Hiển thị các bài đăng có nhãn tự do. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tự do. Hiển thị tất cả bài đăng

Bọ Lập, Quê Choa!

 Bọ là văn sĩ nổi tiếng. Nhưng cái sự nổi tiếng chẳng đến từ nghề văn, mà từ chơi blog. Sẽ có ai đó bênh vực, Bọ được nhiều giải thưởng lắm mà!

Ừ, nhiều giải, giải cái thời so bó đũa chọn cột cờ thì để làm gì, chả mấy ai đọc, tác dụng rất ít, tiền nhà nước bỏ ra rất nhiều. Chỉ có đám bạn văn, bạn nhậu của Bọ khen nhau. Tâng bốc nịnh bợ quá nhiều khiến Bọ ngỡ mình thiên tài, có trách nhiệm lớn lao dẫn dắt con dân. 

Cái sự nổi tiếng của Bọ ở blog là cái nổi mặt trái, mặt tiêu cực. Chị Hoài Talawas, chị Thu Hương Bên kia bờ ảo vọng cũng thế. 



Văn cũng có cái đạo Bọ Lập ạ!

Bà cô thị Nở chỉ vào tận mặt cháu mà đay nghiến: - Phúc đời nhà mày, con nhé! Chả ôm lấy ông Chí Phèo.
Thị cười và nói lãng: - Hôm qua làm biên bản, lý Cường nghe đâu đã tốn gần một trăm. Thiệt người lại thiệt của.
Nhưng thị lại nghĩ thầm: - Sao có lúc nó hiền như đất.
Và nhớ lại những lúc ăn nằm với hắn, thị nhìn trộm bà cô rồi nhìn nhanh xuống bụng: - Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi, thì làm ăn thế nào?

Ðột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người lại qua.
***
Đọc đoạn trên thì người ta biết rồi, đoạn cuối tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

Cái đạo là: Ngay cả khi mô tả những thân phận cùng đường tăm tối, hãy để cho họ một lối thoát. Anh đã quên, đúng ko! Lối thoát là cái lò gạch của anh đó! Cũng có 1 cái lò gạch trong anh.


Bài phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng nói trong Hội nghị văn hóa năm 2021 rằng: “Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc. Văn hóa còn thì Dân tộc còn”.
TBT Nguyễn Phú Trọng: "Trong thời kỳ đổi mới này tôi thấy tiếc quá, chưa có tác phẩm nào nổi tiếng! Ngày xưa biết bao nhiêu bài bây giờ hát vẫn hay, tình cảm, xúc động, lay động lòng người”. Ừ thì TBT nói về âm nhạc, nhưng cả cái làng văn hóa nghệ thuật cũng thế thôi. Bác Trọng nói: “... Thiếu những tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật lớn, tầm cỡ, phản ánh được tầm vóc của sự nghiệp đổi mới, có tác dụng tích cực đối với việc xây dựng đất nước, xây dựng con người”.

Rõ ràng, đây là trách nhiệm của người cầm bút, của giới văn sĩ. Nhưng…

Văn sĩ mắc cái bệnh yếu đuối, họ yếu như đứa trẻ, mè nheo, vòi vĩnh, hờn dỗi, tự ti, mặc cảm, nhưng cũng hung hăng, hùng hổ. Đủ cả, tận đến khi đầu bạc răng long họ vẫn thế. Họ có thể khóc lóc cả ngày vì một con cá chết, nhưng lại cũng có thể sẵn sàng dẫm đạp lên cả một chế độ - hai mặt dù rất khác nhau, nhưng chỉ là biểu hiện lâm sàng âm tính-dương tính, thể hoạt-thể nhu của cùng một căn bệnh yếu đuối.

Lẽ, cái bệnh yếu đuối mới xuất hiện từ thời mở cửa tự do. Giới văn sĩ bị giam cầm đã quá lâu ào ra, túa ra đón làn gió mới (tôi sẽ nói về giam cầm sau, nếu có dịp). Sự tự do mới làm nhiều người ngỡ ngàng, họ thấy mình thoát khỏi mọi ràng buộc, khi quay nhìn lại nơi mình “bị giam cầm” và thấy nó thật tồi tệ.

