Sự công bằng là nét đẹp tuyệt vời của Luật Nhân Quả - Nhân quả công bằng (P3)

Trong Luật Nhân Quả có một tính nổi bật là sự công bằng, Nhân Quả tức là công bằng, nét đẹp tuyệt vời của Nhân Quả chính là sự công bằng. Có người đầu tiên nghe nói về Nhân Quả thì vẫn dè dặt nói rằng: Thầy nói Nhân gì có Quả nấy thì không biết là làm sao chứng minh bởi vì khoa học chưa biết, làm sao thấy được là thực sự là ai ở hiền sẽ gặp lành, ai ở ác sẽ gặp dữ. 

Bởi vì trong cuộc đời của chúng con là con thấy nhiều người dữ mà vẫn giàu, có người hiền đấy mà vẫn nghèo. Mặc dù là tin lời Phật dạy là ở hiền ắt sẽ gặp lành, ở ác ắt sẽ gặp dữ nhưng chúng con dè dặt hoài nghi nhưng mà rất muốn tin. Vì sao lại muốn tin như vậy? 

Bởi vì Luật Nhân Quả là công bằng nên con yêu thích.

Tiết lộ công lao thầm lặng mà vĩ đại của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

LGT: TT.Thích Huệ Thông, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương trình bày đề tài "Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong phong trào chấn hưng Phật giáo", khẳng định ngài Phó bảng - thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là một phật tử, đã được quy y

Như chúng ta đã biết, từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, Phật giáo lại một lần nữa chung sức đồng lòng tham gia kháng chiến, tích cực dấn thân vào sự nghiệp giải phóng của toàn dân tộc, điển hình là cuộc khởi nghĩa của cư sĩ Võ Trứ (đệ tử của Thiền sư Đá Bạc) tại Phù Cát và Phù Mỹ tỉnh Bình Định vào năm 1898. 

Thiền sư Đá Bạc đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc khởi nghĩa này khiến cho người Pháp gọi cuộc khởi nghĩa này là “giặc thầy chùa”. Kế đến là cuộc khởi nghĩa của Tăng sĩ Vương Quốc Chính nổ ra ở phía Bắc, từ Nghệ An ra tới Bắc Ninh quy tụ hàng vạn nghĩa quân là Phật tử. Những cuộc khởi nghĩa của Tăng sĩ Vương Quốc Chính và phật tử Võ Trứ đã để lại ấn tượng sâu sắc là Phật giáo luôn hướng về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trong mọi hoàn cảnh. Các chí sĩ yêu nước tiêu biểu trong thời kỳ này như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Trần Cao Vân… cũng đều phải dựa vào Phật giáo và trong đó có cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Hồ Chủ tịch, một tấm lòng yêu nước nồng nàn, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo. Đặc biệt, cụ Sắc nhìn thấy rất rõ vai trò và ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo đối với sự tồn vong của dân tộc nên trong suốt hành trình tham gia các hoạt động cứu quốc, cụ đã tích cực tham gia vào các hoạt động chấn hưng Phật giáo. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã rất tích cực tham gia vào phong trào chấn hưng Phật giáo, xem đây là phương tiện tối ưu để khơi dậy lòng yêu nước, lấy đạo Phật làm trung tâm để gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Trong bài tham luận “Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong phong trào chấn hưng Phật giáo”, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ phần nào chủ đích chấn hưng Phật giáo của cụ Nguyễn Sinh Sắc, chính là để tăng cường sức mạnh vệ quốc của dân tộc trong hoàn cảnh xã hội thời bấy giờ. Đây là điều rất phù hợp với quan điểm và truyền thống yêu nước của Phật giáo. 

Giảng tại Nghệ An: Quê hương nghĩa nặng tình sâu - TT. Thích Chân Quang



Giảng ở trại cai nghiện ma tuý: Tương lai trong tay ta - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang



Trở lại thiên đường - Phần 5: Lời mẹ dạy


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 5 - Lời mẹ dạy có lẽ là một trong những phần hay nhất của Trở lại thiên đường. Không phải tất cả Ki-tô hữu đều là những người cuồng tín, mê muội, hung hăn như sự miêu tả của một số nhà duy vật vô thần phiến diện. Bên cạnh niềm tin vào một Thượng Đế thần quyền (tạm thời ta chưa xét tính đúng sai), họ cũng còn có những giá trị văn hoá, đạo đức, tinh thần trong cuộc sống. Và, những điều đó từ nơi họ, rất đáng để lưu giữ, bảo tồn, phát triển và được ngợi ca.

NGHỊ ĐỊNH 4. CHỦ NGHĨA DUY VẬT THAY THẾ TÔN GIÁO

Nghị định thư của những trưởng lão Do Thái (*) - bản dịch tiếng Việt: 

http://3t333.blogspot.com/search/label/Nghị%20định%20thư%20của%20những%20trưởng%20lão%20Do%20Thái



Người dịch: Một người bạn của Tân Sinh, bạn đọc của Thời Thổ Tả.

Nghị định thư của những trưởng lão Do Thái là một tài liệu mật báo do một điệp viên của Đế quốc Nga chuyển về cho Sa hoàng - Phật tử, Ngài Nikolai II. Trước khi những người Bolsheviks Do Thái nắm quyền, vào đầu thế kỷ XX, tài liệu này là phổ biến ở Nga cũng như Âu Châu, gây được tiếng vang lớn. Tuy nhiên, sau đó, những người Bolsheviks Do Thái lên nắm quyền đã bắn bỏ gia đình Sa hoàng Nikolai II và tất cả những ai lưu trữ, lan truyền Nghị định thư này. Hiện nay, dưới sự bảo vệ của Tổng thống Nga Putin và lực lượng lành mạnh, tài liệu này được nhà nước Nga xem là hợp pháp và lưu hành tự do trong nước Nga.

NGHỊ ĐỊNH 4. CHỦ NGHĨA DUY VẬT THAY THẾ TÔN GIÁO

1_Mọi nhà nước cộng hòa đều trải qua một số giai đoạn. Trước tiên là sự hỗn loạn điên cuồng gây ra bởi quần chúng, sau đó là chính sách mị dân, thứ là nguồn gốc của sự vô chính phủ, từ đó tất yếu dẫn tới chế độ độc tài-không còn được công khai và hợp pháp, vì vậy nó trở nên đáng tin cậy, một chế độ độc tài ẩn mình và bí mật nhưng vô cùng khôn ngoan, nằm trong tay những tổ chức bí mật hoặc những kẻ có phong cách hành động vô liêm sỉ bởi vì đó là cách mà bộ máy hoạt động đằng sau lớp vỏ ngoài, đằng sau tất cả mọi mạng lưới gián điệp, ở đây quá trình thay đổi nhân sự không những không làm hệ thống bị tổn thương mà còn giúp nó duy trì sự bí mật nhờ việc, thông qua thay đổi liên tục, loại bỏ những đòi hỏi phải mở rộng nguồn lực để trả công cho những sự phục vụ lâu dài.

