể xoay chuyển thế giới cộng sản.

Chiến tranh thế giới không đánh bại được thì có sách lược mới: Bây giờ chúng ta có tổng huy động các lực lượng gây Chiến tranh lạnh căng thẳng. Chúng ta đã sử dụng cách bóc mẽ Stalin đặc biệt tài tình, điều này đòi hỏi tuyên truyền của hàng trăm đài phát thanh, hàng nghìn ấn phẩm, hàng nghìn hàng nghìn tuyên truyền viên, hàng triệu triệu, hàng trăm triệu đô la.

 

Đúng, chủ nghĩa Stalin bị chối bỏ làm niềm tin vào CNCS lung lay, những gì tốt đẹp nhất trong 30 năm xây dựng XHCN dưới sự lãnh đạo của ông ấy bị nghi ngờ, bị chối bỏ. Nó là cơ sở để quay trở lại con đường Cộng sản bệnh hoạn của Lenin, Trotsky và Bolsheviks trước đây. Nước Nga vẫn còn đầy rẫy những kẻ cuồng tín. Họ vừa già, vừa trung, vừa trẻ, họ sẽ không còn tin tưởng vào bất cứ điều gì thực tế, trở thành một người theo chủ nghĩa Stalin là có tội? Bản thân Stalin không phải là một nhà Mácxít, không phải nhà cách mạng, không phải Bolshevik. Chỉ là một cá nhân được quá sùng bái, đó là tất cả những gì viết nguệch ngoạc, thô thiển về chủ đề này.

 

Tại sao Kochetov hiểu rằng sau khi Stalin ra đi, sự tồn tại của Liên sẽ chấm dứt? Bởi vì trước hết, Kochetov là một nhà tư tưởng, ông hiểu quyền lực chính trị hiện tại đang dẫn đến điều gì. Ông viết về nó với một phong cách nghệ thuật, để có thể hình dung ra số phận tương lai của Xô Viết, và tất cả những ông viết hóa ra là chính xác. Nhưng Kochetov vẫn là một trong những người cộng sản trung thành, ngay cả khi phải cầm súng, để bảo vệ quan điểm của mình.

Ông đã nhiều lần bị cấm xuất bản, thậm chí cả những kẻ tự xưng "bảo vệ các quyền tự do" của con người, hét to lên điều đó trên các khán đài, các diễn đàn cũng chống lại ông, ví như nhà văn Solzhenitsyn, kẻ như con rối trong tay của phương Tây. Còn Kochetov khác, ông hiểu đâu là ranh giới và dừng lại, ông không thể phản bội quan điểm của mình, ông chỉ mang sự thật đến với xã hội hiện tại của chúng ta.

Điểm lại ai, tổ chức nào tận ngày nay vẫn cố phải xuyên tạc, bóp méo, bôi đen Stalin? Đảng Cộng sản Liên Xô đóng vai trò số 1, phương Tây số 2.

 

Tại sao lại có sự đồng điệu, song trùng lợi ích như vậy? Vì Đảng Cộng sản Liên Xô là con đẻ của CNTB! Chính xác là con đẻ, nó được lập ra để tiêu diệt đối thủ của CNTB - nước Nga độc lập, hùng mạnh chống CNTB. Lenin cuối cùng cũng theo CNTB bằng Tân kinh tế-NEP, Lenin không đưa ra mô hình CNXH nào, ngay trước ngày 7 tháng 11, ông ta xổ toẹt ra CNXH là CNTB nhà nước. Lenin thiết lập Liên Xô theo mô hình Liên hiệp các bang Mỹ. Di sản Lenin để lại (Lenin toàn tập) không có bất cứ chống đế quốc nào cụ thể, ông ta chỉ nhằm mọi thù hận vào người Nga, nước Nga. Nếu thực sự là lãnh tụ như được ca ngợi, ông ta đã phải chỉ ra kẻ thù chính của Liên Xô là 2 đế quốc Anh-Mỹ đứng sau Đức Phát xít, đã phải dự báo trước về WW-2. 

Lenin và các thuộc hạ của ông ta là đám tu sĩ áo chùng tụng Kinh thánh Mác xít còn đảng là một dàn hợp xướng hát thánh ca – Stalin mỉa mai như vậy. CPSU chống Stalin vì hai di huấn giả tạo của chủ nghĩa Mác: Lịch sử do quần chúng viết và chuyên chính vô sản. Cả 2 phủ nhận vai trò cá nhân, nhân vật lịch sử đã làm nên những bước tiến lớn lao, nổi bật trong lịch sử. Ở Việt Nam thế kỷ gần đây có 2 người như vậy. Đó là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp. Xét lại lịch sử là đặc sản riêng có của CNCS.

 

Điều gì khiến nomenklatura sợ hãi? 


Cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" như một vũ khí chống lại phương Tây và những kẻ theo chủ nghĩa tự do. Nó từng được đăng, nhưng rồi bị cấm. Năm 1989, các tác phẩm của Kochetov được xuất bản trở lại nhưng cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" vẫn bị cấm vì kiểm duyệt không cho phép.

