Hiển thị các bài đăng có nhãn Deng Xiaoping. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Deng Xiaoping. Hiển thị tất cả bài đăng

Đặng Tiểu Bình - P2

Có điều gì đã biến hóa ở con người Đặng, kẻ cả cuộc đời chiến đấu chống chủ nghĩa tư bản, để ông ta lúc này, về thực chất là tìm cách liên minh với Mỹ - không chỉ để chống LX “hung hăng" mà còn cả Việt nam "anh hùng"?

Mới chỉ cách đó chưa lâu, vào tháng 4 1975, VN đã thống nhất đất nước dưới chính quyền CS, sau 16 năm chiến tranh xâm lược với người Mỹ. Liệu TQ có thực sự sợ hãi bị LX bao vây với các căn cứ quân sự trên biên giới từ bắc xuống nam rồi tấn công hạt nhân? Chỉ có thể là điều này: Xung đột biên giới giữa TQ và LX, TQ với đồng minh của họ là Ấn độ, trên vùng lãnh thổ mà LX thực sự không đóng quân mới xảy ra chưa lâu.

Có thể là Đặng không quên các lãnh đạo VN, cho đến cuối thập kỷ 60 vẫn phải linh hoạt giữa 2 nước lớn LX và TQ, và rồi từ từ đứng hẳn về phía LX. Xu hướng ủng hộ LX trở nên rõ ràng vào cuối thập kỷ 70 khi đảng lãnh đạo, nhóm của TBT Lê Duẩn, người được Moskva định hướng thắng thế. Phe thân TQ trong đảng đã bị đánh bại. Các lãnh đạo VN khi đó bắt đầu bày tỏ "thái độ chỉ trích một số tác động của Maoists", mà rõ ràng là họ không bằng lòng với Bắc kinh. Tháng 10 1975, Đặng, như chúng ta biết đã phụ trách vấn đề đối ngoại, ông ta cảnh báo Lê Duẩn đầy xúc phạm trong 1 cuộc đối thoại: "Quan hệ giữa 2 nước chúng ta có 1 số vấn đề… Chúng tôi buộc phải nói rằng, đọc các tờ báo của VN và làm quen với dư luận xã hội VN, chúng tôi cảm thấy bất an. Về cơ bản, các vị tập trung chú ý vào mối đe dọa phía bắc… Điều này có nghĩa là (có mối đe dọa) từ phía TQ đối với các vị”.

TBT Lê Duẩn phủ nhận mọi cáo buộc, nhưng dường như có uẩn khúc. Sự lựa chọn của ông giữa 2 "người anh lớn" mà giờ đã thành kẻ thù, nhìn chung là hợp lý, ông không có ý định thay đổi gì hết. Vấn đề không phải chỉ là ở thiện cảm Xô Viết của ông. Bởi quá trình "cách mạng văn hóa” diễn ra ở TQ vào thời gian đó khiến lãnh đạo của họ không thực sự giúp đỡ VN đủ nhiều, như LX. Vì thế TQ chẳng có cơ hội để gây ảnh hưởng với họ như Moskva. Người TQ tự họ hiểu vấn đề, nhưng bất lực chẳng thay đổi được điều gì, ngoài đổ lỗi quan hệ lạnh nhạt là do "người “anh em trẻ", trong khi đang bị kích thích mạnh với xui khiến "phản bội" người anh em Việt nam.

Với cảm giác thua thiệt ở VN, Mao và Đặng quay ra tìm kiếm đối tác khác ở Đông nam á, đó là “Khmers đỏ", những kẻ không cần bỏ vốn lớn như VN. Đặc biệt là sau này, không giống với VN, chúng quay ra cầu xin Mao chủ tịch ủng hộ chúng vô điều kiện trong cuộc chiến chống Xô Viết. Khi Khmers đỏ bắt đầu nắm quyền tháng 4 năm 1975 (TQ gọi là chính quyền dân chủ Cambodia), quan hệ Campuchia với VN xấu đi nhanh chóng. Có thể Đặng coi nước VN hùng mạnh đang tìm cách thiết lập quyền kiểm soát trên bán đảo Đông dương, sau khi giành thắng lợi năm 1975, họ dễ dàng làm được điều này, họ rất muốn đưa các láng giềng Lào, Campuchia vào quỹ đạo. Đó là họ thực hiện lời dạy của lãnh tụ Hộ Chí Minh, vào tháng 5 1969 đã thúc giục những người kế nhiệm đóng vai trò thống nhất bán đảo Đông dương.

