Hiển thị các bài đăng có nhãn Россия. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Россия. Hiển thị tất cả bài đăng

STALIN ĐÃ BẢO VỆ NGA VÀ NHÀ THỜ P3

Stalin bảo vệ Nga và Nhà thờ

Ảnh: Đại giáo chủ Alexy I tại tang lễ Stalin.
Đại giáo chủ Alexy I đã không đến tang lễ Yeltsin.

Khi nói về việc Stalin đã bảo vệ Nga, cần phải dẫn lời tiến sĩ khoa học lịch sử I. Froyanov: "Theo ý định của Trotsky và các đồng sự của hắn, cần phải sử dụng Nga như vật liệu cháy để đốt lửa cách mạng thế giới. Trong đám cháy cách mạng, dĩ nhiên chính Nga sẽ bị thiêu trụi. Stalin đã hành động theo cách khác. Ông đã quốc hữu hóa CMT10, đã tuyên bố "thiết lập CNXH trên 1 đất nước riêng biệt". Điều này, theo quan điểm của tôi, là tốt đẹp cho nước Nga lịch sử. Tôi thậm chí từng có ý khẳng định rằng, nhờ kế hoạch thiết lập CNXH trên 1 đất nước riêng biệt, ở Nga, Stalin đã cứu Nga khỏi bị diệt vong.

Còn đây là những lời được nói ra từ giáo chủ Luka (Voyno-Yasenetsky)-nạn nhân bị đàn áp thời Stalin: "Stalin đã bảo vệ Nga, đã chứng tỏ Nga có giá trị với thế giới. Do đó tôi, như người Chính thống giáo và người Nga yêu nước, cúi mình chào Stalin".

Cùng nói lên ý nghĩ như thế là linh mục uy tín, nhà truyền giáo nổi tiếng nửa sau thế kỷ 20 Dimitri Dudko: "Nếu nhìn vào Stalin từ quan điểm Giáo hội, thì thực sự đây là con người đặc biệt, Chúa ban, Chúa phù hộ, thậm chí địch thủ của ông cũng viết về điều này. Nếu Trotsky với cuộc cách mạng không ngừng của hắn ta thắng lợi…, tất cả chúng ta chỉ là đội quân lao công cho thế lực đen tối. Nhưng Stalin... đã bảo vệ Nga... Bởi vậy tôi như người Chính thống giáo và người Nga yêu nước, nghiêng mình trước Stalin... TÔI NGỒI TRƯỚC STALIN VÀ BREZHNEV, cũng như Lord Luka, đọc to lên: "Stalin – lãnh tụ được Thượng đế ban cho nước Nga".

Rất tiêu biểu là ngay cả Đại giáo chủ Alexy trong tang lễ Stalin cũng nói:  

"Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân chúng ta, Yosif Vissarionovich Stalin, đã không còn. Sức mạnh tập thể, đạo đức, vĩ đại đã ngừng nghỉ. Sức mạnh mà trong đó nhân dân chúng ta cảm thấy sức mạnh của mình, đã được ông dẫn dắt trong sản xuất và lao động sáng tạo, đã được ông động viên trong nhiều năm…

Chúng ta, tập hợp để cầu nguyện cho ông, chúng ta không thể bỏ qua, im lặng mãi với thiện cảm và lòng tốt của ông trước nhu cầu của Nhà thờ chúng ta. Không bất cứ vấn đề nào, mà chúng ta cầu xin bị ông từ chối; ông đã làm thỏa mãn mọi thỉnh cầu của chúng ta. Và nhờ ơn ông đã làm với trách nhiệm cao, hữu hiệu và rất nhân từ, cho Giáo hội Chính thống giáo của chúng ta. Chúng ta và Nhà thờ Chính thống giáo Nga không thể nào quên ký ức về ông. Khóc ông đã rời xa chúng ta, tiễn đưa ông trên đoạn đường cuối cùng, "con đường với cả đất nước", thắp lên lời cầu nguyện.

Trong những ngày buồn này của chúng ta, với tất cả xứ sở của tổ quốc chúng ta, từ các giáo chủ, các nhà tu hành và các tín đồ, và cả từ nước ngoài, từ các trưởng giáo và các đại diện Nhà thờ, cả Chính thống giáo và theo Chính thống giáo, tôi nhận được rất nhiều bức điện, trong đó nói hãy cầu nguyện cho ông ấy, và hãy bày tỏ nỗi lòng của chúng ta trước nỗi buồn mất mát này".

Sự kính trọng của Giáo chủ Alexy bác bỏ chút ngờ vực cuối cùng về “đầy rẫy tội lỗi” của Yosif Vissarionovich trong việc đàn áp Nhà thờ.

