Hiển thị các bài đăng có nhãn Bác Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bác Hồ. Hiển thị tất cả bài đăng

Tình thương yêu mênh mông, ôm hết mọi linh hồn … (*)

Thầy vừa nói đến một tình thương bao la ôm ấp hết mọi linh hồn, làm Thầy nhớ đến bài thơ của Việt Phương, ngày Bác Hồ mất ông viết bài thơ rất là dài, trong đó có một đoạn thế này, ông kể rằng khi Bác Hồ đọc một bản báo cáo “trận đánh đó ta thắng rất là đẹp, giết được rất nhiều quân thù”, Bác Hồ buồn. Bác Hồ nói “một trận đánh giết được nhiều quân thù để thắng không phải là một trận đánh đẹp”. Thì ông thư ký của Bác Hồ mới gạch chữ “đẹp” đi từ đó mới có vầng thơ:

Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là “đánh đẹp”
Con xóa chữ “đẹp” đi như xóa sự cạn hẹp trong lòng con
Thêm hiểu lòng người đối với quân thù như sắt thép
Mà tình thương mênh mông ôm hết mọi linh hồn

Bài thơ thật cảm động, thật hay. Tức là trong chiến tranh bị buộc phải đánh nhau, vẫn phải chiến thắng, không có nhu nhược. Nhưng mà không hề ghét ai, cả quân thù Bác cũng yêu thương. Trận đánh giết nhiều người, dù người đó là quân thù, lòng Bác cũng rất chua xót. Thật sự, nhiều người nói Bác Hồ là Thánh cũng đúng chứ không phải không. Thì, chúng ta cũng vậy. Chúng ta cũng phải tập yêu thương để làm sao được như lời thơ của Việt Phương ca ngợi Bác Hồ: “Tình yêu thương mênh mông ôm hết mọi linh hồn”. Chúng ra phải tập như vậy. Tập điều đó trong những giờ phút ta sống bên nhau như thế này. Trong những ngày Tết đầm ấm, thiêng liêng như thế này.

(*) Trích đoạn gõ lại từ bài giảng “Tết đầm ấm, Tết thiêng liêng” của Thượng Toạ Thích Chân Quang trong một đêm giao thừa tại Chùa Phật Quang, núi Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thời điểm 00:58:42: https://youtu.be/Q2NZVJcqEII?t=58m42s 

Bài thơ đầy đủ “Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương”: http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Bac_Ho/hanoi.vnn.vn/chuyen_de/1905/tho/bai22.html  

Nguồn gốc cảm hứng của câu hát "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta.."

Tại buổi lễ khai mạc Đại học Nhân dân Việt Nam vào ngày 19 tháng Giêng năm 1955, không khí lúc bấy giờ rất sôi nổi, hào hứng và có pha ít nhiều tính chất thiêng liêng. Hà Nội mới được tiếp quản chưa trọn một trăm ngày thôi, mọi người như còn say mê rạo rực tự do và chiến thắng. Đứng trước Bác là những khuôn mặt tươi trẻ, phơi phới niềm tin, nhưng cũng còn bỡ ngỡ với nhiệm vụ của tuổi trẻ dựng xây đất nước. Bác ở tuổi 65 nhưng quả là còn rất trẻ trung từ cách đặt vấn đề, cách nói, giọng nói đến nụ cười cởi mở. Bác đã nói rất thẳng, rất cụ thể: 

"Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. NHIỆM VỤ CỦA THANH NIÊN KHÔNG PHẢI LÀ HỎI NƯỚC NHÀ ĐÃ LÀM CHO MÌNH NHỮNG GÌ? MÀ PHẢI TỰ HỎI MÌNH ĐÃ LÀM GÌ CHO NƯỚC NHÀ. Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào". (Trích đoạn từ sách Người suy nghĩ về tuổi trẻ chúng ta, Hồi ký của Vũ Kỳ, NXB Lao Động, năm 2007).

Lời bàn:  Qua sự thật lịch sử này, ta có thể khẳng định câu hát "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc" trong bài "Khát vọng thanh niên" là lấy cảm hứng từ câu nói của Bác Hồ, chứ không phải từ lời phát biểu trước sinh viên một trường đại học tại Mỹ của John Fitzgerald Kennedy.

Tân Sinh.

Bác Hồ khẳng định có Đời sống sau khi chết - một vấn đề thuộc phạm trù Tâm linh

          Đời sống sau khi chết là có thật và chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật này trong Di chúc để lại cho quốc dân đồng bào (*)
          […] Cao cả hơn đời sống vật chất và đời sống tinh thần là đời sống tâm linh. Tâm linh là gì? Tâm linh là những vấn đề vượt ngoài các nguyên tắc vật lý cho nên khoa học chưa thể giải thích được. Ví dụ: vấn đề luân hồi, nhân quả - nghiệp báo, các cõi siêu hình như địa ngục, ngạ quỷ, cõi trời… Tâm linh cũng bao gồm cả những năng lực kỳ lạ nằm ngoài những năng lực vật lý như: khả năng ngoại cảm, tiên tri, đọc được ý nghĩ … Tâm linh là cái ta không nhìn thấy, khoa học cũng chưa thấy do đó ta dễ hiểu sai và trở thành mê tín. Nưng tâm linh là điều có thật. Một lúc nào đó, trên toàn thế giới này, các nhà khoa học và các nhà tôn giáo phải ngồi lại để lập ra một khoa học tâm linh chuẩn xác. Khi tâm linh trở thành một ngành khoa học, sẽ không ai có quyền lợi dụng tâm linh để gây ra sự mê tín.

          Nhưng vì sao chúng ta tin rằng tâm linh là điều có thật? Ta có thể căn cứ vào những điều sau đây:

          Thứ nhất, tất cả chúng ta có ai nghĩ rằng cái chết sẽ chấm dứt tất cả không? Sau cái chết sẽ là gì, ta sẽ đi đâu? Thường thì không ai biết phải trả lời thế nào, nhưng chắc rằng ai cũng nghĩ mình vẫn còn tồn tại, chỉ là dưới một hình thức nào đó mà thôi. Truyền thống thờ phụng, cúng giỗ ông bà tổ tiên, những người đã mất là một minh chứng. Không ai nghĩ chết là hết cả. Vậy việc cho rằng mình chết không phải là hết, vẫn còn một đời sống tồn tại phía sau đó là do niềm tin vì có người nói như thế hay do ta tự cảm nhận? Bằng trực quan, con người tự cảm nhận rằng cái thân này rồi sẽ hoại diệt, nhưng “cái trớn” hay còn gọi là cái quán tính của cuộc sống nội tâm vẫn tiếp tục kéo dài sau đó. Thân xác ta có thể rã tan, nhưng thần thức, suy nghĩ, nội tâm, nghiệp nhân ta đã gieo không theo cái thân mà hết, nó còn trôi đi thêm một thời gian nữa. Thân hoại tàn, chết đi nhưng tâm sẽ tiếp tục tồn tại, gọi là cuộc sống sau khi chết.