Thực tế Kochetov là một người đứng đầu văn học cổ điển, lãnh đạo Liên đoàn các nhà văn Liên Xô, Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo văn học - Literaturnaya Gazeta, sau đó là tờ Tháng 10, nhưng ông vẫn không theo hệ thống. Thời hậu Khrushchev, Brezhnev, quá trình phục hồi chậm chạp của Stalin đã bắt đầu, nhưng không đến mức có thể viết trực tiếp “Stalin tốt”. Xung quanh ông là cả quân đoàn tự do chủ nghĩa từ văn đàn "Thế giới mới" được giới quan chức đảng o bế, khuyến khích. Ông đã chiến đấu những trận khó khăn trên mọi mặt trận, trong đó là mặt trận văn hóa, ông chỉ trích chính phủ Liên Xô đối với chính sách văn hóa mặc dù thận trọng.

Nhưng tại sao nomenklatura lại chống cuốn tiểu thuyết này? Trong khi họ ngầm ủng hộ A. Solzhenitsyn với những cuốn sách bôi nhọ Stalin, bôi nhọ chính họ?Thực ra, vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước, ba tạp chí làm phiền giới tinh hoa đảng nhất là Novy Mir, Molodaya Gvardiya và Oktyabr (Новый мир, Молодая гвардия, và Октябрь).


Ở Việt Nam, cho đến lúc này rất ít ai biết đến cái tên Kochetov, còn Solzhenitsyn thì lại rất nổi tiếng. Ông ta - Solzhenitsyn là một kẻ ngoan cố theo đuổi đường lối tự do và đấu tranh để được chính quyền cho phép xuất bản các tiểu thuyết đầy tham vọng. Ông thầy giáo làng không thể viết “Quần đảo ngục tù” nếu không được ai đó tuồn cho tư liệu bảo mật (khá giống Osin với "Bên thắng cuộc"). Cùng thời với “Vậy cậu muốn gì?” của Kochetov là 2 cuốn sách của Solzhenitsyn “Khu vực ung thư” và “Trong giới chóp bu” (Cancer Ward và In the First Circle)

 

Một cuộc đấu tranh khác ủng hộ việc quay trở lại lối sống gia trưởng, tuyên bố những người chỉ trích như Viktor Chalmaev và Mikhail Lobanov là các nhà tư tưởng của họ. Và lực lượng thứ ba là Kochetov với tờ "Tháng Mười" chiến đấu cho sự trong sáng của lý tưởng cộng sản. Nhưng ở đây, bộ máy đảng phản đối. Tại sao?

Bởi vì, theo giới chức đảng, ông đã đi quá xa.

Kochetov không chỉ đả kích giới tự do chủ nghĩa, mà còn tác động mạnh giới pochvennik (thợ đất-một trào lưu văn học). Theo ý kiến ​​của ông, giới sáng tạo như Ilya Glazunov và Vladimir Soloukhin là những kẻ trả gậy và mang lại tác hại không nhỏ cho xã hội hơn là tiến bộ. Một bộ phận đáng kể trong bộ máy đảng cũng không ủng hộ Glazunov hay Soloukhin, và nói chung là sẵn sàng gần như cấm cả làng.

Vậy tại sao khi đó P. Demichev (Bí thư Ban Tuyên giáo TƯ, sau là Bộ trưởng Bộ Văn hóa) nói trong giới hẹp quan chức là cuốn sách này chống đảng? Điều gì không phù hợp với cá nhân ông ta? Có thể là những chỉ trích đối với chủ nghĩa cộng sản châu Âu đã thể hiện trong cuốn tiểu thuyết và đặc biệt là Roger Garaudy (1913-2012, nhà chính trị, nhà khoa học, nhà triết học, nhà văn, nhà công luận, nhà lý luận Mácxít, nhà hoạt động đảng cộng sản người Pháp).

Vì vậy, vào cuối những năm 60, Garaudy không còn khơi dậy được thiện cảm của bất cứ ai trong BCT. Hoặc Demichev không thích những hy vọng mà Kochetov đặt vào giai cấp công nhân Liên Xô? Dù sao, CPSU cũng chính thức tuyên bố giai cấp công nhân là đội quân tiên phong của mình.

 

Demichev, có vẻ như không sợ hãi trước những tố giác của giới tự do chủ nghĩa và các nhà hoạt động pochvennik, và chắc chắn ông ta cũng không trước những lời chỉ trích của giới theo CNCS châu Âu. Ông ta sợ một điều gì đó hoàn toàn khác. Dù vô tình hay cố ý, Kochetov đã xoáy vào bộ máy đảng, nomenklatura sợ nêu lên chủ đề nguy hiểm nhất là sự thoái hóa của tầng lớp cao cấp và bộ máy quan liêu trong đảng. Đây là điều đã đánh động Ban bí thư của BCHTƯ CPSU.

Không phải ngẫu nhiên mà đích thân Demichev theo dõi phản ứng của giới trí thức thủ đô với cuốn tiểu thuyết “Vậy cậu muốn gì?”. Konstantin Katushev, một Bí thư khác của BCHTƯ, kẻ có tác động lớn để điều chuyển Andropov sang KGB giám sát liên lạc với các đảng cộng sản và công nhân của các nước XHCN, quan tâm đến thái độ đối với cuốn sách của Kochetov ở phương Tây.

