Bình đẳng là gì?

Chân lý không bao giờ là một chiều, người chỉ nhìn một chiều không bao giờ thấy chân lý. Người đã nói nhiều về bình đẳng, nhưng sự chênh lệch về quyền lợi và địa vị vẫn mãi mãi xảy ra. Nếu bạn muốn san phẳng mọi chênh lệch trong xã hội bằng một cuộc cải thiện nào đó, bạn là người không tưởng. Vĩnh viễn không bao giờ có sự ngang bằng phẳng phiu về quyền lợi giữa mọi người vì phước nghiệp của họ không thể nào hoàn toàn giống nhau. Nơi tự thân con người đã không bằng nhau về thể chất, trí tuệ và tính tình, và sau này nơi quyền lợi, họ sẽ không thể nào hoàn toàn ngang bằng với nhau. Đây là một tiên đề đầu tiên, rất rõ ràng và thực tế mà chúng ta phải chấp nhận. Dù một chủ thuyết kêu gọi bình đẳng thế nào, họ vẫn phải chấp nhận đặc quyền đặc lợi cho một nhóm người có trách nhiệm và khả năng ở chừng mực nào đó. 
Nếu muốn dùng bạo lực và quyền hành để áp đặt sự ngang bằng về quyền lợi cho mọi người, chúng ta đã phạm một sai lầm rất lớn. Thứ nhất, là sai với luật Nhân Quả Nghiệp báo. Người có công và người không có công chẳng thể bằng nhau về quyền lợi. Thứ hai là đưa đến hậu quả tai hại, không còn ai cố gắng phấn đấu để lập công trạng gì nữa, họ sẽ làm việc trong tình trạng cầm chừng. Thế nên, sự san bằng quyền lợi là một điều không tưởng, thiếu thực tế, cực đoan một chiều và phi chân lý. 

Tuy nhiên nếu chấp nhận sự chênh lệch quyền lợi cũng là một sai lầm ở cực đoan khác. Nếu chấp nhận sự chênh lệch quá đáng, sẽ có đấu tranh giữa giai cấp ít quyền lợi và giai cấp nhiều quyền lợi. Giai cấp đặc lợi sẽ bảo thủ và vơ vét một cách tàn nhẫn vì quyền lợi của họ được ngang nhiên công nhận. Sự bảo thủ và vơ vét đó sẽ chạm đến quyền lợi của giai cấp thiểu lợi, đấu tranh sẽ bùng nổ. Chính vì chỗ lắt léo này mà sự bình đẳng đã được ca ngợi từ nghìn xưa đến nghìn sau. Người ta đã mơ tưởng về một xã hội mà ai cũng đồng đều với nhau về quyền lợi, ai cũng thương nhau và đem hết công sức để phụng sự cho nhau. 

Tuy nhiên ý nghĩa cao siêu tế nhị của bình đẳng phải được hiểu ở cách khác, không phải sự bình đẳng do quyền lực san bằng tài sản. Bình đẳng là tính chất Đạo Đức nơi một con người. Người có tính bình đẳng là người không muốn trội vượt hơn ai về quyền lợi. Vì bình đẳng là Đạo Đức nên nó là sự tự giác, không phải là sự áp đặt. Trong một tập thể nào đó, nhất là trong chúng tăng, ví dụ có một người, do phước quá khứ, được người thân đem đến tặng nhiều thực phẩm bánh trái. Nếu người này không có Đạo Đức bình đẳng và giữ lấy tặng phẩm để dùng một mình, mọi người xung quanh sẽ tị hiềm bực bội. Không phải mọi người tỵ hiềm vì họ không được chia phần, mà họ tị hiềm vì người kia thiếu lòng nhân ái, thiếu đức bình đẳng. Chính cái thiếu lòng nhân ái, thiếu đức bình đẳng đã khiến cho sự chia rẻ và đấu tranh xảy ra. Nếu người kia có đức bình đẳng, có lòng thương người, sẽ đem tặng phẩm chia đều trong tập thể và mọi người sẽ vui vẻ với nhau nhiều hơn. Không phải mọi người vui vì họ được chia phần mà họ vui vì người kia thể hiện đức bình đẳng và lòng nhân ái. Sự bình đẳng là một lý tưởng tốt đẹp mà ai cũng mơ ước, nhưng nó phải được thể hiện bởi sự tự giác của mỗi người. 

