Ngã ba đường và sự chọn lựa nghiệt ngã của nền Sinh học và Y học hiện đại

Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng? (*)

[...] Bây giờ chúng ta nói về cái bệnh tật một chút, khi cơ thể chúng ta không hoạt động bình thường, có trục trặc thì gọi là bệnh. Loài người chúng ta cũng như tất cả chúng sinh đều phải đối diện với cái bệnh từ hồi tạo thiên lập địa, đó là nói xa xưa. Còn nói với cá nhân mình thì từ hồi mình mới lọt lòng mẹ thì cũng đã phải có nhiều, chịu nhiều bệnh tật. Cho nên cha mẹ nuôi con cực là hồi nhỏ, con cái thường hay bệnh là cứ phải chăm sóc vất vả. Hiếm có đứa trẻ nào mà thủa nhỏ ít bệnh lắm, hiếm có, Phước đặc biệt lắm, chứ đa phần là hồi nhỏ chúng ta bị bệnh. 

Như chúng tôi vậy, cái ký ức mờ nhạt về tuổi thơ mình cũng nhớ mình bị bệnh rất là nhiều, quý phật tử có thấy vậy không? Khi mình nuôi con, con còn nhỏ bị bệnh tật phải bồng tới bác sĩ nhiều phải không? Nên chúng ta đối diện với bệnh tật từ hồi khai thiên lập địa, từ hồi mới lập ra trái đất này, cũng như trong kiếp này khi mà mình mới lọt lòng mẹ. Và do mà cứ phải đối phó với bệnh tật nên quốc gia nào cũng hình thành dần dần một hệ thống y học của mình, thì có ba hệ thống y học chính trên thế giới. 

Hệ thống y học lớn nhất là Tây y hiện nay, là các bệnh viện theo y học hiện đại với các máy móc, thiết bị, với các lý thuyết mà người ta mổ xẻ phân tích thực tế, là ngành y học hiện đại. Cái nền y học lớn thứ hai là nền y học Đông y mà thực ra là xuất phát từ Trung Quốc, tức là dựa vào hệ thống âm dương ngũ hành, hệ thống huyệt mạch kinh lạc trên cơ thể, và những thuốc lấy từ thiên nhiên, từ thảo mộc, và có một ít động vật. Và hệ thống y học thứ ba là hệ thống của các dân tộc ít người thiểu số của các bộ tộc rải rác trên khắp thế giới. 

Nghĩa là trên khắp thế giới này người ta có nhiều phương thuốc đặc biệt mà bây giờ Liên hiệp quốc cũng kêu gọi là phải đi tìm hiểu, bởi vì hiểu quả lạ lùng lắm. Ví dụ như là như ngày nay người ta đi tìm thuốc ngừa thai, nhưng người ta phát hiện là uống thuốc ngừa thai nhiều có thể sinh ung thư vú. Còn người dân tộc họ có thuốc gì từ cây đó, uống vào rồi là nghỉ, mà khi nào muốn tái sản xuất lại thì có một loại thuốc nào đó uống vào là tái sản xuất lại, hay như vậy. Hoặc là Việt Nam mình có đồng bào người Chơ ro, nghĩa là khi mà người phụ nữ muốn nghỉ sinh sản, họ lấy cây nhang họ đốt vài vị trí trên rốn, trên bụng là người phụ nữ nghỉ luôn, hay như vậy. 

Thì mấy cái đó họ giấu, họ không bao giờ cho người Kinh biết, nhưng đó cũng là cái văn minh của nhân loại. Vì họ giấu nghề cho nên không có phát triển được, chứ nếu mà tìm hiểu có khi chúng ta phát hiện ra một lý thuyết mới về y học. Giống như là bên Trung Hoa vậy, ngành Đông y mà Việt Nam mình cũng kế thừa suất sắc, và hệ thống lý thuyết về âm dương ngũ hành thì cũng lạ, hơi trừu tượng nhưng mà rất hiệu quả, rõ ràng là đã chữa được rất nhiều bệnh mà đôi khi Tây y bó tay.

Nên ở đây là chúng ta có ba hệ thống y học như vậy, và bây giờ chúng ta nói về những nguyên nhân bệnh để phòng và trị bệnh. Có mấy cái nguyên nhân thế này, dĩ nhiên là đạo Phật chúng ta nói nguyên nhân bệnh là do đâu, do cái gì? Do Nghiệp, hễ đạo Phật mình thì nói do Nghiệp. Nhưng bây giờ khoan nói tới Nghiệp vì phức tạp lắm, giờ mình nói theo Tây y chút xíu.

Theo y học hiện đại nguyên nhân của bệnh là do vi trùng trước, là một yếu tố. 

