Hiển thị các bài đăng có nhãn QTCS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn QTCS. Hiển thị tất cả bài đăng

STALIN ĐỔI "CÁCH MẠNG THẾ GIỚI" LẤY "CNXH Ở MỘT QUỐC GIA"

 Và liệu sau đó có thể gọi Stalin là người theo chủ nghĩa Mác không?


Cái tên William Foster nói lên rất ít đối với độc giả hiện nay. Ở thời Liên Xô, ông này cũng không được nhắc đến nhiều, mặc dù vào năm 1971, một con tem bưu chính đã được phát hành nhân kỷ niệm 90 năm. Dù, con người, theo quan điểm của sử học Xô Viết, là người khá đáng chú ý. Ông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Mỹ trong những giai đoạn lịch sử rất khó khăn. Năm 1929-1934 và 1945-1957. Thời kỳ đầu tiên là cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa Trotsky. Và những năm sau chiến tranh đã trở thành thời điểm của cuộc “săn lùng phù thủy CS ” ở Mỹ, khi các đảng viên và thậm chí cả những người có thiện cảm với Đảng Cộng sản bị đàn áp khắc nghiệt. William Foster là người tham gia tích cực vào Đệ tam Quốc tế hay Quốc tế Cộng sản 3, chứ không phải như là những người làm việc trong các văn phòng ở Mátxcơva, rồi liều chịu bị bắt quan điểm hay bị buộc tội làm gián điệp. Sau năm 1957 và cho đến khi qua đời vào năm 1961, William Foster vẫn là Chủ tịch danh dự của Đảng Cộng sản Mỹ.

Foster chết ngày 1 tháng 9 năm 1961 tại Mátxcơva Liên Xô đã tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho ông tại Quảng trường Đỏ. Đích thân Khrushchev đi đầy đội tang lễ danh dự. Tro cốt của Foster được chôn cùng John Reed và Bill Haywood. Cuốn sách “Toward Soviet America” của ông vẫn là cuốn sách được những người cộng sản Mỹ yêu thích, và đã được tái bản liên tục bởi cả giới cánh tả và cả giới chống cộng, những kẻ coi nó là một tai tiếng. Một ấn bản của cuốn sách đã được xuất bản với phụ đề " "The Book the Communists tried to Destroy! - Cuốn sách mà giới Cộng sản cố gắng phá hủy!"

Cuốn sách của William Foster: “A History of Three Internationals - История трех интернационалов” hay “Lịch sử QTCS-3” cho một cái nhìn về vấn đề khác: Tại sao Stalin giải tán QTCS-3 hay Comintern. Cũng như Nguyễn Ái Quốc tại sao lại đọc 2 bản tham luận phê phán nặng nề QTCS-3 năm 1924, có thể đọc 2 bản tham luận đó của Cụ ở đâyở đây.

 

Về mặt chính thức, theo ý kiến của Stalin, mục tiêu của QTCS-3 được chuyển từ cách mạng thế giới sang đối đầu với mối đe dọa phát xít. Có nhiều tư liệu cho phép nói rằng Stalin hoàn toàn hiểu mối quan hệ giữa Đảng CS Đức, nước Đức và QTCS do Trotsky điều khiển, ai nuôi dưỡng phong trào dân tộc cực đoan của Hitler, sử dụng làm công cụ gì, chống lại ai thậm chí được Stalin nói công khai trong một bản báo cáo phê bình Đảng CS Đức. Đến năm 1935, vị trí của Stalin trong CPSU (b) đã được củng cố và ảnh hưởng đã tăng lên đến mức ông có thể thực hiện các quyết định trái với các nguyên tắc cơ bản ở Comintern. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ giới hạn ở điều này, và Stalin thậm chí còn đi xa hơn. Năm 1943, Stalin giải tán Comintern. Còn William Foster thì mô tả nó như thế nào.

Trước hết, chính Stalin là người đã giải tán Comintern. Mà theo cách giải thích của Foster là BCHTƯ của Comintern không thể đưa ra quyết định độc lập. Vào thời điểm bị giải tán, tất cả đều phải thông qua hay có sự cho phép của Ủy ban Quốc phòng do Stalin đứng đầu. Còn các thành viên của BCHTƯ đều phải sống dựa vào sự hỗ trợ của Liên Xô.

