Hơn 1.000 người kiện, ngăn cản Nhật Bản vào TPP


Bất chấp mọi nỗ lực cứu vớt kinh tế ra khỏi vũng lầy suy sụp, Nhật đang trong thời kỳ suy thoái trầm trọng nhất kể từ WW-II đến nay. Trong bối cảnh đó, đối với 1 số phe phái, Trans-Pacific Partnership có thể là 1 cứu cánh, nhưng với 1 số khác, lại dứt khoát không.

Khác với sự êm ả trên truyền thông Nhật như từng đề cập ở đây, xã hội và chính trường Nhật đang sôi sục vì Trans-Pacific Partnership (TPP). Tờ Japan Times mới đưa tin, hơn 1.000 người đã đệ đơn kiện chống chính phủ Nhật hôm thứ 6, họ tìm cách ngăn cản Nhật Bản tham gia vào các cuộc đàm phán 12 quốc gia TPP mà họ gọi là "vi hiến". 

Tổng cộng có 1.063 nguyên đơn, gồm cả các nhà lập pháp, tuyên bố kiện ở Tòa án Quận Tokyo rằng đề xuất Trans-Pacific Partnership sẽ làm suy yếu quyền con người cơ bản theo Hiến pháp. Vụ kiện này được dẫn dắt bởi Masahiko Yamada, 73 tuổi, một luật sư từng làm bộ trưởng nông nghiệp năm 2010 trong thành phần đảng Dân chủ Nhật Bản của chính phủ.

"TPP có thể vi phạm quyền của Nhật Bản để có được nguồn cung cấp lương thực ổn định, hoặc các quyền sống, quyền được bảo đảm bởi Điều 25 Hiến pháp quốc gia", ông Yamada, người đã từ bỏ đảng năm 2012 khi bị CQ của Ttg Yoshihiko Noda ép tham gia đàm phán TPP. Hiệp định dự kiến ​​sẽ có lợi cho các tập đoàn lớn, nhưng sẽ gây nguy hiểm cho hệ thống an ninh lương thực và y tế đất nước, và phá hủy lĩnh vực nông nghiệp trong nước, theo các nguyên đơn.

Kiện tụng là bước ngoặt trong nỗ lực của Nhật Bản và Mỹ, 2 nền kinh tế hàng đầu tham gia TPP, để đẩy nhanh các cuộc đàm phán về thỏa thuận này. Ông Yamada nói: Hiệp định sẽ làm sâu sắc thêm sự phụ thuộc của Nhật vào nhập khẩu nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực của họ. Nhật Bản, dựa vào nhập khẩu khoảng 60% nhu cầu lương thực, đã cắt giảm mục tiêu tự cung tự cấp khi chính phủ mở rộng giao dịch thương mại.

Quan chức tại nhóm TPP đặc biệt nhiệm của Văn phòng Nội các đã từ chối bình luận về vụ kiện. Trong khi Nhật Bản và Mỹ vẫn chưa đạt được hiệp định song phương mà có lẽ sẽ mở đường cho thỏa thuận 12 quốc gia, Thượng viện Mỹ đã xúc tiến một biện pháp cho phép Barack Obama đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hiệp định thương mại. Thành viên tiềm năng của TPP đã bỏ lỡ một loạt các thời hạn kể từ khi Mỹ cho biết sẽ tham gia các cuộc đàm phán 2009. Những người ủng hộ hăng hái thuyết phục thỏa thuận thương mại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm mới. TPP có thể thúc đẩy nhu cầu đối với thực phẩm xuất khẩu của Nhật Bản trong số 800 triệu dân các quốc gia thành viên, hoặc 10% người tiêu dùng toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Yoshimasa Hayashi cho biết tháng trước. Thủ tướng Shinzo Abe đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi xuất khẩu lương thực của đất nước để đạt 1000 tỷ yen vào năm 2020. 

Các nguyên đơn cho biết TPP sẽ thay đổi một số quy tắc và các quy định liên quan đến cuộc sống của người dân "vì lợi ích của tự do và lợi nhuận của các tập đoàn toàn cầu."

Họ tuyên bố rằng sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài giá rẻ cắt giảm thuế quan sẽ gây hại cho sản xuất trong nước và hạ thấp tỷ lệ tự cung tự cấp lương thực của Nhật Bản.

