Nhân quả giàu, nghèo, sắc đẹp, trí thông minh, vô sinh, tuổi thọ... Nhân quả công bằng - Phần 6 (hết)


Bây giờ chúng ta hỏi nhau vài câu: Tại sao thấy có những người hiền lành mà khốn khổ, còn những người hung giữ tại sao giàu sang?
Chúng ta trả lời như thế này: hiền lành có nhiều loại hiền lành, chứ đừng thấy ai hiền là cũng tốt. Có người hiền mà thụ động thờ ơ không hại ai mà cũng chẳng bao giờ giúp ai thì người đó nghèo là đúng. Ví dụ như người ta chửi ta vào mặt cũng chả thèm trả lời, công nhận người đó đúng là hiền. Nhưng mà thấy người nằm bên nhà nằm giẫy đành đạch sắp chết mình cũng đứng nhìn không giúp, thì người đó đúng là hiền như vậy người đó khốn đốn là phải. 

Cho nên hiền nhưng phải tốt phải giúp người, cho nên nói tại sao người đó hiền mà khổ. Bởi vì hiền kiểu đó mà thấy người ta khổ không giúp mà thờ ơ thụ động quá thì khổ là phải.

Đó là trường hợp hiền mà thụ động thì sẽ nghèo. Còn người hiền lành mà gặp người ta hoạn nạn mà làm ngơ thì quả báo còn khủng khiếp hơn nữa. Ví dụ mình đi qua khúc sông, thì người này rất là hiền lành ai nói gì cũng cười chả bao giờ giận ai, bỗng có một thằng bé rơi xuống sông. Nó kêu cứu mình cứ đứng đó nhìn, nhìn xung quanh không thấy ai cứu mà mình cũng không làm gì hết cứ để nó ú ở kêu la rồi nó cũng chết luôn. Thì người đó hiền nhưng kiếp sau có mắt mà như mù có miệng mà câm không nói được. 

Bởi vì thấy mà không làm gì giúp, có miệng mà không biết kêu để người khác đến cứu. Gặp người ta trong cơn nguy hiểm khốn khổ mà không giúp gì hết, thì hiền kiểu đó kiếp sau khốn đốn vô cùng, nên đừng tưởng hiền là tốt nhé. Rồi có người hiền, kiếp trước người đó có tu nhưng mà kiếp trước nữa người đó có tạo Nghiệp. Ví dụ có một tay đó trước đây làm ăn cướp, cái đoạn đường đầu đời còn khỏe mạnh gia nhập băng cướp chuyên môn cậy cửa dí dao rồi lấy đồ của người ta. Cho đến năm ba mươi năm tuổi giác ngộ hiểu đạo sám hối quăng gươm vào chùa tu hành.

Vào chùa rồi là tự đày đọa mình làm những công việc nặng nhất, là đi bổ củi, nấu cơm, bưng từng chậu đất lại đắp những ổ gà trên đường. Thì qua kiếp sau trở lại người đó là người hiền lành vì nhờ đoạn đời từ ba mươi năm tuổi tới sáu mươi tuổi biết tu trong chùa nên trở lại mang chuẩn tự đó làm người hiền lành. Nhưng mà gặp người ta thì người ta ăn hiếp người ta đánh người ta đập để trả lại quả báo đoạn đầu đời đã đi ăn cướp. Đây là trường hợp hiền do ở giai đoạn sau còn trước đó là người hung giữ, nên dù hiền cũng phải trả quả báo cái đã, rồi sau đó cái Phúc nó mới đến nên nói tại sao người đó hiền mà khổ.

Có ba trường hợp: 

- Hiền mà thờ ơ thụ động quá.

- Hiền mà thấy người ta hoạn nạn không giúp

- Trường hợp thứ ba là hiền nhưng mà trước đó có một giai đoạn là giữ. 

- Còn một trường hợp hiền mà trả quả báo thê thảm đó là cái hiền của mình mà làm người khác tổn hại.