Thế là chú bé yếu đuối Bọ Lập quyết đạp đổ cái nơi mình “bị giam cầm”. Ngòi bút trong tay văn sĩ quả là lợi hại, không khác gì bao diêm trong tay chú bé nghịch ngợm. Chỉ có một vấn đề, cái nơi ấy là mái nhà của nhiều người, nó dột nát, nó xập xệ nhưng vẫn là mái nhà. Đạp đổ nó, đốt nó đi thì tránh mưa tránh nắng vào đâu?

So với Nguyễn Huy Thiệp, chỉ vì thành phần lý lịch mà bị đày ải hay Văn Cao bị chụp mũ mà 20 năm bị cấm sáng tác, không lương, không thu nhập, ông sống được là nhờ bạn bè, gia đình cưu mang – thì Bọ may mắn hơn nhiều. Nhưng họ không yếu đuối, họ kiên định, họ nhẫn nhịn và họ không phá cái nơi họ bị giam cầm.

Văn sĩ chống chế độ có lịch sử lâu dài, nói thẳng thế - đặc biệt nhiều từ thời Liên Xô.

Evtushenko nói sống ở Liên Xô làm ông ta thấy ngột ngạt khó thở, còn Khrushchev thì thẳng thắn nói văn sĩ là bầy quanh quẩn bên máng cám mà ông ta cho ăn! Không có 20 tỷ làm phim, anh đấm bòi vào sóng ngay và luôn, đúng không anh Lưu Trọng Ninh!

Nhưng trái lại, văn sĩ me Tây. Ông nhà văn L. L. được Hội văn CCB Mỹ mới sang thăm, ông ta ca “Mỹ là thiên đường!” Cái thiên đường ấy, chẳng phải tận nay mới thấy mà lâu rồi nó cũng rách nát, bức bối, ngột ngạt mất tự do lắm.

Tại sao có sự trái ngược như vậy.

Trở lại cái sự tự do chủ nghĩa của Bọ. Đồng ý là cần có tự do để sáng tác, cần khoảng trời riêng để mơ tưởng. Nhưng như đã biết, giới văn sĩ tự do là trung tâm của sự bất đồng chính kiến. Họ nổi dậy chống lại trật tự cũ khi thấy nó có vấn đề mà họ không hài lòng. Đúng như vậy, và kể từ đó, thế giới trở nên nguy hiểm.

Roger Waters – một trong số những người sáng lập ban nhạc Pink Floyd, tác giả của “The Wall” là một kẻ nổi loạn thực sự. Hay như George Carlin (1937-2008), cây hài Mỹ sẽ bị cấm ở nước Mỹ "tự do" ngày nay, như đã xảy ra với một số cây hài người Mỹ hiện tại, đã nói, "Tôi thích bắt nạt các nhóm người tỏ ra quá nghiêm trọng". Những điều ngu ngốc và xấu tính lớn nhất được cam kết bởi loại người nghiêm trọng nhất.

Kẻ nổi loạn thực sự, tự do thực sự theo nghĩa nguyên bản là Putin. Và dĩ nhiên cả đội của ông ấy, cả ông Tập Cận Bình nữa. Vì họ đã thách thức hệ thống áp bức của thế giới. Tôi nhớ có bài Bọ Lập mỉa mai xỉa xói Putin độc tài, tham quyền cố vị, bài này được đồng bọn “Cơm có thịt” tiếp tục móc mỉa. Tôi tin Bọ không biết và chẳng quan tâm Putin là ai, chỉ là mượn gió bẻ măng mà thôi.

