"Biển Đông dậy sóng" và những trò lố của những người kém tử tế

Bài viết: Những người kém tử tế đã xuyên tạc bài giảng Biển Đông dậy sóng vào ngày 12/6/2011 tại chùa Từ Tân của Thượng Toạ Thích Chân Quang như thế nào?






Trên mạng xã hội Facebook, Youtube và các trang mạng có nhiều người đang lan truyền thông tin rằng “Trong bài giảng Biển Đông dậy sóng, Thượng Toạ Thích Chân Quang khẳng định Trung Quốc là anh, Việt Nam là em, nên việc Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc xong rút về vào thời nhà Lý là hơi hỗn” khiến cho nhiều người nghe xong tin liền, thiếu tinh thần kiểm chứng đã có những ý nghĩ, lời nói không hay dành cho Thượng Toạ Thích Chân Quang – một vị tôn túc của Phật Giáo Việt Nam.

Hôm nay, bằng tất cả tinh thần khách quan, tôi xin được chia sẻ bài viết này để chứng minh rằng thông tin về Thượng Toạ Thích Chân Quang đã đề cập ở trên là một thông tin đã bị những người kém tử tế bóp méo, cắt đầu, cắt đuôi… một cách cố ý, làm lệch đi hoàn toàn ý nghĩa câu nói của Thượng Toạ.

Tuy nhiên, trước khi đi vào câu nói đó, ta hãy tìm hiểu xem Thượng Toạ Thích Chân Quang giảng bài Biển Đông dậy sóng vào lúc nào, ở đâu và với đối tượng thính chúng là ai?


1. Hoàn cảnh, địa điểm và đối tượng thính chúng của bài giảng Biển Đông dậy sóng

Thượng Toạ giảng bài pháp trên tại khoá tu thiền hàng tháng ở chùa Từ Tân, ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra sau khi tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam vào tháng 6 năm 2011 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khiến những người dân Việt Nam yêu nước nói chung và những thiền sinh yêu nước của khoá thiền Từ Tân có những dấy động lớn lao về tình cảm. Nhiều người Việt Nam vì quá bức xúc đã xuống đường biểu tình ầm ĩ, nhiều thiền sinh đã hỏi khẽ nhau về hành vi đó của tàu Trung Quốc và có lẽ đã có một số thiền sinh bị suy giảm trong công phu tu tập. Trước tâm tình đó, Thượng Toạ Thích Chân Quang đã giảng bài Biển Đông dậy sóng để các thiền sinh yên tâm tu tập vì hiểu rằng việc tu tập đạo đức, thiền định của mình cũng góp phần lớn vào việc bảo vệ tổ quốc; để những người dân định hướng lòng yêu nước của mình vào những việc làm có ý nghĩa thiết thực hơn, như là rèn luyện thể lực như một chiến sĩ, làm giàu, nhắc nhau lòng yêu nước, dạy răn con trẻ lòng yêu nước, sử dụng hàng Việt Nam, trải lòng với những người bạn người Hoa hay khách du lịch người Trung Quốc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam… Hơn nữa, nhiều thiền sinh cũng như Phật tử, người đến nghe giảng là người Hoa (Thành phố Hồ Chí Minh là nơi nhiều người Hoa sinh sống nhất cả nước) nên những lời đạo lý của Thượng Toạ còn có tác dụng xoa dịu tâm lý lấn cấn, ngại ngùng đôi khi có thể là khó chịu, ngăn cách giữa người Hoa và người Việt trong và sau buổi thuyết giảng, khoá thiền.

Thượng Toạ là người chịu trách nhiệm với khoá thiền, là một vị tôn túc uy đức với hàng vạn đệ tử xuất gia lẫn tại gia và là một nhà yêu nước với hàng chục bài giảng, ca khúc ca ngợi lòng yêu thương quê hương đất nước – một tình cảm hết sức cao đẹp vốn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên tâm từ bi của nhà Phật. Vậy, việc Thượng Toạ giảng bài Biển Đông dậy sóng trong điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng thính chúng như trên là rất nhân văn, hoàn toàn hợp lý, thoả đáng, hợp tình, thể hiện được tinh thần đồng hành thuỷ chung son sắt giữa Phật Giáo và Dân Tộc.


2. Những người kém tử tế đã xuyên tạc bài giảng Biển Đông dậy sóng như thế nào?

Một chiếc lá xanh khi tách rời khỏi cành thì không còn là một - chiếc - lá - ở - trên – cành nữa. Nên nó sẽ có những khác biệt nhất định với chiếc lá xanh trên cây, ví dụ như nó sẽ mau úa hơn, dễ bị người hay loài vật dẫm lên hơn... Sự thật này không ai có thể phủ nhận. Cũng vậy, bài giảng Biển Đông dậy sóng của Thượng Toạ là bài giảng phức tạp vì liên quan đến lịch sử, chính trị, Thượng Toạ giảng gần hai giờ đồng hồ. Ngoại trừ những bài giảng cho Chư Tăng Ni, có thể nói Biển Đông dậy sóng là bài giảng dài nhất trong cuộc đời giảng sư của Thượng Toạ, tính đến hiện tại (hết năm 2016). Trong bài giảng, luận điểm ngắn nhất cũng kéo dài gần 12 phút, luận điểm dài nhất dài hơn 20 phút, chưa từng có bài giảng nào trong gần 2000 bài giảng đã qua mà Thượng Toạ chia ít luận điểm như thế, dành nhiều thời gian cho từng luận điểm như thế. Những chi tiết này nói lên rằng đứng trước vấn đề chính trị phức tạp nhạy cảm, Thượng Toạ đã vô cùng cẩn thận, có trách nhiệm với từng lời từng chữ mình ứng khẩu mà thành, để tạo thành một chỉnh-thể-bài-giảng tuyệt vời lay động lòng yêu nước trong thính chúng…

          Việc có một số người chỉ cắt lấy hai câu trong bài giảng "Trung Quốc là anh, Việt Nam là em", "Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc là hơi hỗn"... rồi kết luận, dẫn dắt suy luận đủ điều về nội dung bài giảng, về mục đích giảng của Thượng Toạ và thậm chí là bôi nhọ về đạo đức của Thượng Toạ, trước hết, phải nói thẳng: đó là việc làm kém tử tế. Vì việc tách rời hai câu nói ngắn ngủn ra khỏi một chỉnh-thể-bài-giảng gần hai tiếng rồi phê phán đúng, sai, phải, trái, giống hệt việc ngắt cái lá xanh khỏi cành rồi vò đầu bứt tai, nổi trận lôi đình, mắng nhiếc chiếc-lá-xanh-đã-bị-ngắt-khỏi-cây, vì nó không có những đặc tính của chiếc-lá-xanh-trên-cành vậy. Tự họ đã làm biến đổi ý nghĩa câu nói của Thầy thông qua việc tách rời câu nói đó khỏi chỉnh thể bài giảng, tự họ lại suy luận, phê phán, công kích. Họ tự biên tự diễn như thể trong họ có hai người, một người làm méo mó nội dung bài giảng và một người thoá mạ Thượng Toạ vì những nội dung bị méo mó đó.

          Mặc dù họ đã bôi nhọ, nhục mạ Thượng Toạ không thương tiếc, tôi cũng sẽ không đáp lại họ như cách họ đã làm với Thượng Toạ. Tôi sẽ thử, bằng sự tử tế nhất khách quan nhất của cá nhân tôi, tiếp cận vấn đề mà họ đã đặt ra một cách kém tử tế.

          Quay trở lại bài giảng, tại sao Thượng Toạ lại khẳng định "Trung Quốc là anh, Việt Nam là em"?

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...