Hiển thị các bài đăng có nhãn CNXH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CNXH. Hiển thị tất cả bài đăng

Chống chủ nghĩa Stalin là cái chết cho cả nhân loại

 Ngày nay có điều gì đó vô cùng lớn đang diễn ra ở qui mô toàn cầu mà rất ít ai hình dung hay nhận thức được và một phần của nó đã được V. Putin đề cập đến trong Hội thảo Valdai cuối năm 2021.

Nhân loại đang trong giai đoạn thay đổi rất nhanh, nhưng không giống như tiên đoán của chủ nghĩa Marx-Lenin, khi chủ nghĩa tư bản diệt vong, xuất hiện nhu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuối cùng nhân loại xuất hiện phương thức sản xuất cộng sản có sức mạnh phi thường, xuất hiện nhu cầu đòi hỏi phải xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Thế nhưng sau tất cả những mường tượng và kỳ vọng của những người theo chủ nghĩa cộng sản, cả nhân loại vẫn chưa nhận ra điều gì đang xảy ra và vẫn đang ở ngã ba đường. Tệ hại hơn nữa, theo nghĩa cực đoan bảo thủ, những người cộng sản không nhận thức được điều gì đang xảy ra, không nhận thấy bản chất cộng sản của phương thức sản xuất mới chưa ra đời và không biết lúc nào ra đời, họ chống lại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách vô cùng cực đoan, họ chống luôn chính nguyện vọng cộng sản, chống nốt cả quá trình phát triển tự nhiên và khách quan cần thiết của con người.

Khi giới Bolshevik lên nắm quyền vào năm 1917, họ hoàn toàn tưởng tượng rằng đang nắm quyền trong những điều kiện ưu tiên toàn cầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, rằng họ có thể xóa bỏ ngay tức khắc thành phần bóc lột không thể chấp nhận được của phương thức sản xuất tư bản toàn cầu trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, còn nếu không thì họ phải tuân theo khuôn khổ của phương thức sản xuất có phần hiện đại hóa này, trong khi giữ cho hệ thống Liên Xô như một nhà nước của những người lao động và chờ đợi sự xuất hiện của một phương thức sản xuất cộng sản để tiến tới xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Phải nói rằng ý tưởng này, ý tưởng về phương thức sản xuất cộng sản mong đợi khá mơ hồ ở Liên Xô. Thậm chí không rõ liệu phương thức sản xuất cộng sản trong tương lai này sẽ là hàng hóa-tiền tệ hay nó sẽ là sản phẩm-trao đổi, phi tiền tệ cũng như khả năng làm chủ khoa học kỹ thuật để xây dựng phương thức sản xuất mới của giai cấp vô sản. Và về vấn đề này, đã có vô số những cuộc tranh luận gay gắt. Nhưng có hai quan điểm chính thuộc về V. I. Lenin và J. V. Stalin. Nhưng trong sự chia rẽ bè phái, họ thể hiện ý tứ khôn ngoan đặc trưng của mình, nên đã không trình bày tường minh và nhiều khi duy trì thái độ trung lập nghiêm ngặt về vấn đề này: họ nói chính xác bao nhiêu về nhu cầu cải tiến sản xuất hàng hoá, thì họ cũng nói chính xác bấy nhiêu về cải tiến trao đổi sản phẩm...

Nhưng rõ ràng là phương thức sản xuất cộng sản không có bóc lột bằng tư liệu sản xuất và tiền vốn, và phải thể hiện rõ ràng cộng sản tính, cả trong việc thực hiện các nguyên tắc cộng sản nổi tiếng, cả khả năng phi thường trong việc gia tăng của cải xã hội, cũng như trong việc đảm bảo một luồng hàng hóa hoặc sản phẩm đầy đủ cho mọi người và toàn thể xã hội - phương thức sản xuất như thế đã không ra đời.

Mô hình CNTB, vay nợ để tồn tại

Nhiều thập kỷ và cả thế kỷ trôi qua, phương thức sản xuất cộng sản vẫn không xuất hiện. Ngày càng có nhiều người, kể cả những người cộng sản, không còn tin vào sự xuất hiện của phương thức sản xuất cộng sản này nữa, càng ngày, niềm tin vào ý tưởng chủ nghĩa cộng sản càng biến thành một câu chuyện cổ tích khó hiểu.