          Một trong những người có trực quan mạnh, dám nói khẳng định điều này, khẳng định về đời sống sau khi chết, là ai? Một người rất nổi tiếng, rất anh hùng của dân tộc ta. Là ai ạ? Là Bác Hồ. Bác Hồ viết trong Di chúc: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột…”. Như vậy Bác Hồ đã nói chắc như đinh đóng cột rằng sự sống của Bác không phải chấm dứt hoàn toàn khi chết, vì Bác còn phải đi gặp các cụ Mác, Lênin để bàn với các cụ xem các cụ có sai đúng điểm nào để Bác Hồ còn sửa lại, bổ sung giùm,. Khi Bác Hồ lãnh đạo một dân tộc Á Đông như Việt Nam chiến đấu và xây dựng kiến thiết, Bác đã khám phá ra rất nhiều nguyên lý, chủ thuyết mà ta hay gọi một cách khiêm tốn là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Và, những điều Bác khám phá ra đó, có những điều tiến bộ hơn cả Mác và Lênin… Nên bây giờ Đảng ta mới có phương châm “Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chứ nếu chủ nghĩa Mác – Lênin đã đủ là chân lý rồi thì ta đâu cần thêm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa. Nhưng chính vì Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đủ nên Đảng ta phải thêm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thật sự có nhiều điều Bác Hồ khai phá, tìm ra hay và độc đáo hơn Mác và Lênin. Trong những điều đó có một điều mà Bác Hồ đã nói thẳng trong Di chúc: “Tôi sẽ đi gặp các cụ Mác và Lênin”  nghĩa là bằng trực quan của mình, Bác Hồ đã khẳng định con người không phải chết là hết, mà vẫn còn tồn tại trong cuộc sống sau khi chết… Và cuộc sống sau khi chết đó là một vấn đề thuộc về Tâm linh […]


          (*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:30:22s: https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=30m22s


          Tương ứng với trích đoạn từ trang 43, 44 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

So sánh Đạo đức và Pháp luật - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

a) Ở mức độ cạn:

Ở mức độ cạn thì Đạo đức cao hơn Giới luật. Vì sao?

Bởi vì Đạo đức là cái tốt ở trong tâm, trong khi Giới luật chỉ là sự ngăn cấm bên ngoài. Giới luật ngăn cấm những sai lầm ở hành vi và lời nói, như cấm giết hại, cấm trọm cắp, cấm nói dối vân vân… còn Đạo đức giữ gìn tâm ta thoát khỏi sự độc ác, sự tham lam, sự gian trá…

Có những trường hợp hành vi bên ngoài là phạm giới nhưng nội tâm bên trong là có đạo đức. Một người sư đệ đã lấy đôi dép đẹp của người sư huynh, mà không hỏi xin phép, để đem cho một người nghèo, vì biết rằng người sư huynh của mình tâm rất tốt. Hành vi lấy không hỏi xin là vi phạm giới luật, nhưng động cơ là giúp người nghèo, và cũng biết chắc sư huynh mình sẽ hoan hỷ, nên được xem là phù hợp với đạo đức.

Một câu chuyện nổi tiếng trong Góp nhặt cát đá ,” có hai sư huynh sư đệ cùng đi trên một con đường sình lầy. Có lẽ hai vị quần áo cũng lam lũ nên để như vậy mà lội sình luôn. Đến một đoạn, chợt hai vị thấy một cô gái mặc kimono có vẻ quý tộc đứng loay hoay bên đường không dám băng qua vì sợ lấm y phục. Lúc đó trên đường cũng không có ai khác có thể giúp cô gái. Người sư đệ bước lại bảo:

- Này cô bé, để ta giúp cho.

Rồi ông bế cao cô gái lên, đưa qua bên kia lề đường, đặt xuống, sau đó tiếp tục đi với sư huynh mình. Thế là người sư huynh làm mặt ngầu, lầm lì không thèm nói chuyện nữa. Sư đệ có hỏi gì cũng không thèm đáp. Đến một khá lâu cũng gần về đến chùa, sư huynh mới trách:

- Chúng ta là tu sĩ không được phép đụng chạm đến phụ nữ, tại sao sư đệ làm như thế?

- Ha ha, em đã bỏ cô ta lại đó rồi, sư huynh còn mang tới đây sao !”

Nghe câu chuyện trên ta thấy người sư đệ đã khá tự tại, dù chạm người nữ mà tâm không dính. Xét về giới luật thì đã phạm, nhưng xét về Đạo đức thì không sao vì đó là việc làm vị tha giúp người với tâm vô nhiễm. Chúng ta vẫn khâm phục người sư đệ mỗi khi nghe kể câu chuyện trên. (Tuy nhiên dù có khâm phục, tu sĩ cũng không nên bắt chướt đi ngoài đường kiếm phụ nữ để bồng qua đường.)

Sự mất quân bình giữa tiện nghi vật chất và các giá trị đạo đức, tinh thần của loài người

Thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với những thế kỷ trước, nhất là so với thời đại của Phật, bởi bự tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật.

Khoa học kỹ thuật đã làm biến đổi những tiện nghi trong cuộc sống và do đó làm thay đổi cả lối sống của con người. Ví dụ như ngày xưa muốn nói chuyện với nhau, người ta phải đi qua một quảng đường dài để gặp mặt. Vì mặt đối mặt nên phát sinh văn hóa lễ nghi giao tiếp. Ngày nay người ta chỉ cần nhấc phone lên là nói chuyện được, rất dễ dàng, và lễ nghi giao tiếp bị xem thường dần.

Rồi những dụng cụ máy móc kỳ diệu ra đời như xe hơi, tivi, computer, máy may, máy dệt, máy in… làm cho đời sống của con người được cải thiện tốt đẹp rất nhiều. Hàng hóa tinh xảo hơn càng lúc càng xuất hiện làm thu hút sự tiêu thụ mua sắm của con người. Người ta cứ phải thay đổi xe, đổi máy để có được máy mới với tính năng cao hơn, mạnh hơn, đẹp hơn… Thậm chí vải vóc quần áo cũng phong phú đa dạng dồi dào đến nỗi ai cũng sắm sửa dư thừa.

Sự thành tựu của Khoa học kỹ thuật quá thuyết phục đối với thế giới nên nhiều người phát sinh tâm lý thực dụng, coi trọng vật chất, của cải, kỹ thuật khoa học vật lý hơn là những giá trị tâm linh Đạo đức của thánh hiền từ ngàn xưa. Họ cho rằng tâm linh đạo đức là cái gì huyền hoặc mơ hồ không thực tế, không làm cho con người an sung mặc sướng như Khoa học Kỹ thuật đã làm được. Vì thế họ xa rời dần những giá trị tinh thần để thiên về vật chất. Cũng vì thế, thế giới đang bị mất quân bình giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa khuynh hướng hưởng thụ và khuynh hướng đạo đức.

Khi giá trị đạo đức tinh thần kém đi tức là con người đang đi dần vào tội lỗi và đau khổ mà không biết. Đó là lý do tại sao tuổi trẻ bây giờ dễ nỗi loạn, kiêu ngạo và bướng bỉnh vì họ tiếp xúc rất sớm với Kỹ thuật hơn thế hệ cha ông của họ. Ngày xưa cha ông của họ còn thời gian để tiếp cận với truyền thống coi trọng đạo đức tinh thần. Bây giờ mọi cái đang thay đổi theo chiều hướng xấu hơn về đạo đức.