Cũng cần lưu ý đến một sự kiện khác ở đây. Sự xuất hiện bản in phần thứ ba của cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?" trùng với việc Solzhenitsyn bị loại khỏi Liên đoàn các nhà văn Liên Xô. Ban lãnh đạo đảng sợ rằng các lực lượng cánh tả ở châu Âu sẽ rút ra một kết luận sâu xa từ hai sự kiện này với việc Liên Xô quay trở lại chính sách biệt lập và khôi phục chủ nghĩa Stalin. Brezhnev không muốn đẩy hoàn toàn phương Tây ra khỏi Matxcơva khi vẫn chưa hiểu hết phản ứng gay gắt của châu Âu trước việc Liên Xô đưa quân vào Tiệp Khắc năm 1968.

Vào ngày 4 tháng 3 năm 1970, lãnh đạo Glavlit P. Romanov đã gửi cho Katushev một bản tóm tắt các thông điệp của phóng viên nước ngoài, trong đó có những nhận xét bấn loạn về tác phẩm của Kochetov (RGANI, f. 5, op. 62, d. 678, pp. 1 –9).

 

Và chỉ Stevens từ Newsday là không thổi phồng sự nguy hiểm của tiểu thuyết Kochetov. Ông hiểu rằng tương lai mối quan hệ Liên Xô-Châu Âu không phụ thuộc vào ai và những gì đã nói ở trong nhà bếp, mà phụ thuộc vào giới tinh hoa cầm quyền. Về vấn đề này, ông không quan tâm đến ý kiến ​​của cá nhân là viện sĩ hay nghệ sĩ, mà là ai ở vị trí của giới lãnh đạo Liên Xô. Và sau đó các giới chức đã làm rõ rằng không phải tất cả các quan điểm của Kochetov đều gần gũi với họ. Ông Stevens nhấn mạnh: “Chế độ khá lạnh nhạt với tác phẩm của ông ấy".

Đối với giới cầm quyền cấp cao Xô Viết, một điều khác rất quan trọng: tất cả giới phóng viên nước ngoài đều ghi nhận thái độ chống tự do của tác giả tiểu thuyết của Kochetov trong các hội đoàn của họ, cũng như sự thèm muốn của tác giả đối với chủ nghĩa Stalin và thái độ từ chối CNCS châu Âu. Ý kiến ​​chung của các nhà báo phương Tây làm việc tại Moscow được Doder, một nhân viên của United Press International, bày tỏ. Ông này lưu ý rằng ấn tượng với cuốn sách của Kochetov.

“Được viết chỉ để đưa vào dạng văn học theo quyết định được đưa ra tại Hội nghị Trung ương tháng 4 nhằm tăng cường đấu tranh làm trong sạch về tư tưởng. Kochetov và tạp chí của ông được coi là những phát ngôn nổi bật nhất của chủ nghĩa bảo thủ.

 

Các nhà tư tưởng chính trong CPSU cũng đồng ý một phần với điều này. Họ không tranh luận vthực tế rằng Kochetov luôn luôn có quan điểm bảo thủ cực đoan.

Một điều gì đó thú vị khác trong bản tóm tắt của Glavlit là không ai trong số những người nước ngoài đề cập nghiêm túc đến chủ đề cực kỳ quan trọng về sự thoái hóa của nomenklatura do Kochetov nêu ra. Và hóa ra nó nằm trong tay của giới cầm quyền cao cấp. Theo các nhà phê bình phương Tây, cuộc đấu tranh tư tưởng không tăng thêm với các nhân vật mạnh trong tiểu thuyết, mà điều này sớm làm suy giảm sự quan tâm đến tác phẩm của Kochetov. Ảnh hưởng đến tâm trí bị suy yếuthế cuốn tiểu thuyết không còn mang bất kỳ mối đe dọa nào đối với giới lãnh đạo Liên Xô.

Tuy nhiên, để đề phòng, BCHTƯ đã ra lệnh im lặng và không gây ồn ào với cuốn sách của Kochetov. Hơn nữa, ai dám thả nổi sự trào phúng chua cay trong cuốn tiểu thuyết "Vậy cậu muốn gì?", bí thư thứ nhất Thành ủy Matxcơva đã vội vàng khai trừ nhà phê bình văn học Zinovy ​​Paperny ra khỏi đảng. Và tất cả chỉ vì Kochetov vẫn được các nhà cầm quyền cần đến.

 

Thật vậy, phần lớn nhờ cuốn tiểu thuyết của ông, giới bảo vệ đã giải phóng gần hết cả hơi thở bất mãn và bình tĩnh trở lại mà không đi xa hơn. Kết quả là, "sự ổn định" tạm thời được bảo toàn. Giới tinh hoa cầm quyền cần điều gì khác?