Trong vấn đề này, với kỳ vọng về sự xuất hiện và xác định phương thức sản xuất cộng sản, chủ nghĩa chống Stalin đã đóng một vai trò tiêu cực rõ rệt, nhu cầu của giới chống chủ nghĩa Stalin đã dẫn đến thực sự cắt bỏ ký ức của con người về thời kỳ J.V. Stalin. Đại diện của họ là Khrushchev, Gorbachev và gần như toàn bộ giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên xô.

Trong cuộc đấu tranh khốc liệt chống lại những đàn áp (mặc dù ở đây họ có mục đích che giấu tội ác của chính họ đối với nhân dân Nga), giới chống chủ nghĩa Stalin đã từ chối ngay cả thành tựu của những người cộng sản dưới thời Stalin, do đó, sự liên kết của những người cộng sản hiện tại với chủ nghĩa Bolsheviks đã bị phá vỡ, tính liên tục trong hệ tư tưởng cộng sản - sự liên tục nếu có, sự chuyển đổi thấy được gắn với sự phát triển không chỉ của chủ nghĩa Marx-Lenin-chủ nghĩa Stalin mà còn với sự phát triển của nhân loại cũng bị phá vỡ.

Văn minh nhân loại, con người trở thành người, trong tất cả sự vĩ đại của ý nghĩa này, là nhờ vào nguyên tắc phát triển trong sự liên tục có kế thừa. Nếu một người không có kế thừa, anh ta không có sự phát triển mà còn bị biến thành một con vật. Điều tương tự cũng xảy ra với nhân loại, khi bị tước đi tính kế thừa, bị tước bỏ mối liên hệ với lịch sử và văn hóa, truyền thống, tất cả sẽ thoái hóa.

Rốt cuộc, chính J. Stalin đã đặt những viên gạch đầu tiên làm nền móng đưa nhân loại đến gần hơn những mục tiêu cao cả, đã thay đổi và xác lập những nét cơ bản của phương thức sản xuất mới và bằng phương pháp luận khoa học để xác định hướng phát triển của nhân loại thông qua việc thay đổi phương thức sản xuất. Nhưng cùng với chủ nghĩa Stalin, phương pháp luận này đã bị loại bỏ, và bài học kinh nghiệm thời kỳ Stalin cũng bị loại bỏ. Những người cộng sản không còn tham gia vào việc xác định khoa học về sự thay đổi của phương thức sản xuất, không còn tham gia vào định nghĩa khoa học về sự thay đổi trong các hình thái xã hội, không còn tham gia vào việc xác định một cách khoa học các vấn đề và điều kiện của thực tiễn.

Họ đã và đang từ bỏ vai trò lãnh đạo đất nước này, thế giới này, họ càng ngày càng lún sâu vào thân phận nhược tiểu, lệ thuộc vào CNTB. 

Sự lệ thuộc quá đáng gây thảm họa!




NẾU STALIN KHÔNG CHẶN ĐỨNG NEP, LIÊN XÔ VĨ ĐẠI ĐÃ CHẲNG THỂ NÀO RA ĐỜI



Nói rằng Lenin thất vọng về CNCS, do đó ông ta thiết lập “Chính sách kinh tế mới” và đã không bao giờ xóa bỏ nó. "NEP – không chỉ 1 hay 2 năm, mà vài năm". Thực hiện NEP, rất nhiều nghĩ chỉ nửa năm, như 1 chiến dịch thu mua lúa mỳ.


Thực sự, NEP phải mất 8-9 năm để hoàn thành. Một thời gian trôi qua và NEP – thứ hứa hẹn đã Stalin bị loại bỏ. Sau đó là kinh tế có kế hoạch.

