Bộ mặt thật của Đạt Lai Lạt Ma - P1

PHẦN I



Đây là bối cảnh của cuộc đấu tranh ở Tây Tạng và làm thế nào mà Mỹ đã dựng Đạt Lai Lạt Ma để theo đuổi cuộc đấu tranh ý thức hệ của họ. Ở Mỹ nhiều người không hiểu rõ đã kinh ngạc bởi triết lý của ông ta về "hòa bình" và "bất bạo động". Bài viết này sẽ vạch trần sự thật với màu sắc thực và mục đích của Lạt Ma, tại sao Mỹ đã cho ông ta giải Nobel và nhiều hơn nữa. Tác giả Kalovski Itim - câu chuyện thật của cuộc cách mạng chủ nghĩa Mao ở Tây Tạng, trong khi các Đạt Lai Lạt Ma cai trị: địa ngục trên Trái đất.

Đây là triết lý “bất bạo động của Đạt Lai Lạt Ma. Ông ta không bắn để giết, chỉ bắn vì sợ diều hâu: “Tôi nuôi những con chim, những con chim hòa bình. Tôi không phải là kẻ bạo lực, nhưng nếu diều hâu đến khi tôi đang cho chim ăn, tôi mất sự chịu đựng và cầm lấy súng.”

Có thật nhà sư khoác áo cà sa Đạt Lai Lạt Ma đấu tranh đòi tự do dân chủ cho nhân dân Tây Tạng? Không! ông ta đấu tranh để duy trì ách thống trị phong kiến hà khắc của triều đại Đạt Lai.

Media phương Tây đã che đậy bộ mặt thật của vị nhà sư đi giày hiệu Gucci ngàn đô này quá lâu!  

Khí hậu khắc nghiệt, Xã hội tàn nhẫn

Tây Tạng (Tibet) là một trong những nơi xa xôi nhất trên thế giới. Nó nằm trên dãy núi cao nguyên heo hút giữa lục địa châu Á. Cắt rời khỏi Nam Á bởi dãy Himalaya, với những ngọn núi cao nhất thế giới. Vô số những hẻm núi sâu và ít nhất 6 dãy núi khác cô lập khu vực này trong những thung lũng cô quạnh. Trước khi tất cả mọi thay đổi mang lại sau khi cuộc cách mạng Trung Quốc năm 1949, không có đường giao thông ở Tây Tạng mà xe cộ có thể đi lại. Tất cả các lối mòn quá quanh co nguy hiểm theo dấu những con la núi, vết chân bò. Thương mại, thông tin liên lạc và chính phủ trung ương đã gần như không thể duy trì.

Phân bò là chất đốt chính!

Hầu hết Tây Tạng là thảo nguyên núi trọc. Không khí rất loãng. Hầu hết các loại cây trồng và cây gỗ không phát triển ở đây. Trồng cây lương thực hay tìm củi đốt đã là cả một cuộc vật lộn. Tại thời điểm cách mạng, người Tây Tạng đã vô cùng tản mát, khoảng 2 hoặc 3 triệu người sống trong một khu vực rộng bằng một nửa kích thước nước Mỹ, khoảng 1,5 triệu dặm vuông. Làng mạc, tu viện và các ngôi lều du mục thường ngăn cách bằng nhiều ngày đi lại khó khăn.

Cách mạng chủ nghĩa Mao đã thấy ở Tây Tạng có "Ba Đại Thiếu": thiếu nhiên liệu, thiếu thông tin liên lạc, và thiếu người. Các nhà cách mạng phân tích rằng "Ba Đại Thiếu" này chủ yếu không phải là do điều kiện vật chất, mà là do hệ thống xã hội. Họ nói "Ba Đại Thiếu" gây ra bởi "Ba Giàu Có" trong xã hội Tây Tạng: "Giàu nghèo đói, phong phú áp bức và thừa thãi sợ hãi siêu nhiên".