Người xuất gia may mắn được sống trong môi trường coi trọng giá trị đạo đức tinh thần rất cao, khác hẳn với môi trường của tuổi trẻ bên ngoài rất là phức tạp. Mỗi ngày báo chí đều đăng tải những tin tức về tội phạm ma túy, cướp giựt, cờ bạc… mà những tên tuổi hình ảnh đều còn rất trẻ, thậm chí rất nhiều trẻ vị thành niên.

Hãy nhìn sự cuồng nhiệt quá đáng như điên dại khi người ta theo dõi bóng đá để hiểu sự mất thăng bằng trong tâm hồn con người ngày nay như thế nào. Chính vì tình trạng mất quân bình giữa đời sống tinh thần đạo đức và vật chất hưởng thụ mà người đệ tử Phật phải ý thức nhiều hơn về lý tưởng tu dưỡng Đạo đức để xây dựng lại một thế giới tràn đầy tình thương yêu và Đạo đức.

Con người sống trên đời cần rất nhiều thứ như tiền bạc, tình yêu, địa vị, gia đình, con cái, tiện nghi, vân vân… Nhưng trong tất cả những cái đó, con người rất cần Đạo đức làm nền tảng, làm cốt lõi, làm linh hồn. Thiếu Đạo đức, con người sẽ làm đổ vỡ tất cả. Ví dụ một người kỹ sư thiếu đạo đức sẽ tạo nên một công trình kém chất lượng; một luật sư kém đạo đức sẽ lách qua kẻ hở pháp luật để bênh vực kẻ có tội; một bác sĩ kém đạo đức sẽ kéo dài bệnh để ăn tiền; một viên chức kém đạo đức sẽ lợi dụng chức quyền để làm khổ dân… 

Vì vậy, trong bất cứ lãnh vực nào, nghề nghiệp nào, con người vẫn luôn luôn cần đạo đức để làm đúng với trách nhiệm của mình. Người đệ tử Phật hoàn toàn có ưu thế để đóng góp vấn đề Đạo đức cho xã hội vì Đạo đức là một thuộc tính nỗi bật của Phật Giáo. Người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia, phải hết lòng tu dưỡng để đóng góp và đóng góp rất nhiều cho xã hội về nhu cầu Đạo đức vốn đang thiếu trầm trọng này.

Và cái thứ hai xã hội cần nữa là sư bình an nội tâm. Hiện nay con người ta sống rất là căng thẳng vì phải đấu tranh với sinh kế rất mệt mỏi. Ngay cả các trò giải trí cũng làm người ta căng thẳng nữa. Người nào lo sinh kế tìm miếng ăn miếng mặc đã khổ rồi; những người chơi game điện tử cũng căng thẳng không kém vì các trò bắn giết ì xèo trong đó; những vũ trường thuốc lắc gào thét nhảy múa điên dại, những trận bóng đá reo hò inh ỏi thâu đêm… đều là biểu hiện của một thế giới bất an căng thẳng. Nếu xuất hiện thêm vài màn khủng bố nổ bom, vài cuộc tấn công giết chóc thì sự căng thẳng còn ghê gớm không biết đến dường nào.

Chính vì con người sống rất căng thẳng nên sự bình an nội tâm là một nhu cầu rất lớn bên cạnh nhu cầu về Đạo đức. Ai cũng biết người tu theo Đạo Phật là tìm đến mục tiêu giác ngộ giải thoát, nhưng đó là mục tiêu của cá nhân mình, của riêng nội bộ đạo Phật. Ai là Phật tử thuần thành thì rất quý trọng tu sĩ vì nghĩ rằng những vị tu sĩ đang tinh tấn đi trên con đường giải thoát và có thể hướng dẩn họ cùng đi. Nhưng những người không theo đạo Phật thì không quan tâm đến lý tưởng giải thoát đó. Cộng đồng xã hội trước hết chỉ quan tâm xem đạo Phật thật sự đã đóng góp gì cho con người, cho thế giới. Đạo Phật thật sự có thể đóng góp rất nhiều về hai lãnh vực mà thế giới đang rất cần, đó là Đạo đức và sự Bình an của nội tâm.

Nguồn

Bác Hồ nói gì khi bị phê phán là "xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin" ?

Lời Đại Tướng Võ Nguyên Giáp viết cho lần xuất bản thứ ba
cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường kách mạng Việt Nam”