Tự do sáng tác, tự do suy nghĩ của các em bé yếu đuối chưa bao giờ là "mốt", tự do luôn luôn nguy hiểm ngay cả đối với những em ngây thơ khờ khạo nhất. Bởi vì cái sự tự do ấy chưa bao giờ là tự do, khi thiếu năng lực hành vi mà chỉ là sự bắt chước thảm hại của Nghệ thuật hậu hiện đại. Tự do ngày nay, như mọi khi, là chống lại hệ tư tưởng thống trị áp bức bất công, chống lại chính thống nhưng nó đã trở thành phản văn hóa, trở thành văn hóa ngầm, văn hóa bên lề như chị nhà văn Nhã Thuyên. Nhân tiện, chị văn sĩ này làm luận văn về dòng văn bên lề, văn tục tĩu văn nhại hậu hiện đại, nhưng thay vì phê phán nó, chị lại khẳng định nó sẽ thay thế dòng văn học chính thống!? Có lẽ, chị này hy vọng sẽ có một cuộc cách mạng lật đổ nào đó chăng.

Có một cuộc lật đổ đồi bại khác, một thiểu số khuyết tật "LG_BT" ngày nay không phải là "thiểu số bị áp bức" mà là một tầng lớp đặc quyền đang làm băng hoại xã hội mà tại sao văn sĩ lại không nói tới.

Hay văn sĩ – những kẻ tuyên ngôn dẫn dắt linh hồn công chúng đang đứng ở đâu trong những vấn đề lớn hơn, FED là ai, New World Order là cái gì, những BlackRock và Raytheon, Goldman Sachs và Lockheed Martin, Davos và WB, IMF cấm chỉ có văn sĩ nào đả động. "Chuyển đổi xanh-năng lượng sạch", ăn sâu bọ, bãi bỏ, dung thứ, văn hóa tự hủy diệt v, v Có lẽ ngoài tầm của họ?

Tại sao thế? Chủ nghĩa tự do là cái máng lợn cho các văn sĩ kiếm ăn, nó to, nó đẹp hơn nhiều cái máng của Khrushchev nên các vị tôn thờ, sùng kính có đúng không! Sự nổi loạn ở đâu trong những vấn đề này. Đó không phải là tự do, đó là sự thiển cận.

Văn bọ là văn mỉa, văn chế giễu. Bọ chế giễu cả châu Âu tập thể văn minh quì gối trước cường quyền Mỹ đi. Bà bác sĩ phụ khoa Ursula von der Leyen đang làm chủ tịch EC, danh hài Zelensky đang làm tổng thống bù nhìn bất hợp pháp đấy.

Tại sao không chế giễu Uncle Sam, nơi có số lượng tù nhân lớn nhất nhưng lại luôn luôn coi các quốc gia là "nhà tù giam cầm” những người tự do.

Vậy Bọ đã đùa cợt chế giễu bất cứ điều gì ở thói văn hóa đạo đức giả phương Tây chưa, đó là bài kiểm tra thực tế cơ mà. Hay tại sao lại không giễu rao giảng "tự do ngôn luận", nhưng đồng thời có một hệ thống kiểm duyệt hoàn toàn ở Facebook, Twitter và YouTube? Họ kiểm duyệt, ngăn cấm cả TT Donald Trump cơ mà.

Lời giải thích tốt nhất cho tất cả những điều này, như một tác phẩm kinh điển viết: Mọi thứ đều ổn với hành tinh, đó là vì nhiều văn sĩ đã quay lưng, họ giả vờ không biết. Và họ chạy đến cúi đầu, thể hiện lòng trung thành tận tụy với những bậc thầy của thế giới, những người dưới khẩu hiệu tự do chủ nghĩa đã đem lại danh vọng, uy tín và tiền cho họ. Ặc!, văn sĩ tự do là bọn đầy tớ hèn hạ của phương Tây!

Và tất cả những con chuột như bà văn sĩ nổi loạn Dương Thu Hương đã chạy sang trời Tây, danh sách như thế rất dài. Lúc nào đến lượt Bọ Lập?