Có hai cực đoan mà chúng ta phải tránh, một là chủ trương san bằng quyền lợi bằng bạo lực. Hai là chấp nhận sự chênh lệch quyền lợi. Hai cực đoan này không bao giờ đưa đến tốt đẹp. Còn chân lý thì trung dung, khéo léo, tự giác, uyển chuyển và từ bi. Nếu chân lý dễ thực hiện thì cuộc đời này có lẽ không còn đau khổ. Chân lý luôn luôn khó nắm bắt, nó tiềm ẩn ngoài cái thấy biết của tai mắt, ngoài những kết luận một chiều. Người ta chỉ thực hiện được chân lý khi họ được sự hướng dẫn đúng đắn và được khuyến khích thường xuyên. Rõ ràng hành động đem phẩm vật của mình chia đều cho anh em là một sự tự giác và từ ái, không ai được quyền bắt buộc về điều này, nhưng chính lòng nhân ái và đức bình đẳng đã khiến họ có hành động tốt đẹp ấy. 

Nếu bạn hưởng thụ hết mọi sở hữu của mình dù bạn ở tập thể hay ở riêng rẻ, lúc đó bạn không phải là người bình đẳng và từ bi. Dù tài sản bạn đang có không ai hay biết, nhưng bạn hãy mạnh dạn san sẻ cho người khác, đừng sử dụng hết những gì mình có. 

Có lẽ chúng ta cũng từng gặp những trường hợp một người, nhất là tu sĩ, bị đố kỵ ganh tỵ khi họ mặc chiếc áo đẹp, khi họ sử dụng tài sản vượt trội hơn người xung quanh, nhưng cũng có người không bị ganh tỵ khi sử dụng những thứ đó. Người bị ganh tỵ vì trước đó họ không bố thí nhiều, không tùy hỉ khi người khác đắc lợi. Bố thí cũng có nghĩa là muốn cho người khác đắc lợi, bố thí cũng đã mang ý nghĩa tùy hỉ trong đó rồi. 

Cũng như mọi tính chất Đạo Đức khác không thể vắng bóng trên cuộc đời này, nhưng cũng không thể cưỡng bức áp đặt, bình đẳng cũng vậy, không thể vắng bóng trong tương quan giữa mọi người, nhưng cũng không thể cưỡng bức áp đặt. Nó là sự tự giác và sự tự giác hành bình đẳng sẽ đưa người thực hành đi về nơi tràn đầy phúc lạc. 

Nếu chúng ta cưỡng bức sự ngang bằng về quyền lợi, chúng ta sai về Nhân Quả. Một chế độ khẩu phần xít xao khiến cho không ai có thể bố thí với ai, và như thế phước họ giảm dần cho đến khi họ phải bị đói kém thê thảm trong hiện đời. Đó là sai về nhân, không tạo điều kiện dư dả để họ có thể thực hành bố thí. 

Kế đó, nếu người nào trong số đó, đã không thể làm phước bằng cách bố thí, đã làm phước bằng cách đem sức lao động ra phục vụ nhiều hơn qui định. Đến khi quả báo trở lại họ vẫn phải được quyền lợi trội hơn mọi người. Nhưng sự san bằng quyền lợi đã phủ nhận quả báo của họ. Đây là sai về quả. 

Bình đẳng không phải là sự áp đặt cưỡng bức bởi quyền lực mà chỉ là sự tự giác cao thượng trong tâm hồn của con người. 

Trích "Luận về nhân quả" (bản in cũ) - Thượng Toạ Thích Chân Quang, cháu nội Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Truyện ngắn: Mây đen


- Mẹ ơi, vì sao hôm nay con không thấy mặt trời?
- Vì hôm nay mặt trời bị mây đen che mất rồi con ạ.
- Như vậy ông mặt trời còn chiếu sáng không mẹ?
- Vẫn còn con ạ, chỉ là mình không thấy được thôi con.
- Khi nào thì mình lại thấy ổng chiếu sáng nữa mẹ?
- Khi nào mây đen tan đi con ạ.
- Có khi nào mây đen không chịu tan mà che ổng hoài luôn không mẹ?
- Không con ạ. Mây đen rồi sẽ tan thôi con ạ. Rồi sẽ rơi thành mưa làm ướt người con.
- Mẹ ơi, chuyện ba mẹ giận nhau, có phải cũng giống như mây đen che mặt trời không ạ?
- ...
- Mẹ ơi, rồi ba mẹ sẽ lại thương yêu nhau phải không mẹ?
- ...
- Mẹ ơi, rồi con sẽ lại được ở cùng với ba và mẹ phải không ạ?
- ...
- Mẹ ơi, con nhớ ba lắm!
- ...