Là nếu mình bị viêm, bị lở bị loét, thì thế nào cũng tìm ra con vi trùng, ráng tìm ra con vi trùng để kết tội, để đổ thừa tại con vi trùng. Nhưng mà sự thật coi chừng con vi trùng nó tới sau khi mình bệnh, ở đây nó dễ có sự hiểu lầm lắm. Ví dụ như thấy người đó có bệnh lao, họ tìm trong phổi người đó thấy có con vi trùng, mình kết luận sao? Con vi trùng gây bệnh lao, kết luận hơi ngây thơ, nhiều khi tôi thấy cũng hơi đơn giản.

Có khi nào bệnh lao có rồi, con vi trùng nó mới đến không, nó mới có môi trường để sinh sản không, có khi nào mình nghĩ ngược lại không? Giống như vậy, giống như khi mà người ta bị loét bao tử, thì chữa mãi không được, bây giờ người ta sinh huyết mới phát hiện rằng trong ổ loét đó có con vi khuẩn. Họ mới kết luận rằng tại con vi khuẩn này nó mới tạo thành vết loét của bao tử, nhưng có bao giờ chúng ta đặt vấn đề ngược lại: tại vì có vết loét nên con vi khuẩn đó đến sống được, phải không?

Cho nên nhiều khi chúng ta phải lật ngược vấn đề lại, cho nên ai nói gì thì phải khoan tin ngay, giống như Đức Phật dạy vậy, Đức Phật nhận định mọi chuyện trên đời này phải xét lại hết. Cũng giống như vậy là ông bà mình cứ thấy mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây và kết luận rằng mặt trời quay quanh trái đất. Mắt mình thấy rõ ràng, nhưng mà sau này các nhà khoa học họ thấy ngược là trái đất lại quay quanh mặt trời, nó ngược đời là như vậy. 

Cho nên có những cái không thực, như thấy mình bệnh, tìm thấy con vi trùng thì kết tội con vi trùng này gây bệnh. Nhưng coi chừng ngược lại, mình bệnh mới lây con vi trùng [...] 

(*) Trích đoạn, lược ghi từ bài giảng "Sức khoẻ và bệnh tật" (Thời điểm: 00:32:43) của Thượng Toạ Thích Chân Quang, viện chủ Thiền Tôn Phật Quang (núi Dinh, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và chùa Viên Quang (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), cháu nội cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc: https://youtu.be/hiBr8jh7u6I?t=32m43s.

Lời bàn: "Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng", cách đây gần hai thế kỷ và cho đến tận ngày hôm nay, các nhà khoa học đứng trước câu hỏi này, vẫn dạt ra làm hai phía: Một phía kết tội vi trùng là nguyên nhân của bệnh tật (1), là nguyên nhân của sự hoại tử (2), có những vi trùng khác nhau cho những bệnh khác nhau (3)...từ đó mở ra những ngành công nghiệp tiền tỉ như công nghiệp vắc-xin, công nghiệp hoá dược. Người dẫn đường của phía này từng đoạt giải Nobel Sinh lý và y học: Louis Pasteur. Phía còn lại thì cho rằng vi trùng không phải nguyên nhân của bệnh tật (1), không phải là nguyên nhân của sự hoại tử (2), tất cả những vi trùng mang tính bệnh đều cùng một loại (3) ...từ đó mở ra những liệu pháp điều trị thiên nhiên, tự nhiên, ít tốn kém, với niềm tin rằng "cơ thể là một tiểu vũ trụ có khả năng tự chữa lành" và "nhiệm vụ của thầy thuốc và người bệnh là vận hành khả năng tự chữa lành đó". Người dẫn đường phía thứ hai là nhà sinh vật học Pháp Pierre Jacques Antoine Béchamp. Những nhà khoa học đứng về phía thứ hai gồm có: Hippocrates, Florence Nightingale (một Phật tử, người tiên phong vĩ đại của ngành điều dưỡng), Cash Asher, bác sĩ - nhà vật lý học người Mỹ Royal Raymond Rife, bác sĩ Gaston Naessens, Gunther Enderlein (giáo sư động vật học và vi sinh học tại ĐH Berlin)... Tất cả những thí nghiệm, nghiên cứu khoa học và lập luận của phía thứ hai đều được tổng hợp đầy đủ, súc tích trong quyển sách Tiêm chủng: Sự thật đằng sau sự huyền bí, ở chương 5 "Vi trùng sinh bệnh hay bệnh sinh vi trùng": 


Sách "Tiêm chủng: Sự thật đằng sau Sự huyền bí": 

1 nhận xét:

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...