2_Ai và cái gì sẽ đứng ở vị trí lật đổ quyền lực vô hình? Đây chính xác là mục đích của lực lượng chúng ta, những nam tước GOYIM đóng vai gương mặt đại diện, phục vụ một cách mù quáng cho mục tiêu của ta, nhưng mục tiêu đó là gì, sẽ luôn là bí mật tuyệt đối đối với chúng.

CHÚNG TA SẼ TIÊU DIỆT THÁNH THẦN

3_Nhưng tự do cũng sẽ có lúc vô hại và có thể tồn tại trong nền kinh tế mà không làm tổn hại đến sự thịnh vượng của người dân nếu nó có nền tảng là đức tin vào thần thánh, là tình đoàn kết nhân loại, xa rời khái niệm bình đẳng, thứ đã bị phủ nhận bởi quy luật tự nhiên nằm trên tất cả. Với đức tin như vậy, người dân có thể được cai trị bởi sự bảo trợ của các giáo khu, sẽ bằng lòng và nhún nhường bước đi dưới sự chỉ đạo của các mục sư tâm linh truyền bá sự sắp đặt của đấng toàn năng trên thế gian. Đây là lí do chúng ta bằng mọi cách phải làm xói mòn mọi đức tin, làm biến mất khỏi tâm trí người GOYIM những giáo lí tâm linh, đặt vào đó sự tính toán và nhu cầu vật chất.

4_ Để người GOYIM bị cuốn vào vòng xoáy này, chúng ta phải hướng sự tập trung của chúng vào công nghiệp và thương mại. Mọi quốc gia sẽ rơi vào vòng xoáy tranh giành lợi ích, ganh đua lẫn nhau mà không còn để tâm tới kẻ thù chung. Nhưng cần phải nhắc lại là, để tự do biến mất mãi mãi, chúng ta phải đặt ngành công nghiệp trên một lý thuyết cơ bản mà ở đó tài nguyên từ các vùng đất được công nghiệp khai thác sẽ, thông qua đầu cơ, được chuyển giao cho tầng lớp của chúng ta.

5_Sự cạnh tranh khốc liệt để giành vị thế và những cú shock mà nền kinh tế phải gánh chịu sẽ, mà không, đã tạo ra những cộng đồng thực dụng, lạnh lùng và vô cảm. Những kẻ này sẽ ấp ủ một ác cảm mạnh mẽ đối với thể chế chính trị và với tôn giáo. Đức tin duy nhất của chúng là mưu lợi, là vàng, thứ sẽ phát triển thành sự tôn thờ thực sự, tôn thờ sự thỏa mãn vật chất. Và khi thời khắc quan trọng đến, chẳng phải để tìm kiếm lợi ích , thậm chí chẳng vì vật chất, mà chỉ đơn thuần là sự thù hận giới quý tộc, tầng lớp hạ lưu GOYIM sẽ tuân lệnh chúng ta để chống lại địch thủ tranh giành quyền lực với ta, giới trí thức GOYIM.

_*_

Chủ đề về Chủ nghĩa duy vật: Buổi nói chuyện "Tinh thần và Vật chất" của Thượng Toạ Thích Chân Quang, cháu nội Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, cháu ruột Hồ Chủ Tịch.

https://www.youtube.com/watch?v=5_8SUX_Co2I



Tái bút: Sẽ có nhiều người cười vào mặt Tân Sinh, người dịch, Thời Thổ Tả và nói rằng: "Tài liệu này chỉ là một thuyết âm mưu".

Tân Sinh xin nói nhỏ với những người đó điều này: 

Thuyết âm mưu là một danh từ rỗng, vô nghĩa, được những kẻ bề trên nhào nặn ra như một cái mũ với tính tiêu cực, chụp lên những người lăm le đi tìm sự thật về chúng, suy nghĩ và hoạt động của chúng. "Thuyết âm mưu" là gì? Là sự thật hay là sai sự thật? Nếu nó là sự thật hãy nói nó là sự thật. Nếu nó không phải sự thật, hãy nói nó không phải là sự thật, là sự dối trá. Còn không biết nó sự thật hay không phải sự thật, thì hãy kiểm chứng, hãy xét lại, hãy suy xét như một con người có tinh thần phản biện, khoa học. 

Bình đẳng (chân chính) là gì? - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

Bình đẳng khác với san bằng quyền lợi:

San bằng quyền lợi là buộc mọi người chỉ nhận được một số quyền lợi giống nhau, dù họ có phước khác nhau, dù họ bỏ ra công sức khác nhau, dù họ đem lại hiệu quả khác nhau.

Chữ Lục hòa trong cách sống của chư Tăng nhiều khi cũng được hiểu là san bằng quyền lợi như vậy, mọi người đều có quyền lợi như nhau, không ai nhiều quyền lợi hơn ai. Trong cộng đồng người tu, điều này có thể chấp nhận được vì người tu không đòi hỏi quyền lợi dù công sức bỏ ra rất nhiều. Nhưng sẽ là rất khó nếu điều này được áp dụng trên toàn xã hội.

Hầu hết ai cũng có vị kỷ tiềm ẩn, ai cũng muốn được công bằng. Người làm nhiều phải được hưởng nhiều. Công bằng cũng là tính chất của luật Nhân Quả. Nghĩa là người nào có phước nhiều, họ phải được hưởng sung sướng nhiều hơn.

Trong xã hội, người nào đóng góp công sức nhiều, người đó phải được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Đó là tính công bằng của xã hội. Cho nên, xã hội không thể buộc mọi người phải hưởng quyền lợi giống nhau, trong khi khả năng của họ khác nhau. Người thông minh hơn, tài năng hơn, làm việc hiệu quả hơn, không thể hưởng mức lương như người không có tài năng, không có trí tuệ. Nếu buộc mọi người hưởng quyền lợi giống nhau dù họ đem lại hiệu quả khác nhau sẽ phá vỡ sự phấn đấu cá nhân, vì thực tế là ai cũng còn tâm lý vị kỷ, và đòi hỏi sự công bằng.

Do đó, san bằng quyền lợi, buộc mọi người hưởng quyền lợi giống nhau là một điều không thể thực hiện được. Đó là việc làm phá vỡ luật công bằng và làm nhiều người nảy sinh tâm lý chán nản.

Chỉ trong môi trường của người tu theo đạo Phật, điều này mới có thể thực hiện được ở một chừng mực nào đó. Trong đạo Phật, trong một đại chúng, có người làm được nhiều việc, có người làm được ít việc. Nhưng người làm được nhiều việc thường không chấp, họ buông xả được tính vị kỷ của mình, chấp nhận đời sống san bằng quyền lợi. Tất nhiên, việc san bằng quyền lợi, chỉ áp dụng được trong chùa một phần thôi, có khi không được hoàn toàn. Đó là khi trong chúng có những người phước bổng vượt lên. Họ là người tu tập được nhiều, đóng góp được nhiều cho đại chúng. Dù không mong nhiều quyền lợi, vẫn muốn chia đều quyền lợi nhưng phước đến không kéo lại được nữa. Họ bắt đầu được nhiều Phật tử mến mộ. Do phước tự nhiên, trí tuệ họ được mở mang, họ có thể thuyết pháp, giảng kinh, làm được nhiều việc nổi bật hơn. Thế là, những vị Trụ trì, những Thầy bậc trên ưu ái, dành cho họ những đặc quyền đặc lợi. Dù không muốn nhưng họ cũng bắt đầu được hưởng. Rồi chúng khác cũng không lấy làm khó chịu vì phước của họ xứng đáng được hưởng như thế.