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta, quán triệt nghị quyết “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…”, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh, sâu rộng và có tổ chức, nổi bật là các đề tài trong chương trình cấp nhà nước “Về tư tưởng Hồ Chí Minh”, mang mã số KX-02.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường kách mạng Việt Nam” của một tập thể tác giả do tôi làm chủ biên, được xuất bản vào tháng 5-1977, là thành quả của đề tài cấp nhà nước KX-02-01, một đề tài mang tính tổng quan, nghiên cứu, giải đáp những vấn đề chung và cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh như khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành, những luận điểm sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh và phương hướng quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, vào sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, nhân dân ta.
Cuốn sách ra đời, được sự hoan nghênh, hưởng ứng của các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ nghiên cứu và của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong lần xuất bản thứ nhất, do sự hạn chế của bước đầu nghiên cứu và do còn ý kiến, chưa gặp nhau trong việc đưa ra công luận một số tư liệu, một số vấn đề, nên có một số thông tin quan trọng, một số điểm chưa có điều kiện nói rõ được.
Thể theo yêu cầu của bạn đọc và của Nhà xuất bản nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đã xuất bản cuốn sách lần thứ II, có bổ sung, sửa chữa.
Từ lúc ra đời cho đến nay, đã hơn 6 năm thử thách, cuốn sách thể hiện được tính đúng đắn, khoa học và đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền giáo dục quán triệt sâu sắc hơn. Chính vì vậy, Bộ phận biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã đánh giá: “Đây là một công trình lớn, có giá trị về lý luận và thực tiễn, đánh dấu một bước phát triển mới trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, hiểu sâu sắc hơn tư tưởng của Người”.
Nội dung cuốn sách, cùng với những thành tựu nghiên cứu khác về tư tưởng Hồ Chí Minh, đã cung cấp cơ sở để Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có sự khái quát cô đọng, chặt chẽ về khái niệm, nguồn gốc hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một bước tiến trong nghiên cứu và trong sự thống nhất nhận thức một số vấn đề cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là người may mắn và hạnh phúc được sống gần ba thập kỷ bên Bác, trong một hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo cũng như trong những thời cơ thuận lợi của cách mạng Việt Nam từ khi Bác trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng cho đến lúc Bác vĩnh viễn đi xa, tôi được Bác tin tưởng giao cho nhiều trọng trách mới mẻ tưởng chừng vượt quá sức gánh vác của mình, nhất là trong những ngày đầu cuộc Cách mạng tháng Tám – 1945 và trong lĩnh vực lãnh đạo quân đội quốc phòng từ ngày đầu thành lập Quân giải phóng cho đến suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Pháp và Mỹ. Đồng thời cũng được Bác chân tình dạy dỗ, hướng dẫn từng đường đi nước bước, từng chủ trương, kế hoạch, từng lời nói, việc làm, cả trong nhiệm vụ chung và cả trong đời sống riêng tư. Lúc nào, ở đâu, việc gì, thành hay bại, khó khăn hay thuận lợi, tiến hay tạm lùi, đều như có Bác bên cạnh. Những tư tưởng, quan điểm, những lời khuyên nhủ và tấm gương thực tế xử lý mọi việc đối với mọi người của Bác đã giúp tôi bình tĩnh, dũng cảm, sáng suốt tìm được chủ trương, biện pháp, đúng đắn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên mọi cương vị công tác và trưởng thành về mọi mặt.
Mấy năm gần đây, dù đã đến tuổi 90 – cái tuổi gần đất xa trời, tôi vô cùng phấn khởi được giao trọng trách góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, có điều kiện, có thời gian, có độ lùi lịch sử cần thiết để tìm hiểu thêm về Bác và soi lại lòng mình.
Càng nghiên cứu, càng kiểm tra lại những việc Bác đã chủ trương, đã làm, để đưa cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, đạt đến những thắng lợi vĩ đại như ngày nay, càng thấy công ơn trời biển của Bác đối với Cách mạng Việt Nam và thấy sự vĩ đại vô cùng của Bác. Đúng như sự khái quát của đồng chí Trường Chinh và của một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt khác, Bác là một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”. Bác là nhà chính trị - văn hoá kiệt xuất, nhà tổ chức vĩ đại, nhà quân sự đại tài, tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời mà gần gũi bình dị. Nổi bật hơn cả và xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản; là sự gắn bó, kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Tư duy nhận thức đó là sự thống nhất nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, thực tiễn với lý luận, là sự gần dân, lời nói đi đôi với việc làm, kế hoạch một biện pháp hai ba; lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của dân, do dân, dựa vào dân, phát huy mọi tiềm lực của toàn dân.
          Những đánh giá, những nhận định về bản chất, về giá trị đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh và về Hồ Chí Minh, của bạn bè quốc tế, coi Hồ Chí Minh là hiện thân của cuộc cách mạng, là một nhân vật kỳ lạ của thời đại ngày nay… Theo tôi, đây là những đánh giá, những suy xét khách quan, khoa học và vô cùng sâu sắc của những nhà lãnh đạo, những trí giả, những nhà nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế mà chúng ta cần quan tâm suy nghĩ, tìm hiểu để lĩnh hội hết cái “hồn”, cái “thần” của nó, giúp ta hiểu sâu thêm, thấy rõ hơn “cái vĩ đại”, tầm cỡ lịch sử và quốc tế của Bác và của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trọn đời đi theo con đường của Bác, của Đảng, làm người học trò, người cộng sự của Bác, tôi vô cùng tự hào là đã đáp ứng được lòng tin của Bác, tôi vô cùng tự hào là đã đáp ứng được lòng tin của Bác, đã cùng với tập thể Bộ Chính trị, cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện xuất sắc tư tưởng và nguyện vọng của Người ghi trong Di chúc thiêng liêng là “đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Tuy nhiên, việc lĩnh hội, tiếp thu, chấp hành những quan điểm tư tưởng, những chủ trương của Bác không phải là giản đơn, dễ dàng. Đó là vì, trình độ, bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm thực tiễn của lứa tuổi chúng tôi lúc bấy giờ còn có khoảng cách lớn so với “tầm” của Bác, trong anh em chúng tôi một số có ít nhiều biểu hiện giáo điều, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin qua sách báo, như những công thức cứng nhắc… Mặt nữa là tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam thời kỳ bấy giờ vô cùng phức tạp. Nhiều sự kiện diễn ra ngoài suy nghĩ, tưởng tượng của chúng tôi như đại đoàn kết với mọi thành phần yêu nước, nhẫn nhịn bọn Tưởng, lùi một bước với Pháp, “hoà để tiến” vì mục tiêu của kách mạng Việt Nam.
Một sự kiện có lẽ ít người biết và sách báo hình như chưa đề cập đến. Đó là vào lúc tôi đi chiến dịch Đông – Xuân 1950 – 1952, ở căn cứ Việt Bắc, Đảng đang tiến hành Hội nghị trừ bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II với chủ trương Đảng ra công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam cùng với cương lĩnh mới: Cương lĩnh hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xoá bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Việt Nam độc lập và thống nhất dân chủ tự do, phú cường và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Trường Chinh viết thư cho tôi cho biết là tình hình thảo luận khá gay go, nhất là vấn đề đổi tên Đảng, thậm chí có đại biểu đặt vấn đề gay gắt là đổi tên Đảng vậy có còn Đảng cộng sản nữa không, đổi tên Đảng là đụng chạm đến tình cảm, truyền thống, là xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin… Tình hình trên được báo cáo lên Bác. Hôm sau, trong buổi họp ở Hội trường, Bác chỉ nêu 2 ý: một là Quốc tế cộng sản chủ trương làm Cách mạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản, vậy có phải nơi nào cũng làm cách mạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản như nhau không? Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Nói tóm tắt là ích quốc lợi dân, điều gì đưa lại quyền lợi cho nhân dân, đều là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng chí Trường Chinh viết tiếp: “Sau khi nghe Bác giải thích gọn gàng, thuyết phục, cả hội trường đứng dậy vỗ tay vang dậy tán thành”. Cuối cùng đồng chính Trường Chinh nhận xét là các đồng chí ta còn giáo điều và cũ lắm, toàn Đại hội và toàn Đảng đã hoàn toàn nhất trí với việc lấy tên “Đảng Lao động Việt Nam” và với cương lĩnh mới.

Đạo Đức là gì? - Cháu ruột Bác Hồ, Thượng Toạ Thích Chân Quang

Đạo Đức là gì?

- Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.
Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.

Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.

Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.

Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nỗi bật của mình.

Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng tâm lý đạo đức ở những bài sau.

Nguồn:

Vì sao Bác Hồ thành lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ 27-7 tại một nhà thờ Phật

[…] Giờ Thầy nói thêm điều này. Hôm rồi, Thầy đi ra ngoài Thái Nguyên. Theo lời mời của quý Phật tử, Thầy có đến Đền 27-7 là ngôi đền mà tại đây ngày xưa, Bác Hồ thành lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ. Nên trong ngôi đền cũng có một bàn thờ Bác Hồ. Khi đến nơi Thầy thấy khung cảnh đẹp lắm nhưng điều bất ngờ nhất là bên cạnh bàn thờ Bác Hồ có một gian nhà thờ Phật rất là nghiêm trang. Thầy mới hỏi Phật tử: “Gian nhà thờ Phật này có từ bao giờ”. Phật tử nói là trước đó cả trăm năm. Tức là có trước khi Bác Hồ thành lập ngày 27-7. Lúc đó mọi người dân mới tụ họp lại ngồi xuống trước mặt Thầy đông lắm. 

Thầy mới nói: “Bác Hồ không làm cái gì mà vô tình. Bác Hồ làm gì cũng có chủ ý. Tại sao Bác Hồ không đến nhà thờ lập ngày 27-7? Tại sao không đến một khu đất trống để lập ngày 27-7? Mà đến đúng nơi một căn nhà có thờ Phật để lập ngày 27-7? Ý Bác Hồ muốn cái gì?”. Lúc đó Thầy hỏi và bây giờ Thầy hỏi lại, ai trả lời câu này cho Thầy: Vì sao Bác Hồ đến đúng nơi một ngôi nhà có thờ Phật để lập ngày Thương Binh Liệt Sĩ? Ý Bác Hồ muốn rằng, nói không thành lời, chỉ gửi gắm lại cho nhân dân, LÀ PHẢI ĐƯA HƯƠNG LINH CỦA CÁC ANH EM LIỆT SĨ VỀ NƯƠNG TỰA VỚI PHẬT. Thầy nói vậy có sai không ạ? [Phật tử vỗ tay] Sau khi Thầy nói điều này ra thì mọi người ngỡ ngàng vỗ tay, mừng quá. Thầy mới nói tiếp: “Dựa trên tinh thần hôm nay ta giải mã được điều này – được cái thâm ý của Bác Hồ này, ta mạnh dạn kiến nghị lên trung ương nhà nước rằng: từ đây bất cứ nơi nào có nghĩa trang liệt sĩ, nhà nước phải xây một nhà thờ Phật, để cho anh em liệt sĩ được về nương tựa với tâm linh của Đạo Phật” [Phật tử vỗ tay].