Ai đó đã trở nên không thoải mái với lời chuyện đùa của Xuân Bắc về điều gì đó, họ muốn tự do phát ngôn cho mình nhưng lại muốn hạn chế tự do của người khác. Họ áp đặt giá trị-chuẩn mực của họ với Xuân Bắc, họ coi mình cầm nắm chuẩn mực văn hóa-xã hội hay sự mặc khải thiêng liêng. Nhưng họ quên chúng cần được hình thành từ chính bên trong. Mệnh lệnh đạo đức nằm chính bên trong - đồng chí Kant viết đó, Bọ Lập biết không?

Vậy thì đâu có còn tự do. Thế cho nên chuyện Bọ chế giễu Xuân Bắc cũng thường. 

Nếu Bọ Lập đồng ý, tôi sẽ tặng Bọ một bức chướng đẹp, đắt tiền, trên đó có dòng chữ: 

“Tên nô lệ khốn cùng nhất là kẻ ngỡ mình tự do” – Đại thi hào Goethe;







Cổ tích một nàng công chúa (18+)

Ngày xửa ngày xưa, nơi vương quốc Trái Đất, có một nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm vô cùng. Mái tóc nàng dài đến thắt lưng, óng ả, ngát hương bồ kết. Mắt nàng xanh biếc trong veo. Chiếc mũi cao thanh tú. Miệng trái tim thường mỉm nụ cười nhẹ nhàng, ý tứ. Thân hình nàng đầy đặn, căng tràn nhựa sống. Từng ngón tay, cử chỉ như chứa chan bao tình yêu mến, sự dịu dàng. Giọng nói ngọt ngào, réo rắt như tiếng lảnh lót của loài sơn ca. Nàng tên là Loài Người.

Đến tuổi trăng tròn, bao nhiêu chàng hoàng tử các vương quốc lân cận đến ngỏ lời cầu hôn. Nàng đều từ chối. Cho đến một hôm, tình yêu đầu đời, tiếng sét ái tình đã đánh vỡ thành trì chờ đợi chắn ngang trái tim nàng, để từng đợt sóng tình cuồn cuộn ùa vào làm lòng nàng mát rượi. Nàng đã chọn hoàng tử Duy Tâm, đến từ vương quốc Catholic xa xôi làm bến đỗ cuộc đời. 


Một thời gian sau, Duy Tâm lên ngôi hoàng đế. Những tưởng sẽ hạnh phúc, nào ngờ, vị hôn phu của nàng suốt ngày mải mê cầu nguyện một vị Thiên Chúa thần quyền toàn năng nào đó ở khung trời xa xăm, và vun vén bồi tụ quyền lực chính trị, chứ chẳng đoái hoài, quan tâm gì đến nàng. Trái tim nàng ngày một héo úa đi trong niềm hờ hững, lạnh nhạt vô tình của Duy Tâm hoàng đế. Có những đêm trường trằn trọc, tiếng nấc của nàng trong phòng đơn gối chiếc làm xốn xang đất trời, sông núi. Những dòng nhật ký thấm đượm nỗi bơ vơ, lạc lõng nhoè đi bởi những giọt lệ đài trang, cũng không khiến nàng nguôi ngoai đi… Một đêm nọ, khi nàng đã thiếp đi với đôi mắt sưng húp đẫm nước, cơn gió nghịch ngợm nào đó đã ùa vào phòng, thổi bay tờ nhật ký viết dở ra nơi cửa sổ. Thình lình, một chú chim bồ câu từ đâu bay đến gắp chặt lấy trang giấy và lao mình vút đi.