Như vậy, buộc mọi người phải sống bằng nhau trong quyền lợi là điều rất khó thực hiện. Trên tâm nguyện, người tu theo đạo Phật có học pháp Lục hòa nên dễ dàng chấp nhận hưởng quyền lợi bằng Huynh đệ cho dù họ đóng góp nhiều hơn. Nhưng có những trường hợp, chùa cũng không làm được điều đó vì phước của mỗi người có sự sai biệt.

Ngoài xã hội, điều này tuyệt nhiên không thể thực hiện được. Những người có tài năng, có trí tuệ phải được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Như vậy, bình đẳng không phải là san bằng quyền lợi.

Bình đẳng là thái độ Đạo đức trong giao tiếp với mọi người:

Nếu san bằng quyền lợi là cơ chế của tổ chức, ở trong chùa hay ngoài thế gian, thì bình đẳng là thái độ của Đạo đức khi đối xử với mọi người.

Hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.

Trong đối xử, bình đẳng ngược với sự thiên vị. Người xuất gia, đối với Phật tử phải có sự bình đẳng. Phật tử đến chùa, có người nghèo, người giàu. Trước hai hạng người như vậy, nếu giữ được sự bình đẳng, chúng ta sẽ không có sự phân biệt đối xử với họ. Như vậy, chúng ta là người có Đạo đức bình đẳng. Nhưng giữ được thái độ này là điều hoàn toàn không đơn giản, không phải ai cũng có thể làm được.

Người ngoài thế gian cũng như người trong Đạo thường có nhiều lý do để đối xử thiên vị.

- Thứ nhất, chúng ta thường đối xử thiên vị người có duyên với mình từ những kiếp trước,( duyên ở đây có nghĩa là duyên lành).Trong những kiếp trước, có thể họ đã ưu ái, đã giúp đỡ mình. Kiếp này gặp lại, dù không cố ý nhưng tự nhiên chúng ta vẫn thiên vị họ, vẫn đối xử tốt với họ hơn những người khác.

Chẳng hạn, do duyên kiếp trước chi phối nên có người đến xin xuất gia, Thầy trụ trì nhận ngay, có người lại bị từ chối. Trong đối xử, nếu không có sự bình đẳng cũng do duyên đời xưa. Mặc dù trong lòng không có sự phân biệt, không thương ai nhiều hay ghét ai nhiều hơn, nhưng duyên đời xưa chi phối rất mạnh nên chúng ta có sự thiên vị, không bình đẳng trong đối xử. Chỉ vì đây là điều thuộc về Nhân quả nên chúng ta rất khó vượt qua.

Ngay cả trong gia đình, cha mẹ đối với con cái cũng không đồng đều, vẫn có sự thiên vị. Thực ra, con nào cũng do mình sinh ra nên không có lý do gì để cha mẹ ghét bỏ, đối xử phân biệt. Nhưng do duyên chi phối nên nhiều khi cha mẹ lại thương những đứa con quậy phá tày trời mà những đứa ngoan hiền lại không để ý đến. Có những tình cảm kì lạ như thế.

Những sự thiên vị đó, chúng ta chỉ có thể giải thích được bằng nguyên nhân thuộc về duyên đời trước mà thôi.

- Thứ hai, chúng ta thường đối xử thiên vị với những người có nhiều ưu điểm. Điều này cũng đã được nhắc đến trong bài Tâm từ. Người có ưu điểm là người có nhan sắc, có vẻ đẹp nổi trội hoặc sang trọng hơn so với người khác. Mặc dù người ta không có duyên với mình lắm, nhưng vì những điểm nổi trội đó mà chúng ta hay để ý đến họ, thiên vị họ. Sự thiên vị nhiều khi cũng ẩn chứa một sự cầu cạnh, mong rằng người ta sẽ đoái hoài tới mình, giúp đỡ mình. Dù khác nhau về mức độ nhưng nó vẫn là biểu hiện của sự vị kỷ.

Thiên vị không phải là Đạo đức, và đó là điều mà tất cả chúng ta, người xuất gia hay cư sĩ, cũng đều dễ phạm phải. Nếu tu tập không vững chắc, đạo lực không mạnh, chúng ta sẽ dễ rơi vào tình trạng đối xử thiên vị.

Hiện nay, tình trạng người xuất gia đối xử phân biệt với cư sĩ đến chùa, phân biệt giữa người giàu và người nghèo là một trình trạng rất phổ biến và bị than phiền khắp nơi. Nếu quý Phật tử nào chưa rơi vào trường hợp ấy là người có phước, đã gặp được những vị tu hành chân chính. Không ít người tỏ ra rất bất mãn khi thấy có nơi, các Thầy chỉ ân cần, vồn vã với những Phật tử giàu có và tỏ ra lơ là với những người nghèo khổ.

Để lý giải điều này với Phật tử, chúng ta chỉ có thể nói rằng vì đời trước những người ấy đã tạo phước, biết quan tâm đến người khác. Phước sẽ hiện ra trên gương mặt rạng rỡ, ánh mắt khả ái, tiền bạc nhiều, tướng người sang trọng….nên họ có một lực thu hút sự chú ý của người khác, đi đâu cũng được người ta trân trọng. Khi đến chùa, họ cũng thu hút sự chú ý của người xuất gia. Người nghèo thường là người ít phước, họ không được sự chú ý của người khác. Đó là luật công bằng, công bằng đến nghiệt ngã mà chúng ta phải chấp nhận.

Nhưng về phía người xuất gia, nếu biết tu tâm, biết giữ tâm mình thanh tịnh, đứng trước mọi người, mọi cảnh, tâm vẫn không chạy theo. Họ luôn luôn kiểm soát tâm mình. Đứng trước hai đối tượng ấy, có thể phước của người giàu thu hút tâm họ, nhưng vì sức định trong lòng họ vững chắc nên tâm họ không bị hút về đó. Họ vẫn ở lại với tâm mình. Bởi vậy, dù người kia có giàu sang, gương mặt rạng rỡ, nhưng họ vẫn ở lại với tâm, không bị chi phối.

Dù là niệm Phật hay tu Thiền, người biết tu tập thường không bị chi phối bởi ngoại cảnh. Có khi đang niệm Phật, tuy nói chuyện với người khác nhưng họ vẫn ở lại với câu niệm Phật trong tâm mình, tâm không hướng ra ngoại cảnh. Người tu Thiền lúc nào cũng kiểm soát tâm mình, xem tâm tịnh hay động. Mặc dù nói chuyện với người khác hoặc làm việc gì đó nhưng lúc nào họ cũng ở lại với tâm, kiểm soát tâm. Sức định càng sâu, họ càng ít bị ngoại cảnh chi phối.

Đây là vấn đề tế nhị của tâm và cũng là vấn đề khó hiểu. Người không tu tập vững chắc, thừơng bị ngoại cảnh lôi cuốn tâm ra bên ngoài. Còn người có công phu tu tập vững chắc, họ sẽ ở lại với tâm của mình. Vì vậy, giữa hai người giàu và nghèo, không ai có thể cuốn hút họ được. Điều này biểu hiện ra ở cách ứng xử bên ngoài. Đó là lòng từ bi, lòng bình đẳng.