Họ cũng nói hiệp định này sẽ đẩy giá thuốc lên cao và vi phạm quyền của người dân được chăm sóc sức khỏe thích đáng bởi thỏa mãn các hãng dược phẩm lớn. Các quốc gia thành viên TPP đã đàm phán điều khoản giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước  mà sẽ trao cho các tập đoàn đa quốc gia quyền kiện nhà nước đòi bồi thường. Các nguyên đơn bày tỏ sự phản đối điều khoản này, họ nói nó sẽ gây nguy hiểm cho độc lập tư pháp của Nhật Bản.

Họ cũng chỉ ra rằng bản chất bí mật của các cuộc đàm phán TPP là vi phạm quyền được biết của người dân, như các tài liệu được bảo mật và quá trình đàm phán sẽ được giữ bí mật bốn năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Theo TPP, Nhật Bản có thể bị buộc phải cắt giảm thuế thịt bò đến 9% từ đang 38,5% hay còn 50yen/kg từ mức tối đa 482yen/kg, Yamada nói.

"Đó sẽ là đòn chí tử với nông dân chăn nuôi gia súc Nhật Bản", ông Yamada cũng là người từng làm trang trại nuôi bò và lợn ở thị trấn quê nhà tỉnh Nagasaki trước khi trở thành nhà lập pháp Hạ viện năm 1993. Ông cho biết ước mơ mở rộng trang trại của mình để trở thành một trong những nhà sản xuất thịt lớn nhất đất nước đã không thành sự thật bởi bị Mỹ cấm xuất khẩu đậu tương vào năm 1973 khiến giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm cho doanh nghiệp của ông không có lợi nhuận.

Chúa trùm tập đoàn: Obama, ký TPP đi!

Chúa trùm tập đoàn: "Obama, nhớ lý do tại sao chúng tôi thuê, ký TPP đi"

"Hiện tại các thành viên đàm phán TPP là Mỹ, Nhật Bản, Mexico, Canada, Australia, Malaysia, Chile, Singapore, Peru, Việt Nam, New Zealand và Brunei. TPP là hiệp định kinh tế lớn nhất trong lịch sử, bao gồm các nước đại diện cho hơn 40% GDP thế giới. "(Wikileaks)

"Kể từ 1945, không có TT Mỹ nào thoát khỏi bị soi bởi giới bề trên toàn cầu hóa. Chính trị đảng phái không có vai trò gì trong quá trình này. Một trong những vấn đề bị ép buộc của mọi tổng thống là: đảm bảo pháp chế toàn cầu và các hiệp định đi qua để hoàn thành. Đừng cản trở họ. Ông tổng thống mưu gian bé nhỏ tên là Nixon có ý cương định dựng thuế chống toàn cầu hóa. Ông thấy mình nằm trên sàn nhà nhìn lên, thấy Henry Kissinger, người của David Rockefeller, nhìn xuống, thuyết phục ông ta rằng những ngày trong Nhà Trắng đã qua rồi. "(The Underground, Jon Rappoport)


Obama đang dưới họng súng. Không kể từ khi gây áp lực Quốc hội, thay mặt cho các hãng dược, để thông qua Obamacare, ông ta đã làm việc rất chăm chỉ và đổ mồ hôi quá nhiều.

Hiệp định toàn cầu hóa mới nhất, Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP), đang nằm trên bàn.

Các siêu tập đoàn hàng đầu khắp thế giới, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations của Rockefeller), Nhóm Bilderberg, Ủy ban ba bên (Trilateral Commission của Rockefeller) muốn TPP phải được phê chuẩn bởi 12 quốc gia thành viên. Họ thực sự muốn nó. Họ nhấn mạnh vào nó.

Obama đã húc đầu vào tường nhà Quốc hội. Họ có vẻ nhất thời, nhưng không nhầm lẫn, ông ta được đặt vào văn phòng để đưa hiệp định này thành hiện thực, thất bại không phải là một lựa chọn. Dù đã hứa, với ai đó ông ta đã hứa, đã giao kèo. Giao kèo hậu trường, giao kèo cửa sau, giao kèo lộn ngược.

Các ông chủ của ông ta không quan tâm ông ta là tổng thống vịt què lúc này. Con vịt què, con vịt lạch bạch cũng không khác biệt. Ông ta phải hoàn thành.

Và ông ta biết điều đó.

Ông ta cũng biết, bởi TPP là hiệp định toàn cầu hóa khác, khiến nhiều việc làm sẽ chạy khỏi Mỹ, hàng nhập khẩu giá rẻ hơn sẽ tràn ngập thị trường Mỹ từ các quốc gia áp dụng mức lương nô lệ, nơi mà luậtlệ môi trường không phải là giá trị đồng tiền họ in ra. Ông ta biết những hàng hóa giá rẻ này sẽ làm chìm các doanh nghiệp Mỹ.