Bình minh đến, chân trời xa xăm ửng lên màu hồng của những lọn nắng đầu tiên. Hoàng đế Duy Vật của đất nước Vô Thần vừa thức giấc sau mấy đêm liền truy hoan, thác loạn với cung nữ để ăn mừng ngày chàng ngồi lên ngôi báu. Chàng lững thững mệt mỏi bước đi dọc hành lang cao của cung điện Vật Chất nguy ngoa lộng lẫy. Chợt chàng nghĩ đến những người bần cùng của xã hội đang ngày đêm rên xiết trong khi chàng lại hưởng thụ sự xa hoa sung sướng ngất trời. Nhưng chàng vội gạt phăng lòng trắc ẩn bẩn thỉu đó đi, vì cuộc sống này vốn là cuộc đua tranh giành như thế giới của loài dã thú hồng hoang, mạnh được yếu thua. Vật Chất có trước, độc lập với Ý Thức và quyết định Ý Thức. Nên chết là hết, không có Luân Hồi tái sinh nên cũng không có Nhân Quả nghiệp báo. Sống là để hưởng thụ, khẳng định mình, tô điểm cho cái tôi bản ngã của mình bằng sự tiêu thụ vật chất, kiếm tiền lời khen, sự trọng vọng của nhiều người. Vậy thì những gì chàng và bộ máy của chàng đang làm có gì là sai? Ánh mắt rắn rỏi bộc lộ vẻ ngạo nghễ lạnh lùng của chàng rảo quanh ngắm nhìn lãnh địa…

Bên trái là xưởng thuốc súng, vũ khí hoá học. Ở giữa là xưởng thuốc hoá dược chỉ chữa trị triệu chứng mà không chữa dứt gốc rễ bệnh, thậm chí sự can thiệp thô bạo vào cơ thể còn khiến người bệnh mất đi nguồn Chân Âm tiềm tàng, khả năng miễn dịch, năng lực tự phục hồi, mặc kệ, đó không phải là điều xấu đối với chàng, vì duy trì sức khoẻ chúng dân ở mức đủ để họ nô dịch vào chế độ do chàng cai trị là điều duy nhất mà chàng nhắm đến cho ngành y dược. Bên phải là xưởng sản xuất phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để tận diệt nông nghiệp thuận tự nhiên đa canh luân canh cũ kĩ lạc hậu, buộc người nông dân phải làm thuê độc canh thâm canh trên chính mảnh đất của tiên tổ bao đời. Xa xa kia là viện nghiên cứu kỹ thuật biến đổi gen để đạt được sự thống trị tuyệt đối về lương thực thông qua bản quyền hạt giống. Tất cả đều là những ngành công nghiệp dựa trên sản phẩm chiết xuất của dầu khí. Chàng mỉm nụ cười nửa miệng đầy ác độc, tỏ vẻ hài lòng với vương quyền thống trị không gì có thể lay chuyển của mình. Chợt, một chú chim bồ cầu bay vụt qua mặt chàng rồi biến mất, để lại một tờ giấy đong đưa chong chênh giữa tầng không. Chàng với tay bắt lấy xem, rồi bật lên tiếng cười man rợ.

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan!

Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan!
Đường bạch dương sương trắng nay tàn…

Anh đi trong gió buồn hiu hắt
Một trời u ám rám bạch dương…

Xin lỗi Tố Hữu, vần thơ xưa có nhiều lý do để ngày nay chẳng ai còn nhớ.

Chúng ta đã đề cập Rumani, Hungari. Lavia, Czech… giờ là Ba Lan cũng chủ đề cũ: Sau khi ly khai khỏi khối Xô Viết, về với thế giới “tự do dân chủ”. Và thế nào mà sau hơn 20 năm, họ lại thành tân thuộc địa!

Phong trào “công nhân đoàn kết” xưa là kẻ cầm đầu nổi loạn. Nay vẫn còn phong trào này, nhưng không rõ họ có còn hứng thú nổi loạn như xưa?

Vị giáo sư Ba Lan Witold Kejun than thở: tất cả thành địa bàn để phương Tây khai thác và bóc lột. Và các nước Trung Đông Âu phải thành thuộc địa kiểu mới. Sở dĩ ông nhận thức rõ điều này là vì đã 10 năm làm lãnh đạo 1 chương trình lớn của UN về hiện đại hóa Trung Phi. Và kết quả là tiêu cực, bởi nó giống như chính sách của đại tư bản với cựu thuộc địa.

