Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết cổ truyền. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tết cổ truyền. Hiển thị tất cả bài đăng

Buồn như Tết bên Tây

Châu Âu trời băng tuyết, lạnh ngắt, con cháu ở xa, nghỉ hai ba ngày phép, đi máy bay, hay lái xe hàng trăm cây số để lên ăn bữa cơm với cha mẹ, thấy ngại. Các cụ ở trong trại dưỡng lão được phân cái buồng nhỏ chừng 12 mét vuông, con cháu đến thăm phải thuê khách sạn, lại lóc cóc đến ăn cơm rồi vội về, không hào hứng đón Tết. Còn đón cha mẹ về nhà là cả một vấn đề. Họ ái ngại do phải đi làm, không lo cho thân sinh được.

Lần đầu còn nhớ con cháu, sau cũng quen dần. Trước các cụ còn khỏe, còn gói bánh chưng, làm chả, gọi con cháu đến lấy. Chúng cảm ơn rối rít. Sau chân yếu tay mềm, chẳng làm được, kẻ đến thăm thưa dần, chưa kể có cụ còn đãng trí nhầm đứa nọ ra đứa kia, việc thăm hỏi càng ít nữa.

Thanh niên hiện đại giản tiện nhiều thứ, ngày lễ Tết chẳng còn nhớ cha mẹ, ông bà đang đợi. Nhân vật hoài cổ, nặng kí ức xưa, mấy ai còn sống, bị coi là người của thời “cổ lỗ”. Càng thọ càng đau mỗi khi Tết đến. Con cháu không hiểu, nghĩ các cụ lạc hậu đòi hỏi. Thời đại @, khoa học tân tiến chỉ cần nhấn vào con chuột là cả nhà có mặt trên vi tính dù ở bốn phương trời. Chúng liền mua tặng bố mẹ cái máy vi tính hay điện thoại di động và nhiều đứa con nói thêm một câu xanh rờn: “Ông/ bà/cụ sướng nhé, chúng con mơ đấy”. Nhận món quà quý của con cháu, nước mắt các cụ chảy ngầm bên trong.

Tủ lạnh luôn ắp thức ăn, cần thì có trợ lý xã hội. Các cụ còn mong gì nữa? Con phải đi làm để kiếm sống, con phải tiếp đối tác... Các cụ hiểu. Đêm nằm thầm khóc. Cụ mơ cái ngày xưa ấy… Cha mẹ cụ làm mâm cơm cúng tổ tiên, con cháu chầu chực hạ mâm, xúm lại ăn uống kể trăm thứ chuyện trên đời… Gặp tình huống vui hài, cả nhà cười ran. Chút rượu nồng, nhiều đứa phấn khích kể chuyện mối tình đầu… hứa đem người yêu ra mắt ông bà… Bây giờ, chúng đâu cần ra mắt, chúng sống với nhau từ lâu, không thích cưới xin khỏi ràng buộc.

Các lão niên cứ lủi thủi trong phòng trên dưới 10 mét vuông khép kín. Trước còn sức khỏe, các cụ còn ra chợ châu Á xem đón Tết dù lệch ngày, cho khớp Chủ nhật. Tuổi càng cao, họ chỉ còn đi bộ gần nhà, hưởng sái không khí rớt lại của Tây đón chào năm mới chăng đèn kết hoa.

Năm nay năm Gà, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, Tòa Thị chính tặng quà cho các cụ: hộp thịt gà trống hầm rượu - món đặc sản ở Pháp và chai rượu Beaujolais có hình con gà trống, và hộp sôcôla. Dù tình cờ, đây là niềm vui nhỏ cho người già neo đơn.

Một số cụ may mắn còn có vài họ hàng còn sống ở Việt Nam gọi điện sang hỏi han, chúc Tết. Dù trái giờ, dù sức khỏe không cho phép, cụ cố thức để mong một cú điện. Nhiều cụ, anh chị em ở Việt Nam già cũng mất cả. Thế là hết. Buồng các cụ lạnh tanh, không hoa đào, hoa mai, không mâm cúng tổ tiên… Chỉ có chương trình VTV4 duy nhất làm bạn. Các cụ loay hoay bấm tivi. Ngồi miên man chẳng thiết ăn.

Mặc dù sống trên nửa, thậm chí gần ba phần tư thế kỉ ở xứ người, những đồng bào già của chúng ta cũng không thể “nhập gia tùy tục” mà không khổ tâm, áy náy. Các cụ cay đắng nhớ câu: “Vui như Tết”; rồi thở dài chép miệng: “Buồn như Tết bên Tây.”