Khmers đã tấn công gây cho VN đau đớn, nhưng sự có mặt của LX ở Đà nẵng và Cam ranh làm cho những cái đầu nóng phải dè chừng. Cho dù vậy, ở cả 2 tuyến biên giới VN-TQ, VN-Campuchia, xung đột vũ trang đã nổ ra. Ngày 31-12-1977, chính quyền Khmers đỏ cắt đứt quan hệ ngoại giao với VN.

Tình hình trong năm 1978 tiếp tục trầm trọng. Cải tạo công thương, chuyển đổi mô hình XH bắt đầu diễn ra. Từ mùa xuân 1978, chính quyền VN bắt đầu xung công rất nhiều tài sản người Hoa ở miền nam – với 1 số phất lên từ làm ăn buôn bán thời chính quyền cũ và nắm những phần quan trọng nhất của kinh tế trước 1975, nhưng đa số là buôn bán nhỏ. Có đến 1,5 triệu Hoa kiều đã di tản, trở về quê hương. Theo logic của những chính quyền CS như TQ, tiểu tư sản là thành phần bị coi là "kẻ thù của giai cấp", là đối tượng thanh trừng trong “cách mạng văn hóa”, nhưng ở đây, lãnh đạo TQ đã thổi phồng vấn đề này và phát động chiến dịch bảo vệ Hoa kiều "vô tội bị ngược đãi" bị "xua đuổi". Tháng 5 1978, TQ cắt đứt mọi trợ giúp kinh tế cho VN. Một tháng sau, VN tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (Council of Economic Mutual Aid-CEMA), cải tạo công thương tiếp tục được đẩy mạnh, nạn kiều tỵ nạn lên đến con số 170 nghìn người và bây giờ phần lớn từ các tỉnh phía bắc.

Mùa thu năm 1978, VN quyết định xóa bỏ chế độ Khmers đỏ. Họ chỉ đợi mùa khô để tiến quân vào Phnom penh. Trong tháng 10-1978, họ ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với LX, điều này bảo vệ cho VN trong trường hợp bị TQ tấn công.

Giới lãnh đạo TQ có ý đặt mình đứng ngoài cuộc. Không hẳn tất cả đều thấy có khả năng nào đó để tấn công VN, ngay cả trong trường hợp họ đưa quân vào Campuchia. Thực sự, hành động của cựu “người em cũ” làm cho TQ có cảm giác cay đắng. Nhưng làm thế nào để gây chiến tranh toàn diện chống lại 1 đất nước đã nhiều năm tiên phong trong cuộc chiến chống tư bản? Ít ai có đáp án cho câu hỏi này. Bên cạnh đó, PLA và trang thiết bị quân sự đã lạc hậu không như mong muốn. Công cuộc hiện đại hóa chỉ mới bắt đầu, nhìn chung PLA thua kém VN cả vũ khí, cả kinh nghiệm chiến đấu, chỉ vượt trội mỗi về quân số. Nỗi sợ hãi phản ứng của LX: Brezhnev đột nhiên quyết  giúp VN và giã nát phía bắc TQ bằng các dàn Grad như đã từng làm trong tranh chấp đảo Damansky? Chỉ 1 trận đánh 14-15 tháng 3 năm 1969, vài trăm binh lính PLA đã bị thiêu sống trong lửa.

Kẻ công khai nhất, chống lại chiến tranh là cựu cố vấn của Đặng, soái Diệp Kiếm Anh. Ông ta cho rằng TQ chẳng có mối nguy hiểm nào với việc LX bao vây TQ bằng các căn cứ quân sự ở phía nam, Diệp tin cần củng cố tuyến biên giới phía bắc và đề phòng các cuộc tấn công có thể từ LX. Nhưng Đặng đã không còn muốn lắng nghe. Ý tưởng gây chiến với VN của Đặng đã bén rễ trong đầu ông ta đến mức, TQ có đánh VN hay không chỉ còn phụ thuộc vào vận mệnh cá nhân ông ta. Rõ ràng, điều này không là tình cờ, đặc biệt là một số nhân vật am hiểu ở TQ, trong số đó có Tổng tham mưu trưởng PLA, tin rằng Đặng lúc đó, nằng nặc đòi gây chiến, và điều khiển mọi hoạt động chỉ là để "tăng cường quyền kiểm soát của cá nhân của mình lên các lực lượng vũ trang tại thời điểm đó, khi tiến đến quyền lực (vô hạn)."