Như chúng ta biết rõ, đàn áp Nhà thờ bắt đầu ngay sau CMT10, khi đó giới tu hành thực sự bị đàn áp khủng khiếp. Chúng không bắt đầu bởi "chỉ đạo của Stalin", mà bởi quyết định được chỉ đạo bởi Kiêm nhiệm Lê Nin từ ngày 7 tháng 11 1917 về việc thiết lập “Ủy ban khẩn cấp toàn Nga (gọi tắt là Cheka) để đấu tranh chống phản cách mạng và phá hoại. Quyết định này đề cập đến mọi tầng lớp dân cư bao gồm cả giới tu hành. Chính Cheka đã tiến hành ở Nga chiến dịch khủng bố chống lại tất cả nhân dân, đặc biệt là chống lại giới tu hành 1 cách tàn bạo.

Trong thời gian đó Stalin phụ trách vấn đề lương thực ở phía nam Nga. Sau đó ông làm lãnh đạo quân sự khu vực ngoại vi Kavkaz, rồi lãnh đạo quân sự Mặt trận phía nam. Trở thành Bí thư Ban chấp hành TW đảng CS Nga, Stalin đã chú ý đến cuộc đàn áp bất công chống Nhà thờ và ngay năm 1923, khi Lê Nin vẫn sống, đã gửi tất cả các tổ chức đảng trong đất nước bức thư thông tri "Về quan hệ với các tổ chức tôn giáo". Chi tiết trong thư ra lệnh:

"1) Cấm đóng cửa nhà thờ, nhà nguyện... dựa vào lý do không chấp hành mệnh lệnh của chính quyền về đăng ký và nơi nào đã đóng cửa – bãi bỏ ngay lập tức.

2) Cấm bãi bỏ nhà nguyện, các tòa nhà tương tự bằng cách bỏ phiếu trong cuộc họp với sự tham gia của người không tín ngưỡng hay kẻ ngoài đối với các nhóm tín ngưỡng đã ký hợp đồng thuê phòng hay tòa nhà.

3) Cấm bãi bỏ nhà nguyện, tòa nhà và tương tự vì không đóng thuế, khi cấm kỵ như vậy là không cho phép một cách nghiêm ngặt theo chỉ thị NKY điều II năm 1918.

4) Cấm bắt bớ "nhân vật tôn giáo" khi họ không liên quan đến hoạt động “phụng sự nhà thờ” và tín ngưỡng phản cách mạng 1 cách rõ ràng.”




Như vậy, từ rất lâu trước chiến tranh, Stalin đã dừng đàn áp Nhà thờ và bắt đầu minh oan cho giới tu hành.

Năm 1933, Stalin đã phê chuẩn các biện pháp bảo vệ Nhà thờ khỏi bị phá hủy. Nghị quyết BCT tháng 10 cho biết, trong các năm 1920-1930 ở Moskva có 150 thánh đường bị phá hủy hoàn toàn, 300 nhà thờ bị chuyển đổi. Theo kế hoạch kiến trúc kiến thiết Moskva, dự định phá hủy hơn 500 thánh đường và nhà thờ…

Liên quan đến điều này, 1 quyết định đã được tính đến: "cấm dự án thiết kế trên các giáo đường và nhà thờ là các di tích kiến trúc cổ. Các cơ quan chính quyền Xô Viết và công an công nông thực hiện các biện pháp kỷ luật và chịu trách nhiệm trước đảng để bảo vệ các di tích kiến trúc cổ có giá trị lịch sử.

Sau tất cả điều này, Stalin đã tăng cường bảo vệ Nhà thờ và tu sĩ. Nghị quyết Ban chấp hành TW ngày 11 tháng 11 1939 đưa ra quyết định như sau:

"1. Thừa nhận từ nay trở đi là phi thực tế để cơ quan NKVD USSR săn đuổi giáo dân, bắt bớ người phụng sự Nhà thờ Chính thống giáo Nga.

2. Chỉ thị của đồng chí Ulyanov (Lê Nin) ngày 1 tháng 5 1919 số No. 13666-2 "Về đấu tranh chống cha cố và tôn giáo", gửi chủ tịch Cheka đồng chí Dzerzhinsky, và tất cả các hướng dẫn liên quan của Cheka-VChK-Cục chính trị nhà nước-NKVD đề cập đến ngược đãi, truy lùng người phụng sự Nhà thờ Chính thống giáo Nga và tín đồ Chính thống giáo Nga, bị bãi bỏ.

3. NKVD tiến hành thanh tra tù nhân và các công dân bị bắt, liên quan đến hoạt động tín ngưỡng. Thả khỏi nhà tù và thay thế hình phạt không cần thiết tước đoạt tự do của tù nhân đã định, nếu hoạt động của các công dân này không làm hại đến chính quyền Xô Viết.”

Cả 2, thư thông tri và nghị quyết do chính Stalin ký.

Phục hồi danh dự cho các nhà tu hành cũng đã diễn ra trong những năm Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Đặc biệt là sau cuộc tiếp nhận lịch sử bởi Stalin với các cấp bậc Nhà thờ Chính thống giáo Nga vào ngày 4 tháng 9 1943, sau sự kiện này, Chức Đại giáo chủ đã được phục hồi và hàng ngàn mục sư được giải phóng. Sau 1943, nhờ Stalin chỉ trong 10 năm 22 000 giáo đường đã mở cửa trở lại. Chỉ trong 10 năm! Một tương phản, Nga sau "Cải tổ - Perestroika" 1989 số lượng giáo đường giảm gấp đôi, cũng là 10 năm.