Người giữ được tâm mình trong định là người có trí tuệ. Vì là người có trí tuệ nên họ thường chú ý đến người nghèo khổ nhiều hơn. Sở dĩ như vậy là do họ biết người nghèo khổ dễ bị mặc cảm, mặc cảm về thân phận nghèo hèn của mình. Khi đến chùa, những người ấy thường không dám gặp thầy Trụ trì. Họ loanh quanh làm lụng việc gì đó hoặc khi nghe Thầy nói chuyện, họ cũng chọn một chỗ ngồi kín đáo, không dám lộ mặt ra.

Nếu có công phu tu hành vững chắc, tâm ổn định, người xuất gia sẽ nhận ra được thái độ mặc cảm, buồn tủi của người nghèo, nhất là người tật nguyền, để tỏ lòng thương và quan tâm đến họ nhiều hơn. Chính tình yêu thương và sự quan tâm đúng mực của chúng ta sẽ giúp họ vơi đi những mặc cảm vốn tồn tại cố hữu trong lòng họ. Đó là Đạo đức bình đẳng. Thực ra, trong trường hợp này, đối với những người có trí tuệ, sự bình đẳng lại mang một ý nghĩa khác, linh hoạt hơn. Bình đẳng nhưng lại thiên vị đối với người nghèo. Những người giàu có thường sinh tâm kiêu ngạo về sự giàu sang của mình. Nếu được ân cần vồn vã, họ càng dễ kiêu ngạo hơn. Với những người như vậy, chúng ta không thiên vị cũng không sao, vì chùa này không quan tâm sẽ có chùa khác quan tâm.

Có những Phật tử cậy chỗ giàu sang, khi cúng dường công quả thường yêu cầu chùa phải làm theo ý mình. Gặp những trường hợp ấy, chúng ta phải dứt khoát, không bao giờ nghe theo. Chúng ta không đồng ý là để diệt cái ngã của họ, diệt tâm kiêu mạn về sự giàu có của họ. Tất nhiên, sự lạnh lùng nghiêm khắc của chúng ta có khi không đem lại hiệu quả vì người ấy có thể đến chùa khác và sẽ được ân cần đón tiếp. Hoặc kết quả có thể xảy ra ngược lại, người ấy không bao giờ đến chùa nữa. Nhưng chúng ta vẫn phải kiên quyết để cho họ một bài học. Có thể họ được đón tiếp ân cần ở chùa khác, nhưng dù sao họ cũng hiểu rằng, có ít nhất một nơi không có chỗ cho tâm kiêu mạn của họ ngự trị.

Những người nghèo thường lui tới chùa là những người mến chùa, cần tình yêu thương. Nếu chúng ta không tiếp, họ sẽ cảm thấy lạc lõng, mặc cảm cho thân phận mình. Vì vậy, chúng ta phải thương yêu những người nghèo khổ, bù đắp cho họ những thiếu thốn trong đời sống tinh thần. Đối với những người tật nguyền, chúng ta càng phải quan tâm hơn nữa để xoá dần trong họ những nỗi mặc cảm, giúp họ tự tin hoà nhập với cuộc đời.

Nếu là người quản chúng, chúng ta phải tạo cơ hội đồng đều cho chúng tu học và công quả, không phân biệt dòng dõi, tài năng. Như vậy là chúng ta đã giữ được Đạo đức bình đẳng.

Người tu hành thường có ba việc: tu, học và làm việc.

Tu bao gồm nhiều việc ngồi Thiền, lễ Phật, tụng Kinh. Học có thể hiểu một cách rộng rãi: học trên lớp, tự học ở nhà, học với Thầy….Người quản chúng phải đào tạo điều kiện cho chúng thực hiện hai điều này. Phải tạo điều kiện cho họ nhưng không được thiên vị. Người có điều kiện học, chúng ta phải giúp cho họ được học, giúp cho họ có thì giờ để tu. Đối với người xuất gia, tu là việc quan trọng nhất. Vì vậy, lười biếng, không tu tập là điều không thể chấp nhận được. Người tu hành có thể học ít, nhưng tu là phải luôn luôn tinh tấn, không tinh tấn tu hành thì không xứng đáng làm một người xuất gia.

Vấn đề ở đây là không thiên vị. Người Trụ trì, Giáo thọ, Tri sự hay quản chúng phải tạo điều kiện đồng đều cho họ học hành, tu tập. Có khi có duyên với người này nhiều, với người kia ít, nhưng chúng ta phải quan tâm đến tất cả mọi người, quan tâm đến từng người, từng căn cơ một. Nếu để cho người nào đó lôi cuốn bởi cái phước của họ, chú ý nâng đỡ họ thì chúng ta là người không có đạo lực. Trong từng lúc, từng nơi, chúng ta phải cẩn thận, đừng để thiên vị bởi phước của người khác. Vì thiên vị với người có phước sẽ làm cho chúng ta mất đi Đạo đức bình đẳng.

Nếu là người có trách nhiệm, chúng ta nên chú ý nhiều đến những người trí tuệ kém cỏi, căn cơ còn kém, tánh tình chưa được đàng hoàng. Vì dù sao họ cũng đã có chí nguyện xuất gia. Những người có phước, tự mình có thể đi được, có thể đứng vững trên đôi chân của mình được. Người không có phước, chúng ta phải kèm cặp, quan tâm nhắc nhở nhiều hơn. Đó chính là Đạo đức của người quản chúng.

Việc công quả với người tu hành cũng rất quan trọng. Vì thế, chúng ta phải lưu ý tạo điều kiện cho họ công quả. Nếu không công quả, người xuất gia không thể nào tiến Đạo.

Người Trụ trì thường mắc phải sai lầm ở chỗ hay phạt những người có tánh xấu, thường phạm lỗi bằng cách bắt họ làm những việc nặng nhọc. Đó là điều nguy hiểm cho đại chúng về sau. Vì sai họ làm như vậy, chúng ta cứ tưởng là phạt họ nhưng thực chất là tạo điều kiện cho họ công quả. Sau này họ sẽ có phước, sẽ là người lãnh đạo trong chùa. Một khi người có tánh tình xấu làm lãnh đạo trong chùa, điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn chùa không còn là nơi tu hành nghiêm túc nữa. Những người tu tốt sẽ không chịu đựng được, cuối cùng sẽ bỏ đi .

Sẽ có người thắc mắc tại sao người không tốt lại được làm lãnh đạo? Đây cũng là điều hợp lý, hợp lý theo luật Nhân Quả. Vì trước kia, họ bị người lớn ghét, bắt công quả nhiều, bây giờ họ được hưởng phước, được làm người lãnh đạo.

Bởi vậy, theo luật Nhân Quả, chúng ta cần lưu ý: những người có Đạo đức, muốn đào tạo để thành người lãnh đạo tốt sau này, chúng ta phải bắt công quả nhiều hơn. Người lãnh đạo chúng có Đạo đức sẽ rất tốt cho chùa. Những chùa có người lãnh đạo như vậy sẽ là nơi tu học nghiêm túc, là nơi Phật tử có thể chọn làm chỗ nương tựa vững chắc cho mình. Những chùa tốt sẽ góp phần làm cho Phật pháp ngày càng hưng thịnh.

