Hiển thị các bài đăng có nhãn Roosevelt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Roosevelt. Hiển thị tất cả bài đăng

Tiết lộ của một nhà ngoại giao Mỹ về Stalin và Liên Xô!

Joseph Davies: Nếu không loại bỏ Đạo quân thứ 5, Liên Xô đã phải chịu thất bại tan nát trước Hitler;
Joseph Davies và J. Stalin

Có bài viết này ở đây, vào lúc này là do các sự kiện đang xảy ra ở châu Âu làm gợi nhớ lại mốt quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô vào thời điểm trước và sau Thế chiến 2.
Cũng có một cuốn sách của 2 người Mỹ về Liên Xô, các ông Michael Sayers và Albert Kahn và thật ra, tiểu sử và dòng họ của 2 người này cũng khá thú vị, còn cuốn sách của họ có tên: "Cuộc chiến bí mật chống lại nước Nga Xô Viết", hay cái tên tiếng Anh: “The Great Conspiracy. The Secret War Against Soviet Russia”.
Nhà ngoại giao người Mỹ Joseph Davies có cuốn sách khác: "Sứ mệnh tới Mátxcơva” (Mission to Moscow | download). Tác giả của cuốn sách, người mà vào các năm 1936-38 là Đại sứ tại Liên Xô. Cuốn sách "Mission to Moscow" của Davies được xuất bản ở Mỹ cách đây đúng 80 năm, vào năm 1942.
Cụm từ “Soviet Russia” trong cuốn sách thậm chí còn là rất khác thường tận ngày nay. Cái lên Liên Xô, hay Xô Viết chung chung phổ biến hơn. Tại sao vậy, có lẽ cần giải thích ở một bài khác.
Cuốn sách gồm lời tựa của tác giả và chín phần: 1. Bắt đầu Sứ mệnh; 2. Washington và các nước phương Đông; 3. Thanh trừng trong Hồng quân; 4. Nước Nga qua con mắt các láng giềng; 5. Thanh trừng nhằm vào Bukharin; 6. Mátxcơva nghe tiếng trống trận; 7. Đỉnh cao nhiệm vụ; 8. Tóm tắt các sự kiện; 9. Thành quả của nhiệm vụ. Cuốn sách kết thúc với phần phụ lục mở rộng do chính J. Davies biên soạn và chứa đựng nội dung các văn bản, tài liệu tham khảo, các báo cáo quan trọng của đại sứ.

Joseph Davies sinh năm 1876. Ông bắt đầu sự nghiệp với tư cách luật sư. Đầu những năm 1930, ông đã nổi tiếng trong Đảng Dân chủ khi đóng góp một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị và tiến hành thành công chiến dịch tranh cử tổng thống của Woodrow Wilson. Sau đó, Davies bắt đầu được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng. Năm 1913-1915, là ủy viên chính phủ phụ trách giám sát các tập đoàn; các năm 1915-1918 là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang. Trong Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919, ông là cố vấn kinh tế của Tổng thống Wilson. Sau Thế chiến 1, Davies trở lại với nghề luật một lần nữa.
Davies đã làm quen với Franklin Roosevelt năm 1933, và Roosevelt trở thành chủ nhân của Nhà Trắng (nhiệm kỳ 1933-45), Roosevelt đã tham khảo ý kiến của Davies về nhiều vấn đề. Cũng năm 1933, Mỹ khôi phục quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Liên Xô là William Bullitt. Quan hệ của Bullitt với Stalin và các nhà lãnh đạo Liên Xô khác là bình thường, nhưng thông tin về Liên Xô mà Bullitt gửi về Washington lại khá tiêu cực. Còn TT Roosevelt có mong muốn xích lại gần hơn với Liên Xô, đặc biệt là khi Đảng Quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Và Roosevelt quyết định bổ nhiệm Davies làm đại sứ tại Matxcova, mặc dù lúc đó không có kinh nghiệm về ngoại giao.
Được bổ nhiệm làm đại sứ vào tháng 8 năm 1936, J. Davies đã góp phần hoàn tất các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại giữa Liên Xô và Mỹ. Gần hai năm Davies ở Liên Xô đã khiến ông tin tưởng chắc rằng chính phủ Anh và Pháp đã mắc sai lầm lớn khi xoa dịu Hitler và cố gắng cô lập Liên Xô. Đồng thời, Davies thấy Stalin đã tỉnh táo trong việc đánh giá tình hình thế giới, chuẩn bị cho một cuộc đối đầu gần như không thể tránh khỏi với Hitler. Trong cuốn sách, Davies trình bày chi tiết về sự chuẩn bị này.
- Thứ nhất, phát triển nhanh chóng của công nghiệp (công nghiệp hóa 10 năm trước Thế chiến 2).
- Thứ hai, tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang Liên Xô (huấn luyện quân sự, tăng số lượng biên chế, nâng cao chất lượng vũ khí và trang thiết bị quân sự).
- Thứ ba, thanh lọc Đạo quân thứ 5 (trong bộ máy quản lý nhà nước, lực lượng vũ trang, trong nền kinh tế quốc dân).