Kể từ tháng 10 1978, sự chuẩn bị cho chiến tranh đã bắt đầu. Đặng, trên thực tế, tự cho mình nắm quyền chỉ huy tối cao PLA (bộ trưởng quốc phòng Từ Hướng Tiền, lúc đó, về bản chất làm phó cho Đặng). Đặng không còn coi mình phải nghe soái Diệp Kiếm Anh nữa, y trực tiếp tự vạch kế hoạch, bổ nhiệm các bạn chiến đấu cũ làm tổng tư lệnh PLA – tướng Hứa Thế Hữu, kẻ mà năm 1977, Đặng đã viết thư cho Hoa Quốc Phong xin ân xá. Chiến hữu khác của Đặng, tướng Dương Đắc Chí làm phó cho Từ. Đến ngày 21 tháng 12 năm 1978, việc chuyển quân đến biên giới với VN đã hoàn thành. Theo các tư liệu khác nhau, trên biên giới với VN dài 1300 km tập trung từ 450-600 nghìn binh lính và sĩ quan. Binh lính TQ trên biên giới với LX cũng được đặt trong tình trạng hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu.

Trong khi đó, yên tâm có LX đứng sau, QĐVN tiến vào Cam ngày 25 tháng 12 1978. Cho đến ngày 7 tháng 1 1979 họ đã giải phóng Phnom Penh. Chế độ Khmers đỏ sụp đổ. Chính quyền mới thân VN được thành lập, nhưng cuộc chiến đổ máu vẫn tiếp tục. Với sự chống lưng TQ và cả Mỹ, Khmer đỏ chạy vào rừng chiến tranh du kích và chỉ đến 1989 mới chịu tan rã.

Chiếm Phnom Penh cũng có nghĩa "làm mất mặt" TQ. Vì thế đối với Đặng, việc tấn công VN trở thành "vấn đề danh dự".

Tuy nhiên, Đặng phải tìm con đường ngoại giao để ủng hộ chiến tranh. Trong tháng 9, Đặng đến Burma, Nepal và Triều Tiên, còn tháng 10 là Thái, Malay và Singapore, ông ta chỉ tìm thấy sự hiểu biết ở Thái, nơi sợ hãi Cam sẽ đẩy mình vào cuộc thử nghiệm cú đánh VN. Tuy nhiên, các nước đã không phản đối mạnh, như thế là quá tốt cho Đặng. Đến lúc, ông ta cần thuyết phục người Mỹ, Đặng đã trình bày với Carter rằng ông ta cần sự "ủng hộ tinh thần" của họ. Có 1 thực tế là Carter đã không cố để khuyên can Đặng (ngoại trừ vài tuyên bố). Đó là chuyện quan trọng cho Đặng, vị TT Mỹ đã không phản đối hay hành động để chống lại ý đồ của Đặng, cũng không đưa nó ra LHQ, không trao đổi tin tức với LX. Đặng hiểu rõ, như thế có nghĩa là đồng tình. Ít nhất thái độ như vậy của Mỹ là rất cần thiết đối với Đặng. Vấn đề còn lại, nếu Đặng bắt đầu ngay sau khi thăm Mỹ, Brezhnev sẽ có ít hứng thú để can dự vào xung đột: ông ấy có thể cho rằng, Đặng hành động trong liên minh với người Mỹ! Tiễn Đặng rời Washington, Brzezinski thậm chí tuyên bố cởi mở với Đặng rằng, “TT ủng hộ ông!” Điều này, không thể không làm vị khách có cái nhìn u ám hài lòng.

Thực tế đã xảy ra như vậy. Chủ nhật 17 tháng 1 1979, 200 nghìn bính lính TQ theo lệnh Đặng đã đồng loạt, trên khắp chiều dài biên giới tiến vào vào VN. Brezhnev quả thực rất bối rối, không hiểu phải làm gì. Ông thậm chí gọi cho Carter trên đường dây nóng, chỉ để biết vấn đề thực sự là liệu TQ có hành động hay không – với sự chấp thuận ngầm của Mỹ. Và dù Carter đã có thể khuyên như thế nào đó, ông đã triệu đại sứ Dobrynin về Moskva và cuối tháng giêng tự mình cảnh cáo Đặng không được có các hành động tương tự. Brezhnev đã không tin. Cuối cùng thì bất kỳ hành động quân sự nào cũng không được phép. Để đánh lạc hướng Moskva, Trên đường từ Mỹ về, Đặng đã cố ý dừng chân 2 ngày ở Tokyo và thông báo với Nhật, Ttg Akira về kế hoạch quân sự. Đặng đã đến Nhật vào tháng 10 trong chuyến thăm đầu tiên để ký Hiệp ước hòa bình và hữu nghị, đó là ông ta tính toán đến sự “hiểu biết” của Nhật và đã không nhầm.