Ông biết không công dân đơn lẻ bất cứ đâu trong thế giới này, kẻ không điều khiển tập đoàn lớn đã từng đọc nội dung TPP và sẽ không đọc chúng trước khi được thông qua.

Obama có hiệu lệnh hành khúc 10 năm, hiểu rõ đang vào nơi ông chủ cần.

Giới toàn cầu hóa không chơi trò đùa khi nói đến một hiệp định như thế này. TPP là đứa con của họ.

Có nhớ quí bà Pelosi? Bà ta thổi còi trong lúc các cuộc đàm phán ngày đêm về Obamacare, nói với các đồng nghiệp của Quốc hội của mình: "Nếu các vị muốn biết cái gì trong dự luật, các vị phải bỏ phiếu cho nó. Sau đó, các vị có thể đọc nó."

Dân chúng bắt đầu thức tỉnhvới thực tế rằng, khi dự luật ngàn trang đang ở trên bàn, các nhà lập pháp, hoặc có thể không đọc chúng hay không thích. Họ chỉ cần bỏ phiếu theo cách mà họ được nói cho.

Vì vậy, đây là một điều khác: TPP. Nghị sĩ Quốc hội phải đi vào một phòng kín và đọc nó. Họ không thể làm bản sao. Họ không thể nói công khai cái gì trong đó.

Thượng nghị sĩ Rand Paul vừa đi vào phòng. Khi ông ta bước ra, cho biết ông thậm chí còn không biết liệu ông ta đã đọc một bản thảo hay phiên bản cuối cùng.

Ông nói không thể tiết lộ có cái gì trong hiệp định. Tại sao không? Ai đưa ra quyết định đó? Lấy quyền bất hợp pháp nào để ngăn cấm các nhà lập pháp nói về các chi tiết của hiệp định, mà nó sẽ, khi được thông qua, ràng buộc tất cả người Mỹ và người dân 11 quốc gia khác?

Rò rỉ cho thấy rằng TPP sẽ thiết lập các tòa án tư nhân để quyết định về tranh chấp giữa các công ty và chính phủ. Ví dụ, một công ty nước ngoài cố gắng để xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Họ bị ngăn chặn và kháng cáo đến tòa án này. Luật pháp Mỹ có liên quan và các tòa án Mỹ sẽ bị bỏ qua. Câu hỏi liên quan đến tác hại môi trường hay sản phẩm độc hại được quyết định trong bí mật.

Như Wikileaks lưu ý, "Cơ chế tương tự đã được sử dụng. Ví dụ, công ty thuốc lá Mỹ Phillip Morris sử dụng một tòa án như vậy để kiện Úc (tháng 6 năm 2011 - đang xử) vì yêu cầu đóng gói các sản phẩm thuốc lá có dán nhãn sức khỏe cộng đồng; và bởi gã khổng lồ dầu Chevron chống Ecuador trong một nỗ lực né tránh 1 tỷ đô la đa phán quyết bồi thường do gây ô nhiễm môi trường. Các mối đe dọa kiện tụng tương lai làm ớn lạnh qui định môi trường và các qui định khác ở Canada sau khi họ bị kiện bởi các công ty thuốc trừ sâu năm 2008/9. Tòa ISDS -  Investor-state dispute settlement thường được tổ chức trong bí mật, không có cơ chế chống án, không cấp dưới đại diện cho các luật về nhân quyền hoặc lợi ích công cộng, và chỉ có vài phương tiện mà các bên bị ảnh hưởng khác có thể sử dụng để phản đối."

Cũng giống như GATT, NAFTA và CAFTA, TPP là hiệp định toàn cầu mở rộng quyền lực của các siêu tập đoàn trên thế giới. Với ý muốn họ có thể chuyển hoạt động sản xuất của họ đến những nơi mà lao động thực tế là nô lệ. Họ bán hàng hóa qua biên giới, mà không phải trả hàng tỷ USD thuế, bất kể những tác động đến các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, những kẻ bị làm tê liệt và buộc phải từ bỏ kinh doanh.

Tất cả các hiệp định đang tiến hành cần được công bố đầy đủ, ít nhất 2 năm trước khi các quốc gia thành viên bỏ phiếu cho nó. Khi đó chúng ta có thời gian để nhìn và hiểu những gì trong đó.