Điều thú vị là chỉ thị của Stalin đối với Chủ tịch Xô Viết đối với vấn đề Chính thống giáo Nga khi đó là G.Karpov tháng 10 năm 1943. Một số trong đó: "Với Xô Viết... không được trực tiếp can thiệp vào đời sống Nhà thờ 1 cách giáo điều, phép tắc, hành chính và công tác của mình cần nhấn tính độc lập của Nhà thờ. Đối với chủ tịch Xô Viết cần thiết lập quan hệ như thế nào đó với Trưởng giáo, để không tạo cho trung tâm giáo hội nguyên cớ để coi chủ tịch Xô Viết như người giám sát. Không nhìn vào túi Nhà thờ và người tu hành... không “châm chích” các nhóm tín ngưỡng và không xem xét vấn đề mở cửa nhà thờ, cần có qui định nhưng không thắt chặt. Xô Viết cần đảm bảo, để các giáo chủ là người chủ đầy đủ của giáo phận, còn quyền của các giáo chủ là qui định của Tổng giáo hội. Không cản trở tổ chức các hội thảo, các lễ đốt nến và tương tự…".

Vẫn cần phải nói là từ 1939 đến 1952, Stalin đã không 1 lần nào triệu tập đại hội đảng Bolsheviks. Nhưng trong thời gian này đã cho mời họp Hội đồng nhà thờ 3 lần! Trong lần đầu tiên năm 1944, Đại giáo chủ Sergy đã nói: "Tôi vô cùng cảm động bởi thái độ thiện cảm của lãnh đạo toàn thể nhân dân chúng ta, người đứng đầu nhà nước Xô Viết Yosif Vissarionovich Stalin đối với nhu cầu của Chính thống giáo Nga, chúng tôi bày tỏ với chính phủ lòng biết ơn chân thành của toàn thể Giáo hội chúng tôi.".

Như được biết khi Giáo hội được khôi phục, Đại giáo chủ đầu tiên là Sergy. "Bầu chọn ông, Giáo chủ Livanskikh Elia viết trong bức điện cho Đại giáo chủ Sergy, đã làm thỏa mãn niềm vui con tim của chúng tôi. Nhà thờ ở Lebanon đã mở cửa suốt 3 ngày đêm và gióng chuông chúc mững. Ơn Chúa đã hồi phục Chính thống giáo ở Nga và chúng tôi cầu nguyện cho chiến thắng của quân đội Nga dưới sự dẫn dắt của Nguyên soái Stalin, Người bảo vệ vĩ đại của nhân loại".

Để kết luận, chúng ta dẫn lời Đại giáo chủ Alexandria Hristofor vào thời đó: "Nguyên soái Stalin là 1 trong những con người vĩ đại nhất của thời đại chúng ta, ông đã nuôi dưỡng lòng tin đối với Nhà thờ và đối xử khoan dung với họ...".

Đúng là về Stalin đã bày tỏ: Quá khứ thuộc về Thượng đế. Dĩ nhiên, Thượng đế định đoạt cả tương lai, nhưng theo ý nghĩa phán xét của Thượng đế dựa trên quá khứ quyền hạn của con người Stalin. Chỉ có Ngài mới có quyền năng để đưa ra phán xét cuối cùng cho hành động của con người. Thượng đế sẽ phán xét Stalin như thế nào thì không thể mô tả được, dù là người theo chủ nghĩa Stalin hay chống Stalin. Tuy nhiên, tin rằng là Thượng đế sẽ ân sủng đối với phán xét Yosif Vissarionovich.

Lời kết: Duy nhất Stalin để mà CNXH, CNCS còn sức sống.

Игорь Евсин, православный писатель, Рязань

http://ruskline.ru/analitika/2013/08/06/kak_stalin_sohranil_rossiyu_i_cerkov
http://kprf.ru/rusk/121642.html



STALIN ĐÃ BẢO VỆ NGA VÀ NHÀ THỜ P2

Đồn đại và thực tế

Quay lại với tuyên bố của vị giám mục Illarion về thủ tiêu người hàng loạt "cả các tầng lớp, như, Kulak, Cossacks, trên thực tế là thủ tiêu toàn bộ trí thức – rất ít ai sống còn trong những năm 30.  Một số, thoát chết nhờ phép màu, khi nhà cầm quyền bỏ họ lại còn sống nhờ tiêu chí khó hiểu nào đó." Về người Cô dắc chúng ta đã nói ở trên. Về Kulak, điều cần gạt bỏ, đó là không có "thủ tiêu hàng loạt", còn chính sách buộc họ tái định cư là để khai hoang đất đai ở Siberia, Viễn Đông và Kazakhstan. Không có ai định tiêu diệt Kulak. Tuy đã sử dụng họ thẳng tay. Nhưng sử dụng Kulak cưỡng bức và không phí tổn là cần thiết để phát triển nông nghiệp, thu hoạch ngũ cốc mà giá trị của nó cũng đã nói bên trên. Bên cạnh đó, hàng triệu nông dân, công nhân lao động trong trại Gulag đã xây dựng những công trình khổng lồ, cả ngành công nghiệp quốc phòng, như đã nói, góp phần làm nên chiến thắng và vinh quang cho nước Nga.