Một nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ đó. "Vậy cậu muốn gì?" cho đến nay vẫn bị che giấu, chỉ gần đây nó được xuất bản trở lại bởi Roman-Gazeta. Nhưng nó có rất nhiều mối liên hệ với hiện tại. Rốt cuộc, bộ máy đảng gây ảnh hưởng đến nó đã không còn tồn tại. Nhưng vẫn còn cái khác, một cái khác đã xuất hiện - bộ máy quan liêu nhà nước bureaucracy. Và bộ máy này vận hành xã hội hiện tại như thế nào? Khi họ cũng đã thoái hóa như cỗ máy đảng nomenklatura. Chắc rằng, cuốn tiểu thuyết của Kochetov vẫn có hiệu ứng.

Trên thực tế, Kochetov đã đề cập đến vấn đề kết thúc quyền lực Liên Xô sau cái chết của Stalin, khi mà có lẽ chính ông cũng không thật hiểu, hoặc hiểu nhưng ít nhất là cũng không trực tiếp nói về nó một cách ẩn ý, như một sự lách luật để được xuất bản. Trên thực tế, giới chủ nghĩa Lenin-Trotsky đã quay trở lại cai trị đất nước sau cái chết của Stalin và đây là khởi đầu cho sự suy thoái của Liên Xô, cuối cùng là kết thúc bằng sự sụp đổ nhà nước. Tất cả đều được thực hiện bởi những kẻ theo chủ nghĩa Marx-Lenin-Trotsky liên minh với giới tự do chủ nghĩa và các nhóm chính trị khác nhau.

Vấn đề liên hệ giữa khoa học và nghệ thuật

Một cách khách quan, Liên Xô bước vào thời kỳ 1930-50 phát triển với tốc độ nhanh về mọi mặt, trong đó có các mặt văn hoá và khoa học-kỹ thuật. Tuy nhiên, văn hóa nói chung và các bộ phận cấu thành của nó - khoa học và giáo dục – vẫn có một khiếm khuyết nghiêm trọng: chúng không thể đảm bảo sự độc lập của nhà nước trên các ưu tiên cao nhất. Thực tế là toàn bộ tổ hợp triết học và khoa học xã hội, tâm lý học đã bị bóp méo dưới sức ép của chủ nghĩa Mác, do đó, nhiều lĩnh vực khoa học-kỹ thuật như sinh học và y học hay máy tình và công nghệ thông tin đi vào ngõ cụt.

Do sự đa dạng văn hóa, tri thức cho đến đặc điểm mỗi cá nhân bị chối bỏ. Tổ hợp khoa học về con người và xã hội ở Liên Xô, mối bất hòa giữa họ và sự sáng tạo nghệ thuật trong tất cả các loại hình nghệ thuật là không thể tránh khỏi dù không được thừa nhận. Tuy nhiên, mối bất hòa này đóng một vai trò tích cực trong xã hội theo chủ nghĩa đám đông gọi là văn hóa tầng lớp dưới, văn hóa giai cấp vô sản, thì nghệ thuật đi trước sự phát triển của khoa học và những người làm nghệ thuật dự đoán được điều gì đó chưa được khám phá trong khoa học.

 


Bởi thế, không hiểu có sự không dung hòa giữa sáng tạo nghệ thuật và khoa học triết-xã hội, thì không thể hiểu phong cách sáng tạo nghệ thuật được gọi là “hiện thực XHCN” là gì một đại diện của nó, trong số đó là V. Kochetovcũng không thể hiểu được thực chất và vai trò của cái gọi là “chủ nghĩa tiên phong-hiện đại” trong tất cả những biểu hiện của nó, được thời đại của thời kỳ quá độ từ thời tiền khởi nghĩa kế thừa.

Từ thời đại trước, Liên Xô đã nhận được một di sản nghệ thuật nhất định. Đã có sự thay đổi, trước hết, nó kết thúc nghệ thuật mang tinh thần vô hạn được tạo ra bởi văn hóa tôn giáo và hình thành một xu hướng hư vô được gọi là "chủ nghĩa hiện thực phê phán".

Một xu hướng khác của thời kỳ trước và sau cách mạng là "chủ nghĩa tiên phong-avangard", cùng với việc tìm kiếm các hình thức và cách thức mới để thể hiện ý nghĩa cuộc sống, chứa đựng thành tố đau đớn về mặt tinh thần và đạo đức - một biểu hiện của sự mê sảng như cái chết lâm sàng của tinh thần. Những kẻ ốm yếu tinh thần, thiểu năng trí tuệ hoặc tham vọng bệnh hoạn nhưng muốn trở nên nổi tiếng.

Trong thời kỳ khủng hoảng xã hội ấy, “chủ nghĩa tiên phong” được thể hiện phần lớn bằng các tác phẩm thấp kém về đạo đức và tinh thần hoặc chủ nghĩa sa đọa. Điều này cũng đúng cho đại đa số các "kiệt tác" của giới theo "chủ nghĩa tiên phong" thời tiền và hậu cách mạng.