Tấm khăn liệm bí mật che phủ TPP là một trò hề phạm tội.

Truyền thông đại chúng lừa dối đang ngây thơ nói rằng những ai cảnh tỉnh chống lại độc tài toàn cầu là những kẻ lý luận thuyết âm mưu điên khùng.

Vâng, các bạn gọi nó là cái gì khi một hiệp định bí mật lại mở rộng quyền lực quốc tế của các siêu tập đoàn qua luật, khi luật đó thay thế mọi luật pháp khác và tòa án khác của các quốc gia thành viên?

Bạn có gọi nó là "một quyết định thương mại tốt?" "Tăng thêm việc làm?" "Người thông minh hơn giúp phần còn lại chúng ta?"

Tại Mỹ, các nhà lập pháp Quốc hội đang chồm lên nhảy múa và rào dậu. Họ không hoàn toàn chắc chắn biết những gì trong TPP. Nhưng cuộc tranh luận của họ được thực hiện nghiêm túc, như thể họ thực sự dự định một cái gì đó.

Đó là kẻ mù dẫn dắt kẻ mù lại dẫn thêm kẻ mù nữa. Nhưng sau tất cả, các kiến ​​trúc sư của TPP nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và hậu quả những gì họ đang làm.

Họ lôi Obama ra khỏi chỗ tối tăm để thực hiện một công việc. Công việc này: Thông qua hiệp định.

Quá nhiều cho "nhà lãnh đạo đại diện của nhân dân."

Như trên cho 11 thành viên TPP khác.

Con rối múa may. Con rối chơi bóng tối.

Tội phạm có tổ chức.

Hiệp định TPP là một dạng tài liệu tôn giáo. Chúng ta phải mang nó trong đức tin. Chúng ta phải chấp nhận những gì các vị giáo sĩ TPP nói với chúng ta.

Họ là ống dẫn đến chỗ các Chúa trùm của tập đoàn.

Tôi trích dẫn cuộc phỏng vấn sau đây trong bài viết trước. Nó cho thấy loại quyền lực toàn cầu mà tôi đang nói tới.

Dưới đây là một bản chụp gần tại 1 thời điểm đáng chú ý trước kia. Đó là nhìn qua lăng kính 1 cuộc trò chuyện giữa phóng viên Jeremiah Novak, và hai nhà toàn cầu của Rockefeller, 2 thành viên Ủy ban ba bên, Karl Kaiser và Richard Cooper. Cuộc phỏng vấn diễn ra vào năm 1978. Nó có liên quan đến vấn đề chính xác ai đã định hình chính sách kinh tế và chính trị Mỹ, trong đó sẽ bao gồm các hiệp định thương mại như TPP.

Thái độ bất cẩn, thiếu thận trọng của Kaiser và Cooper là đáng kinh ngạc. Đó là khi họ nói, "Những gì chúng tôi đang tiết lộ đã thực sự mở ra, đã quá muộn để làm bất cứ điều gì về nó, tại sao ông lại quá nóng, chúng tôi đã thực sự thắng ..."

NOVAK (phóng viên): Có đúng là Ủy ban ba bên riêng đứng đầu bởi Henry Owen của Mỹ và các đại diện thành viên của Mỹ, Anh, Tây Đức, Nhật Bản, Pháp và EEC đang điều phối chính sách kinh tế và chính trị của các quốc gia ba bên?

COOPER: Đúng, họ đã gặp nhau ba lần.

NOVAK: Tuy nhiên, trong bài báo gần đây của ông, ông nói rằng ủy ban này nên duy trì không chính thức bởi vì để chính thức hóa "chức năng này cũng có thể minh chứng rõ sự xúc phạm đến một số trong Ủy ban ba bên và các quốc gia khác không tham gia." Ông sợ ai?

KAISER: Nhiều quốc gia ở châu Âu sẽ bực bội về vai trò lấn át mà Tây Đức thể hiện tại các cuộc hội nghị ba bên này.

COOPER: Nhiều kẻ vẫn sống trong thế giới của các quốc gia riêng biệt, và họ sẽ bực bội với (chính sách) điều phối như vậy.

NOVAK: Nhưng Ủy ban (ba bên) này là cần thiết cho toàn bộ chính sách của các ông. Làm thế nào ông có thể giữ nó bí mật hoặc không cố gắng để có được sự ủng hộ rộng rãi? (cho quyết định của nó về cách các quốc gia thành viên ba bên sẽ thực hiện các chính sách kinh tế và chính trị của họ như thế nào).