Ví dụ như thánh Gandhi, hôm trước có một lần có người Phật tử hỏi chúng tôi:

- Thưa thầy, con của con hỏi câu này: Nói Nhân nào Quả đấy, tại sao thánh Gandhi của Ấn Độ chủ trương bất bạo động, dành độc lập cho Ấn Độ bằng chủ trương bất bạo động. Ai đánh mình chịu chứ không đánh trả lại, để dành lại độc lập cho Ấn Độ thì tại sao cuối cùng bị bắn chết, bất bạo động nhưng bị quả báo là trả lại kết quả là bị bạo động? Nhân Quả chỗ nào?

- Chính cái bất bạo động của thánh Gandhi đã làm hại cho rất nhiều người Ấn Độ.

Chủ trương của ngài thế này: Có một lần đó người Anh cấm người dân Ấn Độ làm muối, người Anh họ độc quyền làm muối và đem vào bán với giá cao. Thánh Gandhi mới kêu người dân Ấn Độ đi xuống bờ biển làm muối, nên lính Anh xuống biển chặn không cho họ xuống. Mà ai đi xuống thì chúng cầm cây đánh liền, và những người Ấn Độ nghe lời thánh Gandhi là không phản ứng bất bạo động. Nó cầm cây đập vào đầu kêu bốp ngã xuống liền, rồi người sau bước tới, người sau cũng không thèm chống trả, người sau bước tới nó cầm gậy đập bốp lại rơi xuống nữa. 

Cứ như vậy nó đánh một lát nó sợ liền vì người ta nằm gục nhiều quá nó không đánh nữa, thì những người sau từ đó mới xuống biển lấy nước về làm muối. Thì như vậy chính chủ trương bất bạo động của thánh Gandhi làm cho biết bao nhiêu người dân Ấn Độ bị đánh đập, không tự vệ. Như vậy cái bất bạo động của thánh Gandhi đã làm cho người dân Ấn Độ bị hành hạ bị giết hại rất nhiều nên thánh cũng phải chịu quả báo cuối cùng thánh cũng bị bắn chết. Cho nên Nhân Quả công bằng, chỉ lo chúng ta nhìn không ra hết thôi, chứ Nhân Quả luôn luôn công bằng.

Còn tại sao người hung dữ mà giàu sang, tại sao? 

Thấy người này dữ nhưng mà trước kia cái dữ có cái nhiệt tình ở trong đó. Nghĩa là trong làng trong xóm có người nghèo khổ thì người này luôn đi đầu, gom người này ít cây tre, người kia ít viên gạch để xây cái nhà giúp cho người đó. Mặc dù ông dữ nhưng mà nhiệt tình nên bây giờ cái dữ vẫn còn nhưng ông ấy vẫn giàu cái đã, chừng nào ông trả Quả báo dữ thì tính sau. Ngược lại mấy người hiền mà không chịu làm gì hết còn người này dữ nhưng chuyên môn làm chuyện gì cũng xía vào giúp người ta hết, nhiều khi nói trên đầu trên cổ người ta nhưng mà có cái nhiệt tình nên giữ mà giàu.

Hoặc là có người dữ nhưng có máu hiệp sĩ. Cái tên đó bặm trợn râu ria tùm lum ra, nhưng mà hễ trong xóm mà ai bị bắt nạt thì tay đó cầm cây ra trước để bảo vệ dân làng. Hễ khi nào nghe có ăn trộm ăn cướp xâm nhập hoặc ở đâu phá làng phá xóm là tay đó cầm cây ra chặn đầu ngõ trước bảo vệ làng xóm trước. Thì người này hiền hay dữ? Dữ nhưng mà có công, chính vì dữ mà có công bảo vệ làng xóm được yên tâm làm ăn nên sau này người đó dữ mà giàu. 

Nên chúng ta thấy người công an cũng vậy, nếu người công an chân chính, có ai công an mà hiền không? Ít, vì công an mặt ai cũng ngầu dữ lắm nhưng mà lại có công là bảo vệ bình yên cho dân. Cho nên làm người công an chân chính rồi cuối đời cũng giàu không phải do hối lộ nhé, kiếp sau vẫn giàu, dữ mà giàu, lý do là vậy.

