CHỦ NGHĨA TỰ DO LÀ LẦM LỖI, LÀ MÊ TÍN CỦA LOÀI NGƯỜI - Cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Thượng Toạ Thích Chân Quang

CHỦ NGHĨA TỰ DO LÀ LẦM LỖI, LÀ MÊ TÍN CỦA LOÀI NGƯỜI - Cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, Thượng Toạ Thích Chân Quang, trích từ bài giảng "Xuân bất tận", sau đây là phần trích lược nội dung: https://youtu.be/pRu1Y0K9dQg?t=52m15s (Thời điểm: 00:52:15).

[...] Những đứa trẻ hiếu động luôn thích đông đúc, náo nhiệt. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ đều thích rủ rê, lôi kéo nhau chung vui. Và đó chính là mầm mống cho những lầm lỗi của tuổi trẻ mà thoát ngoài sự kiểm soát của cha mẹ, gia đình. Đối với trẻ, gia đình chỉ có cha và mẹ, vài người anh chị, nên không vui không đã bằng tụ tập một đám bè bạn năm bảy đứa, mưới mấy hai chục đứa chơi vui. Nên vì vậy, những đứa trẻ không được giáo dục kĩ, không biết tự kiềm chế, vẫn thích ra ngoài chơi với bạn bè hơn là ở nhà hưởng sự hạnh phúc êm đềm, ấm cúng của gia đình. Tâm lý này khiến trẻ dễ bị kích động, lôi kéo vào tội lỗi.

Đây là chỗ mà các nhà khoa học chưa đặt vấn đề dù nó rất quan trọng để nghiên cứu, lát nữa Thầy sẽ tiếp tục kết tội sự hạn chế của kiến thức khoa học ngày nay làm cho thế giới băng hoại, không biết ngày nào họ mới tỉnh ra điều này. 

[...] Sự hiếu động, hoạt động cần cho trẻ phát triển cơ thể. Cây mà không có gió thổi cây cũng sẽ chậm lớn. Gió thổi làm cây lung lay làm cây phát triển. Thiên nhiên tạo ra sự tương quan lẫn nhau giữa mọi sinh thể có mặt trong vũ trụ, hành tinh. Nếu cây đứng yên một chỗ thì cây sẽ chậm phát triển vì những vi mạch li ti dẫn nước và chất dinh dưỡng từ rễ lên không được hanh thông, dễ bị nghẹt. Khi gió thổi lung lay, vi mạch được thông, nước và dưỡng chất được đưa lên cành lá, cây sẽ phát triển tốt. [...] Khi trẻ đến tuổi dậy thì, chương trình của ADN quy định sự hiếu động thì ta phải đưa vào não trẻ sự giáo dục tự kiềm chế, để cân bằng lại tâm hồn cho trẻ. Nếu ta không làm được điều này, thì xu hướng hiếu động sẽ thắng thế, trẻ dễ rơi vào tội lỗi và bộ não của trẻ khi đến tuổi 40, 50 trở nên lú lẩn rất nhanh.

Cho nên việc giáo dục tính điềm đạm, tự kiềm chế, tính kỷ luật của trẻ khi trẻ vừa bước vào tuổi dậy thì là rất quan trọng nhưng mà các nhà giáo dục học, các nhà xã hội học, các nhà khoa học chưa thấy điều này. Thế giới chưa thấy điều này. Nên vẫn tiếp tục xô đẩy lớp trẻ đi vào những trò vui cuồng nhiệt và nguy hiểm.

[...] Những niềm vui đến từ đạo đức, lòng vị tha, việc làm từ thiện thì bình an và không làm phát sinh nhàm chán.Những niềm vui từ sự hiếu động khi kéo dài sẽ tạo nên cảm giác mệt mỏi, nhàm chán. Và người ta lại đi tìm cảm giác khác, mạnh hơn, vui hơn, chỗ tột cùng của cảm giác phấn khích đó là ma tuý và tính dục. [...] 

[...] Sở dĩ thế giới này bất an, đau khổ và loạn lạc vì loài người chủ trương tự do quá đáng, cho đó là chân lý. Loài người lật đổ chế độ quân chủ, đặt ra chế độ gọi là tự do, dân chủ. Trong chế độ mới đó con người được quyền tự do rộng rãi, muốn làm gì đó thì làm. ĐÂY LÀ SAI LẦM CỦA THẾ KỶ, CỦA THIÊN NIÊN KỶ. Cái quan niệm con người ta sống phải được tự do, muốn làm gì đó thì làm là MỘT TỘI LỖI LỚN CỦA NHÂN LOẠI. Mà sau này, có thể 5-6 thế kỷ sau, con cháu của chúng ta mới quay lại phê bình quan điểm mà ngày nay loài người đang tôn thờ. Ngày hôm nay ai đứng lên nói con người sống hãy đi tìm sự kỷ luật nề nếp, đừng đi tìm tự do, sẽ bị lên án kịch liệt. Nhưng chắc chắn sau này khi loài người ở nền văn minh cao hơn quay đầu nhìn lại sẽ thấy thế kỷ 19, 20, 21 với những quan niệm tự do chủ nghĩa này là những thế kỷ của lầm lỗi của sai lầm đi mãi từ sai lầm này đến sai lầm kia, con người ở thời đại thế kỷ 19, 20, 21 thật kém văn minh.

Vì sao vậy? VÌ TỰ DO CHỈ CÓ Ý NGHĨA, CHỈ CÓ GIÁ TRỊ, CHỈ ĐEM LẠI HẠNH PHÚC KHI MÀ CON NGƯỜI ĐỦ ĐẠO ĐỨC ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG CÁI TỰ DO ĐÓ. Còn khi con người CHƯA ĐỦ ĐẠO ĐỨC ĐỂ TỰ KIỀM CHẾ LẤY MÌNH, THÌ TỰ DO LÀ PHÁ HOẠI, LÀ ĐỔ VỠ, LÀ NGUY HIỂM. Vậy mà người ta khắp nơi vẫn kêu gào phải tự do, phải tự do!

Vì sao vậy? Vì các nhà khoa học, xã hội học chưa biết rõ hết về não bộ, về tinh thần, tâm hồn, tâm linh của con người. Nên không thấy hết sự nguy hiểm của chủ nghĩa tự do, của những trò vui cuồng nhiệt sẽ dẫn đến tội lỗi như thế nào. Không thấy được sự cần thiết của đời sống điềm đạm mang đến niềm an vui, hạnh phúc, và nó an toàn cho con người như thế nào.

Chính vì chưa biết hết về con người, về não bộ của con người, nên cứ đòi cho con người tự do. Chính các nhà khoa học cũng thú nhận họ chưa biết gì nhiều về não bộ. Chưa biết gì nhiều về não bộ tức là chưa biết gì nhiều về con người. Chưa biết gì nhiều về con người mà dám quyết định vội vã cho con người được tự do đầy đủ, quá trớn. Nên rõ ràng là họ đã có những kết luận, hành động dựa trên sự chưa biết rõ. Nói theo Đạo Phật, đó là vô minh. Còn nói cho đúng hơn thì đó là mê tín, mê tín là "tin theo và hành động theo một điều mà mình chưa biết rõ gì về nó hết". 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...