COOPER: Rồi, tôi đoán đó là "công việc” của báo chí để công khai nó.

NOVAK: Vâng, nhưng tại sao không phải là TT Carter đưa nó ra và nói với dân Mỹ rằng quyền lực kinh tế và chính trị (Mỹ) đang bị điều phối bởi Ủy ban (ba bên) gồm Henry Owen và sáu người khác? Sau tất cả, nếu chính sách (Mỹ) được làm dựa trên cấp độ đa quốc gia, người dân cần phải biết.

COOPER: TT Carter và Ngoại trưởng Vance đã liên tục ám chỉ điều này trong các phát biểu của họ. (không đúng sự thật).

KAISER: Nó chỉ là không thành vấn đề.

Nguồn: “Trilateralism: The Trilateral Commission and Elite Planning for World Management,” soạn bởi Holly Sklar, 1980. South End Press, Boston. Pages 192-3.
Cuộc phỏng vấn này "trượt khỏi tầm ngắm truyền thông chính thống", đó là để nói, nó đã bị bỏ qua, bị chôn vùi, bị ngồi lên và bị kiểm duyệt.

Chính sách kinh tế và chính trị Mỹ được vận hành bởi một ủy ban của Ủy ban ba bên - Ủy ban được tạo ra năm 1973 như 1 một "nhóm thảo luận không chính thức" bởi David Rockefeller và kẻ cộng tác của ông ta: Zbigniew Brzezinski, kẻ sau này làm cố vấn cho Obama trong những tháng tranh cử và trước khi ông ta nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên.

Để hít mùi vị cách tiếp cận Obama về đàm phán TPP, đây là một trích dẫn từ Đại diện thương mại Mỹ đầu tiên được bổ nhiệm của ông ta, Ron Kirk . Đáp lại phê phán, Kirk viết: "Tôi bị xúc phạm mạnh bởi khẳng định rằng quá trình (đàm phán TPP) của chúng tôi đã không được minh bạch và thiếu sự tham gia công khai."

Nhận xét này, khi đối diện với thực tế rằng các điều khoản xác đáng của TPP vẫn còn bí mật.

Jon Rappoport: Tác giả của bộ ba sưu tập gây nổ, The matrix revealed, Exit from the matrix, và Power outside the matrix, Jon là một ứng cử viên ghế quốc hội Mỹ ở California. Ông duy trì công việc tư vấn cho các khách hàng cá nhân, mục đích là để tăng cường năng lực sáng tạo cá nhân. Đề cử cho giải Pulitzer, ông đã làm việc như một phóng viên điều tra 30 năm, viết bài về chính trị, y tế và bảo hiểm y tế cho CBS Healthwatch, LA Weekly, Spin Magazine, Stern, và các tờ báo, tạp chí khác ở Mỹ và châu Âu. Jon giảng bài và hội thảo về chính trị toàn cầu, bảo hiểm y tế, logic, và về sức mạnh sáng tạo cho khán giả trên toàn thế giới. Bạn có thể đăng ký email miễn phí tại NoMoreFakeNews.com hoặc OutsideTheRealityMachine .



Rò rỉ chương đầu tư Hiệp định thương mại - Trans-Pacific Partnership


Ảnh chụp trang wikileak https://wikileaks.org

Chương bị rò rỉ gần đây từ Hiệp định thương mại tự do do Mỹ dẫn đầu (Trans-Pacific Partnership - TPP) cho phép các doanh nghiệp khởi kiện các quốc gia mà họ hoạt động ở các tòa án tư nhân, rõ ràng nhằm vào quyền hạn pháp lý quốc gia, WikiLeaks cho biết.

Chương hoàn thành vào ngày 20 tháng 1 năm nay, đã được xác nhận bởi tổ chức “Public Citizen” có mặt trong các cuộc đàm phán bí mật vào tháng 3, theo teleSUR. Tài liệu 55 trang thảo luận các cơ chế khác nhau cho phép các công ty tham gia vào đầu tư tập đoàn xuyên quốc gia có thể kiện các quốc gia họ hoạt động tại mà không có sự tham gia của các tòa án quốc gia.

Các công ty có thể nộp đơn kiện nếu họ tin là bị mất lợi nhuận hoặc thậm chí có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn do sự thay đổi trong "môi trường, y tế hoặc các mục tiêu điều chỉnh khác," theo tài liệu bị rò rỉ.