Davies đặc biệt chú ý đến tuyến thứ ba “thanh lọc Đạo quân thứ 5” trong quá trình chuẩn bị chiến tranh của Stalin. Đại sứ Mỹ đã có mặt tại hầu hết các phiên tòa ở Mátxcơva năm 1937-38. Là một luật sư có kinh nghiệm dày dặn, Davies ghi nhận tính không hoàn hảo của các phiên tòa ở Mátxcơva và xác nhận tội trạng của các bị cáo. Trong cuốn sách, Davies tường thuật nhiều sắc thái thú vị liên quan đến những bị cáo trong các phiên tòa như Nikolai Bukharin, Mikhail Tomsky, Grigory Zinoviev, Alexei Rykov, Lev Kamenev, Yuri Pyatakov, Christian Rakovsky, Nikolai Krestinsky, Arkady Rozengolts, Grigory Grinko, Grigory Sokolnikov, Karl Radek và những kẻ khác. Ông quan tâm nhiều đến "phe đối lập ngầm" trong Lực lượng vũ trang Liên Xô. Nhân vật chính ở đây là Nguyên soái Mikhail Tukhachevsky. Các nhân vật khác của đội quân ngầm: V. Putna, I. Yakir, I. Uborevich, R. Eideman, A. Kork, B. Feldman, V. Primakov. Adolf Hitler, vào trước chiến tranh đã tạo ra đạo quân thứ 5 ở tất cả các nước châu Âu và sử dụng chúng để tìm cách chinh phục những nước này một cách nhanh chóng, đôi khi không cần bắn một phát súng nào. Liên Xô cũng có đạo quân thứ 5 như vậy. Nhưng sau vụ ám sát M. Kirov năm 1934, Stalin bắt đầu công cuộc thanh lọc có hệ thống, đến cuối năm 1938 thì cơ bản hoàn thành.
Davies liên tục lặp lại rằng nếu không loại bỏ đạo quân thứ 5, Liên Xô sẽ phải chịu thất bại nặng nề trước Hitler.
Davies viết về những quan sát của mình với các sự kiện diễn ra ở Liên Xô không chỉ trong nhật ký mà còn trong các thông điệp do Ngoại trưởng Cordell Hull gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ. Một số thông điệp đã được gửi đến F. Roosevelt. Vào mùa hè năm 1938, Davies được triệu hồi từ Mátxcơva và bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ tại Bỉ và Đặc phái viên tại Luxembourg, và vào tháng 1 năm 1940, ông làm Trợ lý Đặc biệt cho Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
Sự nghiệp ngoại giao của Davies chấm dứt vào tháng 11 năm 1940, theo nguyện vọng, ông được cho thôi việc tại Bộ Ngoại giao. Năm 1941, Davies được đặt vào vị trí lãnh đạo Ủy ban của Tổng thống nhằm thống nhất các hoạt động của tất cả các tổ chức về vấn đề hỗ trợ đồng minh trong chiến tranh.
Thật khó để không đánh giá rất cao vai trò của Davies trong việc đưa Mỹ và Liên Xô xích lại gần nhau hơn trước và sau Thế chiến 2 cũng như thời kỳ cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bùng nổ. Davies đã thuyết phục được cả Cordell Hull và Franklin Roosevelt rằng Liên Xô không những không phải là kẻ thù của Mỹ mà ngược lại, có thể và nên trở thành đồng minh chính của Mỹ trong chiến tranh thế giới. Dựa trên kiến thức sâu rộng của mình về Liên Xô, cựu đại sứ Davies, chỉ 2 ngày sau khi Đức tấn công Liên Xô, đã tuyên bố rằng: "Thế giới sẽ ngạc nhiên về quy mô của cuộc kháng chiến mà Nga sẽ tiến