Xã hội thứ bậc tại Tây Tạng cũ


Tây Tạng là một xã hội phong kiến trước những thay đổi mang tính cách mạng bắt đầu vào năm 1949. Có hai nhóm chính: các nông nô và các quí tộc chủ sở hữu nông nô. Những người dân sống như nông nô ở châu Âu "Kỷ nguyên bóng tối", hay nô lệ châu Phi và lĩnh canh ở miền Nam nước Mỹ.

Nông nô Tây Tạng xoay sở thu hoạch lúa mạch trên nền đất cứng với cái cày bằng gỗ và liềm. Dê, cừu và bò Tây Tạng được nuôi để lấy sữa, bơ, pho mát và thịt. Các bậc quý tộc và thầy tu sở hữu dân chúng, đất đai và hầu hết các loài động vật. Họ bắt nông nô giao nộp hầu hết mùa màng thu hoạch được và áp đặt mọi loại lao động cưỡng bức (gọi là ulag). Trong số các nông nô, cả nam giới và phụ nữ đều tham gia lao động nặng, gồm cả ulag. Các dân tộc du mục rải rác trong vùng cao nguyên phía tây khô cằn của Tây Tạng cũng bị sở hữu bởi các lãnh chúa và các Lạt Ma.

Anh trai của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Thubten Jigme Norbu tuyên bố rằng trong trật tự xã hội Lạt ma, "Không có hệ thống giai cấp và sự thay đổi từ giai cấp này sang giai cấp khác làm cho bất kỳ giai cấp nào cũng không thể có định kiến." Nhưng sự thật ngược lại, toàn bộ sự tồn tại của xã hội tôn giáo này dựa trên một hệ thống thứ bậc cứng nhắc và tàn bạo.

Nông nô bị đối xử khinh miệt là "thấp kém" theo cách người da Đen bị đối xử ở châu Mỹ. Họ không thể ngồi cùng một chỗ, sử dụng cùng từ vựng hoặc đồ dùng ăn uống như các chủ nô. Thậm chí chạm vào một trong những đồ đạc của chủ có thể bị trừng phạt bằng trận đòn. Các chủ nhân ông và nông nô đã quá xa cách nhau đến nỗi trong Tây Tạng họ nói hai thứ ngôn ngữ khác nhau.

Thành một phong tục là nông nô phải quỳ bốn chân để ông chủ của mình có thể dẵm trên lưng để trèo lên ngựa. Học giả Tây Tạng A. Tom Grunfeld mô tả cách một cô gái thuộc tầng lớp thống trị hàng ngày có các người hầu chỉ để bế cô ta lên xuống cầu thang vì lười biếng. Các ông chủ thường cưỡi trên lưng nông nô để qua sông.

Điều duy nhất tồi tệ hơn nông nô ở Tây Tạng là "nô lệ bị sở hữu", đó là những người không có quyền thậm chí là để trồng một ít cây cho mình. Các nô lệ thường bị bỏ đói, bị đánh đập và làm việc cho đến chết. Chủ nô có thể biến một nông nô thành nô lệ bất cứ lúc nào hắn ta muốn. Trẻ em thường bị đem bán ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Khoảng 5% người dân Tây Tạng được tính là nô lệ bị sở hữu. Và ít nhất thêm 10% là các nhà sư nghèo cũng thực sự là "nô lệ trong bộ áo choàng".

Hệ thống Lạt ma đã cố gắng để ngăn chặn bất kỳ lối thoát nào. Nô lệ chạy trốn không thể lập các trang trại tự do ở các vùng đất trống rộng lớn. Cựu nông nô giải thích cho nhà văn Anna Louise Strong rằng trước giải phóng, "bạn không thể sống ở Tây Tạng mà không làm một ông chủ. Bất cứ ai cũng có thể bắt bớ bạn như một tội phạm, trừ khi bạn đã có một chủ sở hữu hợp pháp."

Sinh con gái là sự trừng phạt tội lỗi quá khứ?