Vấn đề chính: NEP dẫn đất nước vào chỗ không có lối thoát. Đầu tiên, nó không cho phép trao đổi hàng hóa bình thường giữa thành thị và nông thôn – hậu quả là nạn đói khủng khiếp. Thứ hai, NEP là 1 kết cấu chính trị-hành chính quái đản, gồm 3 thành phần: lãnh đạo CS – quản trị doanh nghiệp – tư sản NEP (hay Nepman, tầng lớp tư sản mới).

Lãnh đạo NEP thực hiện chức năng đầu cơ – trục lợi trong quá trình tư nhân hóa toàn bộ Xô Viết. Đó là hệ thống tham nhũng – đến cuối thập kỷ 1920, nạn tham nhũng Xô Viết đã đạt đến mức khủng khiếp. Để dễ hình dung, có thể ví 1 thứ NEP tương tự lại xảy ra thập kỷ 1990, với lãnh đạo NEP là giới tư sản. Không có Stalin, mức độ tàn phá thực sự kinh hoàng.

Về bản chất, NEP là tư bản hóa. Nhìn chung, nếu Stalin không chặn đứng NEP, Liên Xô vĩ đại đã chẳng thể nào ra đời. Đó là những gì có thể kết luận từ nghiên cứu về thời kỳ lịch sử này của nhà nghiên cứu lịch sử-khoa học chính trị Andrew Fursov.

Hiện tại, NEP lại đang được áp dụng đó đây, ngay lúc này, có thể dưới cái tên hay vỏ bọc khác, mà người ta thậm chí không hề hay biết. Một mặt bởi họ không xem xét đến nó, mặt khác, bởi gần 1 thế kỷ bưng bít, LX đã giấu giếm hậu quả bi thảm của nó cho đến tận khi sụp đổ bằng những mỹ từ, xảo ngôn có cánh, và 1 phần cũng bởi Stalin đã xóa bỏ NEP và hạn chế 1 phần kết cục bi thảm kia, không như Yeltsin và chính sách NEP- tư nhân hóa Gaidar-Chubais thập kỷ 1990.   

Tại sao nhà CS Mác xít, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản lại tư bản hóa Xô Viết bằng NEP? Một câu hỏi rất thú vị mà câu trả lời lại gây ra 1 loạt câu hỏi khác còn khó trả lời hơn.

Dân Nga, đã trở thành vật tế thần của thí nghiệm Lenin! Và có vô số tương đồng ở 2 khúc quanh của lịch sử 1917 và 1991. Nếu gọi 1917 là cuộc “cách mạng vô sản” vĩ đại, thì gọi 1991 là cái gì?

NEP – mô hình kinh tế mới: độc quyền chính trị CS-đặc quyền quản trị doanh nghiệp-tư bản đỏ hình thành từ đầu cơ trục lợi tư nhân hóa.
---------------------------------

Hiện tại, Media phương tây hay kết tội Putin tham vọng đế chế, phục dựng CCCP 2.0; Đâu là sự thật?
 
Andrew Fursov: Khôi phục LX là không thể, nhưng là nỗi sợ hãi của Mỹ và phe tự do. Trên thực tế, họ sợ Nga sẽ khôi phục độc lập, có tầm ảnh hưởng trên các nước cựu Xô Viết. Xô Viết là cái gì?  - Hệ thống chống chủ nghĩa tư bản. Nhưng không ai, cả Putin và cộng sự của ông ấy, như chỗ tôi biết, đang tập trung khôi phục CNXH Nga. Họ đang làm điều kháccủng cố nhà nước và củng cố vị thế kinh tế quốc tế. Tất cả là thế, tất cả điều đó được các “ông bạnphương tây của chúng ta gọi là nỗ lực phục dựng CCCP-2;

Nói Xô Viết chống tư bản 1 cách hệ thống, nhưng khi ký kết hiệp định thành lập LX, thực hiện chính sách NEP trên đất nước, tiến hành tự do hóa kinh tế. Theo nghĩa nhất định, là định hình kinh tế thị trường. Nếu đây là công cụ hiệu quả, tại sao NEP lại bị đình chỉ và chuyển sang nền kinh tế có kế hoạch.