hành”. Ở Mỹ, có rất nhiều giới ủng hộ Hitler một cách công khai và bí mật, cũng như giới chống Liên Xô công khai và bí mật. Davies không ngần ngại gọi giới này là Đạo quân thứ năm (fifth column) của nước Mỹ. Ông nói rằng: "Chính phủ Xô Viết không tìm cách áp đặt ý chí của họ lên các dân tộc khác mà chỉ chống lại Hitler và những kẻ muốn nô dịch nhân loại". Davies đã phát biểu trên báo chí, trên đài phát thanh, tại nhiều cuộc mít tinh, kêu gọi người Mỹ từ bỏ thành kiến với Liên Xô và cung cấp hỗ trợ cho Liên Xô. Ông kiên quyết yêu cầu mở mặt trận thứ hai. Sau đó, ông trở thành thành viên của phái đoàn Mỹ tại Hội nghị Potsdam năm 1945 (với cấp bậc đại sứ).
Davies đã có hai cuộc gặp gỡ với Stalin. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào đêm trước khi ông hoàn thành nhiệm vụ đại sứ tại Mátxcơva vào tháng 6 năm 1938. Nhà ngoại giao Mỹ kể chi tiết cuộc trò chuyện của ông với Stalin trong một báo cáo gửi cho Ngoại trưởng Mỹ. Báo cáo này đã được giải mật và đưa vào phần bổ sung của cuốn sách. Cuộc gặp thứ hai, diễn ra vào mùa hè năm 1943. Đó là một chuyến của Davies đến Mátxcơva, mang theo theo một thông điệp đặc biệt từ Roosevelt gửi đến IV Stalin.
Vào cuối mùa xuân năm 1943, quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ bị nguội lạnh. Nguyên nhân là do phương Tây trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai chống phát-xít. J. Davies đã thảo luận vấn đề này với Roosevelt, và tổng thống đã giao cho ông đứng đầu với nhiệm vụ mới, gặp Stalin và thuyết phục rằng Mỹ vẫn là một đồng minh đáng tin cậy của Liên Xô và sẵn sàng hợp tác chặt chẽ sau chiến tranh. Davies mang đã chuyển về một thông điệp riêng cho Roosevelt (Bản dịch thư của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô – Stalin với các Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại 1941-1945. Văn bản số 83 ngày 5 tháng 5 năm 1943). Nhưng sức thuyết phục chính để Mỹ duy trì các mối quan hệ đồng minh thậm chí không phải là thông điệp dành cho Roosevelt, mà là bộ phim mà Davies, cùng với tổng thống Mỹ, đã tặng cho Stalin.
Bộ phim này có cũng tên với cuốn sách của ông, "Mission to Moscow". Bộ phim ra đời một năm sau cuốn sách. Đó là một dự án được TT Roosevelt ủng hộ. Phim thuộc thể loại nửa hư cấu, nửa tài liệu. Hầu hết phần tài liệu là những gì liên quan đến công việc của đại sứ quán Mỹ tại Mátxcơva cũng như ông Davies. Ở Mỹ, bộ phim đã được hàng triệu người Mỹ theo dõi, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố thiện cảm của "tầng lớp thống nhất Mỹ" dành cho nước Nga Xô Viết. Nói không quá, nếu không có bộ phim này, Mặt trận thứ hai chống phát-xít ở phương Tây có lẽ đã không được mở ra sau này.