Người mẹ cúi gầm mặt lặng đi, giấu hai hàng nước mắt. Đứa bé con chạy ra trước mặt, hôn lên trán người mẹ, đặt hai ngón trỏ tí hon lên trán mẹ rồi kéo nhẹ hai ngón trỏ ra hai phía xa nhau, thì thầm trong tiếng nấc:
- Mây ơi, tan đi mà, cho ba mẹ ta về một nhà.

Ba hồi sấm rền vang, nhưng dường như là chưa đủ để át đi tiếng khóc của trẻ thơ.

Viết xong ngày 4 tháng 4 năm 2017.
Thiện Khiêm Nguyệt (Phan Hưng Duy).

Tâm thư gửi đồng bào Công Giáo ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã hạ cờ Tổ Quốc Việt Nam

Châu Đốc, ngày 4 tháng 4 năm 2017

Thân gửi đồng bào Công Giáo ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã hạ cờ Tổ Quốc - Cờ đỏ sao vàng.

Cách đây 159 năm, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam. Một số đồng bào Công Giáo đã phản Tổ Quốc theo thực dân, cấu kết với giặc, chỉ điểm từng nơi đóng quân, tiết lộ từng bí mật của các cuộc khởi nghĩa. Thậm chí, có đồng bào Công Giáo còn dẫn giặc đi đến tận căn cứ của nghĩa quân, bắt sống những vị lãnh tụ kháng chiến. Trong thời gian đầu của thời kì Pháp thuộc, nhà thờ thật sự đã ăn trên ngồi trước, thâu tóm rất nhiều đất đai của dân tộc, của nhân dân, chứ không còn "Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết kính thương và phụng sự Chúa trong mọi người" (Kinh Hoà Bình - Thánh Francesco d'Assisi). Cho đến khi Phát-xít Nhật nổ súng xâm chiếm Đông Dương, thực dân Pháp rơi vào thế yếu, chúng đã qua cầu rút ván, vắt chanh bỏ vỏ: chúng cướp bóc vơ vét các nhà thờ, giết hại các cha cố, hãm hiếp các bà phước, hành hạ đồng bào Công Giáo cũng như đồng bào lương.

Ngày 19/5/1941, lá cờ đỏ sao vàng được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, tức Việt Minh - tổ chức kháng chiến giành độc lập tập hợp mọi giai cấp, mọi thành phần, giáo cũng như lương. Bỏ qua những lỗi lầm phản bội, bán rẻ Dân tộc, Nhân dân của một số đồng bào Công Giáo, Việt Minh đã ra sức bảo vệ tính mạng, tài sản cho các đồng bào Công Giáo, bảo vệ các cha cố, bà phước, bảo vệ nhà thờ. Cũng có nhiều đồng bào, thanh niên Công Giáo tham gia Việt Minh, ra đi không hẹn ngày về, với tinh thần "Thượng đế và Tổ quốc", để rồi vùi thây trong lòng đất lạnh, nơi xứ lạ quê người.

Tôi càng thương cảm, kính phục bao nhiêu với gương hi sinh của các vị anh hùng dân tộc thờ phụng Chúa, thì tôi càng căm uất, phẫn nộ bấy nhiêu với sự vong ân bội nghĩa của những kẻ đã kích động đồng bào Công Giáo làm những chuyện có lỗi với dân tộc, với quê hương. Hạ cờ, hạ biểu tượng thiêng liêng của một tổ chức đã từng đổ máu để bảo vệ tôn giáo của mình; cũng là biểu tượng thiêng liêng của quê hương đất nước, nơi đã sinh mình ra, nuôi mình lớn, dạy mình khôn, cho mình không biết bao nhiêu là kỷ niệm, ân tình, nghĩa nặng... là một hành động đại bất nghĩa. Các đồng bào là người thờ phụng Chúa, mà lại làm điều đại bất nghĩa như thế, có phải các đồng bào đang phỉ báng Ơn Trên của mình hay không?