Về căn bản, chúng ta tạo cơ hội cho đại chúng công quả đồng đều, để họ có phước, tu hành được tinh tấn. Nhưng chỉ công quả trong chùa chưa đủ, người xuất gia phải biết làm công quả ở ngoài chùa. Vì nếu công quả giới hạn trong phạm vi chùa, mỗi người lo làm việc tốt cho nhau thì người tu chỉ tiến được Đạo đức chứ không tiến được phước. Người Trụ trì phải tạo điều kiện cho chúng công quả ngoài chùa, thường xuyên làm việc từ thiện để tạo phước về sau.

Có những ngôi chùa làm được những việc rất đáng tán thán, ngợi ca. Có một ngôi chùa, khi cần thiết, có đến 42 người trong chúng hiến máu. Phải thấy rằng, không có phước gì lớn bằng phước hiến máu cứu người. Người ta có thể cho tiền bạc, nhưng hiến máu không phải ai cũng làm được. Người ta gọi đó là bố thí nội tài.

Chúng ta cần lưu ý, không thiên vị, nhưng cũng không san bằng quyền lợi. Vì như đã nói ở trên, san bằng quyền lợi là phá vỡ Nhân Quả. Trong chúng, khi đối xử với mọi người, chúng ta phải luôn luôn tạo cơ hội đồng đều cho họ. Tuy nhiên, làm được hay không còn tùy thuộc vào họ. Có người, đến giờ tu, rất tinh tấn nhiếp tâm. Có người vẫn ngồi đó nhưng tâm không ở với họ mà đi lang thang. Có người lễ Phật với lòng tôn kính thiết tha. Nhưng cũng có người lễ Phật một cách hời hợt. Như vậy, Nhân Quả lúc này là tự họ gieo chứ không phải chúng ta nữa. Trách nhiệm của chúng ta là tạo điều kiện đồng đều cho tất cả mọi người. Còn dụng tâm, nỗ lực đến đâu là tuỳ họ. Càng về sau, phước của mỗi người sẽ tách ra dần dần. Người tốt sẽ đi theo con đường tốt. Người chưa tốt tự nhiên sẽ dừng lại, sẽ bị rơi lại đằng sau. Đó là lẽ đương nhiên, chúng ta không thể cưỡng lại được, mặc dù lòng mình vẫn bình đẳng thương yêu. Đừng bao giờ nghĩ rằng, bình đẳng là điều gì cũng phải bằng nhau. Nghĩa là, mọi người chưa đạt được điều này thì người khác cũng không thể đạt được điều kia. Hiểu như vậy là sai lầm, là kìm hãm sự phát triển, sự tu hành tinh tấn của mỗi cá nhân.

Chẳng hạn, khi có người tu tốt, trí tuệ mở ra, được nhiều Phật tử quý mến, duyên giáo hóa của họ cũng đã đến, chúng ta không nên cản lại. Chúng ta đừng vì lý do bao nhiêu người khác chưa ra giáo hóa, giảng dạy mà ngăn cản việc giảng pháp của họ. Làm như vậy là chúng ta bắt đầu rơi vào bệnh san bằng quyền lợi. Khi phước của họ đã khác, duyên của họ đã đến, chúng ta phải tùy duyên mà tạo điều kiện cho họ phát huy khả năng, làm những việc Phật sự lớn hơn. Đó không phải là sự thiên vị. Đó là một hành xử đúng với luật Nhân Quả.

Trong đối xử, chúng ta cần phải giữ sự trung đạo. Nghĩa là lòng chúng ta vẫn thương yêu đồng đều, không thiên vị, vẫn muốn cho mọi người đều tốt. Nhưng khi ứng xử hành động, chúng ta phải tùy duyên, tùy phước, tùy nhân quả của mỗi người, không nên áp đặt và không san bằng quyền lợi. Hay nói cách khác, giữa bình đẳng và san bằng quyền lợi có sự khác nhau, chúng ta phải phân biệt cho rõ để áp dụng cho đúng, tránh phạm phải những sai lầm. Đây là điều khó mà những bậc Trụ trì cần lưu ý. Nếu không cẩn thận, không giữ được tâm, chúng ta sẽ thiên vị trong đối xử.

Nếu một lúc nào đó, chúng ta rơi vào cực đoan, không thấy được Nhân Quả nên san bằng quyền lợi, trong khi phước của mỗi người bắt đầu có sự sai biệt là chúng ta đã cưỡng lại Nhân Quả. Như vậy, chúng ta đã phạm sai lầm. Đây là chỗ người tu phải cẩn thận. Bởi vậy, nói đến Đạo đức bình đẳng là nói đến việc phán xét bên ngoài nhiều hơn, mặc dù có sự kiểm soát tâm mình.

Bình đẳng biểu lộ đạo đức

Người có phước luôn luôn tạo sự thu đối với mọi người. Ngược lại, người có tội, người nghèo khổ thường tạo ra sự thờ ơ ghẻ lạnh. Nếu tu tâm từ bi ít, không thương người nghèo khổ, chúng ta sẽ bị phước của người giàu sang thu hút, trở nên thiên vị. Lúc ấy, chúng ta sẽ thành một người cục bộ, thiên vị cá nhân. Như vậy, làm sao chúng ta xứng đáng là tàng cây che mát cho mọi người?

Bởi vậy, đối với chúng ta, tu tập tâm từ bi là yêu cầu căn bản, là điều kiện tiên quyết để hiểu sâu sắc những vấn đề về Đạo đức và áp dụng có hiệu quả những vấn đề ấy trong cuộc sống. Tâm từ bi không chỉ tu ngày một, ngày hai mà phải tu tập cả một đời. Mỗi ngày, khi lễ Phật, khi ngồi Thiền, chúng ta phải quán từ bi, thương yêu mọi người. Chừng nào khi tiếp xúc, những người nghèo làm cho chúng ta thương yêu nhiều hơn là lúc ấy chúng ta đã đi đúng con đường của kẻ tu hành. Trong đối xử, chắc chắn chúng ta sẽ biểu lộ được Đạo đức bình đẳng.

Người có đạo lực là người không bị sự sai biệt của ngoại cảnh chi phối, không bị kẻ có phước kéo tâm mình chạy về phía họ. Bởi vậy, trong giao tiếp, chúng ta cần giữ được tâm từ bi đồng đều với mọi người dù đó là người phước nhiều hay kẻ phước ít. Tăng Ni hiện đang bị phê phán rất nhiều về thái độ vồn vã với người giàu và thờ ơ với người nghèo.

