Hiển thị các bài đăng có nhãn Zuyganov. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Zuyganov. Hiển thị tất cả bài đăng

KPRF đi về đâu!?

 Chuyện chính trường Nga, KPRF (đảng Cộng sản LB Nga) của ông Zyuganov có thể tìm kiếm vị thế mới trên chính trường Nga bằng cách hợp nhất hay không?


Đã 30 năm tồn tại, mặc dù KPRF vẫn là chính đảng lớn thứ 2 nhưng họ đã không tiến mà thậm chí đi lùi. Cử tri ủng hộ, giới lớn tuổi một thời gắn bó với lý tưởng Cộng Sản, với CNXH vắng dần. Ông Zyuganov vật lộn với đường lối phát triển, với các phân khúc biến dạng trong đảng mà vẫn không tìm ra lối thoát.

Đó là ông còn may mắn hơn vô số các đảng CS vòng quanh thế giới đã cả trăm năm tuổi, mỗi thời kỳ vài mùa bầu cử, mùa nào cũng lèo tèo vài ba % phiếu bầu. Hoặc những đảng nắm quyền nhưng chỉ phá hoại, phá hoại trong chiến tranh, phá hoại trong hòa bình. Phá hết, phá sạch để rồi bồng bế nhau sang Washington ăn mày.

Sát nhập có lẽ là một lối thoát. Nga có hàng chục đảng có tên Cộng Sản hoặc tương tự, cũng từng nhiều vụ sát nhập, hợp rồi tan, tan rồi lại hợp. Muôn sự như tại trời, như tại “Mộng uyên ương hồ điệp”;
Chuyện hôm qua như nước chảy về đông,
Mãi xa ta không giữ được,
(mãi sao ta không hiểu được)
Hôm nay có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta…

Lúc này, một lần nữa, dư âm về khả năng sát nhập của KPRF và Đảng Nước Nga công bằng–Yêu nước-Vì sự thật (Just Russia - For Truth hoặc SRZP) lại vang lên trong môi trường chính trị. Từng đã có tuyên bố sớm kiểu này, từ miệng của ông Sergey Mironov (của SRZP) vào đêm trước các cuộc bầu cử thì giờ đây chúng lại xuất hiện từ ông Zuyganov mà không có lý do đặc biệt nào.

Ông Zyuganov nói: “Nếu họ đồng ý thực hiện chương trình của chúng tôi, hãy thử liên kết với nhau - kéo bản thân lại với nhau, cùng làm việc…”. Chỉ là một chút mặc cả, khi gần đây, SRZP định vị mình là giới CNXH.

Đúng là Just Russia của ông Sergey Mironov từng nói rằng đây là một bước không thể tránh khỏi theo quan điểm lịch sử, vấn đề còn lại là phải làm gì với những cử tri, những người có thể không thích KPRF-SRZP, cũng như giới đảng “Nhà cách mạng-XHCN" cũ không thích thủ lĩnh Prilepins, người thay thế ông Mironov trong SRZP. Cũng nhiều người không thích các vấn đề nảy sinh trong việc sát nhập phần cứng-phần mềm, trong cơ cấu lại tổ chức và bộ máy và những vấn đề khác.

Vì thế, vẫn còn quá sớm để nói rằng quá trình sát nhập 2 đảng đã được khởi động, nhưng cũng có thể tiến trình như thế không quá phức tạp khi có những tương đồng quan điểm. Đặc biệt là khi phép + cho một triển vọng cạnh tranh với đảng nắm quyền EP.

Vị thủ lĩnh già của KPRF đã nhiều lần kêu gọi tất cả các đảng CS đoàn kết. Điều tương tự cũng thấy từ ông Mironov. Nhưng xu hướng phân ly vẫn mạnh hơn hội tụ trong suốt những năm gần đây. Về nguyên tắc, ai cũng thấy có những lý do chính đáng cho điều này, theo nghĩa chỉ nên có một thương hiệu đảng Cộng sản ở Nga, phép + là một khối cử tri đông đảo và khi mà ngày nay, không còn một cuộc Cách mạng vô sản nào nữa, chỉ còn cả đám đông chủ nghĩa cơ hội cấp tiến tranh giành quyền lực vị kỷ, trong khi đa số cử tri còn lại, dù có ủng hộ đảng phải nào, vẫn hoàn toàn ủng hộ chính phủ và tổng thống V. Putin.