 

Trong lịch sử, đã từng xảy ra hiện tượng giới sáng tạo của chủ nghĩa hiện thực phê phán hoặc cố để tìm cách chết hoặc gia nhập "tầng lớp tinh hoa" sáng tạo. Việc các nghệ sĩ của xu hướng này sống sót sau cách mạng từ chối chính phủ mới không chỉ do bị hắt hủi hay sợ bị đàn áp, mà ở nhiều khía cạnh còn là do không muốn đánh mất địa vị “tinh hoa-bề trên”, một số đã thắng trong cuộc vật lộn bảo tồn địa vị, một số biến thái và một số khác đơn giản hơn là di cư ra nước ngoài (I.A. Bunin, I.E. Repin, A.M. Gorky).

Khi xã hội Liên Xô ổn định, một số họ đồng ý trở về quê hương. Ở đây, những người trở về tiếp tục làm việc với cách này hay cách khác (A.N. Tolstoy, A.M. Gorky). A. Tolstoy là nhà văn hiện thực XHCN tích cực, còn A.M. Gorky được cho là người sáng lập và hiện thân của chủ nghĩa hiện thực XHCN có uy tín, mặc dù ông rất thất bại vì theo đuổi chủ nghĩa hư vô hơn là chủ nghĩa hiện thực.


Còn những người khác đã chết ở nước ngoài (I.E. Repin, I.A. Bunin), họ không muốn trở về quê hương và dùng khả năng sáng tạo hoặc uy tín của họ để "phục vụ chế độ" (như họ nghĩ) bởi vì chế độ là Bolsheviks và Marxists.

Nhưng như thế cũng là từ chối đóng góp sức sáng tạo của họ cho nhân dân, cho đất nước. Rất khó để lựa chọn. Còn xu hướng bảo thủ văn hóa như ông Kochetov, về mặt ý thức hệ là những người theo chủ nghĩa Cộng sản nguyên gốc, và về mặt nghệ thuật, đó là tất cả các loại chủ nghĩa tiên phong trừu tượng.

Nói cách khác, ở họ không có xung đột giữa khoa học xã hội và nghệ thuật. Nhưng có một cuộc xung đột giữa lý tưởng Cộng sản và thực tiễn đời sống, do đó họ muốn tìm kiếm những hình thức và phương tiện mới để thể hiện ý nghĩa của đời sống trong nghệ thuật, họ khao khát tương lai và cũng không tồn tại được trong môi trường này, một ví dụ điển hình như vậy là V. Mayakovsky, kẻ trong những năm trước cách mạng đã nổi tiếng như một nhà tiên phong tương lai, sau cách mạng được Hội nhà văn Liên Xô và các hội nghệ thuật săn đón vồ vập như một nghệ sĩ cách mạng tiêu biểu và cuối cùng đã tự kết liều cuộc đời đau khổ bi ai với một viên đạn.

 

Trước các dấu hiệu giống như nhau giữa phe đối lập chính trị Bolsheviks trong CPSU (b), do Bronstein-Trotsky cầm đầu và giới văn sĩ trường phái nghệ thuật tiên phong-avangard hậu cách mạng, ban lãnh đạo Liên Xô, đứng đầu là I.V. Stalin đã không nhầm, mặc dù nhiều nghệ sĩ lúc bấy giờ và tận bây giờ vẫn không hiểu và không hiểu được lý do của việc họ bị bác bỏ chủ nghĩa tiên phong và tại sao các mục tiêu của việc trừng trị lại nhằm vào họ.

Gia đình lớn

Năm 1954, bộ phim Đại gia đình (Большая семья) được công chiếu trên màn ảnh Liên Xô, Iosif Kheifits đạo diễn dựa trên cuốn tiểu thuyết của Vsevolod Kochetov, cuốn tiểu thuyết này là "Zhurbiny- Журбины" xuất bản năm 1952.

Phim kể về đại gia đình Zhurbins nghề đóng tàu cha truyền con nối. Ba thế hệ sống cùng nhau: ông nội Matvey, ông bố Ilya Matveyevich, bốn con trai của Ilya Matveyevich (Viktor, Kostya, Anton và Alexei), cô con gái út Antonina.


Con trai thứ Anton đến Leningrad để giới thiệu một phương pháp lắp ráp tàu mới, con trai cả Viktor, một bậc thầy chế tạo mô hình tàu tương lai, đang cố gắng thiết kế một loại máy vạn năng để làm mô hình.

Cậu con trai út Alexei, với tính cách phức tạp nổi bật trải qua những thăng trầm khó khăn nhất trong cốt truyện: anh ly thân với gia đình, định kết hôn, nhưng cô gái yêu dấu của anh là Katya rơi vào tay quản lý câu lạc bộ, hắn ta bỏ cô khi phát hiện ra rằng cô đã mang thai. Alexei tìm thấy sức mạnh để tha thứ cho cô và mang cô trở về với một đứa con nhỏ.

Lida, vợ của Viktor, ra khỏi gia đình Zhurbin khi cảm thấy mình như một người xa lạ trong một gia đình mà cả cuộc đời gắn liền với việc đóng tàu. tổ chức lại sản xuất, nhiều gia đình hội viên phải chuyển đổi ngành nghề, còn ông bố Ilya Zhurbin phải cố học những kiến ​​thức đại số cơ bản để theo kịp những người khác, ông cãi cọ với người bạn cũ của ông chủ Basmanov, người tin rằng thời đại của họ đã trôi qua.