Foster lưu ý rằng, theo các nhà báo tư sản và chính khách, sự kiện này đã góp phần thúc đẩy sự hợp tác quốc tế nhằm kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Đức Quốc xã đã phản ứng với thái độ khó chịu, gọi đó là một "hành động lừa bịp". - Có thật không. Trong tình huống này, "Hiệp ước chống QTCS" đơn giản là mất đi ý nghĩa của nó. Phe Trotskyists đã "gây ồn ào về thực tế rằng việc giải thể Comintern bị cho là phản bội sự nghiệp của CNXH thế giới".

Cụ thể hơn, các nguồn tin phương Tây tận ngày nay vẫn đưa ra quan điểm: Stalin giải tán QTCS là do yêu cầu của Anh và Đồng minh để mở mặt trận phía Tây chống Đức quốc xã. Nhưng rõ ràng việc giải thể đã góp phần vào việc tăng cường hợp tác quốc tế. Liên Xô, ở cấp độ các hành vi pháp lý chính thức, đã loại bỏ công cụ, ban đầu chỉ nhằm mục đích lật đổ trên toàn thế giới (xin lỗi, "cuộc cách mạng thế giới"). Và do đó đã từ bỏ những ý định gây hấn đối với các đồng minh hiện có và tiềm năng.

Nhưng lý do cụ thể của việc giải thể Comintern, như Foster trình bày là do tổ chức QTCS-3 đã không còn phù hợp với tình hình thực tế, ["rất lâu trước chiến tranh, nó đã khó trở thành và ngày càng trở nên rõ ràng rằng đến mức mà nội bộ cũng như tình hình quốc tế của mỗi nước trở nên phức tạp hơn, giải pháp cho các vấn đề phong trào người lao động của mỗi quốc gia thông qua trung gian của một trung tâm quốc tế nào đó sẽ gặp những trở ngại không thể giải quyết được"; nói tóm lại, "hình thức tổ chức do Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản lựa chọn" đã tồn tại lâu hơn chính nó, và "hình thức này thậm chí còn trở thành một trở ngại cho việc củng cố hơn nữa các đảng công nhân các nước".] (trang 352).

Stalin cũng đã giải thích quyết định giải thể Comintern, đăng trên báo Pravda, cũng như trả lời câu hỏi của Harold King, phóng viên Reuters (Stalin toàn tập, tập 15, tr. 79): “Việc giải tán Quốc tế Cộng sản là đúng, vì:

a) Điều này vạch trần những lời nói dối của Đức Quốc xã rằng "Mátxcơva" có ý định can thiệp vào đời sống của các quốc gia khác và "bolshevik hóa" họ. Lời nói dối này giờ đã kết thúc.

b) Điều này vạch trần những lời vu khống của giới chống đối CNCS trong phong trào công nhân mà vì thế mà các đảng cộng sản của nhiều nước bị cáo buộc là hành động không vì lợi ích của nhân dân mình mà theo lệnh từ bên ngoài. Sự vu khống này cũng được đặt dấu chấm hết.

c) Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước có được sự đoàn kết các lực lượng tiến bộ của nước họ, không phân biệt đảng phái và tín ngưỡng tôn giáo, thành một phe giải phóng dân tộc duy nhất, nhằm phát triển cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.

d) Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của những người yêu nước ở tất cả các nước trong việc đoàn kết tất cả các dân tộc yêu tự do thành một tổ chức quốc tế duy nhất để đấu tranh chống lại mối đe dọa thống trị thế giới bởi chủ nghĩa Hitle, từ đó mở đường để tổ chức cộng đồng các dân tộc trong tương lai trên cơ sở của sự bình đẳng của họ.

Các luận điểm rõ ràng mà Stalin đưa ra cũng là nói về:

a): CPSU (b) không có ý định xuất khẩu cuộc cách mạng thế giới. Chính QTCS đã tiếp tay cho Đức quốc xã tuyên truyền xuyên tạc gây hại, cô lập Liên Xô với các nước, các phong trào chống Đức quốc xã. Nói cách khác, QTCS đã phản bội cương lĩnh của chính họ, công khai làm tay sai của chủ nghĩa phát xít.

b): Đảng cộng sản các nước hành động vì lợi ích nhân nhân nước họ, không còn và không cần nghe theo chỉ đạo của QTCS.

c): CPSU (b) không ngăn cản việc thống nhất các lực lượng nội bộ khác đảng phái và tôn giáo các nước

d): Sau chiến thắng phát xít, không quay lại “Đấu tranh giai cấp”, không “Vô sản các nước đoàn kết lại!”, không quay lại “cách mạng thế giới”. Mà đồng ý thiết lập "Cộng đồng các dân tộc trên cơ sở bình đẳng của họ". Một định hướng quan trọng nhất của chủ nghĩa Mác đối với “cách mạng vô sản thế giới” đã được đặt dấu chấm hết.