Khi nói về KPRF và SRZP, có lẽ cũng cần nhắc lại lời của Surkov, cựu cố vấn TT Yeltsin và một số nhân vật làm chính trị thập kỷ trước rằng, nước Nga nên đứng bằng 2 chân, giống như một pho tượng và thậm chí là nhiều chân (đa đảng), còn SRZP hay LDPR của ông Zhirinovsky sẽ "ăn thịt" những người cộng sản, vì cử tri của họ đang già đi. Mong muốn thăng tiến, những năm qua KPRF đã tích cực lôi kéo, dung nạp những kẻ như Grudinin, Udaltsov, Navalny (các nhân vật chống đối), mặt trận cánh tả, cánh hữu và những người khác. Cái sự ngược đường ấy có thể thu hút được giới cử tri trẻ, nhưng lại làm bất mãn cử tri già vì rõ ràng hoàn toàn sai cương lĩnh, đường lối. Thậm chí là nguy hiểm khi điều đó đặt KPRF vào thế đối lập với chính quyền. Bây giờ họ cảm thấy tốt khi có SRZP dựa trên nền tảng của lòng yêu nước và sự hợp nhất với Prilepin, một trí thức có tầm hiểu biết rộng, thành viên CLB trí thức hàng đầu Nga – Izborsky, lại vừa là một trong các thủ lĩnh Mặt trận toàn Nga ONF.

Sát nhập này đối với KPRF là một sự lai ghép, vừa giữ được giới theo cộng sản đang dần dần cởi bỏ bộ trang phục cũ, nhưng họ vẫn cần hình ảnh của Stalin và Liên Xô như một biểu tượng yêu nước.

Công bằng mà nói, KPRF vẫn còn một số ít những người cộng sản thực sự, có uy tín và ảnh hưởng từ thời Liên Xô. Nhưng số đông hơn áp đảo là các thủ lĩnh và đảng viên, nói thật ra là hàng nhái và hàng giả. Điều này dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” như sự bất lực của ông Zyuganov. Ví dụ, chi khu Moskva cương quyết chống chỉ thị của ông, đưa người họ tự chọn ra ứng cử Duma gần đây. Đó là vấn đề khủng khiếp với ông Zyuganov và BCHTW, không có cách nào tổ chức sắp đặt lại bộ máy, cũng không thể đập bỏ đi. Còn xiết chặt kỷ cương lúc này, chẳng khác nào đẩy giới này vào tình trạng bất hợp pháp. Sa thải hàng loạt những kẻ chiếm giữ ghế đảng trục lợi ư? Cũng được thôi! Nhưng họ chạy sang đảng khác cũng CS! và mang cử tri đi theo. Chưa kể các đòn đá hậu vào chỗ hiểm khiến số còn lại đau điếng. Trời ơi! Cộng sản xưa nay là vậy.
***

Xét cho cùng, đây là vấn đề cộng sinh. Huy Phúc chân nhân xứ Lừa nhà tôi mô tả sự cộng sinh này rất đơn giản, đúng bản chất: như anh trật tự phường và đám ma cô trong địa bàn. Cùng nhìn nhau mà sống, yên ả thì có chung chi thu phế; sóng gió thì phím cho nhau, cùng gồng gánh nương tựa nhau chờ tai qua nạn khỏi.

Thậm chí ở qui mô lớn hơn, đảng nào cũng có "những kẻ phá hoại" và trong sự tranh giành ảnh hưởng và quyền lực - còn hơn cả phá hoại. Vì vậy có câu hỏi: liệu có cần thiết phải trao quyền cho một hoặc một vài đảng nắm bộ máy nhà nước? Hay là hình thành một Đảng kỹ trị như thời Stalin! Ở Nga, điều này không còn là lý thuyết, nó đã thực sự được khởi động.



Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...