Tiết lộ công lao thầm lặng mà vĩ đại của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

LGT: TT.Thích Huệ Thông, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương trình bày đề tài "Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong phong trào chấn hưng Phật giáo", khẳng định ngài Phó bảng - thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phật tử, đã được quy y

Như chúng ta đã biết, từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, Phật giáo lại một lần nữa chung sức đồng lòng tham gia kháng chiến, tích cực dấn thân vào sự nghiệp giải phóng của toàn dân tộc, điển hình là cuộc khởi nghĩa của cư sĩ Võ Trứ (đệ tử của Thiền sư Đá Bạc) tại Phù Cát và Phù Mỹ tỉnh Bình Định vào năm 1898. 

Thiền sư Đá Bạc đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa này khiến cho người Pháp gọi cuộc khởi nghĩa này là “giặc thầy chùa”. Kế đến là cuộc khởi nghĩa của Tăng sĩ Vương Quốc Chính nổ ra ở phía Bắc, từ Nghệ An ra tới Bắc Ninh quy tụ hàng vạn nghĩa quân là Phật tử. Những cuộc khởi nghĩa của Tăng sĩ Vương Quốc Chính và phật tử Võ Trứ đã để lại ấn tượng sâu sắc là Phật giáo luôn hướng về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trong mọi hoàn cảnh. Các chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong thời kỳ này như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Trần Cao Vân… cũng đều phải dựa vào Phật giáo và trong đó có cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Hồ Chủ tịch, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo. Đặc biệt, cụ Sắc nhìn thấy rất rõ vai trò và ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo đối với sự tồn vong của dân tộc nên trong suốt hành trình tham gia các hoạt động cứu quốc, cụ đã tích cực tham gia vào các hoạt động chấn hưng Phật giáo. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã rất tích cực tham gia vào phong trào chấn hưng Phật giáo, xem đây là phương tiện tối ưu để khơi dậy lòng yêu nước, lấy đạo Phật làm trung tâm để gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trong bài tham luận “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong phong trào chấn hưng Phật giáo”, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ phần nào chủ đích chấn hưng Phật giáo của cụ Nguyễn Sinh Sắc, chính là để tăng cường sức mạnh vệ quốc của dân tộc trong hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Đây là điều rất phù hợp với quan điểm và truyền thống yêu nước của Phật giáo. 

Bác Hồ đã "vận dụng sáng tạo" Chủ nghĩa Marx Lenin như thế nào? - Phần 1.

1. Chủ nghĩa Marx đưa ra quan điểm về sự công hữu tư liệu sản xuất, xoá bỏ tư hữu, tuy nhiên, trong Hiến Pháp năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH), ghi rõ: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm..".

Những năm 1960, khi được hỏi về vấn đề "khoán đất", Bác gật đầu, Bác nói đại ý, rằng, phải khoán chứ, "khoán là ích chung lợi riêng", nghĩa là Bác chấp nhận sự tư hữu, chấp nhận kinh tế thị trường ở một chừng mực nào đó vì nó tạo nên động lực cho nhân dân lao động.

Không nên lỗ mãng công hữu nếu như điều kiện hoàn cảnh chưa cho phép. Stalin công hữu thành công vì Stalin chọn đúng thời điểm và ngay khi tính tích cực của chế độ công hữu tập trung có những bước chững lại, Stalin lập tức hãm phanh và cởi trói bớt một số vấn đề để duy trì tính năng động, uyển chuyển, sức sống cho kinh tế Liên Xô.

Lịch sử loài người, chưa có ai lèo lái nền kinh tế hiệu quả và nghệ thuật như Stalin. Tiếc là sau đó Khrushchev đã huỷ hoại thành quả.

2. Lenin đề cao "Chuyên chính vô sản", Lenin cho rằng Chuyên chính vô sản là "Ngọn lửa thử vàng", nhưng khi lập quốc, Bác Hồ lại lập chính phủ liên hiệp nhiều thành phần. 

Thậm chí, đích thân Bác viết thư mời cụ Huỳnh Thúc Khánh - một người có đức độ từng làm việc trong chế độ cũ, ra làm Chủ tịch nước. Cụ Huỳnh vì mặc cảm nên từ chối. Bác lại nhờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư mời, vậy là, cụ Huỳnh đồng ý.

Việc này quả thật khác rất xa với cái cách mà Bolsheviks, đứng đầu là Lenin, thứ hai là Trotsky, bắn bỏ gia đình Sa Hoàng Nikolai II.

(còn tiếp).

Một suy nghĩ về cuộc biểu tình Chiếm lấy phố Wall (2012) và thử lý giải vì sao Bác Hồ vẽ tượng Phật lên núi Marx, cạnh suối Lenin?

LTS: Nhân có một người anh trao đổi với Tân Sinh về Chủ nghĩa Marx, anh cho rằng mọi dự đoán của Marx đều đã đúng và sẽ đúng, Tân Sinh đã tạm trả lời vài ý như thế này, dĩ nhiên, để dẫn ra những điểm Tân Sinh chưa đồng quan điểm với Chủ nghĩa Marx thì có thể viết thành một cuốn sách, tuy nhiên, cứ tạm lấy cuộc biểu tình Chiếm lấy phố Wall (2012) tại Mỹ để đánh giá về một dự đoán nổi tiếng có tính kinh điển của Marx.

Cuộc biểu tình chiếm lấy phố Wall đâu phải chỉ có giai cấp vô sản nổi dậy đòi lật đổ lũ tài phiệt đâu anh. Còn có cả những người trí thức tiến bộ kia mà, họ có việc làm, thậm chí họ là chủ doanh nghiệp giàu sang, họ vẫn biểu tình và lên án lũ tài phiệt.

Marx tiên đoán giai cấp vô sản nổi dậy lật đổ tư bản, trật lất rồi ạ. Đúng ra là Cả loài người tiến bộ nổi dậy lật đổ lũ tài phiệt! Không phân giai cấp, gái trai, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ.

Chỉ dựa vào giai cấp vô sản, mọi sự vùng vẫy đều đi vào ngõ cụt, và loài người tiếp tục bị lũ tài phiệt đè đầu cưỡi cỗ như ngựa trâu, bằng việc cho vay - siết nợ (anh biết Việt Nam mình nợ công bao nhiêu % GDP rồi đó). Đó là trò "chia để trị" anh ạ, anh vẫn nhớ chuyện bó đũa chứ?

Ca khúc Về làng sen thăm Bác, phổ thơ Nguyễn Hường, sáng tác và trình bày: Việt Quang (Thượng Toạ Thích Chân Quang).