Đạt Lai Lạt Ma viết: "Ở Tây Tạng không có sự phân biệt đối xử đặc biệt đối với phụ nữ." Nhà viết tiểu sử được ủy quyền của Đạt Lai Lạt Ma là Robert Hicks cho rằng phụ nữ Tây Tạng vừa lòng với vị thế của họ và "ảnh hưởng của chồng". Nhưng ở Tây Tạng, sinh ra một người phụ nữ bị coi là sự trừng phạt vì hành vi "vô đạo" (tội lỗi) trong kiếp sống trước kia. Thuật ngữ "phụ nữ" ở Tây Tạng cũ, là “kiemen”, có nghĩa là "sinh đẻ thấp kém". Phụ nữ bị dạy cầu nguyện: "Tôi có thể từ chối một cơ thể nữ nhi và được sinh một nam nhi".

Mê tín dị đoan Lạt ma đánh đồng phụ nữ với cái ác và tội lỗi. Người ta nói "trong mười phụ nữ sẽ tìm thấy chín con quỷ". Bất cứ cái gì phụ nữ chạm vào đều bị coi là thối tha – vì thế mọi thứ cấm kỵ đều bị áp đặt lên phụ nữ. Phụ nữ bị nhiều cấm đoán, Han Suyin viết, "Không một phụ nữ nào được phép chạm vào đồ đạc của một vị Lạt ma, cũng không được dựa vào tường, hoặc  là 'bức tường sẽ đổ". Góa phụ là đáng khinh, là ma quỷ. Không phụ nữ nào được phép sử dụng công cụ bằng sắt hoặc chạm vào sắt. Tôn giáo cấm họ ngước mắt cao quá đầu gối đàn ông, như nông nô và nô lệ không được phép nhìn mặt các nhà quý tộc hay Lạt ma vĩ đại".

Tu sĩ của giáo phái chính Phật giáo Tây Tạng từ chối chung chạ xác thịt (hoặc thậm chí tiếp xúc) với phụ nữ, như một phần trù định của họ để được thành linh thiêng. Trước cách mạng, không có phụ nữ nào từng đặt chân vào hầu hết các tu viện hay các cung điện của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Có những báo cáo phụ nữ đã bị thiêu cháy chỉ vì sinh đôi hay vì thực hành tôn giáo truyền thống có trước Phật giáo (gọi là Bon). Cặp song sinh được coi là bằng chứng cho thấy phụ nữ đã giao phối với một linh hồn ma quỷ. Các nghi lễ và y học dân gian Bon bcoi là "phù thủy". Như trong các xã hội phong kiến khác, phụ nữ tầng lớp trên được gả bán vào các hôn nhân sắp đặt. Phong tục cho phép người chồng có thể cắt đứt chóp mũi vợ mình nếu phát hiện ngủ với người đàn ông khác. Chế độ gia trưởng bao gồm đa thê, khi một người đàn ông giàu có thể có nhiều vợ, và đa phu, nơi mà gia đình quý tộc nghèo một phụ nữ có thể bị buộc phải làm vợ cho một số anh em.

Ở các tầng lớp thấp hơn, đời sống gia đình tương tự như chế độ nô lệ ở miền Nam nước Mỹ. Nông nô không thể kết hôn hoặc để lại gia sản mà không có sự cho phép của chủ. Các ông chủ chuyển nông nô từ điền trang này sang cái khác theo ý muốn, phá vỡ gia đình họ vĩnh viễn. Hiếp dâm phụ nữ nông nô là phổ biến dưới hệ thống ulag, lãnh chúa có thể lấy phụ nữ nông nô làm "vợ tạm thời".

Ba Chủ nhân


Người Tây Tạng gọi giới cai trị họ là "Ba Ông chủ lớn", bởi vì giai cấp cầm quyền của chủ sở hữu nông nô đã được thiết lập thành ba tổ chức: các tu viện Lạt ma chiếm cứ 37% diện tích đất canh tác và đồng cỏ Tây Tạng; tầng lớp quý tộc thế tục giữ 25% và phần còn lại 38% nằm trong tay các quan chức chính phủ được bổ nhiệm bởi các cố vấn của Đạt Lai Lạt Ma.