Câu chuyện của ông Kejun đưa chúng ta về châu Phi, nửa cuối thập kỷ 1980, khi bắt đầu qui mô lớn của chiến dịch tân thuộc địa. Tư bản quốc tế đến châu Phi và nói với họ: Bây giờ họ đã có độc lập, có chính phủ của mình, còn họ chỉ muốn mua các công ty khai thác khoáng sản, trồng cà phê, chè và cây ăn trái. Cùng với lời hứa hẹn thị trường tiêu thụ rộng mở và nhiều ưu đãi khác.

Những tập đoàn quốc tế đầy sức mạnh hình thành đế chế thương mại thập kỷ 70-80 đã thay đổi cả thế giới và dần dần làm chủ các mỏ khai khoáng, đồn điền châu Phi. Điển hình là Congo, Burundi, Zaia, Rwanda và Uganda. Môi trường tham nhũng đến kinh hoàng ở đây góp phần cho họ mua với cái giá rẻ mạt. Đứng sau điều đó là 2 cái tên quen thuộc IMF và WB với túi tiền chi tiêu hậu hĩnh. Đói nghèo tiếp tay cho các bạo loạn sắc tộc, nội chiến và tranh giành bè phái liên miên. 

Nhưng làm sao mà mô hình tân thuộc địa châu Phi lại đến Đông Âu? ông Kejun giải thích: Giới trùm quốc tế thấy, dân châu Phi có trình độ thấp và văn hóa cổ truyền không dựa trên lao động mà là văn hóa vui chơi, thí dụ một đám cưới có thể trở thành lễ hội dài lê thê. Dân Ba Lan ngược lại, thời Liên Xô họ là 1 quốc gia phát triển, trình độ khá cao và GDP đã có thời đứng thứ 12 thế giới. Vậy thì hãy biến Ba Lan thành xứ ăn chơi!

Trùm sò sát thủ kinh tế George Soros đến Ba Lan khoảng năm 1988 gặp gỡ các thủ lĩnh Rakovsky và Jaruzelski. Hắn ta ngay lập tức dựng quỹ bằng hàng triệu đô la của hắn nhằm mục đích, thí dụ như Quỹ Stefan Batory Foundation, mở cửa xã hội và mở cửa thị trường. Bắt đầu giai đoạn I gọi là danh mục doanh nghiệp, ngân hàng Quốc gia Ba Lan mở 9 chi nhánh thương mại dạng cổ phần, dựa trên sự bảo trợ của Washington và lý thuyết gia kinh tế nổi tiếng ở Chi-lê Milton Friedman với mục đích mở cửa toàn bộ kinh tế Ba Lan và tư nhân hóa. Cái thòng lọng khổng lồ giăng sẵn, chờ con mồi chui đầu vào. Cái tên Milton Friedman được nhắc đến 
ở đây  ở đây.

Được các thủ lĩnh cầm đầu Ba Lan dốt nát kinh tế tiếp tay, quả nhiên con mồi nhanh chóng lọt bẫy Soros. Người Ba Lan chỉ còn nước kêu trời: “Chúng ta như những con cừu”. Sự tấn công ào ạt của hàng hóa nước ngoài nhanh chóng giết chết sản xuất công nghiệp - nông nghiệp Ba Lan. Cũng giống như 
Lavia mộng vàng đã hết từng đề cập, hàng ngoại tràn ngập thị trường. Thậm chí trên TV quốc gia, hãng sữa ngoại quảng cáo dân chúng đừng uống sữa Ba Lan vì có bột giặt sủi bọt trong đó?!