Hơn nữa, nếu một công ty nước ngoài cảm thấy rằng, một đạo luật mới được thông qua quốc gia có tác động đến quyền lợi của họ theo thỏa thuận TPP, họ có thể không chấp nhận quyết định của đất nước đó ở hệ thống trọng tài tư nhân, giải quyết tranh chấp đầu tư nhà nước (ISDS).

Cơ chế như vậy can thiệp vào chủ quyền quốc gia và dẫn đến nhiều vấn đề, Ana Romero của tổ chức phi chính phủ Peru RedGE nói.

"Mặc dù thực tế là đã có cơ chế tương tự như trong hiệp định thương mại tự do với Mỹ (FTA), những gì đang xảy ra cần phải được sửa đổi bởi hấp dẫn các nhà đầu tư không nên là tăng cường hoặc mở rộng những cơ chế mà gây ra các vấn đề với Nhà nước và can thiệp vào chủ quyền quốc gia", Romero nói với teleSUR.

Chương bị rò rỉ cũng đảm bảo bảo vệ cho các công ty khỏi bị trực tiếp và gián tiếp tước bỏ và  điều chỉnh theo pháp luật tài chính.

Trở lại năm 2013, WikiLeaks đã tiết lộ 1 dự thảo có độ tối mật cao của hiệp định TPP đa quốc gia kéo dài. Nó được mô tả giống như là thỏa thuận NAFTA mà dự kiến ​​sẽ bao gồm các quốc gia đại diện cho hơn 40% GDP thế giới khi được phê chuẩn. Bao gồm 12 quốc gia, với Mỹ là nước điều khiển. Các quốc gia khác gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Singapore, Việt Nam, và Peru.

Hiệp định đã bị chỉ trích nặng nề, đặc biệt là do thiếu minh bạch liên quan đến các cuộc họp giữa các đối tác TPP tiềm năng, trong đó có Mỹ và một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hầu hết các tài liệu dự thảo được công bố chỉ duy nhất bởi nhóm chống bí mật WikiLeaks trong một nỗ lực tiết lộ thỏa thuận nhiều nhất có thể trước khi nó được phê chuẩn, nhưng đối thủ của đề xuất này tại Mỹ đã bày tỏ lo ngại rằng Quốc hội có thể “ theo dõi nhanh"  thỏa thuận để tiến hành ủy quyền bằng cách trình bày nó với Thượng viện mà không có sửa đổi kèm theo.



Đọc thêm:

Các tài liệu rò rỉ tại vòng đàm phán Salt Lake 2013:

Trans-Pacific Partnership (TPP) có qua cơn nguy kịch?

The Trans-Pacific Partnership

Học thuyết “nòi giống thượng đẳng” của Hitler có xuất xứ từ Mỹ!

Ít ai biết rằng học thuyết “nòi giống thượng đẳng” của Hitler hoàn toàn học từ lý thuyết đến kỹ thuật của 1 dự án thí nghiệm Mỹ.

Sau WW-I, Rockefeller và nghiệp đoàn dầu mỏ của ông ta đã trở thành khổng lồ. Một mặt ông ta che giấu tài sản trong các quĩ nghiên cứu, mặt khác bỏ tiền vào các dự án, thí nghiệm điên rồ. “Nòi giống thượng đẳnglà 1 trong các dự án của ông ta. Cùng với Rockefeller là Harriman, JP Morgan Jr., Cleveland Dodge, John Harvey Kellogg, Viện Carnegie, Clarence Gamble của "Procter & Gamble”, Hội ưu sinh Mỹ tài trợ các thí nghiệm về chủng tộc và “dân tộc thấp hènnhằm các mục đích kiểm soát nòi giống và chủng tộc. Họ có đối tác là Hội ưu sinh Anh Quốc mà lúc đó hội viên có những cái tên: Winston Churchilllúc đó là bộ trưởng tài chính, nhà kinh tế John Maynard Keynes, Arthur Balfour, và quí ông Julian Huxleyngười sau này làm lãnh đạo UNESCO.

Sau này, Rockefeller còn có các dự án điên rồi khác như dự án hạn chế dân số để đề phòng thiếu hụt lương thực mà Vaccine hạn chế sinh đẻ của Bill Gates cũng nằm trong đó.