Cuộc chiến biên giới dữ dội kéo dài 29 ngày, nhìn chung nó diễn ra quanh tuyến biên giới với binh lính TQ tiến sâu vào lãnh thổ VN hơn 30 km. Ngày 16 tháng 3, Đặng rút quân, bỏ lại cách thành phố bị đốt cháy và đổ nát. Theo 1 ước tính, 25 nghìn binh lính TQ và 10 nghìn VN, bao gồm cả thường dân đã chết.

Rõ ràng, Đặng đã không thể “dạy cho VN một bài học”. Thiệt hại phía TQ lớn gấp 2,5 lần VN, đòn tấn công hiệu quả đã không hề diễn ra.

Nhưng ở trong nước, Đặng đã biến thất bại thành thắng lợi chính trị trên mặt trận đối nội. Chiến tranh với VN đã giúp Đặng củng cố uy quyền cá nhân với PLA, ông ta tự phong mình là lãnh đạo tối cao của đảng và đất nước. Vai trò của Diệp Kiếm Anh yếu đi, Hoa Quốc Phong đã không còn có thể làm gì nguy hiểm cho Đặng. Trần Vân vẫn là nhân vật quyền lực, nhưng Đặng luôn luôn có thể đồng ý: dù Trần có ganh tị thì vai trò ông ta chỉ là nhân vật số 2 trong đảng, về cơ bản, ông ta hoàn toàn ủng hộ Đặng trong cuộc đua quyền lực với Hoa.



Đặng Tiểu Bình - P1

"Không thành vấn đề, mèo trắng hay mèo đen, miễn là có thể bắt chuột – đó là con mèo tốt" – Đặng Tiểu Bình, 1961

"Đừng tự trói buộc mình vào 1 hệ tư tưởng và những tranh cãi trừu tượng trên thực tế về việc tên của nó là gì – CNXH hay CNTB."  Đặng Tiểu Bình, 1992


Tại sao Đặng đã thay đổi nhanh chóng, từ 1 nhà cách mạng Mác xít trở thành 1 kẻ theo chủ nghĩa xét lại, phản bội tư tưởng cộng sản, bắt tay Mỹ chống lại các nước vừa mới hôm qua còn là đồng minh XHCN của TQ? Trái lại ở TQ, ông ta lại vẫn được coi là nhà lãnh đạo CS nhiều công lao?

Có thể kết luận là: câu trả lời tùy thuộc vào ai đang nắm quyền. Chúng ta có Khrushchev, có cả Gorbachev như những kẻ phản bội. Nhưng cả 2 đã không để lại bất cứ điều gì tốt đẹp. Đặng Tiểu Bình, ít nhất cũng mở đường cho TQ phát triển – chỉ có điều, nó có được bằng máu của người Việt và những thỏa hiệp ngầm sau lưng dân tộc chúng ta.

Không giống Khrushchev hay Gorbachev, những kẻ đào mộ, bôi nhọ và lật đổ tiền nhiệm - những lãnh tụ chân chính và nhiều công lao. Đặng không làm thế, ông ta ca ngợi Mao là nhà Mác xít vĩ đại, nhà cách mạng vô sản. Ông ta đọc lời ai điếu và xin tha thứ bên mộ Bành Đức Hoài.

Cho đến 1992, Đặng mất hút khỏi sân khấu chính trị, ông ta gần như tự giam mình trong nhà, vẫn giữ mình là làm lãnh đạo tinh thần đảng CS TQ và “kỷ nguyên Đặng” kéo dài mãi sau này. Đặng được gọi là “Kiến trúc sư cải cách kinh tế và hiện đại hóa TQ. Nhưng cũng như Khrushchev hay Gorbachev, Đặng Tiểu Bình là kẻ phản bội.

-----------------------------------------

Sau đây là tư liệu về Đặng trong quan hệ với Mỹ và những sự kiện ở VN thập kỷ 70.