Khoảng 2% dân số Tây Tạng là các bề trên thượng lưu, thêm 3% là các đại diện của họ, những kẻ giám sát, quản lý, điều hành bất động sản và đội quân riêng. Gerba, là một tầng lớp nhỏ bề trên khoảng 200 gia đình, cai trị ở trên cao. Han Suyin viết: "Chỉ có 626 người nắm 93% tất cả đất đai và của cải, cùng 70% tất cả số bò Tây Tạng. 626 kẻ này gồm 333 kẻ đứng đầu tu viện và các cơ quan tôn giáo, 287 cơ quan giáo dân (bao gồm cả các quý tộc của quân đội Tây Tạng), và 6 bộ trưởng nội các".

Thương nhân và thợ thủ công cũng thuộc về lãnh chúa. 1/4 dân số ở thủ đô Lhasa sống sót bằng cách ăn xin từ những người hành hương tôn giáo. Không có ngành công nghiệp hiện đại hay giai cấp công nhân. Ngay cả diêm và đinh cũng phải nhập khẩu. Trước cách mạng, không một ai ở Tây Tạng từng được trả lương cho công việc của họ.

Trọng tâm của hệ thống này là bóc lột. Nông nô làm việc 16-18 giờ mỗi ngày để làm giàu cho chủ, họ chỉ giữ được khoảng 1/4 số lương thực trồng trọt được.

Tom Grunfeld viết: "Những tài sản này là cực kỳ sinh lời. Một cựu quý tộc lưu ý rằng một tài sản "nhỏ" thường sẽ bao gồm một vài ngàn con cừu, một ngàn con bò Tây Tạng, một số lượng không xác định dân du mục và 200 nông nô làm nông nghiệp. Sản lượng hàng năm bao gồm hơn 36 tấn ngũ cốc, hơn 1800 kg len và gần 500 kg bơ. Giới chức chức chính phủ có "quyền hạn không hạn chế để tống tiền và có thể biến cơ hội từ quyền hạn của mình thành bóp nặn hối lộ để không bỏ tù và trừng phạt người dân. Cũng có những ông chủ bóp nặn tiền bạc từ nông dân vượt ra ngoài phạm vi các loại thuế cần thiết".

Chủ nô và tầng lớp cai trị là ký sinh trùng ăn bám. Một nhà quan sát, Sir Charles Bell, mô tả một quan chức điển hình, kẻ dành một giờ mỗi ngày cho nhiệm vụ công của mình. Các buổi tiệc tùng của lớp bề trên kéo dài cả ngày ăn uống, cờ bạc và nằm đó đây. Các quý tộc Lạt ma cũng không bao giờ làm việc. Hdành cả ngày để tụng kinh, ghi chép giáo lý tôn giáo và không làm gì cả.

5 nhận xét:

  1. Hóng phần 2 (ɔˆ ³(ˆ⌣ˆc)

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ với trích dẫn này đã thấy chủ blog không hiểu gì về tôn giáo:

    "Chủ nô và tầng lớp cai trị là ký sinh trùng ăn bám. Một nhà quan sát, Sir Charles Bell, mô tả một quan chức điển hình, kẻ dành một giờ mỗi ngày cho nhiệm vụ công mình. Các buổi tiệc tùng của lớp bề trên kéo dài cả ngày ăn uống, cờ bạc và nằm đó đây. Các quý tộc Lạt ma cũng không bao giờ làm việc. Chúng dành cả ngày để tụng kinh, ghi chép giáo lý tôn giáo và không làm gì cả."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, tôi ko hiểu, nên chỉ dám nói về đám giả tôn giáo ở Tây Tạng thôi.

      Xóa
  3. Tôi có đọc một vài bài viết trong blog, có chút nhận xét như sau. Thứ nhất là cách diễn giải và truyền đạt các vấn đề của chủ Blog quá cực đoan. Thứ hai, cách gọi tên người, sự việc, cộng đồng, ý kiến nhiều lúc không có tính tôn trọng và xây dựng. Mong chủ Blog xem xét lại, ai cũng có quyền nêu ý kiến của mình nhưng những luồng thông tin, cách nhìn nhận, quan điểm, ý thức hệ của người khác,dân tộc khác cũng cần tôn trọng, nghiên cứu, xem xét, đối chiếu khách quan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu có phản đối như thế này trên các trang Việt Tân, Bô-xít hay trang cờ vàng nào không?

      Xóa

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...