Cuối thư, Stalin viết: “Tôi cho rằng việc giải tán Quốc tế Cộng sản là khá kịp thời, vì lúc này, khi con thú phát xít đang phát huy sức lực cuối cùng, cần tổ chức một cuộc tổng tấn công vào các nước yêu tự do để tiêu diệt con ác thú này, và cứu các dân tộc khỏi sự áp bức của phát xít”.

Chủ nghĩa phát xít là cánh tay nối dài quân phiệt hóa của chủ nghĩa đế quốc còn QTCS dưới ảnh hưởng nặng nề của Trotskyism trở cờ tiếp tay phát xít bị giải tán. Hóa ra là bằng việc giải tán Comintern, Stalin đã mở rộng đáng kể cơ hội cho Liên Xô trong công cuộc chống Đức quốc xã, nhưng trên thực tế, cũng loại bỏ "cách mạng thế giới", “cách mạng thường trực”. Ông đã đổi "cuộc cách mạng thế giới" để lấy "CNXH trong một quốc gia duy nhất".

Ở Việt Nam, chủ trương đường lối Phản đế-Phản phong (Chống đế quốc trước, Chống phong kiến sau) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra từ rất sớm, đó là sự nắm bắt kịp thời những thay đổi của tình hình quốc tế. Đáng tiếc, đường lối ấy không phải lúc nào cũng có được sự hiểu biết và thông suốt trong đội ngũ cán bộ của Cụ - "Đáng sợ nhất là các chú". 









Nguyễn Ái Quốc: phát biểu tại phiên họp thứ 22 đại hội V Quốc tế cộng sản

     Ngày 1-7-1924

Thưa các đồng chí, tôi chỉ xin bổ sung những ý kiến phê bình của đồng chí Manuinxki về chính sách của chúng ta trong vấn đề thuộc địa. Nhưng trước khi đi vào thực chất của vấn đề, tôi thấy nên đưa ra một vài con số thống kê về thuộc địa. Điều này sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn tất cả tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa.

 

Các nước

Chính quốc

Thuộc địa

Diện tích (km2)

Dân số

Diện tích (km2)

Dân số

Anh

151.000

45.500.000

34.910.000

403.600.000

Pháp

536.000

39.000.000

10.250.000

55.600.000

Mỹ

9.420.000

100.000.000

1.850.000

12.000.000

Tây Ban Nha

504.500

20.700.000

371.600

853.000

Ý

286.600

38.500.000

1.460.000

1.623.000

Nhật Bản

418.000

57.070.000

288.000

21.249.000

Bỉ

29.500

7.642.000

2.400.000

8.500.000

Bồ Đào Nha

92.000

5.545.000

2.062.000

8.738.000

Hà Lan

83.000

6.700.000

2.046.000

48.030.000

 Như vậy, 9 nước với tổng số dân 320.657.000 người và với diện tích 11.407.600 km2 bóc lột các nước thuộc địa gồm hàng trăm dân tộc với số dân 560.193.000 người và với diện tích 55.637.000 km2. Toàn bộ lãnh thổ của các nước thuộc địa rộng gấp 5 lần lãnh thổ của các chính quốc, còn số dân của các chính quốc chưa bằng 3/5 số dân của các nước thuộc địa.

Nếu tính riêng những cường quốc đế quốc lớn nhất, thì những con số này lại càng có sức thuyết phục hơn. Số dân của các thuộc địa Anh đông gấp hơn 8 lần rưỡi số dân nước Anh và đất đai của các thuộc địa Anh rộng gấp gần 252 lần đất đai của nước Anh. Còn nước Pháp thì chiếm một số đất đai rộng gấp 19 lần nước Pháp; và số dân ở các thuộc địa Pháp đông hơn số dân nước Pháp 16.600.000 người.