Đặng tham gia vào Hội nghị năm 1972 và thậm chí theo lệnh Mao được bầu làm Ủy viên TW nhưng không chính thức được vào BCT. Một trong những thành viên là soái Diệp Kiếm Anh đã đề nghị Mao bổ nhiệm Đặng nắm 1 số vị trí chủ chốt trong QĐ, nhưng Mao không đồng ý. "Cần suy nghĩ" – người cầm lái vĩ đại nói, ông ta vẫn chú ý đến Đặng, thử thách độ tin cậy… Trong khi Chu Ân Lai tỏ ra là kẻ không có mối liên hệ vững chắc với giới tư bản.

Vấn đề là ở chỗ, Kissinger tìm mọi cách cố để lôi kéo Bắc kinh vào liên minh quân sự chống Moskva, còn Chu không thực sự cương quyết bảo vệ độc lập của chế độ. Theo quan điểm của Mao, Chu đã hợp tác quân sự với Mỹ, đã đồng ý để người Mỹ che chở CHND Trung Hoa bằng "chiếc ô hạt nhân”. Dĩ nhiên, Chu chẳng làm gì trong vấn đề này (không quyết định) mà là Mao. Ông ta gầm lên tức tối: "Có những người muốn cho ta cái ô, vậy mà ta lại không muốn nó".

Lúc đó, theo yêu cầu của Mao, Đặng bắt đầu chuẩn bị cho nhiệm vụ ngoại giao quan trọng. Mao cử ông ta đến New York họp Đại HĐ LHQ và có bài phát biểu tháng 4 1974. Kể từ khi làm thành viên LHQ thay Đài Loan năm 1971, chưa có quan chức TQ cao cấp nào đến New York. Đó cũng chính là thời cơ cho Đặng trong khi phe Chu và Diệp Kiếm Anh đang thất thế, khả năng Đặng thay thế Chu Ân Lai đau ốm  làm Ttg đã điểm.

Phe cực tả không thích điều này. Giang Thanh cố thuyết phục Mao để Đặng ở nhà vì “đầy công việc trong nước”. Nhưng Mao không lay chuyển. "Giang Thanh! – Mao nổi giận – Cử Đặng đi là việc của ta, sẽ tốt nếu cô không chống đối. Hãy cẩn thận và bảo trọng, đừng phản đối đề nghị của ta”.

Đặng đã bay đến New York ngày 6 tháng 4 1974. Tiễn Đặng trên sân bay là toàn bộ lãnh đạo đảng, trừ Mao, cùng 4000 đại diện công nhân và quần chúng. Tất cả đều hiểu, Đặng đến Mỹ để thực hiện sứ mệnh đặc biệt: từ phát biểu ở LHQ để thông báo cho toàn thế giới học thuyết ngoại giao mới - 3 thế giới của Mao – theo đó ông ta chia thế giới làm 3. Một là các siêu cường LX và Mỹ, hai là Nhật, châu Âu, Úc và Canada, ba là số các nước còn lại. Lần đầu tiên Mao cho giới thiệu học thuyết này là vào tháng 2 1974. Theo Mao, thế giới thứ 3 trong đó có TQ cần phải đấu tranh chống lại các lực lượng đô hộ, gồm cả LX và Mỹ. Điều đó có nghĩa là Mao thi hành chính sách độc lập trong đối ngoại và tỏ ý sẽ không ngả theo siêu cường nào. Chính Mao từng tuyên bố rất tiêu cực rằng cả LX và Mỹ - những siêu cường thế giới thứ nhất là những kẻ “đàn áp và bóc lột quốc tế lớn nhất”, thậm chí là “nguồn gốc của chiến tranh thế giới mới”. Ông ta kết tội LX - siêu cường mang nhãn hiệu XHCN là kẻ “đặc biệt hung hăng”.

Bài phát biểu của Đặng gây ấn tượng, nhưng dường như ông ta không soạn nó. Có 1 nhóm đặc biệt làm việc này cho ông ta, cả Đặng và Chu đều chỉnh sửa. Nó cũng được các lãnh đạo đảng bàn cãi và viết lại. Mao đã phê chuẩn chỉ sau khi sửa lần thứ 6.

Ngày thứ 4 của chuyến đi Mỹ, Đặng gặp Kissinger tại khách sạn Valdorf Astoria. Hai bên nói chuyện suốt buổi tối, từ 8h đến 11h đêm. Đặng hút nhiều thuốc và cùng Kiss uống Mao đài. Mặc dù không hài lòng với bài phát biểu của Đặng, nhưng Kiss nói:  "Chúng tôi làm việc cùng ông để giữ con gấu (Nga) ở phía bắc". Người phiên dịch đã thông báo cho Kiss phát biểu của Đặng là “đầy mạnh mẽ và độc địa” nhưng “không đủ hiểu biết” các vấn đề của lịch sử và ngoại giao. Dù sao, Kiss cũng bắt đầu chú ý đến nhân vật mới nổi này, về sau, Kiss đã thay đổi quan điểm về Đặng và “rất kính trọng” con người thấp nhỏ dũng cảm, có ánh mắt u ám, tận tâm với sự nghiệp dù cuộc đời gặp ngang trái không đáng có.