Khi đó cần hiểu nông dân tiên tiến không đồng tình với lao động nô lệ tự nguyện. Vấn đề khác là thực hiện chính sách tước quyền sở hữu của kulak. Trong vấn đề này, ví dụ Khrushchev là 1 hiển nhiên. Khrushchev đã vì đất nước hay nhân đạo bao nhiêu trong trường hợp này? Đó cũng là lý do tại sao tháng 3-1930, có bài báo của Stalin đăng trên tờ Pravda đặt vấn đề về phong trào tập thể hóa, nhan đề “Say sưa với thành tích. Đến các vấn đề của phong trào nông trang tập thể”. Trong bài báo đó ông đã buộc tội hoạt động của Ủy ban quốc hữu hóa kulak. Sau đó là các biện pháp giải tỏa áp lực lên kulak và sử dụng nghị quyết để họ tham gia nông trại tập thể tự nguyện. Sau điều này, gần 5 triệu nông dân rời nông trại tập thể và không ai trong họ bị tước quyền sở hữu.


Thế giới trí thức nào bị hủy diệt bởi Stalin? Như người ta biết đàn áp trí thức xảy ra trong 1921-1923, và đó là Lê Nin. Còn nếu như gọi những cuộc đàn áp này 1 cách chính xác hơn, thì đó là trục xuất các thành phần đối lập trong hệ thống chính trị tồn tại từ trước đó. Thời kỳ Stalin giới trí thức sống quá tốt, lương cao, đãi ngộ xứng đáng và nhiều trong số họ dễ dàng mua cho mình nhà nghỉ, ô tô, căn hộ. Một số thậm chí có khả năng nuôi người phục vụ trong nhà. Trong các vùng thượng lưu nhất ở Moskva, các đại diện ưu tú nhất được cung cấp những căn hộ lớn và mọi tiện nghi trong các ngôi nhà cao tầng. Các nhà văn, nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, nghệ sĩ, diễn viên lớn sống ở đó.

Nghị quyết Ban chấp hành TW năm 1932 thành lập hội nhà văn, hội họa, kiến trúc, nhạc sĩ. Các hội này được nhà nước hỗ trợ ngân sách hoạt động. Có thể nói đó là cách Stalin thu hút giới trí thức trung thành. Có thể. Nhưng ông đã thu hút các tài năng! Chẳng gì sánh được trình độ văn học nghệ thuật cao trong thời gian này. Chúng ta có Sholokhov, Tvardovsky, Simonov, Sviridov, Shostakovich và nhiều trí thức xuất sắc tạo ra giá trị vàng cho văn hóa Xô Viết vĩ đại. Không, không hề có đàn áp, chỉ là thu hút bao nhiêu…

Dĩ nhiên, Stalin đã đàn áp những kẻ chống nhà nước hay đơn giản là những kẻ vu khống.

Vậy thì cái gọi là hủy diệt hàng loạt trí thức và các “tầng lớp” khác mà họ vì “phép màu” nên vẫn sống sót - Là ở đâu?

Ngày nay, theo tài liệu giải mật từ lưu trữ KGB từ ngày 1 tháng 1 năm 1921 đến ngày 1 tháng 7 năm 1953, đã buộc tội phản cách mạng và các tội nghiêm trọng đặc biệt gây nguy hiểm cho nhà nước khác4.060.306 phạm nhân, trong số đó 799.455 bị tử hình. Dĩ nhiên, đó là con số lớn, đằng sau nó là những bi kịch, những số phận bi thảm. Nhiều trong họ là các linh mục Chính thống giáo.

Ở đây cần nhắc lại trong số bị bắn là gián điệp, phá hoại, biệt kích và thậm chí khủng bố. Ví dụ, theo các nhà nghiên cứu về thời kỳ hình thành công nghiệp Liên XôY. Mukhin và N. Ivnitsky, chỉ trong tháng 3-1930 riêng ở Ukraina có 521 vụ khủng bố đã được ghi nhận (và vô số không được ghi nhận!), ở Vùng đất Đen - 192, gồm 25 vụ giết người. Ở Tây Siberia trong 9 tháng của năm 1930 – hơn 1000 vụ khủng bố, trong số đó có 624 vụ giết người và mưu sát. Ở Urals trong tháng 1-3 có 260 vụ, ngay cả quận Novgorod thanh bình của vùng Leningrad cũng xảy ra 50 vụ khủng bố.

Vì vậy, đặt ra câu hỏi – liệu có thể cho rằng có gián điệp vô tội, khủng bố vô tội và phá hoại vô tội bị đàn áp?