 


Đại gia đình là bộ phim truyện cuối cùng, hiếm có trong điện ảnh Liên Xô khắc họa rộng chủ đề giai cấp công nhân trên cái nền kế thừa và liên tục của các thế hệ, cũng như chủ đề vai trò đặc biệt của giai cấp vô sản trong lịch sử. Sợi chỉ đỏ trong phim là ý tưởng về niềm tự hào của người lao động, qua những phát ngôn của họ là ông bố Ilya Zhurbin.

Cảnh trong phim, ông nội Matvey mắng lão giám đốc vì lão ta có 2 chiếc ô tô và gọi thợ làm tóc đến văn phòng làm việc là tiên đoán liên quan đến nomenklatura thời Brezhnev và Gorbachev.


Sau này, những sử thi trung thực và có phần thô lậu như vậy trong thời kỳ Stalin được thay thế bằng "phim làm màu", đặc điểm của phim Liên Xô những năm 1970. 

là một sự khác biệt - một nền văn minh toàn cầu mới đang đến, nền đạo đức và nghệ thuật hiện thực XHCN trong những tác phẩm xuất sắc nhất thể hiện trong khung cảnh của thế giới công nghệ nửa đầu thế kỷ 20.

Về thực chất, cổ động cho hạnh phúc cá nhân, điều thực sự có thể thực hiện được cũng đều phải được thực hiện trong cuộc sống bằng chính công việc của con người, luân lý và đạo đức của họ - là một thứ không phù hợp với đầu óc biến thái của những kẻ tố cáo nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực XHCN nói chung thời Xô Viết, và thời đại Stalin nói riêng.

cổ động cho hạnh phúc về bản chất mang tính xây dựng và nhiều hơn nhiều so với tất cả các vụ tàn sát trong phim Hollywood. Bạo lực, khiêu dâm và ma quỷ được phát trên truyền hình hàng ngày của người Mỹ không gì khác ngoài kích động trước những thảm họa và những bất hạnh phải chịu đựng. Thực tế này đã được các nhà tội phạm học Mỹ biết đến từ lâu, vì trong tất cả các số liệu thống kê tội phạm, một phần của việc này là bắt chước có ý thức các nhân vật phản diện trên màn ảnh và các anh hùng trong phim, bị các tình tiết của kịch bản đưa vào ngõ ngách. Cũng có một phần sự bắt trước vô thức (cá nhân và tập thể) lối sống kinh dị trên màn ảnh do hậu quả kích thích tâm lý của các nhân vật và môi trường xã hội bằng các bộ phim.

 

Trong thời đại chủ nghĩa Stalin, xã hội chịu ảnh hưởng của nghệ thuật "chủ nghĩa hiện thực phê phán", trước hết cho thấy con người bình thường sống trong điều kiện của đám đông - "chủ nghĩa tinh hoa" là tồi tệ như thế nào; và cũng dưới ảnh hưởng của nghệ thuật "hiện thực XHCN", chỉ ra cách thức xây dựng mối quan hệ giữa con người với nhau trong đời sống hàng ngày, và làm thế nào để mọi người làm việc tận tâm đều sống hạnh phúc.

Vẫn còn một câu hỏi khác liên quan đến bản chất của hiện thực XHCN, đó là nó đi ngược lại những tư tưởng của chủ nghĩa Mác về cái gọi là "chủ nghĩa vô sản quốc tế" và "cách mạng thế giới" như thế nào, hay tại sao lại xuất hiện những bộ phim như "Peter I", "Alexander Nevsky", "Ivan Grozny mà sau này không có nữa?


Một trong những ý kiến ​​phổ biến là ngay sau khi “mùi chiên” (nhận thức mối đe dọa chiến tranh với Đức Quốc xã), Stalin ngay lập tức quên đi K. Marx, "chủ nghĩa vô sản quốc tế ""cách mạng thế giới" hay "xã hội vô giai cấp". Stalin bỏ đi những vỏ bọc tư tưởng khác cho chế độ độc tài cá nhân và quyết định tái tạo những hình thức nghệ thuật với chủ đề yêu nước mà ông cần để duy trì uy quyền cá nhân của mình.


Nhưng thực tế là I.V. Stalin được dẫn dắt không phải bởi tình cảnh ngắn hạn, mà bởi một chiến lược chính trị lâu dài, và quyền lực của ông không phải là quyền lực vì cá nhân, như nhiều kẻ trước đây và hiện nay mường tượng. Những bộ phim nói trên cũng không phải là những bộ phim về “tinh hoa đế chế” - những lãnh tụ anh minh yêu nước và có công lao to lớn lập quốc trong lịch sử với tinh thần “Đức tin, Sa hoàng và Tổ quốc” cũng như chủ quyền nhà nước và uy quyền của Đấng tối cao.

Tất cả chỉ là giới lãnh đạo CPSU hậu Stalin bị ám ảnh bới lý tưởng chủ nghĩa Mác và sự sinh tồn của chính mình mà vô cớ hành quyết những thần dân trung thành và ân xá cho những kẻ phản bội.

