Ý thức của con người có hoàn toàn lệ thuộc vào dữ kiện từ thế giới vật chất bên ngoài? (*)

[…] Cái tuyệt đối còn được hiểu là những nguyên tắc, nguyên lý không thay đổi. Hồi nãy chúng ta nói cái tuyệt đối là cái gì lớn lao vĩ đại, vượt ra ngoài sự so sánh với tất cả mọi điều. Nhưng bây giờ, có một ý nghĩa của sự tuyệt đối đơn giản hơn, gần gũi với đời thường hơn, là, những cái gì là những nguyên tắc, nguyên lý không thay đổi, cũng gọi là tuyệt đối. Ví dụ như hai cộng với hai là bốn, điều đó là một chân lý tuyệt đối. Mình ở trái đất thì hai cộng hai là bốn, đi lên Hoả Tinh thì hai cộng hai cũng là bốn. Mình có lui lại một triệu năm trước thì hai cộng hai vẫn là bốn. Mình đi tới một triệu năm sau thì hai cộng hai vẫn là bốn. Tính chân lý ổn định của toán học cũng là tuyệt đối. Trong thực tế thì chúng ta không đạt được cái chính xác hoàn toàn. Ví dụ chúng ta đem hai lon gạo cộng với hai lon gạo thì nhiều khi lại không được bốn lon gạo, vì mỗi lon khi ta đong không hoàn toàn giống nhau. Lon này ít hơn lon kia năm hột, nhiều hơn lon nọ mười hột. Nhưng trên lý thuyết thì hai cộng với hai luôn luôn là bốn. Ba nhân năm luôn luôn là mười lăm. […]

Đó là lý do vì sao nhiều người đam mê toán học. Vì sự chính xác của toán học luôn luôn là tuyệt đối. Toán học luôn đi trước những ngành khoa học khác. Toán học, bằng sự logic tuyệt đối, đã cứu được giá trị của con người. Toán học cứu được giá trị của con người ở chỗ này. Chúng ta nói sơ sơ một chút về lịch sử Triết học của Tây Phương. Mấy cái này nghe dễ nhức đầu. Đại khái là, có một thời gian dài ở Tây Phương người ta mất cái niềm tin rằng con người có một linh hồn cao siêu. Người ta cho rằng tâm của con người là một cái gì thụ động, là do mình thấy, mình nghe, mình biết những cái bên ngoài mà từ đó mới tạo thành cái biết ở trong tâm mình. Họ cho rằng cái biết ở trong tâm mình là thụ động. Nếu mà không có dữ kiện bên ngoài thì mình không biết gì hết. Một thời gian dài nhiều triết gia đã chủ trương như vậy. Nhưng mà rồi, có một ông già, mình hay kêu là “Căng”, đọc theo tiếng Pháp là triết gia “Căng” (Kant), gốc là người Ái Nhĩ Lan nhưng ông ở Áo, một người Âu Châu mà cao chưa tới một thước năm mươi ba, thấp như vậy. Cuộc đời của ông làm việc như một cỗ máy không biết mệt. Ông ngồi tư duy trong sáu chục năm, và cho ra một tác phẩm làm đảo lộn triết học thế giới. Ông nói rằng trước khi dữ kiện đến thì trong tâm mình đã có một cái làm chủ mọi điều. Ví dụ trong một thư viện, người ta ghi dữ kiện lên những cái thẻ, bỏ vào từng ngăn để lưu trữ. Một ngăn có nhiều thẻ, sách về toán học nằm ở chỗ này ứng với thẻ này, sách với địa lý ứng với thẻ kia nằm ở chỗ kia… Ông nói rằng PHẢI CÓ NGƯỜI SẮP XẾP NHỮNG CÁI THẺ ĐÓ. Chứ còn nếu nói như những triết gia trước đây là trong tâm mình trống rỗng không có gì hết, hoàn toàn thụ động lệ thuộc vào dữ kiện bên ngoài đưa vào thì cũng giống như ở ngoài người ta chọi (ném) những cái thẻ vào, chọi những quyển sách vào thành một đống hổ lốn trong tâm mình và không có ai sắp xếp hết. Rồi tự nhiên những cái thẻ đó, những cuốn sách đó đứng lên bay vào đúng ngăn của nó. Sách địa lý bay vào ngăn địa lý. Sách toán học bay vào ngăn toán học. Thì như vậy có hợp lý không? Không hợp lý! Nên những người chủ trương rằng Tâm mình không có một “chủ nhân”, không có cái bản ngã làm chủ thì những người đó đã nói một điều huyền thoại không có thật. Vì rõ ràng có một cái gì đó vai trò như một người thủ thư, người quản lý thư viện sắp xếp kiến thức thành từng loại theo những gì mà dữ kiện bên ngoài quăng vào Tâm. Nên dữ kiện đến với mình rất nhiều, mình thấy cái này, nghe cái kia đủ thứ hết nhưng khi vào Tâm thì được sắp xếp thành từng loại rất là có hệ thống. Nên TÂM MÌNH, CÁI BIẾT CỦA MÌNH KHÔNG HỀ THỤ ĐỘNG CHỈ LỆ THUỘC VÀO DỮ KIỆN BÊN NGOÀI.

Cũng như TOÁN HỌC LUÔN ĐI TRƯỚC THỰC NGHIỆM KHOA HỌC! Có những dãy số các nhà toán học tìm ra trước, mãi sau này người ta mới tìm thấy tần số của ánh sáng đi đúng theo quy luật như vậy. Toán học đã đi trước. Những suy nghĩ đó không hề đến sau sự thực nghiệm. Đó là điều mà Toán học đã cứu được giá trị con người. Chứ ban đầu một số người nghĩ rằng con người là tầm thường, con người chỉ là vật chất, do bên ngoài đưa vô mình biết chứ không có gì hơn. Triết gia Kant đã lật ngược lại quan điểm sai lầm đó: con người có điều gì đó thẩm sâu bên trong làm chủ chứ không phải là không có gì… Chuyện tranh cãi này thì dài dòng. […]

(*) Trích đoạn từ bài giảng Tương đối và tuyệt đối, thời điểm 00:45:37.840 – 00:50:04: https://youtu.be/ZFT7Or4X5Is?t=45m37s 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...