Bên cạnh những tội phạm này, nạn nhân bị đàn áp chính trị còn gồm những kẻ chống hệ thống chính trị đang tồn tại trực tiếp bằng vũ trang. Theo thống kê của KGB, tháng 1-3 năm 1930, ở Liên Xô có 2200 cuộc nổi loạn vũ trang với sự tham gia của gần 800 nghìn người. Nếu tính số những kẻ tham gia vào các hoạt động phá hoại, khủng bố và nổi loạn vũ trang chống chính quyền từ 1925 đến 1937, thì con số những kẻ bị xử phạt chỉ là nhỏ nhặt.

Hủy diệt dân chúng hàng loạt thời Stalin ở đâu mà chỉ "rất ít sống sót qua những năm 1930”.  Vậy thì dân số dười thời Stalin tăng nhanh là vì sao. Theo thống kê, thời kỳ Stalin, dân số tăng thêm 60 triệu người. Theo nhà nghiên cứu V. Zemskov tỷ lệ tăng dân số thời kỳ đó là hơn 1%, cao vượt quá Anh và Pháp. Năm 1926 dân số Liên Xô 147 triệu, 1937 - 162 triệu và 1939 - 170,5 triệu.

Một ví dụ ngược, thời kỳ Yeltsin cầm quyền, dân số Nga giảm bi kịch hơn 6 triệu người! Sẽ là logic khi giáo sĩ Illarion buộc tội Yeltsin hủy hoại nhân dân chúng ta. Thực sự, trừ khi chính sách của Yeltsin dẫn đến 1 thực tế Nga bước ra khỏi hàng đầu thế giới về suy giảm mạnh dân số mà không phải gọi là diệt chủng; số bị sát hại và tự sát; số ly hôn hay dừng sinh đẻ, trẻ em bị bỏ rơi; số nạo phá thai và bà mẹ bị chết. Cần phải thêm vào con số con số diệt chủng bởi tiêu thụ rượu, bởi tuyên truyền quảng bá ma túy, mại dâm, những thứ chính Hitler muốn để kết liễu nước Nga. Còn với Stalin thì điều này bị trừng phạt. Thế mà không ai phán xét Yeltsin.

Giờ chúng ta nghĩ về 1 câu hỏi: Liệu có phải sáng tác ra chuyện Stalin đàn áp là để biện hộ cho tội ác chế độ Yeltsin? Quả là nỗi khiếp sợ chủ nghĩa Stalin làm dân chúng kết luận rằng những gì tồi tệ nhất là ở chế độ Stalin, còn những gì tồi tệ xảy ra ngay thời Yeltsin chẳng có gì đáng kể để so sánh với đàn áp Stalin. Sụt giảm dân số, tham nhũng kinh hoàng, trộm cắp, giết người trên đường phố, cướp bóc tài nguyên nước Nga cho các ông chủ phương tây, sụp đổ công nghiệp, tan rã quân đội và nghiên cứu khoa học, rối loạn xã hội, cũng chẳng tồi tệ bằng “nỗi khiếp sợ chủ nghĩa Stalin” – nếu như Stalin không quay trở lại.

Người ta quên, nếu không có Stalin – trên bản đồ thế giới không hề có Liên Xô hay Nga, thủ đô Do Thái đặt ở Moscow còn đồng chí cộng sản Trotsky đã làm vua Ashkenazi. Dân Nga, nếu còn sống sót, thì đang nhục nhã làm nô lệ ở đâu đó London hay Berlin. Điều đáng lo ngại, nguy cơ này chưa bao giờ thôi quay trở lại. Không phải ngẫu nhiên mà linh mục Dimitri Dudko so sánh Stalin với thời Yeltsin: "Ngày nay tự chúng ta thấy bằng mắt mình tội phạm nào là phi nhà nước và phúc lợi nào là nhà nước! Họ hét lên rằng trong thời Xô Viết nhiều người chết trong trại tập trung, nhưng bao nhiêu bây giờ chết không có điều tra và xét xử, kẻ ác không bị trừng phạt, không ai hay biết, cũng không phải là chết trong tương quan nào đó. Toàn bộ nhân dân bị lừa đảo và cướp bóc giờ than thở: giá mà có Stalin, thì đã chẳng tan hoang như thế này".

Video: Giống như mọi cuộc bạo loạn khác, cuộc đảo chính của Yeltsin mà người Nga gọi là "Tháng 10 đen '93", những viên đạn bắn ra từ sứ quán Mỹ. Binh lính Mỹ nhằm vào lưng lính dù Nga, vào người biểu tình. Tiếp theo - màn đổ tội quen thuộc để kích động bạo loạn.


Xem thêm: "Chúng bắn từ sứ quán Mỹ!" Đúng! Binh lính Mỹ trên mái nhà sứ quán Mỹ ở Moscow!
"Стреляли из посольства США!"