Chúng ta nên nhớ rằng, đối với những người giàu sang, chúng ta có đối xử ân cần hay không, điều ấy không quan trọng. Đi đâu họ cũng được đối xử ân cần. Họ đến chùa nào cũng được như vậy và đến với bạn bè, họ cũng được điều đó. Có những người giàu rất thán phục khi thấy chúng ta đối xử tốt với người nghèo. Còn ân cần vồn vã với họ, có khi chúng ta lại bị coi thường. Có một số Phật tử giàu sang tỏ ra khinh thường khi thấy người tu chúng ta đến thăm. Họ nghĩ rằng, chúng ta đến cầu sự cúng dường của họ. Bên ngoài nhiều khi không biểu hiện, nhưng trong tâm họ đã xuất hiện tâm lý coi thường. Người tu chúng ta phải cẩn thận, dè dặt khi tiếp xúc với những người giàu có. Tất nhiên, chúng ta không “vơ đũa cả nắm”, nhưng phải thừa nhận rằng, người giàu thường kiêu ngạo và dễ nghĩ xấu cho người tu. Bởi vậy, chúng ta cần phải giữ thái độ bình thản khi giao tiếp với họ. Tuyệt đối không được đối xử lạnh nhạt, thờ ơ với người nghèo mà ân cần vồn vã với người giàu. Phải cho họ thấy được sự khác biệt giữa chúng ta với người đời.

Để thực hiện được điều đó, người tu phải có một bản lĩnh, bản lĩnh vượt lên trên cái thường tình, có thể thờ ơ bất cần với người giàu, nhưng lại ưu ái với người nghèo

Nói như vậy, không phải ai đến chùa chúng ta cũng xem xét vấn đề giàu nghèo. Sở dĩ chúng ta thương người nghèo, vì họ dễ bị mặc cảm, dễ tủi thân. Còn cái chúng ta quan tâm, chú ý thật sự đối với những Phật tử khi đến chùa là cái tâm. Tâm ở đây nghĩa là tâm Đạo, là mức độ hiểu Đạo, mức độ ham thích tu tập của họ. Vì vậy, xét về mặt này, chúng ta không nên phân biệt giàu nghèo. Có trường hợp đến với chùa là những người giàu sang nhưng có tâm Đạo. Chúng ta nên quý trọng họ. Một khi hiểu Đạo, những người ấy sẽ không nghĩ xấu, nghĩ lệch lạc khi được chúng ta đối xử tốt.


Tóm lại, trong cách cư xử, nếu là người “sáng mắt”(hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng), chúng ta sẽ nhận ra ở người giàu tâm Đạo của họ đến mức nào và sẽ có thái độ thích hợp. Nếu là người kiêu ngạo, chúng ta giữ thái độ thờ ơ, lạnh lùng để cho họ một bài học Đạo đức trong cách sống. Nếu là người có tâm Đạo, chúng ta phải đối xử tối với họ như bao người khác.

Nguồn


Bác Hồ đã "vận dụng sáng tạo" Chủ nghĩa Marx Lenin như thế nào? - Phần 1.

1. Chủ nghĩa Marx đưa ra quan điểm về sự công hữu tư liệu sản xuất, xoá bỏ tư hữu, tuy nhiên, trong Hiến Pháp năm 1946, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (VNDCCH), ghi rõ: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm..".

Những năm 1960, khi được hỏi về vấn đề "khoán đất", Bác gật đầu, Bác nói đại ý, rằng, phải khoán chứ, "khoán là ích chung lợi riêng", nghĩa là Bác chấp nhận sự tư hữu, chấp nhận kinh tế thị trường ở một chừng mực nào đó vì nó tạo nên động lực cho nhân dân lao động.

Không nên lỗ mãng công hữu nếu như điều kiện hoàn cảnh chưa cho phép. Stalin công hữu thành công vì Stalin chọn đúng thời điểm và ngay khi tính tích cực của chế độ công hữu tập trung có những bước chững lại, Stalin lập tức hãm phanh và cởi trói bớt một số vấn đề để duy trì tính năng động, uyển chuyển, sức sống cho kinh tế Liên Xô.

Lịch sử loài người, chưa có ai lèo lái nền kinh tế hiệu quả và nghệ thuật như Stalin. Tiếc là sau đó Khrushchev đã huỷ hoại thành quả.

2. Lenin đề cao "Chuyên chính vô sản", Lenin cho rằng Chuyên chính vô sản là "Ngọn lửa thử vàng", nhưng khi lập quốc, Bác Hồ lại lập chính phủ liên hiệp nhiều thành phần. 

Thậm chí, đích thân Bác viết thư mời cụ Huỳnh Thúc Khánh - một người có đức độ từng làm việc trong chế độ cũ, ra làm Chủ tịch nước. Cụ Huỳnh vì mặc cảm nên từ chối. Bác lại nhờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư mời, vậy là, cụ Huỳnh đồng ý.

Việc này quả thật khác rất xa với cái cách mà Bolsheviks, đứng đầu là Lenin, thứ hai là Trotsky, bắn bỏ gia đình Sa Hoàng Nikolai II.

(còn tiếp).

Một suy nghĩ về cuộc biểu tình Chiếm lấy phố Wall (2012) và thử lý giải vì sao Bác Hồ vẽ tượng Phật lên núi Marx, cạnh suối Lenin?

LTS: Nhân có một người anh trao đổi với Tân Sinh về Chủ nghĩa Marx, anh cho rằng mọi dự đoán của Marx đều đã đúng và sẽ đúng, Tân Sinh đã tạm trả lời vài ý như thế này, dĩ nhiên, để dẫn ra những điểm Tân Sinh chưa đồng quan điểm với Chủ nghĩa Marx thì có thể viết thành một cuốn sách, tuy nhiên, cứ tạm lấy cuộc biểu tình Chiếm lấy phố Wall (2012) tại Mỹ để đánh giá về một dự đoán nổi tiếng có tính kinh điển của Marx.

Cuộc biểu tình chiếm lấy phố Wall đâu phải chỉ có giai cấp vô sản nổi dậy đòi lật đổ lũ tài phiệt đâu anh. Còn có cả những người trí thức tiến bộ kia mà, họ có việc làm, thậm chí họ là chủ doanh nghiệp giàu sang, họ vẫn biểu tình và lên án lũ tài phiệt.

Marx tiên đoán giai cấp vô sản nổi dậy lật đổ tư bản, trật lất rồi ạ. Đúng ra là Cả loài người tiến bộ nổi dậy lật đổ lũ tài phiệt! Không phân giai cấp, gái trai, tôn giáo, chủng tộc, ngôn ngữ.

Chỉ dựa vào giai cấp vô sản, mọi sự vùng vẫy đều đi vào ngõ cụt, và loài người tiếp tục bị lũ tài phiệt đè đầu cưỡi cỗ như ngựa trâu, bằng việc cho vay - siết nợ (anh biết Việt Nam mình nợ công bao nhiêu % GDP rồi đó). Đó là trò "chia để trị" anh ạ, anh vẫn nhớ chuyện bó đũa chứ?

Ca khúc Về làng sen thăm Bác, phổ thơ Nguyễn Hường, sáng tác và trình bày: Việt Quang (Thượng Toạ Thích Chân Quang).


Chẳng phải Bác Hồ đã ra rả lặp đi lặp lại hoài rằng cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi một phần là nhờ sự giúp đỡ của các nước anh em xã hội chủ nghĩa VÀ NHÂN DÂN TIẾN BỘ THẾ GIỚI, sao anh?