Ngày xưa, có một người Do Thái thông minh đĩnh ngộ, tuổi thiếu thời đã sang Ấn Độ học Đạo, sau đó trở về lại quê hương Do Thái của mình, trong thời kì Do Thái chịu sự cai trị của Đế chế La Mã. Người này vừa yêu thương nhân dân của mình, vừa hiểu được rằng nếu những lời lẽ mê tín (nghỉ ngày Sabbath), bất nghĩa và ác độc (Cain đã giết hại Abel), loạn luân (con trai ngủ với mẹ; con gái phục rượu ăn nằm vơi cha; Abraham lấy em gái cùng cha khác mẹ là Sarah làm vợ) và xem người vợ như món hàng (Tới Ai Cập , Abraham dâng vợ mình cho Pharaoh để được thưởng vàng, bạc, bò)... trong Cựu Ước không được uốn nắn, điều chỉnh kịp thời thì dân tộc Do Thái sẽ tiêu vong. Nên một mặt ông mạnh dạn dùng đạo lý học được tại Ấn Độ để điều chỉnh lại giáo lý Cựu Ước. Từ một giáo lý hung hãn "mắt phải đền mắt, răng phải đền răng", ông uốn nắn cho hiền hoà lại "ai tát ngươi bên má này, hãy đưa má bên kia cho người ta tát". Từ một giáo lý nhấn mạnh một đấng Chúa Trời ban phước giáng hoạ khiến tín đồ chỉ biết dập đầu cầu xin, ông cách mạng thành một giáo lý rất giống với luật nhân quả nghiệp báo "Này Simon, ai dùng gươm sẽ phải chết vì gươm"; "Các ngươi phải gặt những gì các ngươi đã gieo". Từ một giáo lý dồn hết tình cảm lên Đức Chúa Trời mà chẳng ai nhìn thấy ở nơi đâu, hình dáng ra sao, ông đã mạnh dạn kể câu chuyện "Ngụ ngôn về ngày tận thế", để kéo tình cảm đó của người Do Thái về với những người trong gia đình, họ hàng, xóm giềng, đồng hương. Sau này, Thánh Francesco d'Assisi đã thi vị hoá quan điểm này thành Bài Kinh Hoà Binh nổi tiếng lay động lòng người. Sự cải cách về tư tưởng, tín ngưỡng của ông là quá lớn, với tài hùng biện lỗi lạc cùng việc thi triển một số phép lạ, người dân ùn ùn kéo theo ông, khiến cho những giáo sĩ Pharisee áo đen căm tức, chính quyền La Mã thì lo sợ một cuộc nổi dậy. Những thế lực u ám đó cấu kết với nhau chặt chẽ, để từng bước cô lập, vu khống, bắt bớ và cuối cùng là đóng đinh ông trên cây thập giá. Dù cho rất nhiều người Do Thái đã đối xử rất bất nghĩa với ông, sau những gì ông đã dâng hiến cho dân tộc, cho giống nòi, ông vẫn im lặng không hề phiền trách họ, thậm chí còn cầu nguyện cho họ được phúc lành trước khi lìa đời về cõi huyền vi. Ông quả thật là người sống có hậu, có trước có sau, có nghĩa tình, một người yêu nước. Ông là ai, hỡi các đồng bào Công Giáo? Ông là Jesus Nazareth, là Chúa Jesus mà các bạn phụng thờ.

Các đồng bào Công Giáo đã hạ cờ Tổ Quốc thử ngẫm lại xem, việc hạ cờ Tổ Quốc là làm đẹp lòng đấng chí tôn chí kính mà các đồng bào hết lòng thờ phụng, hay đó là một hành vi bất nghĩa, phản quốc, đã phỉ báng xúc phạm đến Ơn Trên, đến Chúa Jesus?

Xin Chúa Jesus gia hộ cho các bạn tỉnh táo, lương thiện nhìn rõ đúng sai, thiện ác để mãi mãi trung thành với dân tộc, quê hương, đất nước Việt Nam.

Trong cùng một cõi quê hương, 
Tình yêu tín ngưỡng phải nhường quốc gia, 
Trong cùng thế giới bao la, 
Tình yêu tín ngưỡng không qua tình người.

Chúc các bạn an vui và hạnh phúc.

Một Phật tử. Một người Việt Nam.

Nguyễn Thị An Liên.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...