Còn người dữ là do kiếp trước giúp người mà kiêu ngạo, giúp người mà khinh thường người ta. 

Thì kiếp sau này thì đầu tiên cũng giàu nhưng sau này sẽ nghèo, bởi vì giúp người ta mà coi thường người ta thì sau này Quả báo tới mình sẽ giàu, nhưng mà dữ rồi cuối cùng là nghèo. 

Thêm vài điểm về Nhân Quả nữa: 

Chúng ta coi thường điều gì thì điều đó sẽ hết.

Ví dụ như mình có bạn bè nhưng mình khinh thường bạn bè thì sau này mình sẽ cô độc, không ai tới làm bạn mình nữa. 

Mình không ưa trẻ em thì sau này không có con, Nhân Quả là như vậy. Nên có lần có người phụ nữ mới hỏi:

- Thưa thầy con lấy chồng nhưng nhiều năm chưa có con, con phải làm sao?

- Hãy nghe ông bà mình: Yêu trẻ trẻ đến nhà, kính già già để tuổi. Là nếu chừng nào cô thương yêu được trẻ em, không phải con mình mình cũng thương thì tự nhiên mình có con liền.

- Con ít thương trẻ em lắm, nhiều khi cả cháu con vậy,con bế bế chút rồi con thả, không thương.

- Như vậy là sai lầm, bây giờ muốn có con phải làm cái việc Phúc lớn cho con cháu khắp nơi.

Nghĩa là mình thấy nhà nào trong xóm có con cháu mình tới mình tặng quần áo tặng một lon sữa. Tức là mình bày tỏ lòng thương trẻ em của mình đối với rất nhiều trẻ em thì sẽ có con, hãy tin điều đó, đó là Nhân Quả. Chỉ vì mình không thương trẻ mà trẻ không đến nhà, không ai vào đầu thai để mình có con hết.

Hoặc là mình không kính trọng người lớn tuổi thì dễ chết sớm. Nên gặp người lớn tuổi phải kính trọng, phải ưu ái, phải chiều, phải nhớ như vậy, vì sao vậy? Vì người lớn tuổi là họ đã sống qua một đời thăng trầm cực khổ rồi và bây giờ họ phải được hưởng yên vui, cho nên tất cả chúng ta ai cũng phải có bổn phận thương yêu người lớn tuổi. Đó là đạo nghĩa của cuộc sống, của người Việt Nam và của đạo Phật. Chúng ta ra đường mà gặp người già nhiều khi người già đó khó tính hay cằn nhằn, luôn luôn chúng ta phải chiều, cứ phải ngoan, cứ phải vâng dạ. Nhớ điều đó vì người già có khi đổi tính có khi cục tính, nhưng vì chúng ta thương yêu người già, chúng ta yêu đạo nghĩa Việt Nam, chúng ta phải chiều hết dù ông bà mình có khó tính thế nào đi nữa. 

Người con mà bất hiếu với cha mẹ thì kiếp sau không cha không mẹ nghĩa là mồ côi, nên có người mồ côi mà nguyên nhân là đời trước bất hiếu với cha mẹ. 

Còn người không thương yêu loài người thì kiếp sau làm gì? Người sống với con người thế này mà không thương yêu loài người, không thương yêu con người thì kiếp sau làm gì? Thì không được sống với con người nữa, tức là sống với ai? Sống với thú, đúng: Người mà không biết thương yêu con người kiếp sau đọa làm súc sinh, nhớ như vậy. Nên chúng ta có mặt trong cuộc đời này hãy thương yêu con người thì kiếp sau mới được làm người. 

Người mà hay chặt phá rừng không yêu sự sống thì kiếp sau làm sao? Kiếp sau không có sự sống, nghĩa là sao? Nghĩa là khi chết rồi vất vưởng làm ma đói, không được đầu thai. Còn người yêu quý rừng, yêu quý từng cây xanh, bảo vệ rừng, thì người đó chết rất dễ được đầu thai lại nơi sung sướng. 