Gửi bộ phim, Roosevelt đã rất hy vọng rằng Stalin sau khi xem phim có thể cảm thấy “tâm trạng thân Mỹ”. Stalin ngay lập tức đã xem bộ phim và quả thực rất ấn tượng. Davies viết cho Harry Warner: "Nguyên soái Stalin và tất cả những người có mặt tại buổi chiếu đều đánh giá cao những hình ảnh". Năm 1943, bộ phim được phát hành cho hệ thống phân phối phim của Liên Xô và cũng rất được khán giả Liên Xô yêu thích. Bộ phim "Mission to Moscow" đặc biệt thành công bên ngoài Mỹ, ở Liên Xô ở Anh và Trung Quốc.
Ngay sau khi bộ phim được phát hành tại Mỹ, một bản sao của nó cũng đã được đưa đến boongke của Hitler. Trùm tuyên truyền quốc xã Goebbels đã viết một mục về điều này trong nhật ký của mình vào tháng 5 năm 1943. Hắn ta cũng nhận được thông tin về chuyến đi của Davies đến Mátxcơva, và đã gọi ông Davies là "cái phòng khách của Bolshevik", một loại người "nguy hiểm" và ra lệnh cho báo chí Đức tuyên truyền tẩy chay cuốn sách và tác giả của nó.
Sau Thế chiến 2, ông Davies tiếp tục làm việc để duy trì mối quan hệ Xô-Mỹ, mối quan hệ mà khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu, Washington bắt đầu có chủ ý làm sụp đổ. Davies là một trong những người tổ chức và là chủ tịch danh dự của Hội đồng quốc gia về tình hữu nghị Mỹ-Xô. Trong một bài phát biểu của mình, ông tuyên bố rằng: "Trong số tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, sẽ không có ai trung thành, kiên định hơn trong việc duy trì và bảo vệ nền hòa bình vĩnh viễn hơn là nhân dân Liên Xô”. Cho đến cuối đời (ông mất ngày 9 tháng 5 năm 1958), J. Davies, bất chấp các cuộc tấn công liên tục từ giới chống Liên Xô thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, vẫn là một người bạn thực sự của đất nước Liên Xô.
PS: bên trên có cụm từ "tầng lớp thống nhất Mỹ". Cần giải thích thêm là nước Mỹ nhiều phe phái, ngay cả giới chính trị gia cũng có nhiều đường lối, quan điểm khác nhau. Do đó, không có sự thống nhất như một tầng lớp. Vì thế mà đặt cụm từ này trong ngoặc kép. Vấn đề là Stalin, nếu như không tận dụng được sự ủng hộ của giới chính khách mà Roosevelt là đại diện, nếu như coi nước Mỹ là đối thủ, là kẻ thù, thì cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ khó khăn, ác liệt hơn nhiều. Chiến tranh là một hoàn cảnh đặc biệt, trong đó cây giáo dài hơn, súng đạn nhiều hơn là thiệt hại, tổn thất ít hơn, là cơ hội chiến thắng nhiều hơn. Hình ảnh bên dưới là một minh chứng cho điều này. Quan điểm của Truman, TT kế nhiệm đã rất khác. Đó là sự trục lợi, là chủ nghĩa cơ hội. Về phía mình, Liên Xô nhận được 1 khẩu súng trong Lend-lease cũng đã bớt đi 1 khẩu cho phát-xít. Súng có lởm, nhưng giá trị là gấp đôi.
Cũng cần nói thêm rằng, KKE gây chiến ở Hy Lạp và giấc mộng Đại Nam tư của Tito cũng là một phần nguyên nhân của Chiến tranh lạnh.

Truman: "Nếu chúng ta thấy Đức đang thắng thì chúng ta phải
giúp Nga và nếu Nga đang thắng thì chúng ta phải giúp Đức và
đấy là cách để họ giết nhau nhiều nhất có thể,..."


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...