Chẳng phải Bác Hồ đã ra rả lặp đi lặp lại hoài rằng cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi một phần là nhờ sự giúp đỡ của các nước anh em xã hội chủ nghĩa VÀ NHÂN DÂN TIẾN BỘ THẾ GIỚI, sao anh?

Phước của Marx và Lenin đủ lớn để cuốn phăng một nửa thế giới theo học thuyết của mình, phước của Marx ví như núi, phước của Lenin ví như suối, núi Marx - suối Lenin, đó là những gì đã có sẵn và Bác Hồ không đủ phước để thay đổi, để đưa cả dân tộc Việt Nam đi ngược dòng, Bác đành chấp nhận sự thoả hiệp, đó là nương theo sức hút của CN Marx Lenin để nắm lấy tầng lớp lao động, rồi từ từ gạt bỏ ra khỏi họ những gì cực đoan như đập phá đền chùa, đánh tư sản mù quáng, ... Bác đã tự tay vẽ hình Phật lên núi Marx với hàm ý như vậy đấy anh ạ. Núi và suối là những gì có sẵn. Còn cái mà Bác tự tay vẽ, là ý của Bác, là cái tâm thức của Bác, là lời dạy của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc mà Bác luôn nằm lòng: "Con muốn cứu nước, con phải theo Đạo Phật".

Bác dạy: "Thắng lợi của CNXH không tách rời khỏi thắng lợi trong việc trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân". CNCN là gì? Là ích kỷ. Tại sao có ích kỷ? Vì có chấp ngã, chấp có một cái ta khác với mọi người nên mới ích kỷ, chỉ nghĩ lợi phần mình mà quên đi tất cả. Muốn hết ích kỷ phải diệt chấp ngã, hỡi ơi, diệt chấp ngã thì cả nhân loại chỉ có duy nhất một Đạo Phật - Buddhism là đề cập đến.

Vậy có thể diễn giải ý của Bác Hồ là "Để xây dựng thắng lợi CNXH, toàn dân ta phải ...theo Đạo Phật"! Không còn bất cứ một cách hiểu nào khác, không còn bất cứ một con đường nào khác. 

Chủ nghĩa xã hội sẽ bay trên đôi cánh của những vị Thánh Tu-đà-hoàn - quả Thánh đầu tiên trong 4 quả Thánh của Đạo Phật. Ở quả Thánh này, người ta không còn ích kỷ, lòng vị tha là tuyệt đối mênh mông không còn sống một mảy may cho chính mình.

Cháu ruột Bác Hồ chia sẻ lý do thôi học ĐH Bách khoa để xuất gia làm tu sĩ Phật Giáo



Chắt nội của cụ Hồ Sĩ Tạo, cháu nội của cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy, con trai của cụ Vương Chí Nghĩa, thế danh Vương Tấn Việt, là Thượng Toạ Thượng Chân Hạ Quang, đạo hiệu Thích Chân Quang, viện chủ Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa Vũng Tàu), chùa Viên Quang (Nam Đàn, Nghệ An) và Thiền thất Bảo Quang (Củ Chi, Tp. HCM).

Năm 1980, chàng thanh niên Vương Tấn Việt đã rời bỏ giảng đường Đại Học của trường Bách Khoa để xuất gia đi tìm con đường thiên lý, với đạo hiệu là Thông Huyễn, về sau đổi thành Chân Quang.

Cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy chính là quan Phó Bảng, lương y Nguyễn Sinh Huy, hay còn được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Sinh Sắc - là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cụ Phó Bảng là người có công đầu trong việc Chấn hưng đạo Phật ở Việt Nam.

Phương châm hoạt động cứu nước của Cụ là:

1. Xây dựng lại tình yêu nước, tinh thần dân tộc.
2. Dựa vào lực lượng nông dân (vì thời Cụ lực lượng công nhân chưa nhiều).
3. Chấn hưng Phật Giáo.

Năm 1926, Phan Trọng Bình một đồng chí của Bác Hồ khi đến gặp Cụ ở Đồng Tháp, Cụ đã để lại một lời dặn mà sử chính thống vẫn còn: "Các cháu muốn cứu nước, các cháu phải theo Đạo Phật".

Trước đó, trong một lá thư gửi ra Nghệ An cho dòng tộc nhưng do bị mật thám Pháp giữ lại, không đến được tay họ hàng, Cụ Sắc cũng viết, đại ý, Cụ khuyên họ hàng và đồng bào phải chấn hưng Đạo Phật để cứu nước. Điều này còn ghi trong sử chính thống.

Trước đó nữa, năm 1911, trước khi lên đường ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ quỳ trước hiên nhà tạ từ cha, Cụ Phó Bảng chỉ quay sang nói một câu duy nhất - cũng là lời cuối cùng của Cụ trước khi Bác Hồ từ biệt rồi ra bến cảng, đó là: "Con muốn cứu nước, con phải theo Đạo Phật". - điều này sách sử chính thống chưa thấy đề cập, nhưng được Thượng Toạ Thích Chân Quang dẫn lại trong bài giảng Hai câu đối của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc do NXB Tôn Giáo ấn hành.




Thái Bình: Đạo Phật bổ sung điều gì để xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội? (2014)



Lược ghi: ...Tình yêu nước của người đệ tử Phật là đặc tính tự nhiên như hơi thở. Nên bây giờ nếu đất nước có điều gì, ta sẽ thấy người đệ tử Phật xung phong đi trước. Vì ta Vô Ngã quen rồi.

Một điều thú vị nữa là Bác Hồ nói: "Diệt trừ chủ nghĩa cá nhân". Câu nói này hoàn toàn phù hợp với giáo lý của Đạo Phật. Chỉ là một cách nói khác của lời Phật dạy: "Diệt trừ bản ngã" mà thôi.

Nên ta thấy, một người Cộng sản và một người đệ tử Phật gặp nhau giống như anh em trong một nhà. Vì giống nhau từ bên trong lõi của tâm hồn. Bên ngoài thì anh là Đảng viên, ông này là Thầy tu. Nhưng về bản chất tâm hồn thì không khác gì nhau. Một ông thì "Vô ngã", một ông thì "Diệt trừ chủ nghĩa cá nhân"... 


Nguồn; Bài giảng Đạo Phật đẹp như thế nào - Trailer: https://www.youtube.com/watch?v=MVIb_GNEjDQ

THƯ TỪ TRUNG QUỐC HOẠT ĐỘNG CỦA BỌN TROTSKYIST TRUNG QUỐC

Các bạn thân mến,

Trước khi trả lời câu hỏi của các bạn về hoạt động của bọn Trotskyist Trung Quốc, trước hết cho phép tôi giới thiệu với các bạn nửa tá những tên đầu sỏ, quá ư phản bội đã từng làm rạng danh "quốc tế thứ tư". Đó là: Trần Độc Tú, Bành Thuật Chi, La Hán, Diệp Thanh, Trương Mộ Đào, Hoàng Công Lược.

Theo thứ tự thời gian, sau đây là những việc chúng đã làm:

Tháng 9-1931, trong khi quân đội Nhật xâm chiếm Mãn Châu, Sở mật thám Nhật ở Thượng Hải đã bắt liên lạc với ba tên trước. Hai bên đã ký kết với nhau một hiệp định: Nhóm Trotskyist cam kết không tiến hành một cuộc tuyên truyền nào chống lại cuộc xâm lược của Nhật. Sở mật thám Nhật thì cam kết sẽ trả cho nhóm Trotskyist mỗi tháng 300 đôla, cùng những khoản tiền trả thêm cho cân xứng với những "công việc đã làm được có kết quả".