Bây giờ chúng ta nói về tiền bạc nhé: Người mà có tiền bạc mà phung phí thì sau này không có tiền nữa. Ví dụ tiền đó đáng lẽ nhiều người sống được, mình đem nhậu một bữa nhậu vài triệu đồng. Hoặc là mình đem đánh vào cờ bạc mất mấy chục triệu hay là biếu tặng xả láng cho một đối tượng sai lầm. Có những ông giàu quá không biết làm gì thế là mời một cô gái đẹp ăn chung bàn ăn rồi tiền rút ra cho cả triệu đồng liền. Thì cho không đúng đối tượng thì người như vậy sau này không có tiền, mà làm sao không có tiền? 

Bởi vì vô trong tù ở rồi không có tiền, nên phung phí rồi thì không có tiền. Thứ hai nữa là: Hà tiện mà không bố thí thì cũng không có tiền luôn. Ví dụ trong nhà, mình giấu trong nhà mình được trăm triệu nhưng thấy người nghèo không chịu giúp thì sau này trăm triệu đó mất luôn. Vì người hà tiện cũng sẽ mất hết tiền, người phung phí sau này cũng mất hết tiền. 

Chỉ có người nào sử dụng tiền chính xác vừa tiết kiệm mà vừa độ lượng, tiêu dùng cho mình hợp lý,giúp ai đáng giúp thì giúp. Thì người đó tiền bạc từ từ tăng trưởng mãi nghĩa là từ từ bắt đầu có ít mai mốt có nhiều tiền. Mới đầu có mười triệu bỏ vào trong tủ, mà gặp chuyện dùng mất năm bảy triệu, mai mốt phục hồi lại hai chục triệu. Nhưng trong đó hai chục triệu này rất đúng dùng đâu chính xác đó, vừa tiết kiệm giúp người cần giúp nó hao mất mai mốt tăng vọt lên năm chục triệu. 

Nghĩa là đồng tiền mà dùng chính xác thì càng ngày càng nở ra còn mà dùng sai lầm: một là phung phí, hai là hà tiện thì sau này đồng tiền đó không còn.

Bây giờ chúng ta nói qua cái Nhân Quả về sắc đẹp.

Sắc đẹp là điều rất quan trọng. Cái mặt đẹp là điều rất cần thiết trong cuộc sống này, cũng là điều hãnh diện là cái Phúc của mình. Nhưng cái tâm bên trong là cái Nhân mà tướng bên ngoài là cái Quả. Tâm đẹp thì mặt sẽ đẹp, chúng ta hãy soi gương và nhìn khuân mặt mình sẽ thấy tâm của mình. Nếu ngày hôm đấy mà mình soi gương mà mình thấy mặt mình đẹp biết rằng thời gian qua cái tâm mình đẹp. Còn nếu mà mình soi gương mà thấy cái mặt mình như Thị Nở thì biết cái tâm mình là Thị Xẹp, rất là hẹp hòi.

Nên vì vậy muốn có nhan sắc đẹp thì hãy tu dưỡng nội tâm mình cho đẹp, đừng có tốn tiền đi sửa sắc đẹp, để tiền đó đi làm việc nghĩa mặt sẽ đẹp, đẹp bền bỉ luôn. Chúng ta muốn đẹp mà chỉ lo chăm sóc bên ngoài thì sau này sẽ tàn tạ nhiều hơn. 

- Cho nên mỗi lần ta khởi được tâm thương người là mỗi lần mặt chúng ta đẹp hơn chút.

- Mỗi lần chúng ta giận hơn một con người mặt lại xấu đi, cứ như vậy mà biết điều chỉnh nhé. 

- Mỗi một lần chúng ta lạy Phật mặt mình sẽ đẹp hơn một chút

- Mỗi một lần chúng ta khinh thường một con người mặt mình sẽ xấu đi một chút. 

- Mỗi một lần chúng ta kiêu ngạo cho rằng mình là hơn mặt mình xấu đi một chút. 

- Cứ một lần chúng ta hạ mình khiêm tốn tôn trọng người khác mặt mình đẹp hơn một chút. 