Vì vậy sẽ không phải là quá đáng nếu nói rằng chừng nào Đảng Pháp và Đảng Anh chúng ta chưa thi hành một chính sách thật tích cực trong vấn đề thuộc địa, thậm chí chưa đề cập đến quần chúng các nước thuộc địa, thì toàn bộ chương trình rộng lớn của hai đảng đó vẫn không có hiệu quả gì. Chương trình ấy sẽ không có hiệu quả gì vì nó trái với chủ nghĩa Lênin. Tôi xin nói rõ ý của tôi. Trong bài nói chuyện về Lênin và vấn đề dân tộc, đồng chí Xtalin đã chỉ rằng bọn cải lương và các lãnh tụ Quốc tế thứ hai đã không dám đặt ngang hàng các dân tộc da trắng và các dân tộc thuộc các màu da khác, rằng Lênin đã bác bỏ sự bất bình đẳng đó và phá tan cái vật chướng ngại ngăn chia những người nô lệ văn minh với những người nô lệ không văn minh của chủ nghĩa đế quốc.

Theo Lênin, cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước bị nô dịch và vấn đề dân tộc, như Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.

Sau đó, đồng chí Xtalin đã nói đến quan điểm phản cách mạng cho rằng không cần liên minh trực tiếp với phong trào giải phóng ở các nước thuộc địa, giai cấp vô sản châu Âu cũng có thể thắng lợi được. Nhưng nếu căn cứ vào hành động để xét về mặt lý luận thì tình trạng các đảng lớn của chúng ta, trừ Đảng Nga, không hoạt động gì cả khiến chúng ta có quyền cho rằng ngày nay các đảng đó vẫn còn giữ quan điểm mà đồng chí Xtalin đã nói.

Giai cấp tư sản các nước thực dân đã làm gì để kìm giữ trong vòng áp bức biết bao quần chúng của các dân tộc bị chúng nô dịch? Chúng làm tất cả. Ngoài việc dùng những phương tiện do bộ máy chính quyền Nhà nước đem lại cho nó, nó đồng thời còn tiến hành tuyên truyền hết sức ráo riết. Bằng những bài nói chuyện, bằng điện ảnh, báo chí, triển lãm và mọi phương pháp khác nữa, nó nhồi cho nhân dân các chính quốc cái đầu óc thực dân, nêu lên trước mắt họ cảnh sống dễ dàng, vinh quang và giàu có đang chờ đợi họ ở các nước thuộc địa.

Còn các đảng cộng sản của chúng ta như Đảng Cộng sản Anh, Hà Lan, Bỉ và các đảng cộng sản các nước khác mà giai cấp tư sản ở đấy chiếm giữ thuộc địa, thì đã làm những gì? Các đảng này, từ khi chấp nhận bản luận cương của Lênin, đã làm được những gì để giáo dục cho giai cấp công nhân nước mình tinh thần quốc tế chủ nghĩa chân chính, tinh thần gần gũi với quần chúng lao động các nước thuộc địa? Tất cả những việc mà các đảng của chúng ta đã làm về mặt này, thật hầu như chưa có gì cả. Còn về tôi, là một người sinh trưởng ở một nước hiện nay là thuộc địa của Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, tôi lấy làm tiếc phải nói rằng Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi làm rất và rất ít cho các nước thuộc địa.

Báo chí cộng sản chủ nghĩa có nhiệm vụ làm cho các chiến sĩ của chúng ta hiểu rõ vấn đề thuộc địa, làm thức tỉnh sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng lao động ở các nước thuộc địa, tranh thủ họ tham gia sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản. Thử hỏi báo chí đó đã làm được gì? Không được gì hết.

Nếu đem so sánh những chỗ dành cho các vấn đề thuộc địa trên các tờ báo tư sản như Le Temps, Le Figaro, L' Oeuvre hay những báo thuộc các khuynh hướng khác như: Le Peuple hay Le Libertaire với những chỗ dành cho các vấn đề đó trên báo L'Humanité, cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng chúng tôi, thì phải nhận rõ rằng sự so sánh này sẽ hoàn toàn không có lợi cho chúng ta.