Thế là Trần Độc Tú và đồng bọn bắt tay ngay vào công việc. Với tiền bạc của Nhật, chúng cho xuất bản những tạp chí và những tập trào phúng để truyền bá những tư tưởng như là: "Chiếm Mãn Châu, người Nhật chỉ mong giải quyết nhanh chóng những vấn đề còn đang tranh cãi, chứ họ không hề có chút ý đồ nào xâm lược Trung Quốc".

Những mục trên các tờ báo Trotskyist vừa rao thì đến lượt Thượng Hải bị bọn Nhật tấn công, vào tháng 1-1932.

Lúc đó, bọn Trotskyist nói như thế nào? Chúng có thừa nhận là chúng phạm sai lầm không? Chúng có thôi làm việc cho kẻ xâm lược không? Hoàn toàn không? Trong khi binh sĩ của Lộ quân thứ 19 hy sinh xương máu của mình để bảo vệ đất nước thì bọn Trotskyist, trên lời nói cũng như trong hành động, đã phạm hết tội phản bội này đến tội phản bội khác. Một mặt chúng viết:

"Cuộc chiến tranh ở Thượng Hải không có quan hệ đến nhân dân. Đó không phải là một cuộc chiến tranh dân tộc cách mạng. Đó là một cuộc chiến tranh giữa bọn đế quốc với nhau". Và mặt khác, chúng phao tin đồn nhảm, đưa ra những khẩu hiệu có tính chất thất bại chủ nghĩa, làm lộ những kế hoạch phòng thủ, v.v..

Không phải chỉ có thế đâu. Những tên Trotskyist khác như Hoa Văn Khôi và Cung Tân Thư đã chui vào trong cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải, chúng bí mật liên lạc với Sở cảnh sát và bọn chủ Nhật, và làm đủ mọi cách để phá hoại phong trào. Thậm chí, chúng còn mưu toan bắt đi cả những người cầm đầu giỏi nhất của cuộc bãi công.

Năm 1933, nguyên soái Phùng Ngọc Tường và tướng Cát Hồng Xương, một đảng viên cộng sản đã tổ chức một đội quân chống Nhật ở Kalgan. Trong thời kỳ này, Đảng Cộng sản đang còn hoạt động bí mật, việc liên lạc giữa miền Trung và miền Bắc đang khó khăn. Lợi dụng tình hình đó, tên Trotskyist Trương Mộ Đào tự xưng là "đại diện Đảng Cộng sản" và tìm cách biến sự nghiệp chống Nhật thành một cuộc nội chiến, bằng cách đưa ra khẩu hiệu: "Đi với Nhật, chống lại Tưởng Giới Thạch". Hắn bị tướng Cát lột mặt nạ và tống cổ đi. ít lâu sau đó, tướng Cát nhân có công việc phải đi đến Thiên Tân, Trương Mộ Đào liền cho người ám sát ông.

Trong thư sau, tôi sẽ kể để các bạn rõ về việc bọn Trotskyist Trung Quốc tiếp tục phản bội Tổ quốc của chúng như thế nào.

Chào thân ái

P.C.LIN
Báo Notre Voix,

ngày 7-7-1939.

THƯ TỪ TRUNG QUỐC VỀ CHỦ NGHĨA TROTSKY

Quế Lâm, ngày 10-5-1939

Các bạn thân mến,

Trước kia, chủ nghĩa Trotsky đối với tôi cũng như đối với nhiều người khác, hình như là một vấn đề tranh cãi trong nội bộ giữa các phe phái khác nhau của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi vậy, chúng tôi không lưu ý đến nó. Nhưng ít lâu trước khi xảy ra chiến tranh - nói đúng hơn là hồi cuối năm 1936, và nhất là trong thời gian chiến tranh, những sự cổ động đầy tội lỗi của bọn Trotskyist đã làm cho chúng tôi sáng mắt ra. Thế là chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề. Và việc nghiên cứu đó đã chứng minh cho chúng tôi thấy như sau:

1. Vấn đề chủ nghĩa Trotsky không phải là sự tranh cãi trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, vì giữa những người cộng sản và bọn Trotskyist không có quan hệ, hoàn toàn không có quan hệ gì với nhau cả. Nhưng đây là một vấn đề liên quan đến toàn quốc, toàn dân: một vấn đề chống lại Tổ quốc.

2. Bọn phát xít Nhật và bọn phát xít nước ngoài đều biết rõ điều đó, bởi vậy chúng cố ý gây mối bất hoà để lừa gạt thiên hạ và làm mất uy tín của những người cộng sản, chúng làm cho người ta tưởng rằng những người cộng sản và bọn Trotskyist là cùng một cánh với nhau.

3. Bọn Trotskyist Trung Quốc (cũng như bọn Trotskyist nước ngoài) không lập thành nhóm, càng không lập thành chính đảng. Chúng chỉ là những bè lũ bất lương, những con chó săn của chủ nghĩa phát xít Nhật (và chủ nghĩa phát xít quốc tế).

4. Trong tất cả các nước, bọn Trotskyist đều dùng những tên gọi hoa mỹ để che giấu những công việc kẻ cướp bẩn thỉu của chúng. Chẳng hạn: ở Tây Ban Nha, chúng gọi là "Đảng công nhân thống nhất mác xít" hoặc "POUM". Chắc các bạn cũng biết rằng chính bọn chúng đã tổ chức tất cả những tổ do thám ở Mađrít, ở Bácxơlon và ở các nơi khác để phục vụ cho Phrăngcô. Chính chúng đã tổ chức cái "đội quân thứ 5" nổi tiếng để giúp làm nội ứng cho các quân đội phát xít ý - Đức. ở Nhật Bản, chúng gọi là "MEL" (Đồng minh Mác, Ăngghen, Lênin). Bọn Trotskyist Nhật dụ dỗ thanh niên vào trong đồng minh, rồi tiếp đó chúng đi tố cáo họ với sở cảnh sát. Chúng còn mưu toan chui vào Đảng Cộng sản Nhật Bản cốt để phá hoại nó. Tôi cho rằng bọn Trotskyist Pháp hiện giờ cũng đang tập hợp chung quanh nhóm "Cách mạng vô sản" và nhiệm vụ của chúng là phá hoại Mặt trận nhân dân. Về việc này, chắc các bạn biết rõ hơn tôi. ở nước Trung Hoa chúng tôi, bọn Trotskyist liên kết với nhau chung quanh nhóm "Tranh đấu", nhóm "Chiến tranh chống Nhật và văn hoá" và nhóm "Cờ đỏ".

5. Bọn Trotskyist không chỉ là kẻ thù của chủ nghĩa cộng sản, mà còn là kẻ thù của nền dân chủ và tiến bộ. Đó là bọn phản bội và mật thám tồi tệ nhất.