Cùng “bốn hiện đại hóa”, Đặng và phe mình bước vào công cuộc “Hiện đại hóa thứ 5: dân chủ” sau khi thắng thế phe “độc tài bảo thủ” và bè lũ 4 tên. Đến cuối 1978, đảng CS TQ đã chuyển từ đấu tranh giai cấp và đường lối chính trị sang trọng tâm kinh tế, từ bỏ tiếp tục theo đuổi “chuyên chính vô sản” – 1 chủ đề nhạy cảm.
 
Uông Đông Hưng, nhân vật “chuyên chế” cuối cùng bị loại bỏ khỏi các hoạt động tuyên truyền tư tưởng. Các nhân vật mới ủng hộ Đặng tiếp tục được đưa vào BCT như Trần Vân, Hồ Diệu Bang, Đặng Dĩnh Siêu, Vương Chân… TQ bước vào thời kỳ mới với khẩu hiệu: Cải cách kinh tế và dân chủ. Nhà báo Mỹ Robert D. Novak, sau 2 giờ phỏng vấn Đặng cuối 1978 viết Đặng là "Nhân vật ảnh hưởng nhất TQ" và hoàn toàn ủng hộ "tự do dân chủ"! Ngày 1-1-1979, tờ tạp chí Times tuyên bố Đặng là nhân vật của năm và đăng ảnh trên trang bìa.

Người ta thường thấy: Cứ mỗi lần 1 vị thần dân chủ xuất hiện, cho dù ở đâu là chiến tranh kéo đến. Dazibo – khẩu hiệu lớn hay còn gọi là “bức tường dân chủ” hô hào đổi mới, cải cách và dân chủ, được giới đoàn viên trẻ giăng khắp nơi, về sau, giới trẻ này gây họa biểu tình dân chủ Thiên an môn 1989.

Là kẻ được mệnh danh nhà bảo vệ dân chủ nhân quyền thế giới, TT Jimmy Carter cảm thấy phấn khích với phong trào giải phóng mới ở TQ. Từ báo cáo của đại diện Mỹ tại TQ J. Stapleton Roy, ông ta biết Đặng "không chỉ cho phép mà còn truyền cảm hứng cho các khẩu hiệu nhằm trực tiếp chống lại giới bảo thủ trong chính phủ, để củng cố quyền kiểm soát BCT…” Nhà báo Mỹ Novak viết: Với sự mong mỏi và năng nổ, Đặng vội vã hình thành  "hệ thống chính trị và kinh tế có lý” tại quê hương và "làm đồng minh với Mỹ chống Liên Xô”. Điều thứ 2 rõ ràng quan trọng hơn với Mỹ, như người ta biết, Mỹ coi LX là kẻ thù số 1. Với sự hội tụ Trung – Mỹ, một chiến lược cũ lại được sử dụng: chia rẽ để cai trị, chơi với kẻ yếu để khống chế kẻ mạnh.

Không chỉ Carter và Đặng thúc giục đẩy nhanh quá trình này: bình thường hóa quan hệ với Mỹ cho phép đạt được tham vọng “bốn hiện đại hóa”. Sau 1 vài vòng đối thoại tại Bắc kinh tháng 5 1978 giữa Đặng với cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski, Ngoại trưởng TQ Hoàng Hoa với lãnh đạo văn phòng Liaison Mỹ ở TQ. Hai bên đã đạt được “vấn đề Đài Loan”. Mỹ đồng ý hủy bỏ Hiệp ước phòng thủ, bảo vệ Đài ký từ 1954, từ bỏ quyền đóng quân ở Đài Loan, rút chuyên gia, cố vấn và chỉ quan hệ ngoại giao hạn chế với Đài.

Đến cuối 1978, quan hệ Trung-Mỹ đạt tầm mới: chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao kể từ 1-1-1979. Điều này gây nhiều ngạc nhiên, nhất là Đài Loan. 

