Hiển thị các bài đăng có nhãn Mười Hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mười Hương. Hiển thị tất cả bài đăng

Huyền thoại tình báo Trần Quốc Hương và cái bắt tay lịch sử với người em cùng cha khác mẹ của Hồ Chủ Tịch


Trong chuyến viếng thăm, ông cũng tâm sự đôi điều về hoạt động tình báo, cũng như về tính chất con người anh em nhà họ Ngô.



CHUYẾN VIẾNG THĂM LỊCH SỬ…

Thật là một nhân duyên hiếm có, ngày hôm nay 10/09/2016, chùa Phật Quang đã đón tiếp một nhân vật lịch sử đặc biệt, bác Mười Hương – NGƯỜI THẦY CỦA NHỮNG NHÀ TÌNH BÁO HUYỀN THOẠI.




Bác Trần Quốc Hương (bác Mười Hương) tên thật là Trần Ngọc Ban – hay còn được gọi là “người lính không cầm súng”, là một cán bộ tin cậy của Đảng, đã có những năm tháng làm công tác Đội, lo bảo đảm an toàn khu cho Thường vụ Trung ương, và là người đầu tiên giúp việc cho Tổng bí thư Trường Chinh. 

Năm 1948, cuộc chiến tranh chống Pháp ở vào thời điểm ác liệt, cam go nhất, Bác Hồ và Trung ương Đảng thấy cần phải có những chiến sĩ dũng cảm, trung kiên, có trí tuệ thông minh, có khả năng độc lập ứng phó trong mọi tình huống để tung vào lĩnh vực thầm lặng, luồn sâu, áp sát đội hình địch, nắm dược những kế hoạch và tình hình chiến sự ở mặt trận, gửi về kịp thời giúp cho Bộ tham mưu chỉ huy tác chiến. Lần thứ nhất, trước khi trực tiếp giao nhiệm vụ quan trọng cho bác Mười Hương, Bác Hồ đã đặt cho bác Mười Hương tên gọi mới là “Trần Quốc Hương” với lời dặn ân tình: “Công tác độc lập trong lòng địch, nhưng dù có đi đâu, đến đâu, Tổ quốc với quê hương vẫn luôn ở bên mình, Chú hãy nhớ từ nay mang tên mới – Trần Quốc Hương”.

Ngay từ buổi phôi thai mới thành lập ngành tình báo Việt Nam, bác Mười Hương đã có cách nhìn người chuẩn xác để giao loại nhiệm vụ đặc biệt này. Bác đã có kinh nghiệm chỉ huy các mạng lưới tình báo chiến lược trong lòng địch.

Cả cuộc đời đi theo cách mạng, từ năm 1937 (khi mới 13 tuổi) đến nay, xuyên suốt hai cuộc chiến tranh với hai đế quốc lớn, dân tộc Việt Nam đã giành chiến thắng, nhà chỉ huy tình báo Trần Quốc Hương và những người đồng đội được bác trực tiếp chỉ huy, không một ai cầm súng. 

Phương châm chỉ đạo của bác theo truyền thống lịch sử dân tộc: “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”. 

Tình báo của các nước mạnh, họ được đào tạo thành những điệp viên điêu luyện, có vũ khí, máy móc tối tân và có bàn tay thép. Còn tình báo Việt Nam là những người có trái tim yêu nước nồng nàn cùng với lửa nhiệt tình cách mạng, có trí tuệ thông minh, có lòng nhân từ và sự bao dung đối với kẻ thù khi chúng đã cùng đường, thua trận. 

Đúng như bác Mười Hương đã nói: “Tình báo Việt Nam lấy văn hóa bản địa để cảm hóa và chiến thắng quân thù.”


Cho đến hôm nay, bác Mười Hương đã 95 tuổi nhưng bác vẫn điềm đạm, khoan thai, gần gũi và vô cùng minh mẫn. Những người chiến sĩ đấu tranh vì hòa bình đã lặng lẽ làm nên những việc phi thường mà tên tuổi của họ có khi cả đời vẫn mai danh ẩn tích!


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...