STALIN ĐÃ BẢO VỆ NGA VÀ NHÀ THỜ P1


После устранения Ежова масштаб репрессий был снижен в 10 раз…
Sau khi loại bỏ Yezhov, qui mô đàn áp đã giảm 10 lần…
 
Các nạn nhân trên bàn thờ đất tổ

Chương trình TV "Церковь и мир" ngày 22 tháng 6 2013 trên kênh Russia-2, vị chủ tọa giám mục ОВЦС Volokolamsk Illarion tuyên bố rằng, Stalin chịu trách nhiệm hủy hoại nhân dân Nga. "Cần phải nói về điều này một cách rõ ràng, không che giấu những thực tế này. Khi cố để hạ thấp con số mất mát trong chế độ, người ta hành xử không công bằng và tội lỗi". Ai cố để hạ thấp “con số mất mát" và trong chế độ nào, vị giám mục đáng kính đã không nói. Ông ấy cũng không kể, nói 1 cách ngay thật, có phải là tội lỗi hay không khi đánh giá cao những con số này, thậm chí không phải trong 1 chế độ, mà là 1 số chế độ? Ví dụ ngày nay, theo lưu trữ hiện tại, số lượng nạn nhân bị đàn áp chính trị dưới thời Stalin, được biết là 4 triệu. Solzhenitsyn nói về 10 triệu, nhà sử học Roy Medvedev – về 40. Và ai đó còn vượt xa: I. Bunich - 100 triệu, Yu. Karyakin - 120 triệu… và cuối cùng, B. Nemtsov - 150 triệu, còn dân số USSR lúc đó 170 triệu!!!

Vì thế, rất muốn đặt ra câu hỏi cho giám mục Illarion – phải chăng tuyên bố của Solzhenitsyn và cả ông ta nữa không phải là dối trá và không phạm tội? Không rõ chúa tể tôn kính có trả lời được điều này, tuy nhiên về những biện hộ hạ thấp "con số mất mát trong chế độ” thì ngài đã trả lời. Họ là những kẻ “tội phạm không trung thực”. Ai liên quan đến họ? Có thể là cộng sự nghiên cứu cũ của Viện lịch sử AN USSR V. N. Zemskov, kẻ theo “nhiệm vụ” của BCT Gorbachev đã sắp đặt chân lý và hạ thấp con số bị xử bắn trong thời kỳ đàn áp từ 150 triệu thành 800 nghìn (TG chơi chữ, 800 nghìn là số liệu thật không thể bác bỏ). Tổng cộng từ 1921 đến 1953 bị kết án vì lý do chính trị, như đã nói là gần 4 triệu. Chính ông ta đã nói con số như thế trên tờ “La Vanguardia” ngày 3 tháng 6 2001. Truyền thông chúng ta không không được phép đăng. Sự thật ngày nay, theo Zemskov, những con số này trong đất nước chúng ta đã được công nhận và được đưa vào sách giáo khoa lịch sử của trường ĐHTH.

Không ngại phải nằm trong số "tội phạm không trung thực", tôi đã hạ thấp con số nạn nhân bị đàn áp chính trị từ 4 triệu xuống 2 triệu vì chính phủ thực sự của Stalin chỉ trong giai đoạn 1937-38, khi bằng đàn áp đã bẻ gãy xương sống của những kẻ Leninist và Trotskyist theo đuổi chính sách diệt chủng chống lại nhân dân Nga. (Lenin: "Hãy để 90% dân Nga chết nếu chỉ 10% là cần thiết đối với cách mạng thế giới". Trotsky: "Nước Nga – là cành củi khô, mà chúng ta ném vào đốt lò lửa cho cách mạng thế giới".).

Nhưng thậm chí Stalin không lập kế hoạch đàn áp Leninist-Trotskyist. Theo dự thảo hiến pháp mới, ông muốn phế bỏ họ ra khỏi chính quyền nhà nước bằng cách, nhìn chung là bỏ phiếu kín, trực tiếp, công bằng vào Xô Viết tối cao USSR và các Hội đồng địa phương. Như vậy, phe đảng Trotskyist sẽ phải mặt đối mặt với nhân dân, đối tượng mà chúng tiêu diệt trong những năm Khủng bố Đỏ. Nhân dân ghi nhớ chúng và cuộc chiến với nhà thờ, cả trọng tội gây ra trong những năm tập thể hóa.

Stalin đã tuyên bố rõ ràng về sự trong sạch trong hàng ngũ đảng năm 1937 vào Đại hội toàn thể Ban chấp hành TW CPSU. Và thậm chí, như nhà sử học A. Martirosyan khi nghiên cứu tài liệu về đại hội này đã đưa ra số lượng đảng viên bị thanh lọc. Đó là 3-4 nghìn lãnh đạo cấp cao, 30-40 nghìn cấp trung và 100-150 nghìn cấp địa phương. Trong thực tế, đó là thay mới toàn bộ lãnh đạo đảng.