Đặng đã từ lâu muốn đi thăm Mỹ. Thậm chí là khi gặp Brzezinski tháng 5-1978, Đặng đùa muốn thăm Mỹ mà chỉ còn giữ chức 3 năm nữa thôi. Brzezinski lập tức nắm lấy ý này và mời Đặng đến Washington. Đến tháng 10 1978 thì có lời mời chính thức từ TT Carter, nhưng không phải mời riêng. Carter không biết nên mời ai, Đặng hay Hoa Quốc Phong lúc đó là Ttg. Theo Woodcock, khi đó chính Đặng đã chủ động đi Mỹ. Ngày 28 tháng 1 1979, Đặng cùng vợ, phó Ttg Phan, Hoàng Hoa phụ trách khoa học kỹ thuật và một số nhân vật khác đi Mỹ. Đó là sau Khrushchev 1959, sau Brezhnev 1973, có lãnh đạo nước lớn XHCN đi thăm tư bản.

Đặng được đón tiếp theo nghi lễ cấp cao tại sân bay quân sự Andrews gần Washington. Ra sân bay đón Đặng là phó TT Walter Mondale và thư ký nhà nước Cyrus Vans. Họ giữ Đặng trong khách sạn sang trọng Bleer House trên đường Pennsylvania. Thậm chí là trang hoàng lại nơi này để vinh danh khách quí: đồ đạc tinh xảo, thảm và tranh cổ đắt tiền. Cả thành phố, những thứ Đặng nhìn thấy qua cửa sổ chiếc limousine rất ấn tượng: đường xá, đại lộ thẳng tắp, các tòa nhà cao, đồi Capitol, Công viên quốc gia Mall, khu tưởng niệm George Washington  - với cây cột chọc thẳng lên trời và một số bức tượng giống như ở Thiên an môn chỉ có điều to lớn hơn nhiều.

Ông bạn cũ Brzezinski đến gặp trước tiên sau khi để Đặng nghỉ ngơi 1 chút sau chuyến bay dài. Brzezinski làm 1 bữa tiệc chiêu đãi nhỏ tại nhà riêng như đã hứa.

Ngày hôm sau và nhiều ngày sau nữa là các cuộc họp chính thức, thăm viếng và phát biểu – rất nhiều hò reo, cười và thậm chí nước mắt. Đặng bắt tay các chính khách, giới kinh doanh, hôn các cháu hát tiếng Hoa, thăm thượng viện, hạ viện. Đặng cũng đến TT vũ trụ Houston, nhà máy Ford và Boeing, trường đua Texas và dĩ nhiên Nhà Trắng để nói chuyện với Carter trong bầu không khí nồng ấm. Sau này, Carter viết trong hồi ký: "Đặng gây ấn tượng thân thiện với tôi – Ông ta nhỏ bé, mạnh mẽ, có giáo dục, thành thật, cam đảm, sôi nổi, dễ ưa, tin cậy, thân mật và nói chuyện với ông ta – dễ chịu." Đặng, dĩ nhiên như kể, cũng rất thỏa mãn.

Trong chuyến đi là ký kết các văn bản hợp tác khoa học-kỹ thuật và văn hóa, trao đổi sinh viên. Đặc biết nhất là thỏa thuận trao cho TQ quyền giao dịch thương mại thuận lợi nhất. Đặng được trao danh hiệu Tiến sĩ danh dự của University Temple ở Philadelphia, 1 cái mũ cao bồi chăn bò của trường đua Texas.
 
Cuộc thăm viếng của Đặng mở đầu mối quan hệ lịch sử của 2 nước lớn. Mặc dù cả 2 vẫn là những đối thủ khó hóa giải, nhưng với Đặng, điều quan trọng hơn là chứng tỏ, trong thời kỳ rất khó khăn vẫn có thể liên minh, để giải quyết các vấn đề địa chính trị quan trọng – liên quan đến cuộc đấu chống "bá quyền Xô Viết". Trên hết, ở Đông nam á, nơi cả LX và đối tác của họ TQ đều đang dựa vào 1 đồng minh mạnh – Việt Nam, kẻ mà vừa mới đây là bạn bè đã bị TQ biến thành kẻ thù dữ dằn.