Một số các dự án tham vọng mà Quỹ Rockefeller bỏ tiền trong thập kỷ 1920 là dự án của Cơ quan thống kê và Hội ưu sinh Mỹ, dự án khác là “Kế hoạch cha mẹcủa Margaret Sanger – được biết đến nguyên bản là kiểm soát sinh đ, một sự kết hợp của chủng tộc và kiểm soát dân số các dân tộc "thấp kém" như dân da đen. Sanger được người ta biết đến như 1 phụ nữ ích kỷ, trắc ẩn và giỏi về ưu sinh. Bà ta công khai ủng hộ học thuyết “nòi giống thượng đẳng”, thường trăn trở làm sao để “hạn chế và loại bỏ” những kẻ thấp kém, tật nguyền trong xã hội. Năm 1933, lãnh đạo Hiệp hội bác sĩ Đức, Dr. Gerhard Wagner tuyên dương công trạng của Sanger và đề nghị tiếp tục nghiên cứu công trình của bà này.

Trái với niềm tin phổ biến rằng ý tưởng “chủng tộc thượng đẳng” có nguồn gốc Đức - Aryan, nó có nguồn gốc từ Mỹ. Vị chủ tịch ĐH thanh thế Stanford bang California, David Starr Jordan viết cuốn sách của ông ta năm 1902 "The blood of the nation" (dòng máu dân tộc) đã đặt ra ý tưởng về dòng máu và chủng tộc. Ông ta khẳng định hèn kém, nghèo đói là đặc trưng di truyền, cũng như tài năng, do đó giáo dục không đóng bất cứ vai trò gì và dân chúng có giáo dục cũng như không.


Dự án thanh lọc chủng tộc đã triển khai ở 27 bang của Mỹ, nhưng California trở thành bang “mô hình nòi giống”. Theo luật “nhân giống ưu sinh” mà bang này phê chuẩn năm 1909: triệt sản mọi kẻ khờ khạo hay mắc bệnh tâm thần, bất cứ ai phạm tội 3 lần sẽ bị triệt sản bởi bác sĩ phẫu thuật. California đã triệt sản 9.782 người, hầu hết là phụ nữ, những người bị phân loại là "gái hư", nhiều người trong số họ bị buộc làm gái mại dâm. Tổng cộng, khoảng 60.000 người Mỹ đã bị triệt sản cưỡng bức, hàng nghìn khác bị ngăn cấm hôn nhân.

Ảnh: Giấy chứng nhận ưu sinh và hạn ngạch sinh đẻ chủng tộc!


Ảnh: Những người "chủng tộc trong sạch" đứng trước tòa nhà ưu sinh ở Kansas - Mỹ
.
Cũng chính qua Quỹ Rockefeller, giai đoạn 1922-1926, Mỹ đã cung cấp khoản tiền đầy ấn tượng thời đó, $410.000 cho các bệnh viện, viện nghiên cứu Đức và hàng trăm bác sĩ ở Berlin trong các lĩnh vực ưu sinh và tâm thần. Năm 1926, quỹ này lập Viện tâm thần học Kaiser Wilhelm ở Berlin với số vốn: $250.000, bất chấp Đức siêu lạm phát và kinh tế sụp đổ, và kỳ lạ: hầu hết hành nghề bác sĩ tâm thần là người Do Thái. Một trong các “chuyên gia” tâm thần ở Kaiser Wilhelm là Ernst Rudin sau này trở thành kiến trúc sư của hệ thống đàn áp, thanh lọc chủng tộc của Hitler.

Một số dự án Đức khác được Rockefeller cấp tiền là Viện di truyền người và ưu sinh, Viện nhân chủng học, hay Viện nghiên cứu não - năm 1929 được nhận $317.000 tài trợ và đóng vai trò trung tâm trong việc nghiên cứu sinh học chủng tộc Đức. Nhiều năm sau nữa viện này tiếp tục được Rockefeller cấp tiền và lãnh đạo viện không ai khác là tay chân thân tín Ernst Rudin của Hitler. Tài trợ của Rockefeller chỉ dừng lại vào năm 1939, khi chiến tranh thế giới bắt đầu nổ ra.

Bản thân Hitler rất say mê thí nghiệm chủng tộc của Mỹ, ông ta tuyên dương nỗ lực nghiên cứu ưu sinh Mỹ và từng viết trong "Mein Kampf" năm 1924: "Ngày nay, chỉ có 1 quốc gia, mà trong đó rõ ràng, ít nhất, đấu tranh yếu ớt với khái niệm tốt hơn về kiều dân. Dĩ nhiên, đó không phải là CH Đức kiểu mẫu của chúng ta, đó là Mỹ.”