Ngay cả các nhà máy làm ăn và cạnh tranh được, khi bị phương Tây mua lại cũng bị cố tình bóp chết. Thí dụ như Siemens mua công ty ZWUT, chuyên về thiết bị thông tin liên lạc tàu biển. Sau khi mua họ trả lương cao cho công nhân trong 9 tháng… và đóng cửa. Toàn bộ trang thiết bị bị chuyển về Đức và Siemens quay sang làm ăn với Nga! Hầu như mọi nhà máy có thế mạnh công nghiệp đều bị kết liễu cùng 1 kiểu như thế: Kasprzak sản xuất bo mạch tích hợp, diot, transitor, laser. Nhà máy xi măng Redeemed, các nhà máy đường, bông, nhà máy giấy Kwidzyn, hãng Telecom, hay hãng Ford sau khi mua lại cơ sở xản xuất xe hơi ở gần Warsaw thì đóng cửa và không thèm mở dây chuyền mới, họ mở ở St. Petersburg… Các nhà máy đóng tàu thời Liên Xô từng đóng những con tàu lớn, thì nay chẳng đóng nổi xuồng cao tốc! Lĩnh vực ngân hàng và năng lượng giờ hầu như nằm trong tay nước ngoài.

Thảm hại nhất có lẽ là Ngân hàng đầu tư quốc gia National Investment Funds (NFI) một thời hùng mạnh nay phá sản và đóng cửa. Thế nhưng tội đồ Balcerowicz lại được đề nghị ứng cử giải Nobel!

Một cánh khác càn quét đến chết hẳn công nghiệp-tài chính Ba Lan: biến đổi khí hậu, thuế khí thải, năng lượng xanh. Khi sản xuất không còn, dân Ba Lan chuyển sang xuất khẩu lao động và nhà thổ tràn ngập. Có vô số những câu chuyện châm biếm hài hước về anh thợ ống nước, cô gái con sen đứa ở Ba Lan làm thuê ở Đức hay ở Anh. Khoảng 1,5 triệu người Ba Lan đang làm thuê ở nước ngoài, phần nhiều là những ngành nghề có thu nhấp thấp như dịch vụ, sửa chữa, điều dưỡng viên, bảo mẫu, gia nhân... Điều này khó đảo ngược, khi mà Đức ngay cạnh, là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới có nhiều nhu cầu nhân công.

Trong 20 năm về với thế giới tự do, là 20 năm nợ công cứ lù lù mà tăng. Hiện đã vượt quá xa thu nhập nội địa và cán cân thương mại trong 20 năm chưa bao giờ không âm. Còn triết lý của TTg Ba Lan hiện nay chỉ là “đây và ngay”, chẳng có một kế hoạch chiến lược nào.

Có 1 nghịch lý là GDP Ba Lan vẫn cao. Nhưng phần lớn là dịch vụ tài chính ngân hàng, bất động sản và du lịch. Kể từ trước khi gia nhập EU cho đến nay, thu nhập bình quân đã tăng gấp đôi: từ 600 zloty đến 1180 zloty (khoảng 200 đô la đến 390 đô la). Nhưng giá cả hầu hết các mặt hàng thiết yếu đã tăng đến 5 lần, tương ứng là mức sống giảm đi. Một phần lớn trong giá là thuế, đến 1 nửa tiền thuế được chính phủ Ba Lan thu để trả cho điện gió từ Đan mạch. Thí dụ giá xăng năm 1997 là 1,5 zloty, còn nay là 5,19 zloty/lít, tiền điện từ 0,41 lên 0,73 zloty/kw, còn thực phẩm thì hiện tăng hàng ngày. Tất cả các dịch vụ khác đều đắt đỏ theo tiêu chuẩn châu Âu: khám chữa bệnh, giao thông, cho đến đổ rác. Trong thu nhập, dân chúng phải đóng các khoản phí cỡ như sau: phí an sinh xã hội 710, bảo hiểm y tế 261, quỹ lao động 54. Mấy khoản này cộng lại là 1025 zloty. Nó vượt quá thu nhập trung bình và đơn giảm là đa số dân Ba Lan lờ đi không có tiền để nộp.

Đây là số liệu nợ của Ba Lan, lấy từ nguồn (24-2-2014) : http://www.nationaldebtclocks.org/debtclock/poland



Một bức vẽ châm biếm rất cổ, từ thời Napoleon về Ba Lan



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...