Hiển thị các bài đăng có nhãn referendum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn referendum. Hiển thị tất cả bài đăng

Trưng cầu dân ý ở Crimea và Luật pháp quốc tế



Ngày 16-3-2014, Crimea tổ chức trưng cầu đân ý để xác định số phận của họ. Quyết định này đã kích động phản ứng cực kỳ thần kinh ở phương Tây. TT Mỹ Barack Obama nói nó vi phạm luật pháp quốc tế nhưng không bao giờ viện dẫn bất kỳ lập luận pháp lý nào để hỗ trợ các tuyên bố. (1) Cùng một điều như thế áp dụng đối với các tuyên bố khác về vấn đề này, tất cả họ đều thiếu minh chứng pháp lý.

Tòa án công lý quốc tế của LHQ thông qua quan điểm hỏi ý kiến năm 2010 nói rõ ràng rằng tuyên bố độc lập đơn phương là phù hợp với luật pháp quốc tế. (2)

Quyết định về độc lập dựa vào trưng cầu dân ý nằm trong khái niệm «tuyên bố độc lập đơn phương». Có phán quyết của Tòa án liên quan đến tuyên bố độc lập đơn phương của chính phủ bất hợp pháp Kosovo và Metohija. Trong trường hợp Crimea, chính phủ được bầu một cách dân chủ và hợp pháp. Không có tiêu chuẩn quốc tế nào bị vi phạm, các qui tắc tiêu chuẩn như thế đơn giản là không tồn tại.

Một số luật sư đã bắt đầu đi đến chỗ minh chứng tính «hợp pháp» cho các tuyên bố của các chính phủ phương Tây. Nhưng họ có vẻ quá vội vàng chuẩn bị để chứng minh bất cứ điều gì.

Họ thường tán đồng, ví dụ, cuộc trưng cầu dân vi phạm các nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Thoạt nhìn điều đó có vẻ vững chắc, nhưng lại không có cơ sở pháp lý.

Để xác định các «nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ», cần phải tham khảo “Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo quy định của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Tuyên bố này được thông qua bằng Nghị quyết 2625 ( XXV ) bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970. Trên thực tế nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ là «bị vi phạm» theo nguyên tắc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Vì vậy, nguyên tắc chúng ta đề cập là như sau: «Nguyên tắc mà các quốc gia phải kìm chế trong quan hệ quốc tế của họ tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc theo bất kỳ cách thức nào khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc».

Nội dung của nguyên tắc này có nghĩa là, không cho phép bất cứ quốc gia nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất cứ quốc gia nào khác. (3)

Toàn vẹn lãnh thổ được nhắc lại trong bối cảnh có sự can thiệp bên ngoài. Nguyên tắc không liên quan đến các chính sách đối nội. Các chính trị gia phương Tây đang cố gắng để làm cho nó trông giống như thể có một số nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ mà theo đó nói rằng lãnh thổ của một quốc gia là không thể thay đổi. Như chúng ta thấy, điều này không đúng.

Nếu các luật sư phương Tây tham khảo Tuyên bố 1970 về các nguyên tắc luật pháp quốc tế, họ áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc. Sau tất cả, tuyên bố này lưu ý đến nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Nguyên tắc này (được chính thức gọi là «Nguyên tắc về nghĩa vụ không can thiệp vào các vấn đề thuộc thẩm quyền của các quốc gia bất kỳ, phù hợp với Hiến chương (LHQ)». Nó có nghĩa là, «Không một quốc gia hay nhóm quốc gia nào có quyền can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, với bất kỳ lý do gì, vào công việc đối nội hay đối ngoại của bất cứ quốc gia nào khác. Do đó, can thiệp vũ trang và tất cả các hình thức can thiệp khác hoặc bất kỳ mối đe dọa nào nhằm chống lại chủ quyền quốc gia hay chống lại các nền tảng chính trị, kinh tế và văn hóa của nó, là vi phạm luật pháp quốc tế».

Tuyên bố 1970 nêu rõ ràng rằng sự can thiệp bị ngăn cấm theo bất cứ lý do gì, bất cứ tầm quan trọng nào dường như có thể có cho các lực lượng bên ngoài. Bên cạnh đó, “bất kỳsự can thiệp nào và “bất kỳsự đe dọa can thiệp nào đều bị ngăn cấm. Tuy nhiên, can thiệp và đe dọa - đó chính xác là những gì các nước phương Tây đang làm, ví dụ, can thiệp vào công việc của Crimea bằng cách ngoan cố lặp đi lặp lại các báo cáo nói trưng cầu dân ý là “bất hợp pháp”, hoặc đe dọa cấm vận Nga.

Sau hết, cũng là Tuyên bố 1970 chứa đựng các nguyên tắc về quyền tự quyết của nhân dân. Nó nêu nguyên tắc như sau, «Mọi người dân có quyền tự do quyết định - mà không bị can thiệp từ bên ngoài, tình trạng chính trị và theo đuổi phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, mỗi nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này  đẳng và tự quyết của các dân tộc nêu trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, tất cả các dân tộc có quyền tự do quyết định, mà không có sự can thiệp bên ngoài, tình trạng chính trị của họ và theo đuổi kinh tế, xã hội và phát triển văn hóa, và mỗi Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng quyền này phù hợp với các quy định của Hiến chương LHQ». Một lần nữa không can thiệp” được đ cập, một lần nữa như phương Tây lại không ngừng can thiệp vào công việc của Crimea.