Bộ Thuộc địa đã đặt ra kế hoạch biến nhiều vùng ở châu Phi thành những vùng đồn điền rộng lớn của tư nhân, và biến dân bản xứ ở những nước này thành những dân nô lệ thật sự, bị trói buộc vào ruộng đất của những ông chủ mới, thế mà báo chí của chúng ta vẫn im tiếng hoàn toàn về điều này. Ở các thuộc địa của Pháp ở Tây Phi, người ta đã áp dụng những biện pháp cưỡng ép chưa từng thấy để bắt lính, thế mà báo chí của chúng ta vẫn không hề lên tiếng. Chính quyền thực dân ở Đông Dương đã biến thành những kẻ buôn nô lệ và bán những người dân Bắc Kỳ cho các chủ đồn điền trên các đảo ở Thái Bình Dương; chúng kéo dài thời hạn đi lính của dân bản xứ từ 2 năm lên 4 năm; chúng đem nộp phần lớn đất đai thuộc địa cho côngxoócxiom của những bọn tư bản cá mập; thuế má vốn đã quá nặng nề không chịu nổi, thế mà chúng lại còn tăng lên 30% trong lúc dân bản xứ bị phá sản và chết đói sau trận lụt. Thế mà báo chí chúng ta vẫn cứ im tiếng. Và sau tất cả những điều đó, các đồng chí sẽ ngạc nhiên thấy rằng nhân dân bản xứ đi theo những nhóm dân chủ và tự do như Hội Nhân quyền và các tổ chức tương tự khác là những tổ chức chăm lo hay làm ra vẻ chăm lo đến họ.

Nếu đi sâu hơn chút nữa, chúng ta sẽ thấy những việc hoàn toàn không thể tưởng tượng được, làm cho mọi người phải nghĩ rằng Đảng chúng tôi đã coi thường tất cả những gì dính dáng đến các nước thuộc địa. Ví dụ: báo L'Humanité không hề đăng lời kêu gọi của Quốc tế Nông dân gửi nhân dân các nước thuộc địa, do Quốc tế Cộng sản gửi đến để đăng trên báo. Trước Đại hội Liông47 trong mục đăng các bài tranh luận, đã đăng hết mọi luận cương, trừ luận cương về vấn đề thuộc địa. Báo L'Humanité đã đăng nhiều bài về thắng lợi của võ sĩ Xiki xứ Xênêgan, nhưng không hề lên tiếng khi các công nhân bến tàu Đaca, những người đồng nghiệp của Xiki bị bao vây trong khi đang làm việc, bị bắt và bị vứt lên xe ô tô chở về nhà giam và sau đó bị đưa sang trại lính để rồi trở thành những người bảo vệ văn minh, nghĩa là trở thành lính. Cơ quan trung ương của Đảng chúng tôi hằng ngày đều báo tin cho các bạn đọc về những chiến công của anh phi công Uadi đã bay từ Pháp sang Đông Dương; nhưng khi chính quyền thực dân cướp bóc nhân dân "nước An Nam cao quý", lấy ruộng của họ giao cho bọn đầu cơ Pháp, phái máy bay chở bom, rồi ra lệnh cho các phi công phải dạy cho những người dân bản xứ bất hạnh và bị cướp bóc kia phải biết điều, thì cơ quan của Đảng chúng tôi lại không thấy cần thiết báo tin đó cho các bạn đọc biết.