Đây là những bộ phim kể về quá trình xây dựng nền văn minh Nga trong các thời kỳ trước đây và về những sai lầm đã mắc phải trong quá trình xây dựng sau này, mà họ đã phải trả giá bằng máu và cuộc sống bất hạnh của nhiều thế hệ. Nói cách khác, bản chất của sáng tạo nghệ thuật trung thực theo phong cách của cái gọi là "chủ nghĩa hiện thực XHCN" là ở khát vọng khách quan về một tương lai chính đáng.

Và thời đại của chủ nghĩa Stalin là thời đại mà xu hướng sáng tạo nghệ thuật này lần đầu tiên trong lịch sử nhận được sự ủng hộ có chủ đích của nhà nước. Sự hỗ trợ cấp nhà nước có hiệu quả trong chừng mực thiện chí và hiểu biết về các vấn đề và triển vọng của một xã hội, nơi các lãnh đạo có thể trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào việc hình thành và hỗ trợ cho sáng tạo nghệ thuật.


Cũng là vì nhờ những kiệt tác nghệ thuật hiện thực XHCN mà sau này, Liên Xô không chết ngay sau cái chết của Stalin, sống sót thêm gần nửa thế kỷ nữa, trải qua Khrushchev xét lại, Bezhnev trì trệ, và Gorbachev-perestroika cải cách quay lại CNTB những năm 1990.

Chính nghệ thuật hiện thực XHCN khắc phục được mối bất hòa giữa tính khoa học và tính sáng tạo nghệ thuật trong xã hội. Thành tựu cuối cùng và cao nhất của chủ nghĩa hiện thực XHCN là tác phẩm khoa học viễn tưởng “Giờ của bò đực – Час быка” của Ivan Antonovich Efremov.

Trong tiểu thuyết này, mối bất hòa giữa khoa học và nghệ thuật vẫn chưa được khắc phục, nhưng thú vị ở chỗ, Ivan Efremov đã trực tiếp tiếp cận đến ranh giới, sau khi vượt qua nó, mối bất hòa không còn tồn tại và không thể có. Đây có thể trở thành một sự kiện mang ý nghĩa toàn cầu: khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản và trở nên phổ biến rộng rãi, đạo diễn điện ảnh người Mỹ Stanley Kubrick, tác giả của những bộ phim nổi tiếng và ăn khách  như Spartacus và Star Odyssey 2001 đã muốn dựng thành phim.


Nhưng các chức vụ đảng cũng không thích tác giả Ivan Efremov và chuyện của ông. Cỗ máy nomenklatura với ám ảnh tâm thần đã kiên quyết phản đối ý định của Stanley Kubrick nó đã không thể được thực hiện. Tất cả hậu thế chúng ta mắc nợ nghệ thuật hiện thực XHCN.


Lời kết

Trên thực tế, V. Kochetov đã cảm nhận được quá trình phân rã của xã hội Xô Viết đang diễn ra như thế nào, rất rõ khi đó nhưng thế hệ của ông không thể hiểu được chủ nghĩa Mác mà họ biết "trên hết", đã dẫn dắt họ đi đến chỗ hiểu sai về các quy trình, các điều kiện nhân-quả của lịch sử, nó gây hậu quả sụp đổ tất yếu khó có thể tránh được nếu không từ bỏ Mác đúng như Stalin đã viết trong “Những vấn đề của CNXH…” và đọc trong Đại hội cuối cùng khi còn sống rằng: “Chúng ta phải từ bỏ một số yếu tố của chủ nghĩa Mác, gắn giả tạo vào đời sống xã hội chúng ta...”.

Bên cạnh đó, kiến ​​thức nông cạn hời hợt về chủ nghĩa Mác đi kèm với niềm tin tín điều tôn giáo rằng chủ nghĩa Mác đúng ở cả ba nguồn gốc, ba bộ phận cấu thành của nó (triết học, học thuyết về CNXH, kinh tế chính trị), và trên hết là triết học, kinh tế chính trị, với tư cách là cơ sở khoa học của CNXH và CNCS là yếu tố tai họa. Chủ nghĩa Mác, trước hết là tôn giáo mang đậm Du đa giáo cải biên từ kinh thánh Cựu ước.

Trên thực tế, những nước ít Mác nhất không hoặc ít gặp vấn đề như Liên Xô, Triều Tiên từ bỏ Mác-Lênin từ những năm 1950, Trung Quốc có cái lõi dân tộc tính lâu đời và những gì Đặng Tiểu Bình làm là khá giống Stalin thập kỷ 1930 dù khác nhau bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế xã hội.

Nếu không đi sâu vào bản chất triết học và kinh tế chính trị của chủ nghĩa Mác, thì không thể chống lại chủ nghĩa tâm lý, chủ nghĩa giáo điều, niềm tin tôn giáo và những mục đích tốt đẹp giả tạo của nó và những tố cáo bất công (dù có thật) trong thời đại thì mường tượng về chủ nghĩa Stalin, hay tập trung huy động trí tuệ và nguồn lực đất nước trên cơ sở truyền thống văn hóa và lịch sử là không thể.