Andrew Fursov: Chính sách kinh tế mới - NEP đưa đất nước đến chỗ hoàn toàn không có lối thoát. Đầu tiên, nó không thiết lập được sự trao đổi hàng hóa bình thường giữ thành thị và nông thôn. Thứ hai, NEP là cấu trúc chính trị-hành chính quái đản, gồm 3 thành phần: lãnh đạo CSquản trị doanh nghiệpNepmen (tầng lớp tư sản mới).

Nepmen  đóng vai trò đầu cơ trục lợi. Đây là hệ thống tham nhũng – đến cuối thập kỷ 1920, mức đ tham nhũng Xô Viết đã đạt đến mức rất, rất cao. NEP tương tự bắt đầu thập kỷ 1990, đây Nepmen  là các nhà tư bản được chỉ định.

Cuốn sách của nhà “Lurie” (1 dòng họ Do Thái đông đúc, bố vợ Bukharintác giả chính của NEP) xuất bản năm 1927, có tên là "Tư bản tư nhân USSR". đó đã kể rất hay rằng, trong thời kỳ NEP, người ta chỉ định đúng từng câu chữ các nhóm lớn Nepmen, cũng như đã chỉ định các đầu sỏ thập kỷ 90. Nói cách khác, NEP không giải quyết bất cứ vấn đ kinh tế nào. Nó, nói trắng ra, không có ý định giải quyết các vấn đ kinh tế. Lenin khi giới thiệu NEP, nói rất rõ ràng: "Chúng ta 1 lần nữa quay lại khủng bố, bao gồm cả khủng bố kinh tế". Điều đó đã xảy ra. Hơn nữa, Lenin nói rằng, "NEPkhông phải 1 hay 2 năm, mà vài năm".  Khi NEP được đưa ra, nhiều người nghĩ tất cả điều này chỉ nửa năm - 1 chiến dịch tịch thu lúa mỳ. Thực sự, NEP được tính toán cho 8 hoặc 9 năm đ nó hoạt động. Qua thời gian này, NEP như hứa hẹn , bị loại bỏ.

Hỏi: Nghĩa là tối thiểu, NEP đã được lập trình?

Andrew Fursov: Nó đã được lập trình, nhưng nếu người ta không loại bỏ chính sách này, thì đã chẳng có Liên Xô nào như 1 đất nước vĩ đại tồn tại. Nó sẽ là vật lệ thuộc nguyên liệu thô của phương tây, thứ mà cuối cùng, sẽ đánh mất chủ quyền của mình. Đó là con đường cụt, con đường bế tắc. khía cạnh này, chủ ý các mệnh lệnh của Stalin, tất nhiên, phù hợp với lợi ích quốc gia Nga. Và do đó người ta đã đập NEP, và cùng với nó, nhân thể nói thêm, đập cả “đội cận vệ Lênin” – điều này có thể coi là công đức của Stalin.

HỎI: Từ điều không tránh khỏi này dấy lên câu hỏi về cuộc đấu với phe tự do chủ nghĩa, với cuộc đàn áp thập kỷ 30 và các quá trình kèm theo. Suốt cả năm gần đây, phe đối lập lặp đi lặp lại về năm 1937, một số chuyên gia đưa ra sự song hành với cuộc đấu diễn ra hiện nay vớiạo quân thứ 5", "bàn tay của phương tây" và các dạng tự do chủ nghĩa khác. đây nên phân tích như thế nào?
 

Andrew Fursov: Nhìn chung không thể so sánh hoàn cảnh hiện nay với năm 1937 và thập kỷ 1930. So sánh chúng chỉ có những kẻ đầu óc hẹp hòi hay các chính trị gia. Cái gọi là "đàn áp của chủ nghĩa Stalinthập kỷ 30, thì CN Stalin trong đó rất, rất ít. Nếu chúng ta lấy cụ thể năm 37, chúng tôi đã có rất nhiều nghiên cứu về nó đ mà vạch trần cơ chế đàn áp này. Cơ chế của nó là như sau, vấn đ là chỗ Stalin cùng các cộng sự đã cố đ thảo ra hiến pháp thực sự dân chủ năm 1936. Ví dụ, khi bầu cử các chức vụ khác nhau nhất thiết phải có 2 hay 3 ứng cử viên. Tuy nhiên, cận vệ cũ, các thành phần còn lại từ nội chiến chống đối điều gay gắt. Họ nới thẳng với ông rằng “quần chúng sẽ chọn bất đồng” – chủ đất, thầy tu và cựu bạch vệ.