Phước của Marx và Lenin đủ lớn để cuốn phăng một nửa thế giới theo học thuyết của mình, phước của Marx ví như núi, phước của Lenin ví như suối, núi Marx - suối Lenin, đó là những gì đã có sẵn và Bác Hồ không đủ phước để thay đổi, để đưa cả dân tộc Việt Nam đi ngược dòng, Bác đành chấp nhận sự thoả hiệp, đó là nương theo sức hút của CN Marx Lenin để nắm lấy tầng lớp lao động, rồi từ từ gạt bỏ ra khỏi họ những gì cực đoan như đập phá đền chùa, đánh tư sản mù quáng, ... Bác đã tự tay vẽ hình Phật lên núi Marx với hàm ý như vậy đấy anh ạ. Núi và suối là những gì có sẵn. Còn cái mà Bác tự tay vẽ, là ý của Bác, là cái tâm thức của Bác, là lời dạy của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc mà Bác luôn nằm lòng: "Con muốn cứu nước, con phải theo Đạo Phật".

Bác dạy: "Thắng lợi của CNXH không tách rời khỏi thắng lợi trong việc trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân". CNCN là gì? Là ích kỷ. Tại sao có ích kỷ? Vì có chấp ngã, chấp có một cái ta khác với mọi người nên mới ích kỷ, chỉ nghĩ lợi phần mình mà quên đi tất cả. Muốn hết ích kỷ phải diệt chấp ngã, hỡi ơi, diệt chấp ngã thì cả nhân loại chỉ có duy nhất một Đạo Phật - Buddhism là đề cập đến.

Vậy có thể diễn giải ý của Bác Hồ là "Để xây dựng thắng lợi CNXH, toàn dân ta phải ...theo Đạo Phật"! Không còn bất cứ một cách hiểu nào khác, không còn bất cứ một con đường nào khác. 

Chủ nghĩa xã hội sẽ bay trên đôi cánh của những vị Thánh Tu-đà-hoàn - quả Thánh đầu tiên trong 4 quả Thánh của Đạo Phật. Ở quả Thánh này, người ta không còn ích kỷ, lòng vị tha là tuyệt đối mênh mông không còn sống một mảy may cho chính mình.

Sakya Gautama đúng hay Karl Marx, F. Engels và Lenin đúng?

Sakya Gautama cho rằng

"Tâm dẫn đầu các pháp
Tâm là chủ tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm ý thiện lành
Phước báu sẽ theo ta
Như xe theo ngựa kéo" (bài Pháp Cú đầu tiên).

Karl Marx, F. Engels và Lenin thì cho rằng "Vật chất quyết định ý thức".

Vậy bên nào đúng về quan điểm "vật chất - ý thức"?

Nếu Sakya Gautama, hay còn gọi là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đúng thì Marx, Engels, Lenin sai còn nếu Marx, Engels, Lenin đúng thì Sakya Gautama sai.

Để trả lời câu hỏi này, xin mời các bạn nghe phần biện giải Tinh thần và vật chất: https://www.youtube.com/watch?v=5_8SUX_Co2I và Tương đối và tuyệt đối của Hoà Thượng Thượng Chân Hạ Quang: https://www.youtube.com/watch?v=ZFT7Or4X5Is

Ca sĩ Mỹ Linh và những người có trách nhiệm đã vi phạm Hiến pháp

Cháu ruột Bác Hồ chia sẻ lý do thôi học ĐH Bách khoa để xuất gia làm tu sĩ Phật Giáo



Chắt nội của cụ Hồ Sĩ Tạo, cháu nội của cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy, con trai của cụ Vương Chí Nghĩa, thế danh Vương Tấn Việt, là Thượng Toạ Thượng Chân Hạ Quang, đạo hiệu Thích Chân Quang, viện chủ Thiền tôn Phật Quang (Bà Rịa Vũng Tàu), chùa Viên Quang (Nam Đàn, Nghệ An) và Thiền thất Bảo Quang (Củ Chi, Tp. HCM).

Năm 1980, chàng thanh niên Vương Tấn Việt đã rời bỏ giảng đường Đại Học của trường Bách Khoa để xuất gia đi tìm con đường thiên lý, với đạo hiệu là Thông Huyễn, về sau đổi thành Chân Quang.

Cụ Phó Bảng Vương Sinh Huy chính là quan Phó Bảng, lương y Nguyễn Sinh Huy, hay còn được nhiều người biết đến với tên Nguyễn Sinh Sắc - là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cụ Phó Bảng là người có công đầu trong việc Chấn hưng đạo Phật ở Việt Nam.

Phương châm hoạt động cứu nước của Cụ là:

1. Xây dựng lại tình yêu nước, tinh thần dân tộc.
2. Dựa vào lực lượng nông dân (vì thời Cụ lực lượng công nhân chưa nhiều).
3. Chấn hưng Phật Giáo.

Năm 1926, Phan Trọng Bình một đồng chí của Bác Hồ khi đến gặp Cụ ở Đồng Tháp, Cụ đã để lại một lời dặn mà sử chính thống vẫn còn: "Các cháu muốn cứu nước, các cháu phải theo Đạo Phật".

Trước đó, trong một lá thư gửi ra Nghệ An cho dòng tộc nhưng do bị mật thám Pháp giữ lại, không đến được tay họ hàng, Cụ Sắc cũng viết, đại ý, Cụ khuyên họ hàng và đồng bào phải chấn hưng Đạo Phật để cứu nước. Điều này còn ghi trong sử chính thống.

Trước đó nữa, năm 1911, trước khi lên đường ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ quỳ trước hiên nhà tạ từ cha, Cụ Phó Bảng chỉ quay sang nói một câu duy nhất - cũng là lời cuối cùng của Cụ trước khi Bác Hồ từ biệt rồi ra bến cảng, đó là: "Con muốn cứu nước, con phải theo Đạo Phật". - điều này sách sử chính thống chưa thấy đề cập, nhưng được Thượng Toạ Thích Chân Quang dẫn lại trong bài giảng Hai câu đối của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc do NXB Tôn Giáo ấn hành.




Một suy nghĩ về chủ nghĩa vật chất (Materialism, chủ nghĩa duy vật)

Thật là vớ vẩn khi gọi điều này là "vô hình", điều kia là "siêu hình". Siêu hình hay vô hình đều là những danh từ, tính từ TƯƠNG ĐỐI. Ví dụ, ta có nhìn thấy vi trùng hay không? Không. Vi trùng có tồn tại không? Có. Chúng ta có thấy từ trường không? Không. Từ trường có tồn tại không? Có.



Cũng vậy, không thấy không nghe được những điều như cõi giới sau cái chết, hệ thống khí lực vô hình tiềm tàng bên trong cơ thể (theo Đông Y), rồi chụp cho cái mũ "siêu hình", "vô hình", "mê tín" rồi phủ nhận, không tin, mỉa mai, xỉa xói, thì trẻ con quá, ngớ ngẩn quá, ngờ nghệch quá, ngây ngô quá, ngu ngốc quá.

Không thấy à? Không nghe à? Không biết à? Tìm hiểu đi, nghiên cứu đi, học hỏi đi chứ, đó là tinh thần khoa học.