Chủ đề Việt Nam và LX được Đặng và Brzezinski đề cập ngay trong hôm đầu tiên, tại bữa tiệc tối. Nói về Việt Nam với thư ký nhà nước Cyrus Vens, Đặng cáu giận sôi lên theo đúng nghĩa đen. Đáp lại câu hỏi, TQ có thể làm gì nếu bị LX tấn công? Ông ta trả lời rằng TQ có thể ra đòn đáp trả bằng sức mạnh chí tử vì họ có đủ vũ khí hạt nhân – để thổi tung “Anh Cả” thành cát bụi, các nhà máy thủy điện, vùng Novosibirsk và, có thể, cả Moskva. Điều trớ trêu là cả 2 bên nói về cú đánh vào LX cạnh những chai vodka mà Brzezinski vừa mới được đại sứ LX Anatoly F. Dobrynin tặng làm quà. Có lẽ vì những chai vodka này mà Đặng đã bị kích động, nhưng sau hồi bốc đồng, vẻ thâm trầm đã trở lại, ông ta chính thức nói với Brzezinski, lúc chỉ có 2 người rằng, muốn nói chuyện với TT và các nhân vật tin cậy cấp cao nhất, theo cách riêng tư nhất  về Việt Nam.

Ngày hôm sau Đặng lặp lại đề nghị này trong khi gặp Carter ở Nhà Trắng, khi Đặng được mời vào phòng Bầu Dục. Ở đây, Đặng bằng giọng ảm đạm tuyên bố với Mondeyl, Vens và Brzezinski quyết định tấn công Việt Nam! Rõ ràng, đối với người Mỹ, những kẻ vừa bị đánh bại tại Đông nam á, 2 từ "Việt nam" nghĩa là thất bại hoàn toàn. Có lẽ, khi nghe tuyên bố của Đặng, họ cảm thấy có chút vui mừng ngấm ngầm nào đó: kẻ thù nhiều năm của Mỹ giờ bị trừng phạt bởi chính Bắc kinh! Quốc gia mà trong những năm chiến tranh khó nhọc của người Mỹ đã kiên quyết sát cánh cùng Việt nam, cung cấp vũ khí, lương thực và thậm chí cả gửi binh lính đến. Điều này là thế nào! Dường như, thế giới đã thay đổi, không những giờ đây các nhà cộng sản gây chiến chống lẫn nhau, mà còn bàn thảo kế hoạch quân sự cùng đế quốc!

Tuy nhiên, Carter cố giữ vẻ bề ngoài bình tĩnh trước tin động trời này, ông ta thậm chí tỏ ra khuyên can Đặng đừng có ý định mạo hiểm. Carter, tuy nhiên đã không nói ông ta phản đối, mà chỉ bày tỏ về khía cạnh không có lợi, khi cộng đồng quốc tế và nhiều thành viên nghị viện của ông ta tuyên bố TQ là “kẻ xâm lược”.

Sáng hôm sau, khi Carter gặp riêng Đặng 1 lần nữa (lúc chỉ có phiên dịch Ji Chaozhu), ông ta đọc cho Đặng bản thảo tuyên bố đặc biệt do ông ta viết tay, trong đó 1 lần nữa cảnh báo Đặng về xung đột vũ trang mà Đặng phát động: sẽ "gây ra lo ngại nghiêm trọng trong tương quan đánh giá chung về TQ ở Mỹ và giải pháp hòa bình tương lai đối với vấn đề Đài Loan. Carter không thể không lo lắng về phản ứng có thể của LX đối với xung đột Việt-Trung. Chiến tranh ở Đông nam á giữa 2 quốc gia hạt nhân không cần thiết đối với ông ta mà còn gây ra nguy hiêm cho cả thế giới.

Nhưng Đặng, hút hết điếu xì gà này đến điếu khác, tiếp tục nài nỉ về quyết định của mình và để Carter hiểu, Đặng so sánh Việt Nam bị LX kiểm soát với Cu ba. Hơn thế, ông ta giải thích rằng nếu TQ không "dạy dỗ" Việt nam 1 bài học ngắn (ông ta đã hứa rút quân sau khi xâm lược 10–20 ngày), thì LX sau khi đứng chắc chân ở Việt nam, sẽ hoàn tất bao vây TQ, để làm điều này, họ đã xâm nhập Afghanistan. (Đặng đã nói như thế! 11 tháng trước khi LX chính thức can thiệp vào đây!)

Carter không trả lời gì về điều này, chỉ Đặng nói ra tất cả những gì ông ta muốn, một cách đột nhiên rồi đột nhiên im lặng. Rõ ràng là khi nói nó ra, ông ta thấy mình nhẹ nhõm, và tự thể hiện 1 cách thoải mái. Như thể ông ta đến Washington chính là để thông báo cho người Mỹ về cuộc chiến tranh sắp đến ở Việt Nam.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...