Và chính các lãnh chúa vùng bắt đầu đòi được khủng bố, yêu cầu được tiến hành các biện pháp đàn áp khắc nghiệt. Các nhân vật chính ở đây là Khrushchev và Eiche – đó là các Stakhanov khủng bố chủ chốt, cánh tay họ không có gì ngoài máu, đặc biệt là Khrushchev. Trong hoàn cảnh này, Stalin không thể đánh tất cả các đồng nghiệp trong BCT. Điều duy nhất ông có thể làm – đáp trả những tên khủng bố chóp bu. Còn nói "khủng bố Stalin", đó không phải là khủng bố quần chúng, thứ tiến hành năm 1937, là những kẻ như Khrushchev và Eiche, đó là đáp trả khủng bố, nhằm chống những trên cao nhất.

Do vậy, cái chúng ta gọi Khủng bố lớn 1937-38 – là hiện tượng phức tạp hơn nhiều điều mà các nhà Xô viết học phương tây, những kẻ tự do chủ nghĩa và loại nhỏ nhặt khác nói về nó.

HỎI: Như thế, đàn áp nàybiểu thị xung đột của giới bề trên bên trongbộ máy đảng khi đó.
 
Andrew Fursov: Đó là xung đột bên trong giới bề trên, mà theo logic lan truyền và liên quan đến phần lớn tầng lớp mình, như nó luôn luôn như thế. Ở đây có thể nói: các thầy đang đánh nhau, các thuộc hạ bị bẻ gãy.

HỎI: Hãy quay lại NEP. Sau khi nó kết thúc chuyển sang kinh tế có kế hoạch, Franklin Roosevelt khi phải đương đầu với Đại suy thoái đã đưa ra các yếu tố của kinh tế có kế hoạch, trong cả 2 trường hợp đều có hiện tượng tăng trưởng. Qui luật như thế là ví dụ về điều khiển kinh tế đã tạo ra các điều kiện tốt nhất để phát triển?

Andrew Fursov: Chúng ta thường nói về kế hoạch chiến lược của nhà nước. Đây là tinh thần hoàn toàn đúng đắn. Khi chúng ta nói về các nước phát triển như Pháp, Đức, Nhật, họ có kế hoạch. Phát triển không thể thiếu kế hoạch. Năm 1991, kế hoạch của chúng ta bị bãi bỏ vì 1 lý do đơn giản – để dễ dàng đánh cắp tài sản nhà nước. Mặt khác, kế hoạch cần phải mềm dẻo, cơ chế cũng cần mềm dẻo, các phương pháp của kế hoạch cần thống nhất và là phương pháp thị trường. Vấn đề là mối tương quan của chúng. Nhưng kinh tế kế hoạch phải là chủ đạo, tôi, không nghi ngờ gì.

HỎI: Một số chuyên gia nói, thời kỳ Xô viết để đảm bảo kế hoạch hóa hiệu quả không thể thiếu khả năng kỹ thuật, nhưng tại thời điểm họ đã sẵn sàng cho phép thực hiện kinh tế có kế hoạch, gần đến lý tưởng. Do đó, họ nghĩ là chuyển đến CNXH không còn xa. Ông có đồng ý với ý kiến này không?

Andrew Fursov: Dĩ nhiên. Nhưng vấn đề là, bắt đầu thập kỷ 60 các nhà hàn lâm-kỹ thuật của chúng ta đã đưa ra hệ thống nhìn chung là quản trị điều khiển học kinh tế. Điều thú vị nhất là phản ứng của phương tây, họ đã tiến hành cả 1 chiến dịch, đưa ra các bài báo và tạp chí, trong đó nói rằng "các nhà hàn lâm đã quyết định chèn ép BCT". Phương tây sợ tình trạng này, nói chung, họ sợ lãnh đạo chúng ta, và cải cách đã không diễn ra. Thay vì đó, là cải cách của Kosygin và Lieberman, cải cách của họ đã chẳng dẫn đến kết quả nào và chấm dứt.