Bác sĩ Edgar Cayce soi kiếp và chữa bệnh hơn 25.000 ca thành công. Hàng loạt công trình nghiên cứu về tiền kiếp hết sức khoa học và nghiêm túc. CCTV trên khắp thế giới đã bắt được quá nhiều hình ảnh về cái mà ta gọi là "ma".

Thế kỷ XXI mà còn ngồi đó duy vật vô thần thì hai lúa quá.

OK, muốn duy vật vô thần cũng được, chứng minh cái mà anh gọi là "siêu hình", "vô hình" là không có không tồn tại đi rồi duy vật vô thần cũng chưa muộn mà!?

The Philosophy of Money (Triết lý về tiền bạc) - Venerable Thích Chân Quang




STALIN ĐÁNH BẠI BĂNG ĐẢNG TROTSKY!


 7/11/1927, ngày Trotsky bị đánh bại hoàn toàn. Ngày bắt đầu xây dựng CNXH ở 1 quốc gia thay vì “cách mạng thế giới”. Tình cờ hoặc không, con quỷ cách mạng này sinh đúng ngày 7/11.

Một loạt các hành động khiêu khích, phá hoại của phe Trotsky như thời thế chiến 1 bị ngăn chặn: đánh bom các đoàn tàu hỏa, cắt đứt liên lạc giữa các thành phố, xúi giục công nhân nhà máy nổi loạn - họ rất đói khổ lúc đó, lương thực đã đầy trong các nhà nông dân, nhưng chính sách thu mua bất cập, ở thành phố vẫn là các đoàn người dài xếp hàng mua bánh mỳ, nhưng cũng đã có Stalin!

Nỗ lực đảo chính quân sự nhân dịp kỷ niệm 10 năm của Trotsky bất thành. Đám đông biểu tình trước Quảng trường Đỏ, chờ chực Trotsky phát biểu trước ban công khách sạn Quốc tế để rồi tràn vào chiếm các tòa nhà chính phủ, bắt giữ Hội đồng nhân dân như kế hoạch đã không xảy ra. Trotsky cố đến khách sạn Quốc tế nhưng bị chặn lại, còn ở Cung điện Mùa Đông, Zinoviev bị đám đông la ó phản đối dữ dội cũng chẳng thể phát biểu gì. Cả 2 cuộc biểu tình ủng hộ bị giải tán 1 cách bạo lực.

Thật không may, các đồng sự của Trotsky bị lực lượng OGPU thân Stalin giữ chặt tại các nhiệm sở như các con tin nên không dám manh động, 1 phần cũng vì nhút nhát, chỉ rụt rè nghe ngóng tin tức rồi trở cờ phản chủ khi thấy bất lợi.

Lãnh đạo OGPU, Menzhinsky đã rất trung thành với Stalin, những nỗ lực đóng giả mệnh lệnh OGPU đều bị ngăn chặn.

Một kịch bản chiếm Cung điện Mùa Đông lần thứ 2 thất bại hoàn toàn.

Ngay sau khi chống đảo chính thành công, Stalin tiến hành tổng tấn công vào các đồng chí “cận vệ Lenin trong sạch”, 1 loạt các nhân vật chủ chốt nắm ngân khố bị bắt, bị thanh trừng.

8 ngày sau đảo chính, Trotsky và Zinoviev bị đuổi ra khỏi đảng, họ chuẩn bị khăn gói lên đường về quê. Mưu lớn bất thành, quá sốc vì Menzhinsky vừa là đ/c vừa là bạn bè thân thiết, đ/c Adolf Abramovich dùng súng tự tử. Lá thư để lại viết: “Tôi chắc, lúc này cái chết của tôi còn có ích hơn là tiếp tục sống!”;

Cộng sự thân tín của Stalin, Beria ngồi ở dacha ngoại ô Moskva với Menzhinsky, chén tạc chén thù cùng tổng kết các sự kiện. Họ nói về đ/c tư bản đỏ, trùm dầu hỏa J. Hanecki đã 4 tháng qua liên tục đến nhà Menzhinsky thăm viếng, động viên tinh thần và chờ đợi kết quả.
----------------------------

Điển hình cho sự trở cờ mau lẹ là đ/c G. Sokolnikov, ngay khi nghe ngóng thấy gió đổi chiều, đ/c liền lớn tiếng tuyên bố: “Tôi đã từ bỏ phe đối lập rồi!”. Lời khai của Sokolnikov giúp Beria bóc dỡ 1 nhóm nằm vùng khác, trong đó có các đồng sự thân tín của Zinoviev. Nhưng Sokolnikov không thoát tội, bị mất chức ủy viên TW trong lần bầu cử kế tiếp. Sokolnikov là 1 Bolshevik gạo cội, tham gia từ 1905 và nắm nhiều chức tước, trong đó có phụ trách Dân ủy tài chính (1923-26). Năm 1936, Sokolnikov bị án 10 năm và chết trong tù.

Chậm mồm hơn Sokolnikov là Krestinsky và Antonov nhưng cũng rất ăn năn và thành khẩn. Sau nữa là Avtorhanov... Rất nhiều bắt không xuể!

Ngồi ở nước ngoài, Trotsky - Leon Bronstein viết sách kể tội Stalin, tuyên bố ông ta mới là nhà Mác xít chân chính, còn Stalin là đội lốt, phản cách mạng, là nhấn chìm thành quả CMT10 vĩ đại, là độc tài, v, v…

Ttg Anh Churchill biết Trotsky, nhận xét về mục đích của ông ta đã có lần nói ngắn gọn rằng ông không nghi ngờ gì, Trotsky “khao khát huy động toàn bộ cặn bã ở châu Âu để chiến đấu chống Hồng quân!”;
-------------------

Nhà cách mạng Mác xít lão thành - bị trục xuất về Đức, vào lúc vượt qua biên giới Ba Lan-Đức, đã viết những dòng nhật ký cuối cùng trên tuyến tàu hỏa như năm xưa đã đưa Lenin, Trotsky và hàng trăm nhà cách mạng khác vào Nga, bây giờ chỉ là chiều ngược lại: Nước Đức! Bao nhiêu lần thời trẻ đã nghe thầy giáo giảng hay ở nhà đọc những vần thơ Schiller, Heine (1 Do Thái có thơ khá phổ biến ở VN). Tôi nghĩ sẽ khá là hay ho khi nhìn lại 1 lần nữa từ chiều khác!

Tôi đã vẽ những giấc mơ như thế nào, bao nhiêu vườn cây và nhà thờ Gothic, những mái nhà đẹp đẽ, những người nông dân đội cái mũ rộng làm lụng trên cánh đồng, các cô cái có cái tên xinh tươi Gretchen... Bao nhiêu ký ước tuổi thơ bỗng hiện về. Tôi đã từ bỏ những giấc mơ của mình, khi biết rằng nó không còn là Đức nữa. Bóng phát xít tối tăm với cái kiềng thập ngoặc đen đã phủ lên "Third Reich", giết chết mọi ánh sáng, mọi sinh linh và mọi thứ lãng mạn. Lời huyền bí bất hủ từ Dante “Thần khúc” – như bùa chú viết trên cánh cổng bước vào địa ngục hiện về: "Ngươi hãy vào đi, bỏ hy vọng lại.”

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...