Tại sao họ lại áp dụng phương pháp tiếp cận có chọn lọc như vậy trong khi trích dẫn tài liệu quốc tế?

Cần lưu ý rằng không có cách nào để so sánh hành động của Nga với những gì phương Tây làm – Hành động của Nga dựa theo lời thỉnh cầu của chính quyền hợp pháp của Ukraina. Ở đây có sự không phù hợp giữa luật pháp quốc tế với những gì các chính trị gia phương Tây nói và làm, họ nhận biết rõ chính quyền (Crimea) đã mời Nga là hợp pháp, đó là lý do tại sao các cuộc thảo luận được khéo léo làm trượt vào vấn đề «hợp pháp» mà không phải là quy phạm pháp luật – một khái niệm mang tính khoa học. Nói về sự can thiệp vào quá trình tự quyết, thì một lần nữa Nga được mời bởi cơ quan hợp pháp. Ngược lại, không ai ở Crimea đã mời phương Tây. Vì vậy, các tham chiếu đến Tuyên bố 1970 về Luật quốc tế không cho phương Tây với bất cứ lập luận pháp lý nào. Chính phương Tây đã vi phạm tài liệu này.

Có lẽ các đồng nghiệp phương Tây, những người khẳng định cuộc trưng cầu dân Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế» có ý gì khác? Thế thì tại sao họ không làm cho nó thành chính xác? Chúng ta hãy cố gắng giúp đỡ họ.

Có thể họ không có ý nói bản thân cuộc trưng cầu dân ý mà là những câu hỏi lấy ra từ trong đó có thể là vi phạm luật pháp quốc tế (trong trường hợp đa số đồng ý nói có?). Có lẽ họ sợ rằng dân cư Crimea sẽ ủng hộ gia nhập Nga? Nhưng trong trường hợp này, một lần nữa không có vi phạm luật pháp quốc tế. Tuyên bố về các nguyên tắc luật pháp quốc tế nêu, «Việc thành lập nhà nước độc lập và có chủ quyền, tự do liên kết hay hợp nhất với một nhà nước độc lập hay thiết lập bất cứ quy chế chính trị nào khác, được xác định một cách tự do bởi dân chúng, là hình thức thực hiện quyền tự quyết của người dân».

Khi đó có thể là đồng nghiệp phương Tây muốn nói rằng luật pháp quốc tế bị vi phạm vì cuộc trưng cầu được tổ chức chỉ trong Crimea, mà không phải toàn bộ Ukraina? Vậy thì có câu hỏi đặt ra, những gì chuẩn mực pháp lý quốc tế bị vi phạm bởi một cuộc trưng cầu dân ý chỉ tổ chức tại Crimea?

Có thể họ quá e thẹn để viện dẫn lập luận này vì họ đã không tìm thấy một lời giải thích nào cho lý do tại sao họ là những người đầu tiên công nhận sự độc lập của Nam Sudan tách ra khỏi Cộng hòa Sudan là kết quả trưng cầu dân ý được tổ chức chỉ ở phía nam của đất nước này? Trưng cầu dân ý đó được tổ chức dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Cùng áp dụng trưng cầu dân ý do Liên Hiệp Quốc tiến hành ở Eritrea tách ra từ Ethiopia được công nhận toàn thể. Sau đó, cần giải thích lý do tại sao phương Tây đã không tuyên bố trưng cầu dân ý sẽ tổ chức tại Scotland tháng 9 năm 2014 là vi phạm luật pháp quốc tế vì nó sẽ không diễn ra tại các khu vực khác của Vương quốc Anh?

Hy vọng cuối cùng cho các luật sư phương Tây là phán quyết của Tòa án tối cao Canada năm 1998 nói rằng sự ly khai của Quebec là không thể dựa trên cuộc trưng cầu tổ chức duy nhất tại Quebec thay vì cả Canada bỏ phiếu. Đây là một tranh cãi lớn với một chuỗi kèm theo: Canada không thống trị thế giới và các quyết định của tòa án Canada không phải là một bộ phận của luật pháp quốc tế.

Vì vậy, những gì các chính phủ phương Tây và các luật sư của họ là có nghĩa khi họ nói cuộc trưng cầu dân ý Crimea là «vi phạm luật pháp quốc tế»? Thiếu định nghĩa rõ ràng và lập luận pháp lý có trọng lượng là nghiêm trọng trong trường hợp này. Nó chứng tỏ rằng họ hiểu rõ cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea không vi phạm bất kỳ quy phạm pháp luật quốc tế nào. Ngược lại, nó là một ví dụ về tuân thủ luật pháp quốc tế của người dân của Crimea.

(3) The full definition of the principle is defined by the Declaration on Principles of International Law Concerning Friendly Relations and Co-operation among States in Accordance with the Charter of the United Nations


Lưu ý 2 bản tiếng Anh và Nga có sự khác nhau ít nhiều về câu chữ!

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...