Dĩ nhiên, điều này là không thể bởi gặp phải sự chống đối dữ dội của Trotskyist và những viên quản lý bất tài mà chúng chống lưng. Bắt giữ chỉ là hệ quả tiếp theo của điều này. Kẻ bị bắt bắt đầu bào chữa cho mình bằng cách tố giác kẻ khác. Một số điều bất cẩn đã xảy ra, bà quả phụ của nguyên soái Katukov nói trên báo Moskovsky Komsomolets năm 2006, bà mô tả 1 trường hợp khi 1 hàng xóm của mình trở về từ cuộc xét hỏi, nói 1 cách bất nhẫn: "Hôm nay tôi đã đưa thêm 17 người nữa vào ngồi tù"! Một nạn nhân bị đàn áp chính trị là tướng A. V. Gorbatov cũng kể về điều này: "Người hàng xóm của tôi nằm ở trại Kolyma, một công nhân đường sắt lớn khi đó, thậm chí còn tự hào đã vu khống 300 người."

Thế là bởi phần lớn hoạt động bắt giữ trong những năm này mà từ đó có cả đàn áp trên qui mô lớn. Nhà nghiên cứu A. Martirosyan lưu ý 1 cách chính đáng: "V. Meyerhold xưng đã vu oan cho 100 người. Mỗi trong số 100, cho là, sẽ có thêm 100 nữa. Thực sự, chỉ với mức này đã là 10000 người lọt vào tầm ngắm của phản gián. Nếu, giả sử, họ bị bắt, và mỗi họ kéo theo 100 người, thì khi đó thực sự là 1 triệu! Thậm chí nếu chỉ 50 hay 20 hay 10, thì tất cả sẽ làm cho qui mô đàn áp ngay lập tức đi đến mức độ quá giới hạn!”.

Bên cạnh đó, bè đảng, vì sợ hãi bị thanh lọc, đã quyết định nịnh bợ Stalin trong việc vạch trần "kẻ thù của nhân dân". Kẻ “tố giác” sốt sắng nhất là Bí thư thứ nhất MK VKP N. S. Khrushchev và bí thư thứ nhất Tây-Siberia R. I. Eykhe, như Khrushchev từ tư liệu lưu trữ của KGB, đã lập 1 danh sách 41305 "cựu Kulak" và "tội phạm", trong số đó 8500 đã bị xử bắn và 32805 bị lưu đày. Khrushchev khi đó còn đề nghị Stalin tăng thêm các đối tượng để bắn như “kẻ thù của nhân dân”. Stalin ngăn ông ta lại: "Yên đi, thằng ngốc" và bắt đầu tự mình xử lý danh sách trấn áp. Ông sớm đi đến kết luận về những trấn áp không có cơ sở, xem xét lại hồ sơ các vụ án và thấy cần thiết phải sa thải kẻ tham gia trực tiếp vào các vụ đàn áp, lãnh đạo bộ nội vụ Yezhov. Ngày 25 tháng 11 1938. Beria được bổ nhiệm lãnh đạo NKVD, ngay lập tức ra lệnh cấm các vụ xử bắn đã tuyên trước đó. Qui mô đàn áp đã giảm 10 lần! Các vụ bắt bớ hàng loạt bắt đầu được xem xét và điều tra lại. Theo tài liệu lưu trữ KGB, trong năm 1939 và đầu 1940 đã phóng thích 381178 người, 10 nghìn người được ân xá. Tội lỗi bắn giết hàng loạt của Yezhov và các đồng sự khát máu đã bị trừng phạt.

Quyết định nghiệt ngã

Tuy nhiên, Stalin đã bắt đầu ân xá từ rất sớm. Ví dụ, năm 1934 bắt đầu khôi phục cho người Cô dắc bị Lê Nin đàn áp. Lập lại đoàn ca múa Cô dắc sông Đông, và năm 1936 – thành lập dàn hợp xướng quốc gia Cô dắc Kuban. Sau này, trong thời kỳ chiến tranh, Stalin thành lập các sư đoàn Cô dắc, quân đoàn và sư đoàn kỵ binh.

Câu hỏi cho Illarion: Ông Stalin có thể thành lập ra họ từ ai, thưa giám mục kính mến, nếu như theo lời ông, Stalin đã phá hủy hoàn toàn người Cô dắc như 1 tầng lớp?

Ngoài ra, còn muốn đặt câu hỏi cho giám mục Illarion về phạm tội và vô tội. Nhiều nạn nhân bị đàn áp dưới thời Stalin là vô tội, như nói theo ngôn ngữ hiện nay, trong "hoạt động chống hiến pháp"? Chẳng lẽ trong số đó không có gián điệp, không có những kẻ phá hoại và những kẻ đã tập hợp để lật đổ nhà nước bằng biện pháp quân sự? Liệu có câu trả lời chung cho câu hỏi các nạn nhân bị đàn áp là có tội hay vô tội? Ngay cả số được ân xá cũng không cho câu trả lời khi việc ân xá được thực hiện không trên cơ sở xem xét có tội hay vô tội, mà dựa vào có hay không có vi phạm trong quá trình tố tụng. Đó là ân xá không vì vô tội, mà vì vi phạm pháp lý trong quá trình tiến hành điều tra pháp lý và xét xử các can phạm chính trị.