Thưa các đồng chí, qua báo chí của mình, giai cấp tư sản Pháp hiểu rằng vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa không tách rời nhau. Tôi cho rằng Đảng chúng tôi chưa hiểu hết điều đó. Những bài học ở miền Ruya, nơi mà binh lính bản xứ được phái đến trấn an những công nhân Đức bị đói, đã vây chặt những trung đoàn lính Pháp đáng nghi; trường hợp xảy ra trong đội quân phương Đông, trong đó binh lính bản xứ được giao súng máy để "động viên tinh thần" binh lính Pháp đã mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và gian khổ; những sự kiện xảy ra năm 191748 ở nơi đóng quân của lính Nga ở Pháp; kinh nghiệm cuộc bãi công của công nhân nông nghiệp ở Pyrênê là nơi mà binh lính bản xứ đã buộc phải giữ vai trò nhục nhã của những kẻ phá hoại cuộc bãi công; và cuối cùng là sự có mặt của 207.000 binh lính bản xứ ở ngay nước Pháp, - tất cả những việc trên đây chưa làm cho Đảng chúng tôi phải suy nghĩ, chưa làm cho Đảng chúng tôi thấy cần phải thực hiện một chính sách rõ ràng và tích cực trong vấn đề thuộc địa. Đảng đã bỏ lỡ tất cả những cơ hội tốt để tuyên truyền. Những cơ quan lãnh đạo mới của Đảng đã thừa nhận là Đảng chúng tôi đã bị động trong vấn đề này. Tôi thấy đó là một dấu hiệu đáng mừng vì khi các lãnh tụ của Đảng đã thừa nhận và nhấn mạnh nhược điểm này trong chính sách của Đảng thì việc đó làm cho người ta hy vọng rằng Đảng sẽ cố gắng hết sức để sửa chữa và củng cố về mặt này. Tôi tin chắc rằng Đại hội này sẽ là bước ngoặt về mặt này và sẽ thúc đẩy Đảng sửa chữa được những thiếu sót trước. Mặc dù nhận xét của đồng chí Manuinxki về cuộc vận động bầu cử ở Angiêri rất đúng, song để cho được khách quan, tôi phải nói rằng đúng là Đảng chúng tôi đã bỏ lỡ dịp tốt ở đây, nhưng đã sửa chữa sai lầm, đã đưa đại biểu người bản xứ ra ứng cử ở quận Pari. Tất nhiên như thế còn ít, song bước đầu như vậy là tốt. Tôi sung sướng nhận thấy rằng hiện nay Đảng chúng tôi lại có những ý định tốt đẹp nhất, lại có lòng hăng hái, cái đó là hoàn toàn mới đối với Đảng chúng tôi; và chỉ cần bằng hành động thực tiễn thì nhất định những cái ấy sẽ đưa Đảng tới một chính sách đúng đắn trong vấn đề thuộc địa.

Vậy phải hành động thực tiễn như thế nào ? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể. Tôi đề nghị mấy điểm dưới đây:

1. Mở trên báo L'Humanité một mục để đăng đều đặn hằng tuần ít nhất hai cột các bài về vấn đề thuộc địa.

2. Tăng cường tuyên truyền và tuyển lựa đảng viên của Đảng trong những người bản xứ ở những nước thuộc địa đã có phân bộ cộng sản.

3. Gửi những người bản xứ vào Trường đại học cộng sản của những người lao động phương Đông ở Mátxcơva.

4. Thoả thuận với Tổng Liên đoàn lao động thống nhất49 để tổ chức những người lao động của các thuộc địa làm việc ở Pháp.

5. Đặt nhiệm vụ cho các đảng viên của Đảng phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thuộc địa.

Theo tôi, những đề nghị này là hợp lý và nếu Quốc tế Cộng sản và các đại biểu của Đảng chúng tôi tán thành thì tôi tin rằng đến Đại hội lần thứ VI, Đảng Cộng sản Pháp chúng tôi sẽ có thể nói rằng mặt trận thống nhất của nhân dân chính quốc và thuộc địa đã trở thành sự thật.

Thưa các đồng chí, vì chúng ta tự coi mình là học trò của Lênin, cho nên chúng ta cần phải tập trung tất cả sức lực và nghị lực để thực hiện trên thực tế những lời di huấn quý báu của Lênin đối với chúng ta về vấn đề thuộc địa cũng như các vấn đề khác.

 

In trong sách Đại hội toàn thế giới
lần thứ V Quốc tế Cộng sản,
bản tốc
ký, tiếng Nga, phần I, Nxb. Chính trị
quốc gia, Mátxcơva, 1925, tr.653-657.

 



Nguyễn Ái Quốc: phát biểu tại phiên họp thứ 8 đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản

 Ngày 23-6-1924

Tôi đến đây để không ngừng lưu ý Quốc tế Cộng sản đến một sự thật là: Thuộc địa vẫn đang tồn tại, và vạch ra để Quốc tế Cộng sản thấy rằng: Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như, các đồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Vì vậy, tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội có được, sẽ gợi ra những vấn đề và nếu cần tôi sẽ thức tỉnh các đồng chí về vấn đề thuộc địa.

Hôm nay, tôi cần nhắc lại lời phát biểu tại đây của đồng chí Rôi, chỉ xin đổi những tên riêng, nghĩa là đơn giản thay thế từ nước Anh bằng các từ Pháp, Bỉ, Mỹ, Nhật ... Song, vì tôi là người xứ thuộc địa Pháp và vì tôi muốn nói ngắn, nên tôi chỉ nói về chủ nghĩa đế quốc Pháp, về Đảng Pháp của chúng tôi và về các đảng tại các thuộc địa Pháp, giống như đồng chí Rôi đã nói về nước Anh, về đảng anh em của chúng ta và về các đảng ở các thuộc địa của nước Anh.

Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể nói với các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy; các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc. Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa.

Các đồng chí, khi các đồng chí muốn đập vỡ một quả trứng hay một hòn đá, thì các đồng chí phải nghĩ đến việc tìm kiếm một công cụ mà sức bền của nó tương xứng với sự vững chắc của đối tượng định đập tan. Tại sao các đồng chí không có sự đề phòng như vậy khi các đồng chí muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản? Tại sao trong những vấn đề của cách mạng các đồng chí không đem ra đối chiếu sách lược, sức mạnh của các đồng chí? Tại sao không so sánh sức mạnh và sự tuyên truyền của các đồng chí với sức mạnh và sự tuyên truyền của kẻ địch mà các đồng chí muốn chống lại và chiến thắng nó? Tại sao các đồng chí lại xem thường các thuộc địa trong lúc chủ nghĩa tư bản lại dựa vào nó để tự bảo vệ và chống lại các đồng chí? Tôi xin bổ sung mấy lời để đáp lại bài phát biểu của đồng chí Tơranh. Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Tơranh đã nói đến sự xuất hiện một cao trào cách mạng ở Pháp và sự ra đời phong trào phát xít ở đây. Về điểm đầu tiên, tôi hoàn toàn tán thành tinh thần lạc quan của đồng chí Tơranh; còn điểm thứ hai, thì tôi có ý kiến ngược lại. Tôi cho rằng, bọn phản động ở Italia, ở Đức và các nước khác cần đến chủ nghĩa phát xít để bảo vệ mình; trong khi đó bọn phản động Pháp lại không cần đến nó. Chúng có những người bảo vệ khác, những người bảo vệ mạnh hơn nhiều, có tổ chức hơn và có kỷ luật hơn là "bọn áo đen". Họ có những người lính da đen và da vàng. Có lẽ các đồng chí đã biết là quân đội Pháp hiện nay bao gồm 458.000 thanh niên Pháp và 206.550 người bản xứ ở các thuộc địa. Nhưng chắc chắn là các đồng chí không biết được rằng, nếu tính thời gian phục vụ và huấn luyện cũng như sự dễ dàng làm cho những người bản xứ nổi dậy, thì mỗi người lính bản xứ này có giá trị bằng 2 lính Pháp. Do đó, trên danh nghĩa, tuy số lượng đội quân luôn sẵn sàng tấn công các đồng chí là 664.550 người, mà thực tế lại là 1.000.000 người, hay nói đúng hơn 939.950 người vì số lính Pháp có 251.450 tay súng, đông hơn các trung đoàn người bản xứ thì những người bản xứ này lại phục vụ 431.100 tháng nhiều hơn lính Pháp.

Bàn về khả năng và các biện pháp thực hiện cách mạng, đề ra kế hoạch của cuộc chiến đấu sắp tới, các đồng chí Anh và Pháp cũng như các đồng chí ở các đảng khác hoàn toàn bỏ qua luận điểm cực kỳ quan trọng có tính chiến lược này. Chính vì thế, tôi hết sức kêu gọi các đồng chí: Hãy chú ý!

In trong sách Đại hội toàn thế giới lần thứ V

Quốc tế Cộng sản, bản tốc ký, tiếng Nga,

phần I, Nxb. Chính trị quốc gia,

Mátxcơva, 1925, tr.218-220.

***



TẠI SAO STALIN GIẢI TÁN QUỐC TẾ CỘNG SẢN?

Tháng 5-1943, thế chiến 2 đang ở vào giai đoạn ác liệt. Mặt trận thứ 2 chống phát xít của đồng minh Anh-Pháp-Mỹ, mặc dù nhiều hứa hẹn nhưng vẫn chưa mở.

Lãnh đạo CPSU quyết định giải tán Quốc tế cộng sản (QTCS - Communist International) . Bề ngoài, giải tán tổ chức này dường như là 1 “thỏa thuận” với các đồng minh để mở mặt trận thứ 2. Nhưng trên thực tế, QTCS được lập như "Tổng hành dinh cách mạng thế giới” và thế chiến 2 đã qua nửa chặng đường mà tổ chức hư hỏng này không đóng góp vai trò gì đáng kể trong công cuộc chống phát xít.