HỎI: Còn chuyện thú nhận điều khiển học là ngụy khoa học thì sao?

Andrew Fursov: Vấn đề là điều khiển học bị công nhận là giả khoa học cuối 40, nhưng chỉ trong môi trường dân sự. Môi trường quân sự thì chưa bao giờ. Với quan niệm 1950 đầu 60 về điều khiển học được đưa ra sách báo đại chúng, trên tờ tạp chí phổ biến "Kỹ thuật – trẻ” có các bài viết về điều khiển học, các bài của nhà xuất bản Wiener. Đó là 1 thời đại khác.


HỎI: Hôm nay có cuộc hội thảo Câu lạc bộ Izborsky mà ông tham gia (Изборский клуб - ИДК), và như được biết, sẽ bàn về dự án thành lập bảo tàng CCCP. Ông với dự án này, tại sao cần nó, có những chức năng nào trong đó?

Andrew Fursov: Tôi tin bảo tàng CCCP là điều rất quan trọng. Chức năng của nó ít thôi. Cần để giới trẻ làm quen, đặc biệt là các thành tựu của LX. Bảo tàng này cần trở thành thuốc giải độc bởi những tuyên truyền bịa đặt của phương tây và “đạo quân thứ 5” bị phương tây hóa của chúng ta – chúng đã quăng bùn vào Xô viết. Bảo tàng sẽ nói sự thật về Liên Xô, những điều đã bị bóp méo 25 năm qua. Vào thời của mình, người ta hỏi nhà triết lý Zinoviev: "Ông có bảo vệ CNCS?". Ông ta trả lời: "Không, tôi bảo vệ sự thật về CNCS."  Đặc điểm chính của bảo tàng CCCP phải là sự thật để bảo vệ CCCP như 1 đất nước vĩ đại. Tôi ví dụ, mình tự hào đã được sinh ra ở LX, trên đất nước tuyệt vời.
 
Hỏi: Ông nói gần đây, sau 20 năm chiến tích cực bôi nhọ thời kỳ Xô viết và xóa bỏ Stalin, nhưng thăm dò cho thấy càng nhiều dân chúng có thái độ tích cực về Stalin. Tại sao, điều gì là lý do?

Andrew Fursov: Quá trình này rất logic, bởi dân chúng so sánh những gì họ biết, họ nghe với những gì nhìn thấy ngày nay. Sự phân cực xã hội to lớn, khuyết tật của quan hệ quốc tế và dân chúng biết những gì khác biệt dưới thời Stalin. Hơn nữa, sự bôi nhọ Stalin và tất cả những kẻ trát bùn vào Xô viết đã làm điều này quá ngu xuẩn, quá thô thiển đến mức mà những người kém hiểu biết cũng rõ là có cái gì đó không đúng ở đây. Ngoài ra, số đông quần chúng hiểu rõ, quá khứ Xô viết bị ném bùn cũng là để thấy những gì đang xảy ra lúc này – nó quá tồi tệ, lại càng diễn ra tồi tệ hơn. Chẳng thể nào che đậy được sự thật, và tuyên truyền tốt nhất cho LX và thời kỳ Stalin – chính là hiện thực của chúng ta ngày nay. Đã quá đủ để nhìn vào nó, còn Xô viết trong quá khứ sẽ có rất nhiều người ủng hộ.

Hỏi: Bất chấp phương tây sợ hãi "CCCP tái lập”, quá trình hợp nhất không gian hậu Xô viết diễn ra không tích cực lắm. Theo quan điểm của ông, liệu Vladimir Putin có đ quyền lực đ khởi động quá trình "Chủ nghĩa Stalin mớicùng với hợp nhất Eurasia, tái công nghiệp hóa, tăng cường uy tín quốc tế, etc?

Andrew Fursov: Câu hỏi này chỉ lịch sử mới trả lời được. Hãy đợi! và Xem!




Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...