St.

Vì sao không nên gộp Tết Ta vào Tết Tây và Ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam (*)


[…] Người ta đặt ngày 1-6 là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi, để các cơ quan, đoàn thể và gia đình nhắc nhau biết chăm sóc, dạy dỗ thiếu nhi. Vì có những nơi mà thiếu nhi sống mà không có tuổi thơ, không được học hành, chẳng được yêu thương, phải lao động vất vả. Nên có ngày Thiếu Nhi để nhắc nhở mọi người quan tâm thiếu nhi, vì thiếu nhi là tương lai của nhân loại. Rồi lại có ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3 bởi vì phụ nữ vốn chân yếu tay mềm, đa phần là vậy, phụ nữ yếu sức hơn đàn ông nên dễ bị bắt nạt, ức hiếp, ngược đãi bằng luật rừng, và ở những xứ đàn ông dâm dục nhiều thì phụ nữ dễ bị cưỡng hiếp. Vì vậy nên thế giới lập ra ngày Phụ Nữ để vinh danh giá trị người phụ nữ và để nhắc người đàn ông phải biết bảo vệ, yêu thương những người phụ nữ bên cạnh mình. Rồi có ngày 1-5 là ngày Quốc Tế Lao Động, bởi vì thân phận người lao động cực khổ quá. Số phận của họ, cuộc đời của họ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là quyết định bởi người chủ. Vì để nhắc cho thế giới biết thân phận cũng như sự đóng góp của người lao động nên người ta lập ra ngày Quốc Tế Lao Động 1-5.


 Vậy, đố chư tôn đức, đố quý Phật tử, người ta lập ra ngày Tết để làm gì? Ngày Tết ở đâu ra? Ngày Tết được cho là ngày bắt đầu của một năm mới. Tại sao ngày bắt đầu của một năm mới lại quan trọng đến như vậy? Chúng ta có 2 ngày bắt đầu năm mới khác nhau. Một ngày của dương lịch. Một ngày của âm lịch. Cùng là ngày 1-1, nhưng hai ngày đó thường chênh lệch nhau khoảng từ 1 tháng đến gần 2 tháng. Vậy, ngày đầu năm của dương lịch với ngày đầu năm của âm lịch, ngày nào mới thật sự đúng là ngày đầu năm? Những người yêu văn hoá phương Tây thì cho rằng ngày 1-1 của dương lịch mới là ngày đầu năm. Sự thật điều đó là sai. Sự thật là, xét theo thời tiết, thì ngày 1-1 của dương lịch vẫn còn nằm trong mùa đông. Chỉ có ngày 1-1 của âm lịch mới chính xác nằm trong mùa xuân. Vì vậy, người Đông Phương làm lịch chọn ngày 1-1 làm ngày đầu năm đúng vào thời điểm bắt đầu của mùa xuân, đã văn minh hơn người Tây Phương. Chúng ta xem dự báo thời tiết vào mùa xuân sẽ thấy đến tháng 2 của dương lịch mới bắt đầu mùa xuân, tức là tháng Giêng của âm lịch. Cho nên, để từ giã mùa đông lạnh lẽo, u ám, buồn bã, bước vào thời điểm nắng ấm bắt đầu ửng lên, tuyết dần dần tan, mầm chồi bắt đầu vươn dậy, những nụ hoa từ từ hé mở thì chính xác chỉ là ngày đầu năm của âm lịch.

Nên vì vậy, ta cố gắng duy trì ngày Tết truyền thống theo âm lịch này vì nó vừa hợp với lòng người biết yêu quý bản sắc văn hoá dân tộc, vừa chính xác phù hợp với sự chuyển dịch luân phiên giao mùa của thời tiết. Có một số người cứ kêu “thôi ăn Tết theo dương lịch cho giống với thế giới”. Tại sao, mắc gì phải giống với thế giới, trong khi âm lịch của Đông Phương mới chính xác hơn, chứ không phải là dương lịch? Nên đúng ra là Mỹ, Pháp, Âu Châu … phải ăn Tết theo lịch Việt Nam mới là đúng. Chứ mình không cần ăn Tết theo họ. Nên hôm nay chúng ta ở đây để chúng ta đón giao thừa, cùng với cả nước, chuẩn bị ngày mai bước vào những ngày Tết đầu năm, thì ta là những người văn minh hơn một nửa bên kia bán cầu của thế giới. [tiếng Phật tử vỗ tay vang dội].

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...