 

Để giải phóng mình khỏi sự giam cầm của chủ nghĩa Mác, chỉ cần đặt mình vào vị trí phải giải quyết các vấn đề của đất nước trên cơ sở chủ nghĩa Mác trong thực tế: sau đó sẽ thấy được tất cả, câu hỏi triết học - “không đúng thế là vô nghĩa về mặt quản trị, bản thân nền kinh tế chính trị tự nó hạch toán, rằng lược đồ trao đổi sản phẩm sản xuất giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân không thể bị thu gọn thành phân khu thứ nhất và thứ hai của chủ nghĩa Mác.

Hay cũng có thể nhìn lại các tiên đề của chủ nghĩa Mác, chỉ cần một tiên đề cơ bản sai là toàn bộ học thuyết, chủ nghĩa Mác không còn chỗ đứng. Làm thế nào để giai cấp vô sản nghèo đói thất học lại có thể làm chủ số phận mình, đất nước mình? Cách mạng công nghiệp, máy móc thay thế sức người có nghĩa, động lực phát triển là trí não con người thay vì cơ bắp thuần túy. Do đó, trí thức phải là bộ phận tiên phong trong lực lượng sản xuất, giai cấp vô sản là phân khúc lạc hậu, bị đào thải trong chính CNTB hay bất cứ chủ nghĩa nào khác. Bộ phận này đói khát, nổi loạn, lật đổ triền miên, liên tục trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, nói như Mác và không như Mác, họ luôn luôn là động lực của mọi cuộc cách mạng lật đổ.


Hay tiên đề giá trị hàng hóa duy nhất do lao động tạo ra, nó sai, rất sai. Giá trị hàng hóa trước hết mang tính chất tự nhiên, vốn có, lao động chỉ đóng góp một phần, có thể lớn hay nhỏ trong đó. Trí thức càng phát triển, càng nhiều vật chất trong tự nhiên trở nên có giá trị hàng hóa. Ví dụ: nước Pháp phát triển hơn Việt Nam vào thế kỷ XVII, than đá đối với họ là hàng hóa có giá trị, còn ở Việt Nam bị coi là vô dụng, là đá có ma, vứt bỏ chỏng chơ, thậm chí tránh xa nó. Ví dụ khác, Nga ngày nay đang vận hành lò phản ứng neutron nhanh bằng công nghệ mới với nhiên liệu Uranium-238. Trong tự nhiên, nhiên liệu Uranium-235 đang sử dụng chỉ chiếm trung bình 0,7% quặng tự nhiên. Hàng triệu tấn Uranium-238 bị thải bỏ trong quá trình làm giàu sẽ trở thành nhiên liệu hạt nhân và có giá trị hàng hóa.


Thế nhưng hầu như không ai trong số những người được gọi là cộng sản hay theo cộng sản hiểu được điều này - hầu như tất cả họ đều coi chủ nghĩa Mác là đủ, đủ để tiến thân, để gây dựng công danh sự nghiệp. Họ bày tỏ (rất nhiều giả tạo) ủng hộ sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và tin tưởng (rất nhiều mù quáng) vào các nhà lãnh đạo của đảng này hay đảng kia. Cũng như đám đông giai cấp vô sản tin theo CNCS trên cơ sở chủ nghĩa Mác, chỉ cần nghe tất cả là tài sản chung, mình có phần, được hưởng là đủ. Điều này làm cho giới lãnh đạo ấu trí, bệnh hoạn có đủ cơ sở để chăn dắt đám đông đặt niềm tin vào họ. Cũng họ bị chăn dắt như cha già Mose của Mác chăn các con chiên đến miền Đất hứa! cách đây đã hơn hai ngàn năm.


Điều này cũng giải thích sự trở lại thành công của chủ nghĩa Trotkyism – luôn luôn sai, luôn luôn trái gọi là cánh tả tại Đại hội XXXXII của CPSU, nó vốn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết cho tình yêu vô hồn “tự do-dân chủ phương Tây” của những năm 60, những đầu bếp chính trị CPSU nấu món gì cũng hỏng, không độc hại thì cũng thập cẩm tả pí lù lộn tùng phèo, còn dân chúng thì một số say sưa hát thánh ca chủ nghĩa Mác, một số tỉnh ra nổi cơn thịnh nộ rồi trở thành bất đồng chính kiến. Cuối cùng, Gorbachev xuất hiện như một tất yếu để vứt bỏ những món ăn cộng sản này vào thùng rác lịch sử, ông ta giải quyết sự trì trệ bảo thủ, sự cùng đường bế tắc này rất thành công. Nhưng thành công perestroika của ông ta năm 1985 đồng nghĩa với sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991.

Không còn có thể giả vờ được mãi chủ nghĩa Marx-Lenin là độc tôn đúng đắn, đảng lúc nào cũng là anh minh sáng suốt. Vsevolod Kochetov là một trong số rất ít trí thức Nga nhìn ra tất cả những điều này, từ thập kỷ 1960.

Trước đó, Stalin gọi nomenklatura của CPSU là "đẳng cấp đáng nguyền rủa", ông đã phải trả giá vì điều này. 

Chúng ta biết tất cả quá muộn!




 

 

 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...