Dĩ nhiên, trong chế độ Stalin có nạn nhân vô tội. Và dường như vẻ bề ngoài số họ là rất nhiều. Còn điều này - bi kịch ghê gớm, điều đã xảy ra dưới sự cầm quyền của Stalin. Nhưng bi kịch này không thể bãi bỏ chỉ như 1 vấn đề đơn giản: ai không phải là nạn nhân vô tội? Thế ai ngày nay có thể chứng minh dưới chế độ Stalin nạn nhân vô tội là nhiều hơn, ví dụ, dưới chế độ Putin hiện nay? Hay là dưới triều đại Sa Hoàng Nicholas II, người đã ban bố tòa án quân sự lưu động,  như gọi là bộ 3, nghĩa là tòa án gồm 3 người, không chịu bất cứ hậu quả nào đã tuyên án hàng trăm người tội chết. Án tuyên như thế được thực hiện trong vòng 3 giờ! Nhưng nhờ cuộc nổi dậy 1905 đã bị đình chỉ. Cùng quyết định cứng rắn như thế của Sa Hoàng năm 1917 khi đàn áp những cuộc đấu tranh cách mạng, chính Sa Hoàng đã ra lệnh điều quân thẳng đến mặt trận Petrograd. Nhưng khi đó lệnh của ông đã không được thì hành và cách mạng đã nổ ra.

Ngoài ra, bộ 3 tòa án tối cao thì dưới chế độ Stalin cũng đã có. Nhưng không phải là Stalin, mà là bí thư thứ nhất vùng Tây Siberia của đảng CS Robert Indrikovich Eykhe, Eykhe đã cố thuyết phục Stalin trao cho ông ta tòa án 3 người trong vùng để có quyền tuyên tội chết và thi hành ngay. Nhưng Stalin đã trả lời rất thận trọng. "Nếu đồng chí có thể, thì tốt hơn là hãy làm điều này mà không có bộ 3, còn bản án có thể tuyên theo cách thông thường".

Đã không có tòa án bộ 3. Đó là 1 thực tế của lịch sử chúng ta. Vẫn có thực tế khác như chính sách của Ivan Grozny và tù nhục hình như của Peter I và sở mật vụ dưới thời Romanov. Ở đó cũng có các nạn nhân vô tội. Ở đây có thể nhớ các nạn nhân của trại tập trung thời Ivan Grozny và các nạn nhân cải tạo thời Peter I, tại thời đó, dân số đã giảm đến 20%! Có những câu chuyện xảy ra trong lịch sử chúng ta ở vào hoàn cảnh đặc biệt, như để thiết lập nhà nước, hay đặc biệt là khi bảo vệ nó, chính phủ buộc phải nắm lấy những biện pháp tàn nhẫn nhất. Nhưng những trường hợp như thế trong lịch sử, trên thực tế có ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Stalin cũng có cả quyết định nghiệt ngã, đó là bán lúa mỳ xuất khẩu, điều đó dẫn đến nạn đói hàng loạt ở USSR. Tuy nhiên, quyết định này được đưa ra trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khi đất nước chúng ta trên thực tế không có công nghiệp, cũng không có gì để khôi phục. Còn mối đe dọa bị xâm lược từ bên ngoài thì gia tăng. Russia rơi vào tình trạng “đất nước bị quét sạch” và phải chết dưới cú đòn phương Tây. Để cứu đất nước, cần thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, hình thành nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh. Nhưng đất nước chúng ta không có tiền để làm điều này. Còn phương Tây thì không cho vay để hình thành công nghiệp Xô Viết. Tiền cần thiết để mua trang thiết bị và công nghệ hiện đại chỉ có thể có được từ lúa mỳ. Stalin đứng trước lựa chọn nghiệt ngã. Hoặc cho dân toàn bộ bánh mỳ, hoặc giữ nước Nga trên bản đồ thế giới là nhà nước độc lập, thống nhất.

Quyết định xuất khẩu lúa mỳ đã dẫn đến nạn đói và nhiều cái chết trong dân chúng. Nhưng tôi gọi những cái chết này là nạn nhân trên bàn thờ đất tổ. Nhờ có Stalin và các nạn nhân này mà chúng ta nhận được trên thị trường thế giới trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Đúng, đột phá công nghiệp ở đất nước chúng ta được tiến hành theo cách nghiệt ngã. Trên đất nước chúng ta có hàng nghìn nhà máy và công xưởng hiện đại đã được xây dựng. Nga có nền kinh tế phát triển chậm sau các nước tư bản 30 năm và trong 1 thập kỷ chúng ta đã đuổi kịp họ! Thực sự là đến cuối thập kỷ 1930, đất nước chúng ta đã đạt được trình độ công nghiệp-quốc phòng của thế giới. Không có đột phá này, chiến thắng của chúng ta trong Chiến tranh vệ quốc là không thể. Đó là tại sao những nạn nhân của cái gọi là "nạn đói diệt chủng", và nạn nhân Gulag của Stalin có thể được gọi là nạn nhân trên bàn thờ đất tổ.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...