Trong các cuộc thảo luận về 1 nghị quyết giải tán QTCS, thậm chí có đề nghị vẫn giữ tổ chức và chuyển nó sang phương tây, như London. Nhưng người Anh từ chối. Stalin cương quyết bảo vệ quan điểm giải tán QTCS, ông nói: "Kinh nghiệm cho thấy, cả ở Marx, và cả ở Lenin, cũng như bây giờ, không thể nào dẫn dắt phong trào công nhân tất cả các nước trên thế giới từ 1 trung tâm quốc tế. Đặc biệt là lúc này, trong điều kiện chiến tranh, khi đảng CS ở Đức, Ý và các nước khác có nhiệm vụ lật đổ chính quyền của họ và thực hiện chủ trương làm thất bại chiến thuật, còn đảng CS ở LX, Anh và Mỹ cũng như các nước khác, trái lại, có nhiệm vụ làm mọi cách để ủng hộ chính phủ của mình để đánh bại kẻ thù 1 cách nhanh chóng nhất. Cũng có những động cơ khác để giải tán QTCS mà không được đề cập trong nghị quyết. Đó là các đảng CS gia nhập vào QTCS đã bị buộc tội 1 cách gian dối họ là gián điệp của nước ngoài, điều này ngăn cản công tác của họ trong quần chúng. Giải tán QTCS tước khỏi tay kẻ thù con chủ bài này. Bước đi sáng kiến chắc chắn sẽ củng cố các đảng như đảng lao động dân tộc và cũng củng cố chủ nghĩa quốc tế của quần chúng, dựa trên Liên minh Xô viết".

Ý định của Stalin có cơ sở vững chắc. QTCS đã từ lâu không còn là tổ chức lãnh đạo, đã ngừng hoạt động bởi hoàn cảnh thay đổi. Ở LX nó đã thành “phế tích” trước các yếu tố mới.

«Необходимо опять заняться проклятым вопросом, которым я занимался всю жизнь, но не могу сказать, что мы его всегда правильно решали… Это проклятый национальный вопрос… Некоторые товарищи еще недопонимают, что главная сила в нашей стране — великая великорусская нация… Некоторые товарищи еврейского происхождения думают, что эта война ведется за спасение еврейской нации. Эти товарищи ошибаются, Великая Отечественная война ведется за спасение, за свободу и независимость нашей Родины во главе с великим русским народом».

Stalin đã phán quyết năm 1943: Giải tán QTCS bởi theo đuổi chính sách dân tộc đã vạch ra. "Cần phải đương đầu với các vấn đề đáng nguyền rủa, mà tôi đã dành cả đời mình, nhưng tôi không thể nói rằng chúng ta đã luôn luôn giải quyết nó 1 cách đúng đắn… Đó là vấn đề dân tộc… Một số các đồng chí vẫn lẫn lộn, lực lượng chủ đạo ở đất nước chúng ta – là dân tộc Nga vĩ đại. Một số đồng chí gốc Do Thái nghĩ, cuộc chiến tranh này là để cứu vớt dân tộc Do Thái. Các đồng chí này đã nhầm, Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại là vì giải cứu, vì tự do và độc lập cho Tổ quốc chúng ta với sự đứng đầu của nhân dân Nga vĩ đại".

--------------

Ngày 9-5-1945, Liên Bang Xô Viết ra đời – theo nghĩa thực sự độc lập, tự do khỏi ách phát xít cũng như băng đảng tài phiệt Do Thái. Chỉ tội cho nước Đức, họ từng có độc lập tự do sau khi Sa Hoàng đánh bại Napoleon. Người Đức đã viện đến chủ nghĩa dân tộc để tìm đường giải phóng, nhưng bọn Do Thái đã biến tinh thần dân tộc Đức thành cực đoan phát xít và nhận chìm nó trong thảm kịch thế chiến. Từ WW-1 đến nay, không có bất cứ lãnh đạo Đức nào là người Đức theo đúng nghĩa. Dưới cái tên Đức rất đẹp Angela Markel là 1 ả Do Thái Ba Lan.


Chữ trong ảnh: BẮN HẾT!

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...