Ít năm sau, Hitler viết thư cho nhà ưu sinh Mỹ Madison Grant, ông ta ca ngợi cuốn sách "The Passing of the Great Race" (Hình thành nòi giống vĩ đại) của ông này. Trong sách, Grant viết rằng nước Mỹ "bị đầu độc bởi 1 lượng lớn những kẻ yếu đuối, nghèo túng và lạc hậu, bị thiểu năng trí não của tất cả các chủng tộc". Grant lập luận rằng chất lượng của phương pháp ưu sinh sẽ là "một hệ thống chọn lọc mạnh, qua việc loại bỏ những kẻ yếu đuối hay không phù hợp, nói cách khác, lỗi lầm của xã hội". Hitler rõ ràng công nhận tinh thần thông thái của nhà đồng sáng lập Hội ưu sinh Mỹ Madison Grant.

Một bức ảnh Đức khôi hài: kiểm tra khuân mặt để xác định chủng tộc!

Năm 1933, Hitler đã áp dụng “luật triệt sản” theo mô hình Mỹ, theo đó đội quân bác sĩ tâm thần của ông ta đã thiến khoảng 350 nghìn đàn ông "hạ đẳng". Cho đến 1940, hàng chục nghìn người già cả, ốm yếu bệnh tật bị xua đuổi ra khỏi nhà, bị tống vào các viện tâm thần. Trong số họ, ước tính ít nhất 50.000 đã bị giết chết.

Leon Whitney, thư ký Hội ưu sinh Mỹ lúc đó còn ca ngợi Đức là chủng tộc cứng rắn còn Mỹ thì yếu đuối nhu nhược. Ngược lại, Hội ưu sinh Mỹ được Hitler trao kỷ niệm chương của ĐH Heidelberg vì công trạng nghiên cứu “Khoa học thanh lọc chủng tộc!”.

Từ nguồn tài trợ của Rockefeller và Viện Carnegie, tên Dr. Josef Mengele còn thí nghiệm “nhân chủng học” trực tiếp trên các tù nhân của trại tập trung Auschwitz. Đáng chú ý, nhà ưu sinh học Đức nổi tiếng vô đạo đức này, bác sĩ tâm thần Mengele, hay tên đồ tể - như người Do Thái gọi, đã không bị xét xử ở Nuremberg. Hắn ta được cẩn thận đem sang Mỹ, nơi hắn có được các giấy tờ cần thiết để chuyển đến Nam Mỹ. Mặc dù bị truy nã gắt gao, xong hắn chỉ bị chết vì tai nạn đột quị trong 1 bể bơi vào năm 1979.

Sau WW-II, vấn đề ưu sinh học, thí nghiệm chủng tộc, thanh lọc sắc tộc và loạn bác sĩ tâm thần, mối liên hệ  của chúng với Mỹ đã bị tòa án Nuremberg và các tòa khác hoàn toàn bỏ qua. Cho đến năm 1956, vấn đề này mới được nêu ra: “… chính từ ngữ ưu sinh học đã diễn thành từ ngữ khác trong một số quốc gia”. Ngay cả cái nêu ra, cũng không dám lên án thanh lọc chủng tộc nguồn gốc Mỹ!


Sau này, ưu sinh học bị vạch mặt là ngụy khoa học, bức bình phong để che đậy những ý tưởng điên rồ về phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng và kỳ thị này khác. Nhưng ưu sinh học ngày này vẫn được quảng bá rộng rãi với vỏ bọc khác, thay vì là thanh lọc chủng tộc “yếu đuối” qua triệt sản hay kiểm soát sinh đẻ, giờ là “tự do lựa chọn” gia đình và chất lượng. Ưu sinh giờ biến thành "di truyền học và gene". Quỹ Rockefeller vẫn tài trợ cho “memorandum 200 Kissinger” để kiểm soát sinh đẻ các dân tộc “hạ đẳng” dưới khẩu hiệu tự do.

Tờ "San Francisco Chronicleviết năm 2003:
"Tư
tưởng chủng tộc da trắng, tóc màu sáng và mắt xanh xuất hiện cùng với Hitler. Khái niệm được tạo ra Mỹ, và gieo trồng California hàng chục năm trước khi Hitler đến quyền lực. Các nhà ưu sinh California đóng vai trò quan trọng, mặc dù ít được biết đến, trong phong trào ưu sinh Mỹ đ thanh lọc chủng tộc."


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...