Chắc các bạn đã đọc bản án xử bọn Trotskyist ở Liên Xô. Nếu các bạn chưa đọc thì tôi khuyên các bạn nên đọc và làm cho bạn bè mình cũng đọc nó. Đọc bản án này rất bổ ích. Nó sẽ giúp các bạn thấy rõ bộ mặt thật đáng ghê tởm của chủ nghĩa Trotsky và bọn Trotskyist. ở đây, tôi xin phép các bạn chỉ trích dẫn vài đoạn trong bản án có liên quan trực tiếp đến Trung Quốc thôi.

Trước toà án, tên Trotskyist Racốpxki khai như sau: Năm 1934, khi hắn còn ở Tôkiô (với tư cách là đại diện Hội chữ thập đỏ Liên Xô), một nhân vật cao cấp trong Chính phủ Nhật đã nói với hắn:

"Chúng tôi có quyền mong đợi ở những người Trotskyist một sự thay đổi về sách lược. Tôi không cần đi sâu vào chi tiết. Chỉ cần nói rằng chúng tôi mong đợi ở họ những hành động thuận lợi cho sự can thiệp của chúng tôi vào công việc của Trung Quốc".

Racốpxki trả lời với tên Nhật: "Tôi sẽ viết thư cho Trotsky về vấn đề này". Đến tháng 12-1935, Trotsky ra chỉ thị cho những tên Trung Quốc đồng bọn của hắn, và nhắc đi nhắc lại rằng: "Đừng gây trở ngại cho cuộc xâm lược của Nhật Bản ở Trung Quốc".

Như vậy là bọn Trotskyist Nga muốn bán cho đế quốc Nhật không chỉ những phần đất của Tổ quốc mình - Xibêri và những tỉnh ven biển - mà chúng còn muốn bán cho đế quốc Nhật cả Tổ quốc chúng tôi - nước Trung Hoa nữa!

- Thế thì bọn Trotskyist Trung Quốc đã hành động như thế nào? Rõ ràng các bạn sẽ nôn nóng, hỏi tôi như vậy.

- Nhưng, thưa các bạn thân mến, chỉ trong bức thư sau, tôi mới có thể trả lời các bạn được. Các bạn há chẳng đã dặn tôi viết những bài ngắn đó sao?

Mong sớm được gặp lại các bạn.

P.C.LIN
Báo Notre Voix, 
ngày 23-6-1939.

NÓI CHUYỆN VỚI SINH VIÊN VÀ CÁN BỘ VIỆT NAM ĐANG HỌC TẬP VÀ CÔNG TÁC Ở MÁTXCƠVA

Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô là một Đại hội có ý nghĩa vĩ đại: Đại hội của những người xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Đại hội có ý nghĩa to lớn không những đối với Liên Xô mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phe xã hội chủ nghĩa, đối với nhân dân lao động thế giới. Các cô, các chú, các cháu đã theo dõi công việc của Đại hội, Bác không cần nói nhiều, Bác chỉ nói một điều là trong cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô có một đoạn nói đại ý rằng: muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản phải có những con người cộng sản chủ nghĩa, nghĩa là phải có những người có đạo đức cộng sản. Nước ta cũng áp dụng đúng tinh thần như thế: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa, tức là phải có những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đạo đức xã hội chủ nghĩa không phải ở đâu cũng biểu hiện giống nhau. Ở nước ta, đạo đức xã hội chủ nghĩa là cần kiệm xây dựng nước nhà. Mọi người thi đua học tập theo cách xã hội chủ nghĩa, lao động theo xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ nghĩa. Các cô, các chú, các cháu ở đây thì thi đua học tập để về nước phục vụ việc xây dựng nước nhà.

Nói ngày 29-10-1961.
Theo tường thuật của
báo Nhân dân, số 2781,
ngày 2-11-1961.

Công bố bài báo ca ngợi chúa Jesus của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trên báo Nhân Dân

MỪNG NGÀY CHÚA GIÁNG SINH (1953) 

– C. B. (bút danh của Bác Hồ)


Cách đây 1953 năm, một người bình dân ra đời, tên là Giê-su.

Xét theo Kinh Thánh, thì mẹ Người là một cố nông, bị địa chủ bóc lột, ức hiếp… Bà phải ở cữ trong một cái chuồng bò, lạnh lùng, hiu quạnh.

Từ bé đến lớn, Người không có tiền của, ruộng nương, chỉ lao động mà sống.

Suốt đời, Người ra sức chống bọn phong kiến, địa chủ, tư sản mại bản.

Suốt đời, Người ra sức bênh vực dân nghèo, đứng hẳn về phía giai cấp lao động.

Suốt đời, Người ra sức tuyên truyền: yêu Tổ Quốc, yêu chính nghĩa, yêu loài người.

Không may, trong 12 cán bộ tin cậy của Người đã lọt vào tên Giu-đa. Hắn đã tham mấy đồng xu mà bán Người cho bọn phản động; cũng như bọn Giu-đa ngày nay, đội lốt tôn giáo mà phản Chúa, phản quốc, làm tay sai cho đế quốc thực dân.

Chúa Giê-su đã hy sinh, bị đóng đinh trên giá chữ thập. Song những lời Người dạy về yêu nước, bình đẳng, bác ái… thì soi sáng muôn đời. Còn loài Giu-đa cũ và mới, thì đều bị nhân dân nguyền rửa, bêu xấu muôn đời.

Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của Chúa Giê-su, tức là thật thà tôn kính Chúa Giê-su. Nhân ngày kỷ niệm Chúa giáng sinh, chúng ta hoan hô đạo đức ái quốc, bình đẳng, bác ái của Chúa; và thành tâm chúc đồng bào Công Giáo nhiều phúc lành.

C. B.

Báo Nhân dân, số 155, từ ngày 21 đến ngày 25 tháng 12 năm 1953.

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập – Tập 8, xuất bản lần thứ ba, trang 375.

Ca khúc: VỀ LÀNG SEN THĂM BÁC – Nhạc: Chân Quang, Ý thơ: Nguyễn Hường

Lời 1

Một chiều hè oi bức
Con vượt dặm đường xa
Về làng Sen thăm Bác
Lòng thương kính thiết tha.

Đây nhà lá đơn sơ
Chỉ mái tranh vách đất
Nhưng lòng người bất khuất
Ánh dương trên trời xanh.

Con dạo quanh khắp chốn
Xem lại từng bờ tre
Hoa vàng nở bên mé
Hàng cau buông bóng che.

Mong gặp người đôi phút
Thoả ao ước trong đời
Ngước lên trong nắng mới
Người ơi …khắp nơi nơi

Lệ hoen mắt con rồi
Người sao sáng xa xôi
Bài ca nói muôn lời
Cả sông núi reo vui…

Nguyện theo bước chân người
Trên con đường chân lý
Toàn dân nhớ ơn người
Nghìn năm ánh dương soi …


Lời 2:

Một chiều hè oi bức
Con vượt dặm đường xa
Về Làng Sen thăm Bác
Lòng thương kính thiết tha.

Gian nhà lá đơn sơ
Từ chốn quê bỡ ngỡ
Nhưng dạt dào thắp sáng
Những con tim mộng mơ.

Như gặp Người nơi đấy
Nhìn đôi mắt sáng ngời
Bước đi trong nắng mới
Tình quê khắp nơi nơi.

Lệ con khóc thương Người
Người nơi ấy xa xôi
Làm sao nói lên lời
Vì sông núi reo vui.

Nguyện xin bước theo Người
Trên con đường chân lý
Ngày mai nắng dương hồng
Cả thế giới soi chung.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...