Đó là những phương pháp thẩm mỹ tuyệt vời nhất.

Cho nên không có phương pháp thẩm mỹ nào đẹp bằng phương pháp là: Thương người này, tôn trọng con người, lễ Phật, giúp người, đó là cái thẩm mỹ tuyệt vời nhất chứ không có bác sĩ thẩm mỹ nào bằng phương pháp đó. Như vậy Luật Nhân Quả vô cùng sâu xa không ai đủ sức để hiểu hết đường đi của Luật Nhân Quả trừ Đức Phật. Còn chúng ta, chúng ta chỉ tu chừng nào thì mình hiểu thêm chừng đó, tu chừng nào thì sáng thêm một chút, chứ không ai dám vỗ ngực nói rằng tôi hiểu hết về Luật Nhân Quả. Và mỗi Nhân Quả ở mỗi cõi rất là phức tạp khác nhau, ví dụ chúng ta ở cõi người Nhân Quả ở cõi người khác, còn người sinh lên cõi trời Nhân Quả của cõi trời kỳ bí lạ lùng khác lạ hơn nhiều.

Rồi một vị Bồ Tát khi đi hóa độ chúng sinh lại có những Nhân Quả bí mật hơn nữa. Và chúng ta cũng không thể hiểu nổi, chứ không phải Bồ Tát dùng phép đâu. Chúng ta đừng tưởng một vị Bồ Tát muốn hóa độ chúng sinh là ông hóa phép ông hiện ra ngồi lơ lửng trên hư không ông giảng đạo, không có. Mà muốn cho mọi người nghe mình thì cũng phải gieo cái Nhân gì đó đúng Nhân đúng Quả rồi người ta mới đến nghe mình giảng chứ không phải là hễ hiện thần thông là người ta đến nghe đâu, cũng có Nhân có Quả.

Chúng ta mơ ước điều này: Ngày nào mà các trường học trên khắp thế giới này đều đem môn Nhân Quả học vào dạy để làm cái nền tảng đạo đức, thì ngày đó thế giới này sẽ là một cõi thiên đường. Bởi vì ai cũng thương yêu nhau, ai cũng kiềm chế tránh làm khổ nhau mà chỉ mong muốn là đem niềm vui đến cho nhau. Thì bây giờ niềm mơ ước đó chắc có lẽ chưa đạt được, là tất cả các Phật tử chúng ta kể từ ngày hôm nay chúng ta tự nhắc nhau lòng tin hiểu về Luật Nhân Quả. Chúng ta dạy răn con cháu chúng ta về Luật Nhân Quả và như vậy chúng ta sẽ xây dựng được thiên đường trong lòng mình, trong gia đình mình làng xóm mình.

Hôm nay chúng ta nói với nhau về một số quy tắc của Luật Nhân Quả để từ nay chúng ta biết hướng cuộc đời mình về nơi mình muốn nhé. Mình muốn mình đẹp thì hãy thương người giúp người, muốn mình giàu thì sử dụng tiền bạc cho chính xác, muốn quả báo tăng lên nhiều lần thì hãy bố thí giúp người với cả tấm lòng. Chúng ta sẽ lèo lái dẫn cuộc đời đi về nơi mong muốn, mà chẳng những một mình mình, mình sẽ đem đạo lý Nhân Quả này đem niềm kính tin Phật pháp này truyền cho nhiều người khác nữa. Trước hết là giúp cho con cháu mình, rồi làng xóm mình bạn bè bà con mình, ai cũng tin được Nhân Quả ai cũng tin được Phật pháp, cuộc đời này sẽ trở thành cõi Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cháu ruột Bác Hồ chia sẻ lý do thôi học ĐH Bách khoa để xuất gia làm tu sĩ Phật Giáo 

Bài giảng đầy đủ: 

https://www.youtube.com/watch?v=ZsUcnmHA6g0&t=1s

Cháu ruột Bác Hồ chia sẻ lý do thôi học ĐH Bách khoa để xuất gia làm tu sĩ Phật Giáo 

https://www.youtube.com/watch?v=BGdbMHQBTgY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...